Bài số 41

Thơ Mibu no Tadami 壬生忠見

 

a) Nguyên văn:

恋すてふ

わが名はまだき

立ちにけり

人知れずこそ

思ひそめしか

b) Phiên âm:

Koi suchô

Wa ga na wa madaki

Tachi ni keri

Hito shirezu koso

Omoi some shika

c) Diễn ý:

Chuyện tôi đang yêu chưa gì đã lộ,

Lan truyền cho mọi người mất rồi.

Dầu tôi âm thầm chôn kín trong lòng,

Để bên ngoài không ai hay biết..

 

d) Dịch thơ:

Chưa chi ai đã vội,
Rêu rao tình của tôi.
Dù âm thầm chôn dấu,
Mình hiểu lòng mình thôi.

(ngũ ngôn) 

Sao đem rao bán khắp nơi?
Tình tôi tưởng để ngậm ngùi riêng tây!

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), Thơ luyến ái, phần 1, bài 621.

Tác giả: Mibu no Tadami sống giữa thế kỷ thứ 10, con trai Mibu no Tadamine (tác giả bài 30, người góp công soạn Kokin-shuu). Tadami làm một chức quan nhỏ, thường đi phó nhậm ở địa phương. Ông cũng có chân trong 36 ca tiên thời trung cổ.

Mibu no Tadami

Như đã giải thích trong phần nói về bài 40, đây cũng là tác phẩm được trình bày trong cùng hội bình thơ vào khoảng năm Tenryaku (Thiên Lịch, 947-957) với chủ đề Shinobu Koi (Tình Thầm) và đã chịu nhường giải quán quân cho Taira no Kanemori, tác giả bài 40. Shasekishuu (Sa Thạch Tập), tập truyện răn đời dưới thời Kamakura còn cho biết rằng, Tadami vì thua cuộc nên buồn mà ốm chết. Đây hẳn là chuyện chưa chắc đã xác thực nhưng đủ cho thấy, người làm thơ xưa nay coi trọng việc hơn thua lắm chứ chẳng vừa.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:  Tình thầm kín của mình đã bị mọi nguời hay biết nên lòng bối rối.

Tác giả dùng kỹ thuật đảo nghịch khi trình bày sự thể trước rồi mới bày tỏ lòng mình sau. Từ tehu viết theo lối cổ có nghĩa là to iu (chuyện nói rằng) và đọc ngắn lại thành chô. Do đó, trong các tranh xưa của Nhật, tình yêu koi –chô được tượng trưng bằng hình ảnh con bướm (cũng là chô). Madaki có nghĩa là “chưa chi” để nhấn mạnh là tin đồn đại lan nhanh.. Ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

Tuy bị các giám khảo coi nhẹ so với đối thủ trong cuộc bình thơ nói trên nhưng các nhà phê bình tiếng tăm đời Edo như Kamo no Mabuchi (1697-1769) và Kagawa Kageki (1768-1843) đều khen Tadami trội hơn Kanemori. Trong khi Kanemori nặng về kỹ xảo và bộc bạch thì Tadami trung thực mà u ẩn, dễ gây xúc động hơn. Điều đó chắc cũng an ủi nhà thơ thua cuộc phần nào.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Luyến tình.
   

Luyến tình bất cảm hướng nhân đề,
恋 情 不 敢 向 人 提

Sửu danh[1] khước bị nhân tận tri.
丑 名 却 被 人 尽 知

Bản thị bất dục nhân tri hiểu,
本 是 不 欲 人 知 暁

Chỉ tại bối lý ám hoài ti.
只 在 背 里 暗 懐 思


[1] Sửu danh: tiếng xấu, tên đem ra làm trò cười.

Anh dịch:

My love for thee of every tongue

The daily theme is – far and wide

My name is bruited men among.

Ah me! My heart was sorely tried

With no unfounded fears, lest

My love to all should stand confest.

(Dickins)

Though, indeed, I love,

Yet, the rumor of my love

Had gone far and wide,

When no man, ere then, could know

That I had begun to love.

