|
e) Tác
giả và hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Gosen-shuu
(Hậu tuyển tập), thơ luyến ái,
phần thứ 5, bài 960.
Tác giả:
Hoàng thân Motoyoshi hay Nguyên Lương
thân vương (Motoyoshi shinnô, 890-943) là
con trai trưởng của Thiên Hoàng
Yozei. Ông nổi tiếng là người
phong lưu đa tình, để nhiều
giai thoại nói về mình.
Theo lời giải thích
trong Gosen-shuu,
bài thơ này làm ra sau khi mối
tình tội lỗi giữa ông và
bà 褒子Yoshiko
(Bao[1]
tử), con gái đại thần Fujiwara no
Tokihira, còn gọi là hoàng phi
Kyôgoku, thiếp yêu của Thiên
Hoàng Uda, gây ra tai tiếng. Chuyện
ngoại tình phát giác, bị du
vào thế kẹt đường cùng,
trong cảnh bị giam lỏng, ông vẫn
hứa với nàng là làm hết
sức mình có nghĩa là hy sinh cả
địa vị xã hội, cho dù có
thân bại danh liệt, để sống
trọn vẹn với tình yêu.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Tình yêu mãnh liệt đến độ
dám hy sinh cả thân danh.
Hai câu đầu nói
lên tình cảnh đường cùng
thế bí khi vụ ngoại tình vỡ
lỡ. Hai câu 3,4, trọng tâm của
bài thơ, trong đó, tác giả
dùng thủ pháp kake-kotoba
(chữ đa nghĩa). Theo đó,
澪標Miotsukushi
vừa có nghĩa là
cọc phao nổi cắm sâu dưới
nước dò mực nước nông
sâu, để dẫn đường cho
thuyền đi trên mặt biển, vừa
được hiểu như Mi
wo tsukushi 身を尽くし
“thân danh tàn
mạt”. Còn Naniwa chỉ là phong
cảnh nổi tiếng hay dùng trong thơ
tình, ở đây có tác dụng
tô điểm cho câu thơ mà thôi.
Bài thơ này đã
được trích dẫn trong Truyện
Genji, vốn có một chương mang
tên Miotsukushi. Hành động của
ông cũng được dùng làm
mẫu để đúc khuôn hành
động của Hikaru Genji.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Tịch mịch tân
toan 寂 寞 辛 酸
Tịch mịch tân toan
độ tử sinh, 寂 寞 辛 酸 度 死 生
Chí kim nhưng thị
khổ phiền trung. 至 今 仍 是 苦 煩 中
Trữ phó Nạn Ba
giang trung tử, 宁 赴 難 波 江 中 死
Dã nguyện dữ quân
tương tụ phùng. 也 願 与 君 相 聚 逢
|
|
Anh dịch:
Distracted by my misery
How utterly forlorn am I;
Oh that might thee once more see,
Tho’ it should cost my life to me!
(Dickins)
Now, in dire distress,
It is all the same to me!
So, then, let us meet
Even though it costs my life
In the Bay of Naniwa.
(Mac Cauley)
|
|
Sách chép khi bà Kyôgoku
(Kyôgoku Miya Sundokoro) sống ở Teiji-no-in
(Đình Tử Viện), ly cung của Thiên
Hoàng Uda, nghĩa là đang là vợ
của thiên hoàng, Motoyoshi đã
đem lòng quyến luyến. Một năm,
nhân tiết Trùng Dương, ông
có làm bài thơ vịnh cúc
để tặng bà, rồi lén lút
đi lại. Ngoài bà ra, ông còn
là một vương tử có giọng
ngâm tốt, làm thơ tặng đáp
các bà các cô rất nhiều.
Trong thi tuyển của ông, tính đến
có tới hơn 160 bài như thế,
nên không hiểu lời ông bày
tỏ với bà Kyôgoku ở đây
có thành thực hay không.
Nữ sĩ Shirasu Masako cho rằng
sở dĩ Motoyoshi dám cả gan “vuốt
râu hùm” thiên hoàng Uda như
vậy vì ông là con trai trưởng
của Thiên Hoàng Yôzei và đáng
lý ra đã phải trở thành
thiên hoàng rồi.
|
|