Bài số 16  

Thơ quan tham nghị Yukihira 中納言行平

 

a) Nguyên văn:

立ち別れ

いなばの山の

峰に生ふる

まつとし聞かば

今帰り来む

b) Phiên âm:

Tachiwakare

Inaba no yama no

Mine ni ouru

Matsu to shi kikaba

Ima kaeri komu (kon)

c) Diễn ý:

Ta chia tay người để đi về vùng Inaba,

Ngọn núi Inaba nơi có nhiều tùng (matsu) mọc.

Tuy đây không có tùng (matsu) như núi kia,

Nhưng khi nghe nói người đang chờ đợi (matsu).

Ta sẽ trở lại với người ngay.

d) Dịch thơ:

Hôm nay dù chia tay,
Đến chốn xa tùng dày.
Nhưng nếu người mãi đợi,
Ta quyết trở về ngay.

(ngũ ngôn) 

Núi xa dù rợp bóng tùng,
Nếu người chờ đợi, ta không ở chầy!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), phần Biệt Ly, bài 365.

Tác Giả: Quan trung nạp ngôn ( tham nghị bậc trung) Yukihira không ai khác hơn là 在原行平Ariwara no Yukihira (Tại Nguyên, Hành Bình, 818-893), con của hoàng tử Abo (thân vương A Bảo) và cháu nội của 平城天皇Thiên Hoàng Heizei (Bình Thành, 774-824). Ông cũng là người anh khác mẹ của nhà thơ và vương tử đa tình在原業平Ariwara no Narihira, nhân vật chính của Truyện Ise và được phỏng định là tác giả của nó. Yukihira bị đày đi Suma trong thời Thiên Hoàng Montoku trị vì (850-858).

Đây là bài thơ ghi lại cảnh chia tay lúc tác giả lên đường phó nhậm chức trấn thủ ở Inaba (thuộc tỉnh Tottori bây giờ) vào khoảng năm 855. Tác giả bày tỏ lòng quyến luyến, rời ra không rứt, với người ở lại kinh đô.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tỏ bày sự luyến tiếc lúc chia tay để đi phó nhậm ở địa phương,

Đầu tiên, bài thơ nói về cuộc chia tay giữa hai người, sau đến tả cảnh tượng vùng Inaba đang diễn ra trong trí. Sau lại trở về liên kết cảnh vật với tâm tình của hai người. Bố cục khá phức tạp nếu không nắm được hai kakekotoba (chữ đa nghĩa) chính. Đó là inabamatsu. Lợi dụng đặc tính đồng âm dị nghĩa của hai chữ này:

Inaba là tên đất 因幡国 Inaba no kuni , tên ngọn núi稲葉山 Inabayama nhưng cũng là inaba往なば hay 去なばvới nghĩa là “giả thử có ra đi”. Matsu là cây tùng , còn hàm ý chờ đợi待つ. Ý thứ nhất (tùng) được sử dụng khi tả phong cảnh đẹp đẽ nhiều tùng mọc của núi Inaba, nơi mình đi phó nhậm (cho dù Inaba có thể chỉ là một tượng trưng chứ không cứ gì phải đi đến đó). Ý thứ hai (chờ đợi) để nhấn mạnh rằng tình cảm muốn ở lại kinh đô mạnh hơn tình cảm muốn đi. Kakekotoba thứ hai này (chung quanh chữ matsu) rất phổ thông trong thơ waka.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Ly Biệt.
離 別

 

Biệt quân viễn phó Nhân Phan Quốc,
別 君 遠 赴 因 幡 国

Tâm tự Đạo Diệp Sơn đính tùng.
心 似 稲 葉 山 頂 松

Thiên biên nhược văn quân tương đãi,
天 辺 若 聞 君 相 待

Tự[1] đương tốc tốc tựu qui trình.
自 当 速 速 就 帰 程

Câu thứ hai có lẽ đã được Đàn Khả đã dịch theo chủ trương của một học giả Nhật Bản. Ông ấy cho rằng người ra đi lúc đó nhắn kẻ ở lại là lòng mình cũng trung thành bền bỉ với nàng như cây tùng (Tuế hàn nhiên hậu tri tùng bạch chi hậu điêu dã – Luận Ngữ). Tiếng Nhật không phân biệt giống và số nên khó tìm ra một lối giải thích thỏa đáng.
 


[1] Chữ tự trong câu 2 có nghĩa là giống như, ở câu 4 có nghĩa là tự nguyện.

Anh dịch:

Inaba’s lofty range is crowned

By many a tall pine-tree;

Ah quickly were I homewards bound

If thou shouldst pine for me.

(Dickins)

Though we parted be;

If on Mount Inaba's peak

I should hear the sound

Of the pine trees growing there,

Back at once I'll make my way.

(Mac Cauley)

 

Tương truyền khi nhà thơ Yukihira bị đày ra vùng biển Suma, ông có quen và yêu hai chị em người con gái thợ lặn. Cô lớn tên Matsukaze (Tùng Phong = gió tùng) và cô em là Murasame (Thôn Vũ = Mưa rào). Trong tuồng Nô hãy còn có một vở nhan đề Matsukaze tức là “Ngọn gió tùng”. Khúc hát chủ đề của nó lại mang tên Tachiwakare (Chia tay lên đường) như câu đầu của bài thơ thứ 16 này.

