Bài số 33

Thơ Ki no Tomonori 紀友則

 

a) Nguyên văn:

ひさかたの

光のどけき

春の日に

静心なく

花の散るらむ

b) Phiên âm:

Hisakata no

Hikari nodokeki

Haru no hi ni

Shizugokoro naku

Hana no chiru ramu (ran)

c) Diễn ý:

Trong một ngày nắng xuân ấm áp như thế này,

Cớ sao tâm hồn không được bình yên,

Để rơi rụng tan tác khắp nơi như thế,

Hỡi những đóa hoa anh đào!

d) Dịch thơ:

Trong nắng xuân êm đềm,
Là lúc lòng lặng yên.
Bồn chồn chi hoa hỡi,
Mà đã rụng trăm miền!

(ngũ ngôn) 

Nắng xuân êm, lòng bình yên,
Cớ chi tan tác nỗi niềm bấy hoa!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), Thơ Xuân phần hạ, bài 84.

Tác Giả: Ki no Tomonori (Kỷ, Hữu Tắc, ? – 905?) là em thúc bá của tác giả bài số 35 tức nhà thơ và nhà biên tập lớn Ki no Tsurayuki. Tomonori cũng đóng góp vào việc biên tập Kokin-shuu nhưng chết trước khi tác phẩm hoàn thành. Có tên trong 36 ca tiên.

Theo lời thuyết minh của Kokin-shuu, bài thơ này vịnh cảnh hoa anh đào rơi tan tác.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Trong khi còn đang đẹp rực rỡ đã rơi tan tác, kiếp hoa anh đào sao mà ngắn ngủi.

Ngày xuân êm đềm (xuân nhật trì trì), cớ sao hoa anh đào vội vã gì mà đã muốn ra đi. Đó là đối chọi giữa tĩnh có động vậy. Tả cảnh hoa đẹp để mà tiếc hoa.

Hisakata no là chữ gối đầu (makura-kotoba) khi nói về mưa, trăng mây, bầu trời, ánh sáng, đêm, kinh đô. Chữ ni (lúc) trong câu thứ ba có thuyết nói phải hiểu là na no ni (thế mà lại) cho nên thay vì hiểu haru no hi ni là “giữa ngày xuân”, có thể hiểu “đang giữa ngày xuân thế mà lại...”. Âm hưởng của chuổi âm vần ha (hisakata, hikari, haru, hana) nối tiếp nhau và những âm no tạo nên một cảm giác trầm lắng.

Kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô giữa hoa / người) cũng được sử dụng trong bài.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tích Hoa.
惜 花

 

Minh mị nhu quang lệ,
明 媚 柔 光 麗

Xuân nhật tĩnh tiễu tiễu [1].
春 日 静 悄 悄

Ưu thương tâm dục toái,
憂 傷 心 欲 酔

Hảo hoa mãn địa phiêu.
好 花 満 地 飄


[1] Tiễu tiễu, thiểu thiểu: lặng lẽ.

Anh dịch:

‘Tis pleasant day of merry spring;

No bitter frosts are threatening,

No storm-winds blow, no rain-clouds low’r,

The sun shines bright on high,

Yet thou, poor trembling litle flow’r,

Dost wither away and die.

(Dickins)

In the cheerful light

Of the ever-shining Sun,

In the days of spring;

Why, with ceaseless, restless haste

Falls the cherry's new-blown bloom?

(Mac Cauley)

Thương tiếc đời hoa cũng như thương tiếc người đẹp:

Tự cổ hồng nhan đa mệnh bạc,
自 古 紅 顔 多 命 薄
Phiêu linh đa thị đoạn trường hoa.

飄 零 多 是 断 腸 花 

Tuy nhiên, trong thơ Nhật, kiếp hoa anh đào cũng là kiếp người võ sĩ, nên nói chung, nó gợi đến số phận ngắn ngủi của anh hùng hay của giai nhân.

