Bài số 32

Thơ Harumichi no Tsuraki   春道列樹

 

a) Nguyên văn:

山川に

風のかけたる

しがらみは

流れもあえぬ

紅葉なりけり

b) Phiên âm:

Yamagawa ni

Kaze no kaketaru

Shigarami wa

Nagare mo aenu

Momiji nari keri

c) Diễn ý:

Trên khe trong núi,

Dường như có đập chắn.

Nhưng đó là do gió tạo ra.

Vì nhìn kỹ mới thấy lá đỏ rụng trên mặt nước,

Đã làm cho dòng suối nghẽn không trôi.

d) Dịch thơ:

Đập chắn khe trong núi,
Cản dòng nước không trôi.
Chẳng qua tay dì gió,
Đùa góp lá hồng thôi.

(ngũ ngôn) 

Đập đâu ai chắn nước trôi,
Chẳng qua gió góp tơi bời lá thu.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập) Thơ Thu phần hạ, bài 303.

Tác giả: Harumichi Tsuraki (Xuân Đạo, Liệt Thụ,  ? – 920), một người ít ai biết tông tích. Có thuyết nói cha ông từng làm quan địa phương ở vùng Saga, Nagasaki và bản thân ông, năm 920, trước khi đi phó nhậm chức trưởng quan ở đảo Iki, đã mất trước ngày lên đường. Nói chung, ông chỉ thuộc hàng tiểu quí tộc địa phương và chức phận tầm thường.

Theo lời thuyết minh trong Kokin-shuu, tác giả đã làm bài thơ này khi vượt núi để đi từ kinh đô Kyôto ra bến Ôtsu (bên hồ Biwa). Đó là đoạn đường mà dân Kyôto thường sử dụng khi đi thăm chùa Suufukuji (Sùng Phúc Tự) ở vùng Shiga.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp của lá đỏ mùa thu rụng và tụ lại trong lòng khe suối.

Tác giả đã vẽ nên toàn bô phong cảnh trên đường đi và kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô) có từ thời Kokin là trọng tâm của bài thơ.

Thường thường, nhà nông chỉ làm đập chắn nước (shiragami) bằng lóng trúc hay cành khô để dẫn nước vào ruộng. Thi nhân ngạc nhiên khi thấy như có đập chắn nước giữa núi rùng hoang vu. Nhìn kỹ mới biết đó là bàn tay của dì gió đã quét lá hồng (momiji) tụ lại vào một chỗ có đá chắn thành con đập thiên nhiên, làm cho dòng suối bị nghẽn, muốn chảy cũng không được.

Cái thi vị của bài thơ nằm ở chỗ là hồng rụng nhiều như vậy cho biết mùa thu hầu tàn. Trong cái tươi tắn của màu lá đỏ bên dòng suối trong vắt đã thấy lòng ngậm ngùi trước sự tàn tạ của thiên nhiên theo thời gian.

Khi ví là hồng không trôi với con đập, tác giả cũng đã sử dụng kỹ thuật mitate (giả tá, giả trang).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Sơn Gian Hà Thủy.
山 間 河 水

 

Sơn gian hà thủy lưu,
山 間 河 水 流

Phong xuy diệp thành yển[1],
風 吹 葉 成 堰

Dục lưu, lưu bất khứ,
欲 流 流 不 去

Thủy thượng hồng diệp loạn.
水 上 紅 葉 乱


[1] Yển: đập chắn nước.

Anh dịch:

The winds of autumn have amassed

Dried withered leaves in ruddy heaps,

Have them in th’mountain torrent cast,

Whose stream in stony channel sweeps;

Amid the rocks that bar the way

The Momiji’s reddened leaves delay.

(Dickins)

In a mountain stream,

Builded by the busy wind,

Is a wattled-barrier drawn.

