Bài số :  100

Thơ Thái Thượng Hoàng Juntoku 順徳院

 

a) Nguyên văn:

ももしきや

古き軒端の

しのぶにも

なほあまりある

昔なりけり

b) Phiên âm:

Momoshiki ya

Furuki nokiba no

Shinobu ni mo

Nao amari aru

Mukashi nari keri

c) Diễn ý:

Bên hàng hiên cũ lát bằng hàng trăm phiến đá (kiên cố) trong cung,

Cỏ dại như dương xỉ (shinobu) đã mọc đầy lên.

Nhiều thật nhiều như lòng tiếc nhớ (shinobu) của ta

Về thời thịnh trị của các vị tiên đế.

d) Dịch thơ:

Trăm phiến đá hàng hiên,
Cung chừ cỏ dại chen
Luyến tiếc dày như cỏ,
Triều xưa bao uy nghiêm.

(ngũ ngôn) 

Cung xưa giờ cỏ hoang đầy,
Lòng tiếc thời thịnh, cỏ dày hơn chăng?  

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shoku Gosen-shuu (Tục Hậu Tuyển Tập), tạp thi phần hạ, bài 1205

Tác Giả: Juntoku-In (Thuận Đức Viện, 1197-1242) tức thái thượng hoàng Juntoku. Ông là con trai thứ 3 Thiên hoàng Go Toba (tác giả bài 99), sau cuộc biến loạn năm Jokyuu bị đày ra đảo Sado. Ông sống ngoài đảo 21 năm, sau băng ở đó.

 

Juntoku-In

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:Than thở cho cảnh suy vi của hoàng gia và mơ về những triều đại thánh quân xưa.

Momohiki ya nói về hàng hiên lát bằng trăm phiến đá vững chãi. Cỏ shinobugusa mọc trong cung tượng trưng cho sự suy vi của quyền hành hoàng gia. Thực quyền chính trị của các thiên hoàng (đương nhiệm hay về hưu) lúc đó đã về tay giới quân nhân ở Kamakura. Do đó Juntoku-in mới hoài niệm về những triều đại cổ xưa và vinh quang trong quá khứ. Cũng như Thiên Hoàng Go Toba trong bài 99, Juntoku-in bày tỏ nỗi đớn đau của mình trước số phận của hoàng tộc. Ông lên ngôi năm 20 tuổi, ở ngôi 5 năm thì đã xảy ra cuộc biến loạn năm Jôkyuu mà ông và hoàng gia là những người thua cuộc.

Shinobu, tên một loại dương xỉ hay mọc ở những căn nhà hoang phế nhưng còn có nghĩa khác là “hoài niệm” “tiếc nhớ”. Cụm từ Amariaru nhấn mạnh cường độ của sự tiếc nuối ấy. Mukashi với nghĩa “thời xưa” ngầm chỉ triều đại rực rỡ những năm Engi (Diên Hỷ, 901-923), Tenryaku (Thiên Lịch, 947-957) của các thánh quân như Daigo, Murakami.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cung Viện,
宮 院

 

Cung viện hoang lương cảnh sắc thê,
宮 院 荒 涼 景 色 凄

Hoàng cư thiềm[1] thượng thảo ly ly[2].
皇 居 檐 上 草 離 離

Xúc cảnh sinh tình hoài vãng tích,
触 景 生 情 懐 往 昔

Nan vong đương niên thịnh thế thì.
難 忘 当 年 盛 世 時

 

[1] Thiềm (diêm): (mái) hiên, vành (nón).
[2] Mọc rậm rạp, tua tủa.

Anh dịch:

Oh th’hundred-chambered palace lo

A rent and tattered roof is seen,

Where rank Shinobu weeds do grow: -

How long, how hard our pain hath been!

(Dickins)

O Imperial House!

When I think of former days,

How I long for thee!