(Mac Cauley)

 

 



Bài số 41

Thơ Mibu no Tadami 壬生忠見

 

a) Nguyên văn:

恋すてふ

わが名はまだき

立ちにけり

人知れずこそ

思ひそめしか

b) Phiên âm:

Koi suchô

Wa ga na wa madaki

Tachi ni keri

Hito shirezu koso

Omoi some shika

c) Diễn ý:

Chuyện tôi đang yêu chưa gì đã lộ,

Lan truyền cho mọi người mất rồi.

Dầu tôi âm thầm chôn kín trong lòng,

Để bên ngoài không ai hay biết..

 

d) Dịch thơ:

Chưa chi ai đã vội,
Rêu rao tình của tôi.
Dù âm thầm chôn dấu,
Mình hiểu lòng mình thôi.

(ngũ ngôn) 

Sao đem rao bán khắp nơi?
Tình tôi tưởng để ngậm ngùi riêng tây!

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shuui-shuu (Thập Di Tập), Thơ luyến ái, phần 1, bài 621.

Tác giả: Mibu no Tadami sống giữa thế kỷ thứ 10, con trai Mibu no Tadamine (tác giả bài 30, người góp công soạn Kokin-shuu). Tadami làm một chức quan nhỏ, thường đi phó nhậm ở địa phương. Ông cũng có chân trong 36 ca tiên thời trung cổ.

Mibu no Tadami

Như đã giải thích trong phần nói về bài 40, đây cũng là tác phẩm được trình bày trong cùng hội bình thơ vào khoảng năm Tenryaku (Thiên Lịch, 947-957) với chủ đề Shinobu Koi (Tình Thầm) và đã chịu nhường giải quán quân cho Taira no Kanemori, tác giả bài 40. Shasekishuu (Sa Thạch Tập), tập truyện răn đời dưới thời Kamakura còn cho biết rằng, Tadami vì thua cuộc nên buồn mà ốm chết. Đây hẳn là chuyện chưa chắc đã xác thực nhưng đủ cho thấy, người làm thơ xưa nay coi trọng việc hơn thua lắm chứ chẳng vừa.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:  Tình thầm kín của mình đã bị mọi nguời hay biết nên lòng bối rối.

Tác giả dùng kỹ thuật đảo nghịch khi trình bày sự thể trước rồi mới bày tỏ lòng mình sau. Từ tehu viết theo lối cổ có nghĩa là to iu (chuyện nói rằng) và đọc ngắn lại thành chô. Do đó, trong các tranh xưa của Nhật, tình yêu koi –chô được tượng trưng bằng hình ảnh con bướm (cũng là chô). Madaki có nghĩa là “chưa chi” để nhấn mạnh là tin đồn đại lan nhanh.. Ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

Tuy bị các giám khảo coi nhẹ so với đối thủ trong cuộc bình thơ nói trên nhưng các nhà phê bình tiếng tăm đời Edo như Kamo no Mabuchi (1697-1769) và Kagawa Kageki (1768-1843) đều khen Tadami trội hơn Kanemori. Trong khi Kanemori nặng về kỹ xảo và bộc bạch thì Tadami trung thực mà u ẩn, dễ gây xúc động hơn. Điều đó chắc cũng an ủi nhà thơ thua cuộc phần nào.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Luyến tình.
   

Luyến tình bất cảm hướng nhân đề,
恋 情 不 敢 向 人 提

Sửu danh[1] khước bị nhân tận tri.
丑 名 却 被 人 尽 知

Bản thị bất dục nhân tri hiểu,
本 是 不 欲 人 知 暁

Chỉ tại bối lý ám hoài ti.
只 在 背 里 暗 懐 思


[1] Sửu danh: tiếng xấu, tên đem ra làm trò cười.

Anh dịch:

My love for thee of every tongue

The daily theme is – far and wide

My name is bruited men among.

Ah me! My heart was sorely tried

With no unfounded fears, lest

My love to all should stand confest.

(Dickins)

Though, indeed, I love,

Yet, the rumor of my love

Had gone far and wide,

When no man, ere then, could know

That I had begun to love.

(Mac Cauley)