Yet 'tis only maple leaves

Powerless to flow away.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số 32

Thơ Harumichi no Tsuraki   春道列樹

 

a) Nguyên văn:

山川に

風のかけたる

しがらみは

流れもあえぬ

紅葉なりけり

b) Phiên âm:

Yamagawa ni

Kaze no kaketaru

Shigarami wa

Nagare mo aenu

Momiji nari keri

c) Diễn ý:

Trên khe trong núi,

Dường như có đập chắn.

Nhưng đó là do gió tạo ra.

Vì nhìn kỹ mới thấy lá đỏ rụng trên mặt nước,

Đã làm cho dòng suối nghẽn không trôi.

d) Dịch thơ:

Đập chắn khe trong núi,
Cản dòng nước không trôi.
Chẳng qua tay dì gió,
Đùa góp lá hồng thôi.

(ngũ ngôn) 

Đập đâu ai chắn nước trôi,
Chẳng qua gió góp tơi bời lá thu.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập) Thơ Thu phần hạ, bài 303.

Tác giả: Harumichi Tsuraki (Xuân Đạo, Liệt Thụ,  ? – 920), một người ít ai biết tông tích. Có thuyết nói cha ông từng làm quan địa phương ở vùng Saga, Nagasaki và bản thân ông, năm 920, trước khi đi phó nhậm chức trưởng quan ở đảo Iki, đã mất trước ngày lên đường. Nói chung, ông chỉ thuộc hàng tiểu quí tộc địa phương và chức phận tầm thường.

Theo lời thuyết minh trong Kokin-shuu, tác giả đã làm bài thơ này khi vượt núi để đi từ kinh đô Kyôto ra bến Ôtsu (bên hồ Biwa). Đó là đoạn đường mà dân Kyôto thường sử dụng khi đi thăm chùa Suufukuji (Sùng Phúc Tự) ở vùng Shiga.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Vẻ đẹp của lá đỏ mùa thu rụng và tụ lại trong lòng khe suối.

Tác giả đã vẽ nên toàn bô phong cảnh trên đường đi và kỹ thuật nhân cách hóa (gijinhô) có từ thời Kokin là trọng tâm của bài thơ.

Thường thường, nhà nông chỉ làm đập chắn nước (shiragami) bằng lóng trúc hay cành khô để dẫn nước vào ruộng. Thi nhân ngạc nhiên khi thấy như có đập chắn nước giữa núi rùng hoang vu. Nhìn kỹ mới biết đó là bàn tay của dì gió đã quét lá hồng (momiji) tụ lại vào một chỗ có đá chắn thành con đập thiên nhiên, làm cho dòng suối bị nghẽn, muốn chảy cũng không được.

Cái thi vị của bài thơ nằm ở chỗ là hồng rụng nhiều như vậy cho biết mùa thu hầu tàn. Trong cái tươi tắn của màu lá đỏ bên dòng suối trong vắt đã thấy lòng ngậm ngùi trước sự tàn tạ của thiên nhiên theo thời gian.

Khi ví là hồng không trôi với con đập, tác giả cũng đã sử dụng kỹ thuật mitate (giả tá, giả trang).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Sơn Gian Hà Thủy.
山 間 河 水

 

Sơn gian hà thủy lưu,
山 間 河 水 流

Phong xuy diệp thành yển[1],
風 吹 葉 成 堰

Dục lưu, lưu bất khứ,
欲 流 流 不 去

Thủy thượng hồng diệp loạn.
水 上 紅 葉 乱


[1] Yển: đập chắn nước.

Anh dịch:

The winds of autumn have amassed

Dried withered leaves in ruddy heaps,

Have them in th’mountain torrent cast,

Whose stream in stony channel sweeps;

Amid the rocks that bar the way

The Momiji’s reddened leaves delay.

(Dickins)

In a mountain stream,

Builded by the busy wind,

Is a wattled-barrier drawn.

Yet 'tis only maple leaves

Powerless to flow away.

(Mac Cauley)