e) Tác giả
và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kinyô-shuu
(Kim Diệp Tập), thơ luyến ái
phần hạ, bài 469.
Tác giả:
Yuushi Naishinnôke no Kii (Hựu
Tử Nội Thân Vương Gia Kỷ Y),
tên gọi một nữ quan không rõ
năm sinh năm mất, chỉ biết sống
vào hậu bán thế kỷ 11, có
thể là vợ hay em gái của quan
trấn thủ vùng Kii (Fujiwara no Shigetsune
tức Đằng Nguyên, Trọng Kinh). Bà
hầu hạ gia đình Trưởng công
chúa (Ichi no Miya), con gái Thiên hoàng
Go Suzaku (Hậu Chu Tước), tên là
Yuushi (Hựu[1]
tử). Đó là nguyên nhân
tại sao bà có cái tên dài
dòng như vậy. Còn được
gọi gọn hơn thành Ichi no Miya Kii. Là
một nữ thi nhận có hạng, được
mời tham dự vào nhiều cuộc bình
thơ.
Lời thuyết minh của
Kinyôshuu cho biết bài này đã
được ngâm lên trong một buổi
bình thơ ở phủ Horikawa-in năm
1101 như bài hanka (phản ca) của
một công nương trả đủa
thơ tán tỉnh của các công
khanh. Hanka là tên để gọi
bài thơ thêm vào đằng sau
với dụng ý lập lại, bổ
túc hay rút gọn ý của bài
thơ (thường là chôka tức
trường ca) đi trước.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Khéo léo từ chối
lời tán tỉnh của một chàng
trai có tai tiếng trăng hoa.
Bãi Takashi (Cao Sư) là địa
danh vùng Izumi, nay thuộc tỉnh Sakai gần
Ôsaka. Nó còn có nghĩa bóng
là “cao” như “cao danh”,
“tiếng đồn vang”. Sau Takashi
(bến Takashi) và oto wo kiku (nghe tiếng),
các từ hama (bến), nami
(sóng), nure (ướt) là những
engo hô ứng với nhau. Adanami
(sóng dậy bất chợt, đùa
cợt) ám chỉ lời nói của
người trăng hoa.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Cao Sư Tân Biên
Lãng. 高 師 浜 辺 浪
Hữu danh Cao Sư
tân, 有 名 高 師 浜
Tuyên hiêu[1]
phong lãng sậu[2]. 喧 囂 風 浪 驟
Mạc giao bạc tình
nhân, 莫 交 薄 情 人
Khủng hậu lệ thấp
tụ. 恐 後 泪 湿 袖
[1]
Tuyên hiêu: gào thét hung
hăng. [2]
Sậu: thình lình ập đến.
|
|
Anh dịch:
The beauty is throughout the land
As well-known as the furious play
Of billows on Takashi’s strand,
That drench the venturesome with spray,
Who come their sweep to nigh:
So she who hath thee once beheld,
To tears of jealous love compelled,
Her sleeve shall ne’er be dry.
(Dickins)
Well I know the fame
Of the fickle waves that beat
On Takashi's strand!
Should I e'er go near that shore
I should only wet my sleeves.
(Mac Cauley)
|
|
Tương truyền, thơ bà
Kii dùng để đáp lại thơ
mời mọc của Fujiwara no Toshitada (Đằng
Nguyên, Tuấn Trung) tức tổ phụ
của nhà biên tập Teika. Thơ ông
Toshitada như sau:
Hito shiranu Omoi ari Sono
urakaze ni Nami no yoru
koso Iwama hoshi kere
(Tình thầm ta gửi tới
người, Sóng đêm trên bãi
ngỏ lời hộ chăng?)
Mấy chữ ari
/ Sono urakaze trong bài,
nếu đọc nối (vì đâu
có phẩy, có chấm) còn có
nghĩa ẩn dấu là 荒磯の浦風
Ariso no urakaze
“gió bãi Ariso”,
một địa danh, cho nên bà Kii mới
đối lại bằng 高師の浜の波
“sóng bến
Takashi”, một địa danh khác.
Ngoài ra hai bài thơ còn có
nhiều chỗ đối qua đối lại
bằng các kake-kotoba
và engo.
Cần nhắc thêm rằng,
chuyện này chỉ có tính cách
thi thoại và có lẽ việc trao
đổi thơ chỉ là một trò
chơi cung đình vì lúc đó
Toshitada mới 29 tuổi trong khi bà Kii
phỏng đoán đã trên dưới
70.
|