More than e'en the clinging vines

Hanging 'neath thine ancient eaves.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  100

Thơ Thái Thượng Hoàng Juntoku 順徳院

 

a) Nguyên văn:

ももしきや

古き軒端の

しのぶにも

なほあまりある

昔なりけり

b) Phiên âm:

Momoshiki ya

Furuki nokiba no

Shinobu ni mo

Nao amari aru

Mukashi nari keri

c) Diễn ý:

Bên hàng hiên cũ lát bằng hàng trăm phiến đá (kiên cố) trong cung,

Cỏ dại như dương xỉ (shinobu) đã mọc đầy lên.

Nhiều thật nhiều như lòng tiếc nhớ (shinobu) của ta

Về thời thịnh trị của các vị tiên đế.

d) Dịch thơ:

Trăm phiến đá hàng hiên,
Cung chừ cỏ dại chen
Luyến tiếc dày như cỏ,
Triều xưa bao uy nghiêm.

(ngũ ngôn) 

Cung xưa giờ cỏ hoang đầy,
Lòng tiếc thời thịnh, cỏ dày hơn chăng?  

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shoku Gosen-shuu (Tục Hậu Tuyển Tập), tạp thi phần hạ, bài 1205

Tác Giả: Juntoku-In (Thuận Đức Viện, 1197-1242) tức thái thượng hoàng Juntoku. Ông là con trai thứ 3 Thiên hoàng Go Toba (tác giả bài 99), sau cuộc biến loạn năm Jokyuu bị đày ra đảo Sado. Ông sống ngoài đảo 21 năm, sau băng ở đó.

 

Juntoku-In

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài:Than thở cho cảnh suy vi của hoàng gia và mơ về những triều đại thánh quân xưa.

Momohiki ya nói về hàng hiên lát bằng trăm phiến đá vững chãi. Cỏ shinobugusa mọc trong cung tượng trưng cho sự suy vi của quyền hành hoàng gia. Thực quyền chính trị của các thiên hoàng (đương nhiệm hay về hưu) lúc đó đã về tay giới quân nhân ở Kamakura. Do đó Juntoku-in mới hoài niệm về những triều đại cổ xưa và vinh quang trong quá khứ. Cũng như Thiên Hoàng Go Toba trong bài 99, Juntoku-in bày tỏ nỗi đớn đau của mình trước số phận của hoàng tộc. Ông lên ngôi năm 20 tuổi, ở ngôi 5 năm thì đã xảy ra cuộc biến loạn năm Jôkyuu mà ông và hoàng gia là những người thua cuộc.

Shinobu, tên một loại dương xỉ hay mọc ở những căn nhà hoang phế nhưng còn có nghĩa khác là “hoài niệm” “tiếc nhớ”. Cụm từ Amariaru nhấn mạnh cường độ của sự tiếc nuối ấy. Mukashi với nghĩa “thời xưa” ngầm chỉ triều đại rực rỡ những năm Engi (Diên Hỷ, 901-923), Tenryaku (Thiên Lịch, 947-957) của các thánh quân như Daigo, Murakami.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Cung Viện,
宮 院

 

Cung viện hoang lương cảnh sắc thê,
宮 院 荒 涼 景 色 凄

Hoàng cư thiềm[1] thượng thảo ly ly[2].
皇 居 檐 上 草 離 離

Xúc cảnh sinh tình hoài vãng tích,
触 景 生 情 懐 往 昔

Nan vong đương niên thịnh thế thì.
難 忘 当 年 盛 世 時

 

[1] Thiềm (diêm): (mái) hiên, vành (nón).
[2] Mọc rậm rạp, tua tủa.

Anh dịch:

Oh th’hundred-chambered palace lo

A rent and tattered roof is seen,

Where rank Shinobu weeds do grow: -

How long, how hard our pain hath been!

(Dickins)

O Imperial House!

When I think of former days,

How I long for thee!

More than e'en the clinging vines

Hanging 'neath thine ancient eaves.

(Mac Cauley)