Bài số 25

Thơ Hữu đại thần Sanjô 三条右大臣

 

a) Nguyên văn:

名にしおはば

逢坂山の

さねかづら

人にしられで

くるよしもがな

b) Phiên âm:

Na ni shi owaba

Ôsakayama no

Sanekazura

Hito ni shirarede

Kuru yoshi mogana

Sanekazura

c) Diễn ý:

Nếu núi Ôsakayama có nghĩa là Núi Gặp Gỡ,

Thì chúng ta hãy quyện vào nhau,

Như những những chòm lá mộc lan trên đó,

Ta mong có thể đến với người mà không cho ai biết.

d) Dịch thơ:

Nếu núi là Gặp Gỡ,
Và lá tên Quấn Quít
Ta muốn đến yêu em,
Không cho ai hay biết.

(ngũ ngôn) 

Như lá núi chẳng chịu rời,
Lén đi ta muốn gặp người ta yêu.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Gosen-shuu (Hậu Tuyển tập), thơ luyến ái, phần thứ 3, bài 700.

Tác giả: Fujiwara no Sadakata (Đằng Nguyên, Định Phương, 873-932). Ông còn có tên Sanjô Udaijin (Tam Điều Hữu đại thần) vì ông là quan Hữu đại thần có dinh ở phường Sanjô trong thành Kyôto. Ông giỏi cả thơ lẫn âm luật.

Theo lời giải thích trong Gosen-shuu thì đây là một mối tình dấu diếm, sợ người ta biết và người đàn ông trong cuộc muốn tìm cách rủ rê người mình yêu ra đi , khuyên phải giống như chòm lá cây sanekazura (một loại mộc lan, magnolia) trên Núi Gặp Gỡ (Ôsakayama) vẫn quấn quít, vương vấn với nhau. Thế nhưng lời mời mọc này không nhận được tín hiệu trả lời, có khi vì dù có muốn, điều kiện khách quan lại không cho phép, nên người ấy buộc phải nhắc khéo nàng ( Na ni shi owaba, Ôsakayama no, Sanekazura = nếu đúng như tên gọi như tên núi thì chúng ta phải gặp và ôm ấp nhau). Mối tình thầm kín dường như đã trở thành tuyệt vọng và người ấy mong nàng sẽ hiểu cho nỗi khổ mình mang trong lòng. 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Âm thầm muốn tìm gặp người yêu để tỏ tình giống như chòm hoa mộc lan hay quyện vào nhau. 

Ngọn núi có con Dốc Gặp Gỡ đã thấy trong bài số 10 của nhà thơ Semimaru. Ngọn núi này nằm giữa hai vùng Ômi và Yamashiro gần Kyôto. Thế nhưng “gặp nhau” ở đây không đơn thuần là gặp suông như trường hợp của bài thơ trên nhưng có nghĩa là “gặp và ngủ với nhau”. Chòm lá giây leo sanekazura (song thê = ở cạnh bên nhau) nếu tách ra khỏi cụm từ vốn có thêm âm共寝sane nghĩa là ngủ chung (cộng tẩm) và đóng vai trò một chữ kakekotoba (chữ đa nghĩa: tên hoa mộc lan + ngủ chung), lại được dùng như engo (chữ liên hệ) với 逢うau (gặp gỡ) trong tên núi Ôsakayama (逢うAu + saka + yama).(Có sách viết với tự dạng khác: 相坂). Ngoài ra chữ kuru trong câu nói cũng hàm chứa hai nghĩa: 来るlà đến và 繰るlà cuộn với nhau. Mogana là một trợ từ đặt cuối câu để nói lên nguyện vọng. 

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phùng Phản Sơn.
逢 坂 山 

Sơn danh Phùng Phản ý tương phùng,
山 名 逢 坂 意 相 逢

Thảo viết Song Thê mỹ thả thanh
草 曰 双 棲 美 且 青

Đản nguyện năng sấn[1] nhân vị giác,
但 願 能 趁 人 未 覚

Khứ vãng quân xứ tự[2] thâm tình.
去 往 君 処 叙 深 情


[1] Sấn: thừa thế, nhân lúc.
[2] Tự: trình bày, bày tỏ.

Anh dịch:

I

If thou’rt as fair rumour thee

Doth paint’ O deign my but to grace

And may thy path as secret be

To human eye as is the trace

Of Sanekads’ra’med

Osaka-yama’s forests hid!

(Dickins)

If thy name be true,

Trailing vine of "Meeting Hill,"

Is there not some way

Whereby, without ken of men,

I can draw thee to my side?

(Mac Cauley)

 

Tương truyền ngày xưa người ta chắt nước lá giây leo 双棲草sanekazura (song thê thảo) để làm dầu bôi tóc cho đàn ông nên nó còn được gọi là mỹ nam thảo.

