Bài số 27 

Thơ quan Trung Nạp ngôn Kanesuke中納言兼輔

 

a) Nguyên văn:

みかの原

わきて流るる

泉川

いつ見きとてか

恋しかるらむ

b) Phiên âm:

Mika no hara

Wakite nagaruru

Izumigawa

Itsumiki tote ka

Koishikaru ran

c) Diễn ý:

Chúng mình không phải là dòng sông Itsumi,

Chảy chia đôi cánh đồng Mika.

Hình như mình chưa từng gặp gỡ,

Sao lòng đã dào dạt yêu đương đến thế này.

d) Dịch thơ:

Không là sông dào dạt,
Chia cánh đồng làm đôi.
Nếu chưa hề gặp gỡ,
Sao sóng lòng khôn nguôi?

(ngũ ngôn) 

Không như sông xẻ băng đồng,
Nếu chưa từng gặp, sao lòng khó quên ?

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Tân Cổ Kim Tập), thơ luyến ái, phần I, bài 996.

Tác giả: Quan Trung nạp ngôn Kanesuke tức Fujiwara no Kanesuke (Đằng Nguyên Kiêm Phụ, 877-933), ông cố nội của bà Murasaki Shikibu (tác giả bài 57 và cũng là người viết Truyện Genji, 1008). Kanesuke là nhân vật trung tâm của làng thơ thế kỷ thứ 10.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhiệt tình yêu đương như dòng nước tuôn ra không bao giờ cạn mạch.

Chữ mào đầu (jo-kotoba) trong 3 cầu đầu trình bày quang cảnh của khúc sông泉川 Izumigawa (Tuyền Xuyên) mà Izumi có nghĩa là dòng suối, mạch nước phân đôi cánh đồng Mika no Hara. Câu thứ 4 và 5 mới nói đến tâm cảnh tức lòng khao khát tình yêu của mình. Nó cũng dào dạt tràn trề liên miên không dứt như dòng nước. Chữ 泉 izumi (suối, mạch nước) và chữ 湧くwaku (nước vọt, trào lòng) là những engo (chữ có liên hệ với nhau). Chữわきてwakite trong câu thứ hai tuy làm liên tưởng đến động từ 分けるwakeru (phân chia) nhưng cũng có thể đến từ 湧くwaku (tuôn trào). Nó còn nắm bắt với chữ Izumi (suối, cũng là tên sông) như kỹ thuật engo cho phép.

Cánh đồng Mika no Hara (Bình Nguyên) nằm trong xứ Yamashiro, thời Thiên hoàng Tenmu, có lúc được xem như là kinh đô. Con sông chảy qua đó (Izumigawa) ngày nay gọi là 木津川Kizugawa.Lại nữa, trong câu thứ ba tên con sông Izumi này cũng hô ứng với chữ いつ見 Itsumi (đã gặp bao giờ, khi nào gặp). Hai câu cuối cùng hơi tối nghĩa nhưng có thể hiểu tác giả muốn nói đến mối tình của mình đối với người chưa hề gặp hoặc chỉ gặp một lần ngắn ngủi rồi phải chia tay.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bình Nguyên Tuyền Thủy.
瓶 原 泉 水

 

Bình nguyên tuyền thủy bích du du,
瓶 原 泉 水 碧 悠 悠

Bất tuyệt luyến tình tự thủy lưu.
不 絶 恋 情 似 水 流

Y nhân tự tại hà thời kiến,
伊 人 似 在 何 時 見

Thâm tình nan vong nhiễu[1] tâm đầu.
深 情 難 忘 繞 心 頭


[1] Nhiễu: ràng buộc.

Anh dịch:

Lo Idsmi ‘s boiling waters flow,

With tumult vast, through Mika’s plain;

My mind doth like confusion know,

A wretched prey to lover’s pain.

(Dickins)

Over Mika's plain,

Gushing forth and flowing free,

Is Izumi's stream.

I know not if we have met:

Why, then, do I long for her?

