e) Tác
giả và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kokin-shuu (Cổ
Kim Tập) thơ mùa đông, bài
315.
Tác Giả:
Minamoto no Muneyuki Ason (Nguyên Tôn
Vu Triều Thần, ? – 939) là cháu
gọi Thiên Hoàng Kôkô (Quang
Hiếu, tác giả bài số 15) bằng
ông. Tuy nhiên ông sinh không gặp
thời nên đường công danh lận
đận. Bài này có nhiều
thi vị nhưng theo bà Shirasu Masako, ngoài
nó ra, ông có để lại
nhiều thơ nhưng nội dung thường
quá đơn sơ, không có gì
đặc sắc.
Theo lời bàn trong tập
Kokin-shuu, đây là bài thơ
vịnh cảnh mùa đông và
đúng là qua bài thơ, cùng
với nỗi cô độc của tác
giả, ta cảm thấy mùa đông
đã thực sự đến nơi
rồi.
Minamoto
no Muneyuki
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Nỗi buồn cô độc
càng tăng thêm trước cảnh
làng thôn trong núi giữa mùa
đông lạnh lùng.
Không người đến
thăm đến nỗi cỏ cây cũng
võ vàng héo úa. Những mùa
khác còn thế huống chi là mùa
đông, nhất là giữa chốn
làng thôn trong hốc núi, nơi
tác giả nằm đợi thời, chứ
không phải giữa kinh đô.
Chữ ぞzo
là trợ từ để nhấn mạnh
cái lạnh và nỗi buồn của
trời đông.人目Hitome
có thể hiểu là người,
nhân ảnh. Con người và thiên
nhiên như cùng chung một nỗi
buồn bởi vì âm karu
là một kake-kotoba
(chữ đa nghĩa) vì nó có
thể viết là 離る
karu là
(người) chia cách, lại có thể
viết là 枯るkaru
là (cây cỏ)
khô héo. Chữ と思えば to
moeba khép câu thứ
5 lại như để khẳng định
lý do (người không đến để
cây cỏ héo úa) của nỗi
buồn trong khung cảnh mà ba câu đầu
đã đề cập tới ( làng
trong núi giữa mùa đông).
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Sơn Lý. 山里
Tịch mịch không sơn
lý, 寂 寞 空 山 里
Đông chí cánh
thê lương. 冬 至 更 凄 涼
Đài đầu[1],
nhân tích viễn, 抬 頭 人 跡 遠
Xúc mục[2]
bạch thảo hoang. 蝕 目 白 草 荒
[1]
Đài đầu: ngẫng mặt lên
nhìn. [2]
Xúc mục (kinh tâm): nhìn thấy
(mà đau lòng).
|
|
Anh dịch:
The hamlet bosom’d’mid the hills
Aye lonely is; in winter-time
Its soltude with mis’ry fills
My mind, for now the rig’rous clime
Hath banished every herb and tree
And every human face from me.
(Dickins)
Winter loneliness
In a mountain hamlet grows
Only deeper, when
Guests are gone, and leaves and grass
Withered are; - so runs my thought.
(Mac Cauley)
|
|
Truyện vùng Đại
Hòa (Yamato Monogatari)
cho rằng đây là một bài
thơ mà Muneyuki mượn nó để
nói lên lòng oán hận vì
sinh bất phùng thời. Thiên Hoàng
đương thời là Uda không hiểu
ý nghĩa nên chẳng có hành
động tích cực nào khả dĩ
an ủi được nhà thơ.
|