 





Bài số 25

Thơ Hữu đại thần Sanjô 三条右大臣

 

a) Nguyên văn:

名にしおはば

逢坂山の

さねかづら

人にしられで

くるよしもがな

b) Phiên âm:

Na ni shi owaba

Ôsakayama no

Sanekazura

Hito ni shirarede

Kuru yoshi mogana

Sanekazura

c) Diễn ý:

Nếu núi Ôsakayama có nghĩa là Núi Gặp Gỡ,

Thì chúng ta hãy quyện vào nhau,

Như những những chòm lá mộc lan trên đó,

Ta mong có thể đến với người mà không cho ai biết.

d) Dịch thơ:

Nếu núi là Gặp Gỡ,
Và lá tên Quấn Quít
Ta muốn đến yêu em,
Không cho ai hay biết.

(ngũ ngôn) 

Như lá núi chẳng chịu rời,
Lén đi ta muốn gặp người ta yêu.

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Gosen-shuu (Hậu Tuyển tập), thơ luyến ái, phần thứ 3, bài 700.

Tác giả: Fujiwara no Sadakata (Đằng Nguyên, Định Phương, 873-932). Ông còn có tên Sanjô Udaijin (Tam Điều Hữu đại thần) vì ông là quan Hữu đại thần có dinh ở phường Sanjô trong thành Kyôto. Ông giỏi cả thơ lẫn âm luật.

Theo lời giải thích trong Gosen-shuu thì đây là một mối tình dấu diếm, sợ người ta biết và người đàn ông trong cuộc muốn tìm cách rủ rê người mình yêu ra đi , khuyên phải giống như chòm lá cây sanekazura (một loại mộc lan, magnolia) trên Núi Gặp Gỡ (Ôsakayama) vẫn quấn quít, vương vấn với nhau. Thế nhưng lời mời mọc này không nhận được tín hiệu trả lời, có khi vì dù có muốn, điều kiện khách quan lại không cho phép, nên người ấy buộc phải nhắc khéo nàng ( Na ni shi owaba, Ôsakayama no, Sanekazura = nếu đúng như tên gọi như tên núi thì chúng ta phải gặp và ôm ấp nhau). Mối tình thầm kín dường như đã trở thành tuyệt vọng và người ấy mong nàng sẽ hiểu cho nỗi khổ mình mang trong lòng. 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề Tài: Âm thầm muốn tìm gặp người yêu để tỏ tình giống như chòm hoa mộc lan hay quyện vào nhau. 

Ngọn núi có con Dốc Gặp Gỡ đã thấy trong bài số 10 của nhà thơ Semimaru. Ngọn núi này nằm giữa hai vùng Ômi và Yamashiro gần Kyôto. Thế nhưng “gặp nhau” ở đây không đơn thuần là gặp suông như trường hợp của bài thơ trên nhưng có nghĩa là “gặp và ngủ với nhau”. Chòm lá giây leo sanekazura (song thê = ở cạnh bên nhau) nếu tách ra khỏi cụm từ vốn có thêm âm共寝sane nghĩa là ngủ chung (cộng tẩm) và đóng vai trò một chữ kakekotoba (chữ đa nghĩa: tên hoa mộc lan + ngủ chung), lại được dùng như engo (chữ liên hệ) với 逢うau (gặp gỡ) trong tên núi Ôsakayama (逢うAu + saka + yama).(Có sách viết với tự dạng khác: 相坂). Ngoài ra chữ kuru trong câu nói cũng hàm chứa hai nghĩa: 来るlà đến và 繰るlà cuộn với nhau. Mogana là một trợ từ đặt cuối câu để nói lên nguyện vọng. 

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Phùng Phản Sơn.
逢 坂 山 

Sơn danh Phùng Phản ý tương phùng,
山 名 逢 坂 意 相 逢

Thảo viết Song Thê mỹ thả thanh
草 曰 双 棲 美 且 青

Đản nguyện năng sấn[1] nhân vị giác,
但 願 能 趁 人 未 覚

Khứ vãng quân xứ tự[2] thâm tình.
去 往 君 処 叙 深 情


[1] Sấn: thừa thế, nhân lúc.
[2] Tự: trình bày, bày tỏ.

Anh dịch:

I

If thou’rt as fair rumour thee

Doth paint’ O deign my but to grace

And may thy path as secret be

To human eye as is the trace

Of Sanekads’ra’med

Osaka-yama’s forests hid!

(Dickins)

If thy name be true,

Trailing vine of "Meeting Hill,"

Is there not some way

Whereby, without ken of men,

I can draw thee to my side?

(Mac Cauley)

 

Tương truyền ngày xưa người ta chắt nước lá giây leo 双棲草sanekazura (song thê thảo) để làm dầu bôi tóc cho đàn ông nên nó còn được gọi là mỹ nam thảo.