|
e) Tác
giả và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kokinshuu
(Cổ Kim Tập), phần thơ lữ hành,
bài 420.
Tác Giả:
Kanke (Quản gia) tên gọi kính trọng
nhà văn hóa và đại thần
菅原道真Sugawara
no Michizane (Quản Nguyên, Đạo Chân,
845-903), thi nhân lỗi lạc và là
một hình tượng văn học có
tính thần thoại trong lịch sử
Nhật Bản. Ông được phong Bác
sĩ văn chương (Monjô hakase), làm
đến chức Hữu đại thần
nhưng vì xung đột quyền lực
trong triều với gia đình quyền
thần Fujiwara nên bị biếm xuống
Kyuushuu coi Dazaifu tức phủ thủ hiến
trên đảo rồi mất ở đó.
Còn để lại hai tập thơ chữ
Hán 菅家文草Kanke
Bunsô (Quản gia văn thảo) và
菅家後集Kanke
Kôshuu (Quản gia hậu tập) và
nhiều trước tác văn xuôi
như các tập sử liệu.
Sugawara no Michizane
Trong lời thuyết minh của Kokin-shuu,
Thái thượng hoàng Uda tức
Suzaku-in (Chu Tước Viện) lúc đi
tuần thú vùng Nara năm 898, có
đề vịnh ở “Núi Cúng
Thần” (Tamukeyama) và đây là
bài thơ do Sugawara no Michizane, lúc đó
theo tùy tùng ngài, viết ra. Chính
ra chữ tamukeyama chỉ để chỉ
một chỗ bên gốc núi làm
đàn bày lễ vật cúng kiến
chứ không phải là danh từ riêng
nhưng trong trường hợp này, cũng
có thể hiểu là Wakakusayama (Nhược
Thảo Sơn) hay một ngọn núi nào
đó ở vùng Miyataki, nơi thiên
hoàng đã ngự đến.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài: Vẻ
đẹp như gấm của lá đỏ
mùa thu rừng núi vùng Nara.
Người xưa, khi đi
du lịch, thường đem vải vóc
để cúng thần 道祖神Dôsohin
(Đạo tổ thần) tức thần đi
đường để cầu cho chuyến
đi được bình yên vô
sự. Nay thầy trò Michizane vì một
lẽ gì mà đi tay không nên
phải mượn rừng lá mùa thu
đỏ như sắc gấm làm quà
dâng lên thần. Có khi đây
chỉ là một cách ví von để
bảo rằng cảnh sắc ở Nara trông
như một thế giới thần tiên
chứ không phải là cõi người
ta, vì nó đẹp như gấm rồi
nên khi đi không cần mang vải vóc
gì theo.
Chữ
kono
tabi ni
có thể hiểu “lần này”
(tabi =度)
hay “chuyến này” (tabi = 旅)
và chữ tamuke
手向けcòn
có nghĩa là cúng (sonaeru供える)
nữa. Ví màu lá đỏ với
gấm là sử dụng thủ pháp
mitate (giả trang).
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Kim Triêu Viễn
Lữ. 今 朝 遠 旅
Kim triêu viễn lữ
khứ thiên biên, 今 朝 遠 旅 去 天 辺
Vị đới lộ thần
thụ tế tiền. 未 帯 路 神 受 祭 銭
Mãn sơn hồng diệp
mỹ như cẩm, 満 山 紅 葉 美 如 錦
Tức[1]
tố hậu lễ hiến thần
tiền. 即 做 厚 礼 献 神 前
Đây
là một vần thơ của người
thoát tục khi đứng trước
cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ.
Tuy nhiên, có nhà phân tích
cho rằng tác giả còn có
ngụ ý phúng thích và
khinh miệt thói tục tham lam hậu
lễ của quan chức đương
thời. Không biết thế nào
nhưng cả hai lập luận đều
có vẻ thích hợp với phong
cách của Sugawara no Michizane.
|
|
Anh dịch:
This time, I ween, no need there be,
As Nusa I should take with me:
The Nishiki of the maple tree
Tamuke-yama thou dosh show
“Twill serve the gods full, well I trow.
(Dickins)
At the present time,
Since no offering I could bring,
See, Mount Tamuke!
Here are brocades of red leaves,
At the pleasure of the god.
(Mac Cauley)
|
|
|
|