Bài số 44

Thơ quan Trung Nạp Ngôn Asatada 中納言朝忠

 

a) Nguyên văn:

逢ふことの

絶えてしなくは

なかなかに

人をも身をも

恨みざらまし

b) Phiên âm:

Au koto no

Taete shinaku wa

Nakanaka ni

Hito wo mo mi wo mo

Urami zara mashi

c) Diễn ý:

Nếu như trong cuộc đời này,

Trai gái tuyệt đối không bao giờ gặp gỡ để yêu nhau.

Thế thì mình chẳng cần hận ai,

Và cũng chẳng cần buồn cho số phận hẩm hiu của mình.

d) Dịch thơ:

Nếu như trên trần thế,
Không gặp gỡ tình nhân.
Đâu cần hận người ấy,
Và cũng khỏi thương thân.

(ngũ ngôn) 

Sống đời chẳng nếm yêu đương,
Thì ai trách bạn, tự thương làm gì?

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ luyến ái, phần 1, bài 678.

Tác Giả: Fujiwara no Asatada (Đằng Nguyên, Triêu Trung, 910-966) là con trai thứ năm của của Sanjô Udaijin (quan hữu đại thần dinh ở phường Sanjô, nội thành Kyôto) Sadakata (Định Phương, tác giả bài 25).Ông có tiếng trong làng thơ vào tiền bán thế kỷ thứ 10.  

Lời thuyết minh trong tập Shuui-shu cho biết bài 44 này đã được làm ra trong một hội bình thơ năm Tenryaku, cùng lúc với bài 40 của Kanemori và bài 41 của Tadami. Tuy không phải là thơ mô tả tình yêu nhưng là một suy gẫm về bản chất của ái tình.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Mong mỏi một cuộc hẹn hò nên đâm ra oán người và tủi thân.

Ý nói nếu không có chuyện gặp gỡ, yêu đương thì làm gì có việc oán trách người, tủi phận mình. Tác giả dùng phương pháp 反実仮想phản thực giả tưởng” (việc đang có thật nhưng giả sử nếu như không có nó) hay 逆説nghịch thuyết” (paradoxal) qua cách biểu hiện shinaku wa ....mashi (thà không như thế còn hơn) để nói lên lòng mong mỏi một cuộc hẹn hò (ôse) với người mình yêu. Nó từa tựa như lối viết của vương tử Ariwara no Narihira trong bài thơ nổi tiếng:

Yo no naka ni
Taete sakura no
Nakariseba
Haru no kokoro wa
Nodokekara mashi 

(Cuộc đời nếu vắng anh đào,
Xuân về lòng đỡ dạt dào vì xuân)

 Nhà biên tập Teika xếp nó vào chủ đề “tình yêu sâu xa nhưng không thể trở thành hiện thực” trong tập Hyakunin-Isshu này. Chữ Taete trong cả hai bài nhấn mạnh nghĩa phủ định (hoàn toàn không).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Như nhược bất tương phùng.
如 若 不 相 逢

 

Như nhược căn bản bất tương phùng,
如 若 根 本 不 相 逢

Đa thiểu phiền não tự nhiên không.
多 少 煩 悩 自 然 空

Bất tái oán hận nhân băng lãnh,
不 再 怨 恨 人 氷 冷

Bất tất tàm quý[1] dĩ vô năng.
不 必 慚 愧 已 無 能


[1] Tàm quý: hỗ thẹn

Anh dịch:

To love, were it not human fate,

Them men their fellows would not shun,

Their very selves they would not hate,

As since love’s birth they’ve ever done.

(Dickins)

If a trysting time

There should never be at all,

I should not complain

For myself (oft left forlorn),

Or of her (in heartless mood).

(Mac Cauley)

Người viết nhớ lại một câu thơ Việt, tình cờ đã sử dụng cùng một thủ pháp:

Nếu như đời không sầu,
Thì em đâu đẹp nữa.
Đôi đứa mình muôn thuở,
Không còn tương tư nhau. 

Bài thơ này của Asatada (35 Au koto no) như thể chung một dòng thơ với bài trước của Atsutada (34 Ai mite no). Nữ sĩ Shirasu Masako cho rằng, khi về già, Teika chuộng Renga (liên ca tức thơ liên tục do nhiều người hợp soạn) hơn là Tanka (Waka ngắn). Tiêu chuẩn chọn thơ của ông thành ra cũng bị ảnh hưởng của khuynh hướng thơ theo chủ đề. Do đó, việc đọc Hyakunin Isshu rời rạc từng bài hơn là một toàn thể có khi làm cho độc giả không thấy thâm ý của nhà biên tập.

