|
e)
Tác giả và
hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ:
Kokin-shuu,
(Cổ kim tập), quyển 9, bài 407, thơ
lữ hành.
Tác giả:
Sangi (quan tham nghị) Ono no
Takamura (Tiểu Dã, Hoàng, 802-852).
Ono no Takamura
Ono no Takamura 小野篁là
con trai của Ono no Minemori (嶺守Lĩnh
Thủ), dòng dõi họ Ono, một gia
đình quí tộc bác học, đa
tài. Cháu ông, Ono no Tôfuu (道風Đạo
Phong, 894-966) và Yoshifuru (好古Hiếu
Cổ, 884-968) đều có cao danh. Ông
giỏi văn chương Hán Hòa từ
trẻ (đã theo chiếu chỉ soạn
ra tập thơ chữ Hán, 凌雲集Lăng
Vân Tập, 814), và được xem
như học giả hàng đầu đương
thời.
Được Thiên Hoàng
Saga (một ông vua yêu văn học)
sủng ái nên hoạn lộ thông
suốt, năm 834 được cất nhắc
vào chức phó sứ trong sứ bộ
qua nhà Đường. Thế nhưng,
hai lần chẳng may gặp bão lớn,
không khởi hành được. Lần
thứ ba (838), thuyền chánh sứ
Fujiwara no Tsunetsugu (Đằng Nguyên,Thường
Tự) bị vỡ, chánh sứ mới
lấy thuyền phó sứ dùng cho
mình. Tuy nhiên, vốn là người
không khuất phục ai, ông phẫn nộ
về sự chuyên quyền này nên
thác bệnh không nhận mệnh. Vì
lẽ ấy, Thiên Hoàng Saga khép
ông vào tội tử hình vì
phạm phép nước nhưng giảm
một cấp thành án phối lưu
ra ngoài hoang đảo Oki giữa biển
Nhật Bản, một vùng khí hậu
khắc nghiệt. Lúc đó ông
37 tuổi.
Giữa mùa đông lạnh,
cô đơn, nhắm những hòn đảo
nhỏ, chèo mãi mới ra khỏi bờ.
Ông làm bài thơ này để
nhớ về mẹ già và vợ con
còn ở kinh đô. Dù vậy,
chỉ hai năm sau đó, ông đã
được triệu về kinh lãnh
chức tham nghị (sangi) hàng tứ phẩm,
một chức vụ quan trọng nên còn
được hậu thế gọi là
Sangi Takamura.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Nỗi buồn và sự lo
âu trên bước đường lưu
ly tội đồ.
Thời đó, khi bị đày
ra đảo Oki, tội nhân phải lấy
đường thủy từ cảng Naniwa ở
Ôsaka, đi trong biển nội địa
Seto rồi mới quanh ra biển Nhật Bản
vì Oki nằm ở ngoài khơi tỉnh
Shimane, trông ra hướng Hàn Quốc.
Hành trình do đó rất dài.
Ở đây, cũng như các nhà
chú thích đã nêu ra, dĩ
nhiên Ono no Takamura nhớ về gia đình
ở kinh đô Kyôto nhưng tình
cảm của ông dường như rộng
lớn hơn, nỗi buồn cô độc
và bất an, tuyệt vọng vượt
khỏi phạm vi khung cảnh gia đình
và người quen biết.
Chữ
yasoshima
八十島
(tám
mươi hòn đảo) ý nói
vô số đảo. Còn tsuribune
釣舟 (thuyền
câu) được sử dụng theo thủ
pháp gijin.hô
(nhân cách hóa). Trong thơ waka,
thuyền
câu tượng trưng cho sự cô
đơn trong bước lữ hành.
Kogiidenu
to
có nghĩa “Chèo đã ra khỏi
được” (idenu,
“ ra khỏi” vì nu
là trợ động từ để chỉ
một việc đã hoàn thành)
như lời ông tự nhủ với mình
(to).
Thủ pháp này gọi là shikugire
(四句切りtứ
cú thiết) vì nó chấm hết
(cắt) lời ông muốn nói ở
cuối câu thứ tư.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Hải thượng. 海 上
Viễn phương dương
diện đảo thành quần, 遠 方 洋 面 島 成 群
Nhất diệp khinh phàm
ly hải tân. 一 葉 軽 帆 離 海 浜
Ký ngữ ngư chu thừa
điếu giả, 寄 語 漁 舟 乗 釣 者
Kỳ truyền tiêu tức
dữ y nhân[1]. 其 伝 消 息 与 伊 人
[1]
Y nhân: người ấy, thường
thường chỉ nữ giới.
|
|
Anh dịch:
Ye fishermen, who range the sea,
In many a barque, I pray ye tell
My fellow-villagers of me –
How that far o’er vast ocean’s swell.
In vessel frail,
Towards Yasoshima I sail.
(Dickins)
O'er the wide, wide sea,
Towards its many distant isles,
Rowing I set forth.
This, to all the world proclaim,
O ye boats of fisher-folk!
(Mac Cauley)
|
|
Có nhà bình luận
còn cho rằng Takamura muốn phúng
thích việc đi sứ sang nhà Đường
trong bài này nhưng không lấy
gì làm chắc.
Vì tính tình cứng
cõi, không khuất phục quyền thế
và hay nói thẳng, có tư cách
đại trượng phu nên Takamura rất
được kính trọng. Người
đời xưng tụng là Tại Dã
Tể Tướng (Tể Tướng ở
bên ngoài triều đình) hay Dã
Tướng. Bà Shirasu Masako cho biết ông
còn có hiệu Dã Cuồng nhưng
để ngầm chỉ cái tính ăn
ngay nói thẳng của ông thôi.
Sách Konjaku Monogatari nói rằng
ban ngày ông làm quan trong triều
nhưng tối về lại đi chơi ở
âm phủ vì quen biết với vua
Diêm La. Ở Nhật, tên Takamura có
dính líu đến tín ngưỡng
về âm phủ.
Dickins dịch “many barques”
và “fishermen” theo số nhiều
trong khi tiếng Nhật không phân biệt
giống và số. Có thể không
sai nhưng vô hình trung đã làm
mất mát nhiều thi vị.
|
|