 







Bài số 16  

Thơ quan tham nghị Yukihira 中納言行平

 

a) Nguyên văn:

立ち別れ

いなばの山の

峰に生ふる

まつとし聞かば

今帰り来む

b) Phiên âm:

Tachiwakare

Inaba no yama no

Mine ni ouru

Matsu to shi kikaba

Ima kaeri komu (kon)

c) Diễn ý:

Ta chia tay người để đi về vùng Inaba,

Ngọn núi Inaba nơi có nhiều tùng (matsu) mọc.

Tuy đây không có tùng (matsu) như núi kia,

Nhưng khi nghe nói người đang chờ đợi (matsu).

Ta sẽ trở lại với người ngay.

d) Dịch thơ:

Hôm nay dù chia tay,
Đến chốn xa tùng dày.
Nhưng nếu người mãi đợi,
Ta quyết trở về ngay.

(ngũ ngôn) 

Núi xa dù rợp bóng tùng,
Nếu người chờ đợi, ta không ở chầy!

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Kokin-shuu (Cổ kim tập), phần Biệt Ly, bài 365.

Tác Giả: Quan trung nạp ngôn ( tham nghị bậc trung) Yukihira không ai khác hơn là 在原行平Ariwara no Yukihira (Tại Nguyên, Hành Bình, 818-893), con của hoàng tử Abo (thân vương A Bảo) và cháu nội của 平城天皇Thiên Hoàng Heizei (Bình Thành, 774-824). Ông cũng là người anh khác mẹ của nhà thơ và vương tử đa tình在原業平Ariwara no Narihira, nhân vật chính của Truyện Ise và được phỏng định là tác giả của nó. Yukihira bị đày đi Suma trong thời Thiên Hoàng Montoku trị vì (850-858).

Đây là bài thơ ghi lại cảnh chia tay lúc tác giả lên đường phó nhậm chức trấn thủ ở Inaba (thuộc tỉnh Tottori bây giờ) vào khoảng năm 855. Tác giả bày tỏ lòng quyến luyến, rời ra không rứt, với người ở lại kinh đô.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tỏ bày sự luyến tiếc lúc chia tay để đi phó nhậm ở địa phương,

Đầu tiên, bài thơ nói về cuộc chia tay giữa hai người, sau đến tả cảnh tượng vùng Inaba đang diễn ra trong trí. Sau lại trở về liên kết cảnh vật với tâm tình của hai người. Bố cục khá phức tạp nếu không nắm được hai kakekotoba (chữ đa nghĩa) chính. Đó là inabamatsu. Lợi dụng đặc tính đồng âm dị nghĩa của hai chữ này:

Inaba là tên đất 因幡国 Inaba no kuni , tên ngọn núi稲葉山 Inabayama nhưng cũng là inaba往なば hay 去なばvới nghĩa là “giả thử có ra đi”. Matsu là cây tùng , còn hàm ý chờ đợi待つ. Ý thứ nhất (tùng) được sử dụng khi tả phong cảnh đẹp đẽ nhiều tùng mọc của núi Inaba, nơi mình đi phó nhậm (cho dù Inaba có thể chỉ là một tượng trưng chứ không cứ gì phải đi đến đó). Ý thứ hai (chờ đợi) để nhấn mạnh rằng tình cảm muốn ở lại kinh đô mạnh hơn tình cảm muốn đi. Kakekotoba thứ hai này (chung quanh chữ matsu) rất phổ thông trong thơ waka.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Ly Biệt.
離 別

 

Biệt quân viễn phó Nhân Phan Quốc,
別 君 遠 赴 因 幡 国

Tâm tự Đạo Diệp Sơn đính tùng.
心 似 稲 葉 山 頂 松

Thiên biên nhược văn quân tương đãi,
天 辺 若 聞 君 相 待

Tự[1] đương tốc tốc tựu qui trình.
自 当 速 速 就 帰 程

Câu thứ hai có lẽ đã được Đàn Khả đã dịch theo chủ trương của một học giả Nhật Bản. Ông ấy cho rằng người ra đi lúc đó nhắn kẻ ở lại là lòng mình cũng trung thành bền bỉ với nàng như cây tùng (Tuế hàn nhiên hậu tri tùng bạch chi hậu điêu dã – Luận Ngữ). Tiếng Nhật không phân biệt giống và số nên khó tìm ra một lối giải thích thỏa đáng.
 


[1] Chữ tự trong câu 2 có nghĩa là giống như, ở câu 4 có nghĩa là tự nguyện.

Anh dịch:

Inaba’s lofty range is crowned

By many a tall pine-tree;

Ah quickly were I homewards bound

If thou shouldst pine for me.

(Dickins)

Though we parted be;

If on Mount Inaba's peak

I should hear the sound

Of the pine trees growing there,

Back at once I'll make my way.

(Mac Cauley)

 

Tương truyền khi nhà thơ Yukihira bị đày ra vùng biển Suma, ông có quen và yêu hai chị em người con gái thợ lặn. Cô lớn tên Matsukaze (Tùng Phong = gió tùng) và cô em là Murasame (Thôn Vũ = Mưa rào). Trong tuồng Nô hãy còn có một vở nhan đề Matsukaze tức là “Ngọn gió tùng”. Khúc hát chủ đề của nó lại mang tên Tachiwakare (Chia tay lên đường) như câu đầu của bài thơ thứ 16 này.