 

 





Bài số 33

Thơ Ki no Tomonori 紀友則

 

a) Nguyên văn:

ひさかたの

光のどけき

春の日に

静心なく

花の散るらむ

b) Phiên âm:

Hisakata no

Hikari nodokeki

Haru no hi ni

Shizugokoro naku

Hana no chiru ramu (ran)

c) Diễn ý:

Trong một ngày nắng xuân ấm áp như thế này,

Cớ sao tâm hồn không được bình yên,

Để rơi rụng tan tác khắp nơi như thế,

Hỡi những đóa hoa anh đào!

d) Dịch thơ:

Trong nắng xuân êm đềm,
Là lúc lòng lặng yên.
Bồn chồn chi hoa hỡi,
Mà đã rụng trăm miền!

(ngũ ngôn) 

Nắng xuân êm, lòng bình yên,
Cớ chi tan tác nỗi niềm bấy hoa!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập), Thơ Xuân phần hạ, bài 84.

Tác Giả: Ki no Tomonori (Kỷ, Hữu Tắc, ? – 905?) là em thúc bá của tác giả bài số 35 tức nhà thơ và nhà biên tập lớn Ki no Tsurayuki. Tomonori cũng đóng góp vào việc biên tập Kokin-shuu nhưng chết trước khi tác phẩm hoàn thành. Có tên trong 36 ca tiên.

Theo lời thuyết minh của Kokin-shuu, bài thơ này vịnh cảnh hoa anh đào rơi tan tác.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Trong khi còn đang đẹp rực rỡ đã rơi tan tác, kiếp hoa anh đào sao mà ngắn ngủi.

Ngày xuân êm đềm (xuân nhật trì trì), cớ sao hoa anh đào vội vã gì mà đã muốn ra đi. Đó là đối chọi giữa tĩnh có động vậy. Tả cảnh hoa đẹp để mà tiếc hoa.

Hisakata no là chữ gối đầu (makura-kotoba) khi nói về mưa, trăng mây, bầu trời, ánh sáng, đêm, kinh đô. Chữ ni (lúc) trong câu thứ ba có thuyết nói phải hiểu là na no ni (thế mà lại) cho nên thay vì hiểu haru no hi ni là “giữa ngày xuân”, có thể hiểu “đang giữa ngày xuân thế mà lại...”. Âm hưởng của chuổi âm vần ha (hisakata, hikari, haru, hana) nối tiếp nhau và những âm no tạo nên một cảm giác trầm lắng.

Kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô giữa hoa / người) cũng được sử dụng trong bài.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Tích Hoa.
惜 花

 

Minh mị nhu quang lệ,
明 媚 柔 光 麗

Xuân nhật tĩnh tiễu tiễu [1].
春 日 静 悄 悄

Ưu thương tâm dục toái,
憂 傷 心 欲 酔

Hảo hoa mãn địa phiêu.
好 花 満 地 飄


[1] Tiễu tiễu, thiểu thiểu: lặng lẽ.

Anh dịch:

‘Tis pleasant day of merry spring;

No bitter frosts are threatening,

No storm-winds blow, no rain-clouds low’r,

The sun shines bright on high,

Yet thou, poor trembling litle flow’r,

Dost wither away and die.

(Dickins)

In the cheerful light

Of the ever-shining Sun,

In the days of spring;

Why, with ceaseless, restless haste

Falls the cherry's new-blown bloom?

(Mac Cauley)

Thương tiếc đời hoa cũng như thương tiếc người đẹp:

Tự cổ hồng nhan đa mệnh bạc,
自 古 紅 顔 多 命 薄
Phiêu linh đa thị đoạn trường hoa.

飄 零 多 是 断 腸 花 

Tuy nhiên, trong thơ Nhật, kiếp hoa anh đào cũng là kiếp người võ sĩ, nên nói chung, nó gợi đến số phận ngắn ngủi của anh hùng hay của giai nhân.