(Mac Cauley)

 

 







Bài số 27 

Thơ quan Trung Nạp ngôn Kanesuke中納言兼輔

 

a) Nguyên văn:

みかの原

わきて流るる

泉川

いつ見きとてか

恋しかるらむ

b) Phiên âm:

Mika no hara

Wakite nagaruru

Izumigawa

Itsumiki tote ka

Koishikaru ran

c) Diễn ý:

Chúng mình không phải là dòng sông Itsumi,

Chảy chia đôi cánh đồng Mika.

Hình như mình chưa từng gặp gỡ,

Sao lòng đã dào dạt yêu đương đến thế này.

d) Dịch thơ:

Không là sông dào dạt,
Chia cánh đồng làm đôi.
Nếu chưa hề gặp gỡ,
Sao sóng lòng khôn nguôi?

(ngũ ngôn) 

Không như sông xẻ băng đồng,
Nếu chưa từng gặp, sao lòng khó quên ?

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Tân Cổ Kim Tập), thơ luyến ái, phần I, bài 996.

Tác giả: Quan Trung nạp ngôn Kanesuke tức Fujiwara no Kanesuke (Đằng Nguyên Kiêm Phụ, 877-933), ông cố nội của bà Murasaki Shikibu (tác giả bài 57 và cũng là người viết Truyện Genji, 1008). Kanesuke là nhân vật trung tâm của làng thơ thế kỷ thứ 10.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Nhiệt tình yêu đương như dòng nước tuôn ra không bao giờ cạn mạch.

Chữ mào đầu (jo-kotoba) trong 3 cầu đầu trình bày quang cảnh của khúc sông泉川 Izumigawa (Tuyền Xuyên) mà Izumi có nghĩa là dòng suối, mạch nước phân đôi cánh đồng Mika no Hara. Câu thứ 4 và 5 mới nói đến tâm cảnh tức lòng khao khát tình yêu của mình. Nó cũng dào dạt tràn trề liên miên không dứt như dòng nước. Chữ 泉 izumi (suối, mạch nước) và chữ 湧くwaku (nước vọt, trào lòng) là những engo (chữ có liên hệ với nhau). Chữわきてwakite trong câu thứ hai tuy làm liên tưởng đến động từ 分けるwakeru (phân chia) nhưng cũng có thể đến từ 湧くwaku (tuôn trào). Nó còn nắm bắt với chữ Izumi (suối, cũng là tên sông) như kỹ thuật engo cho phép.

Cánh đồng Mika no Hara (Bình Nguyên) nằm trong xứ Yamashiro, thời Thiên hoàng Tenmu, có lúc được xem như là kinh đô. Con sông chảy qua đó (Izumigawa) ngày nay gọi là 木津川Kizugawa.Lại nữa, trong câu thứ ba tên con sông Izumi này cũng hô ứng với chữ いつ見 Itsumi (đã gặp bao giờ, khi nào gặp). Hai câu cuối cùng hơi tối nghĩa nhưng có thể hiểu tác giả muốn nói đến mối tình của mình đối với người chưa hề gặp hoặc chỉ gặp một lần ngắn ngủi rồi phải chia tay.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bình Nguyên Tuyền Thủy.
瓶 原 泉 水

 

Bình nguyên tuyền thủy bích du du,
瓶 原 泉 水 碧 悠 悠

Bất tuyệt luyến tình tự thủy lưu.
不 絶 恋 情 似 水 流

Y nhân tự tại hà thời kiến,
伊 人 似 在 何 時 見

Thâm tình nan vong nhiễu[1] tâm đầu.
深 情 難 忘 繞 心 頭


[1] Nhiễu: ràng buộc.

Anh dịch:

Lo Idsmi ‘s boiling waters flow,

With tumult vast, through Mika’s plain;

My mind doth like confusion know,

A wretched prey to lover’s pain.

(Dickins)

Over Mika's plain,

Gushing forth and flowing free,

Is Izumi's stream.

I know not if we have met:

Why, then, do I long for her?

(Mac Cauley)