 

 





Bài số 44

Thơ quan Trung Nạp Ngôn Asatada 中納言朝忠

 

a) Nguyên văn:

逢ふことの

絶えてしなくは

なかなかに

人をも身をも

恨みざらまし

b) Phiên âm:

Au koto no

Taete shinaku wa

Nakanaka ni

Hito wo mo mi wo mo

Urami zara mashi

c) Diễn ý:

Nếu như trong cuộc đời này,

Trai gái tuyệt đối không bao giờ gặp gỡ để yêu nhau.

Thế thì mình chẳng cần hận ai,

Và cũng chẳng cần buồn cho số phận hẩm hiu của mình.

d) Dịch thơ:

Nếu như trên trần thế,
Không gặp gỡ tình nhân.
Đâu cần hận người ấy,
Và cũng khỏi thương thân.

(ngũ ngôn) 

Sống đời chẳng nếm yêu đương,
Thì ai trách bạn, tự thương làm gì?

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), thơ luyến ái, phần 1, bài 678.

Tác Giả: Fujiwara no Asatada (Đằng Nguyên, Triêu Trung, 910-966) là con trai thứ năm của của Sanjô Udaijin (quan hữu đại thần dinh ở phường Sanjô, nội thành Kyôto) Sadakata (Định Phương, tác giả bài 25).Ông có tiếng trong làng thơ vào tiền bán thế kỷ thứ 10.  

Lời thuyết minh trong tập Shuui-shu cho biết bài 44 này đã được làm ra trong một hội bình thơ năm Tenryaku, cùng lúc với bài 40 của Kanemori và bài 41 của Tadami. Tuy không phải là thơ mô tả tình yêu nhưng là một suy gẫm về bản chất của ái tình.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Mong mỏi một cuộc hẹn hò nên đâm ra oán người và tủi thân.

Ý nói nếu không có chuyện gặp gỡ, yêu đương thì làm gì có việc oán trách người, tủi phận mình. Tác giả dùng phương pháp 反実仮想phản thực giả tưởng” (việc đang có thật nhưng giả sử nếu như không có nó) hay 逆説nghịch thuyết” (paradoxal) qua cách biểu hiện shinaku wa ....mashi (thà không như thế còn hơn) để nói lên lòng mong mỏi một cuộc hẹn hò (ôse) với người mình yêu. Nó từa tựa như lối viết của vương tử Ariwara no Narihira trong bài thơ nổi tiếng:

Yo no naka ni
Taete sakura no
Nakariseba
Haru no kokoro wa
Nodokekara mashi 

(Cuộc đời nếu vắng anh đào,
Xuân về lòng đỡ dạt dào vì xuân)

 Nhà biên tập Teika xếp nó vào chủ đề “tình yêu sâu xa nhưng không thể trở thành hiện thực” trong tập Hyakunin-Isshu này. Chữ Taete trong cả hai bài nhấn mạnh nghĩa phủ định (hoàn toàn không).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Như nhược bất tương phùng.
如 若 不 相 逢

 

Như nhược căn bản bất tương phùng,
如 若 根 本 不 相 逢

Đa thiểu phiền não tự nhiên không.
多 少 煩 悩 自 然 空

Bất tái oán hận nhân băng lãnh,
不 再 怨 恨 人 氷 冷

Bất tất tàm quý[1] dĩ vô năng.
不 必 慚 愧 已 無 能


[1] Tàm quý: hỗ thẹn

Anh dịch:

To love, were it not human fate,

Them men their fellows would not shun,

Their very selves they would not hate,

As since love’s birth they’ve ever done.

(Dickins)

If a trysting time

There should never be at all,

I should not complain

For myself (oft left forlorn),

Or of her (in heartless mood).

(Mac Cauley)

Người viết nhớ lại một câu thơ Việt, tình cờ đã sử dụng cùng một thủ pháp:

Nếu như đời không sầu,
Thì em đâu đẹp nữa.
Đôi đứa mình muôn thuở,
Không còn tương tư nhau. 

Bài thơ này của Asatada (35 Au koto no) như thể chung một dòng thơ với bài trước của Atsutada (34 Ai mite no). Nữ sĩ Shirasu Masako cho rằng, khi về già, Teika chuộng Renga (liên ca tức thơ liên tục do nhiều người hợp soạn) hơn là Tanka (Waka ngắn). Tiêu chuẩn chọn thơ của ông thành ra cũng bị ảnh hưởng của khuynh hướng thơ theo chủ đề. Do đó, việc đọc Hyakunin Isshu rời rạc từng bài hơn là một toàn thể có khi làm cho độc giả không thấy thâm ý của nhà biên tập.