|
e)
Tác giả và
hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ: Kokin-shuu
(Cổ Kim Tập),
quyển 4, phần thu thượng, bài số
215.
Tác giả:
Sarumaru Dayuu (Viên Hoàn Đại
Phu, không rõ năm sinh năm mất).
Ông là một nhân vật truyền
thuyết, sống khoảng giữa thế kỷ
thứ 8 và thứ 9. Chính ra bài
này được ghi lại từ hồ
sơ lưu trong một hội bình thơ
(uta-awase) ở phủ đệ hoàng tử
Koresada với chú thích “không
rõ tác giả” nhưng nhà
biên tập Teika đã đưa vào
Hyakunin Isshu
với danh nghĩa tác phẩm của
Sarumaru.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài: Tiếng
nai kêu làm cho nỗi buồn mùa
thu lên đến chỗ tột cùng.
Trong bài này Sarumaru-dayu vịnh
cảnh nai đực đi tìm nai cái,
gọi bạn giữa rừng thu lá đỏ.
Có thuyết nói là tác phẩm
đã gợi hứng cho Tiếng Thu
của Lưu Trọng Lư. Vì chủ từ
của động tác “rẽ lá
phong” có thể là người ta
mà cũng có thể là một
cặp nai đang đi tìm nhau cho nên
bài thơ thêm phần thi vị trong
sự mơ hồ. Các nhà bình
luận Nhật Bản phần nhiều cho
rằng chủ từ của động tác
ấy là nai vì họ thấy trong
Man.yô-shuu có nhiều bài có
thể loại tương tự. Người
chỉ nghe tiếng nai kêu mà tưởng
tượng ra cảnh nai rẽ lá phong,
gọi bạn mà thôi. Từ đó
suy diễn được là tác giả
đã mượn chuyện nai để
nhớ về người vợ hay người
yêu của mình.
Momiji là
lá phong 楓
(kaede, Japanese maple) vào
thu đổi ra màu đỏ. Tuy nhiên
đi với nai kêu (naku shika) thì trong
thơ cổ phải là lá cây
“thưu” 萩
(hagi,
lespedeza clover) và viết chữ Hán là
“hoàng diệp” thay vì “hồng
diệp”. Lá cây hagi
đổi màu vào
tiết sơ thu trong khi kaede
đổi màu sau
đó. Có điều bản Teika
tuyển viết là “hồng” nên
có thể hiểu là lá phong và
lúc ấy mùa thu đã sâu
rồi (vãn thu).
Khác với mùa thu ở
nông thôn là mùa của gặt
hái thu hoạch, nỗi buồn nếu có
thì cũng là buồn cho kiếp sống
lao động nhọc nhằn (xem bài 1),
mùa thu của người đô thị
trong bài này buồn man mác với
tình cảm thương xót cho cuộc
đời tàn tạ theo năm tháng.
g)
Dư Hứng:
|
Hán
dịch:
Thâm sơn hồng
diệp. 深 山 紅 葉
Thâm sơn hồng diệp
mãn địa phiêu,
深 山 紅 葉 満 地 瓢
Túc đạp hồng
diệp lộ điều điều[1].
足 踏 紅 葉 道 迢 迢
Văn đạo lộc minh
thanh ai khổ,
聞 道 鹿 鳴 声 哀 苦
Bi cảm phong hàn thu khí
cao.
悲 感 風 寒 秋 気 高
[1]
Điều điều, còn đọc
là thiều thiều: xa xôi, thăm
thẳm.
|
|
Anh dịch:
Now’ mid the hills the Momiji
Is trampled down ‘neath hoof of deer
Whose plaintive cries continually
Are heard both far and near;
My shivering frame
Now autumn’s piercing chills doth blame.
(Dickins)
In the mountain depths,
Treading through the crimson leaves,
Cries the wandering stag.
When I hear the lonely cry,
Sad,- how sad - the autumn is!
(Mac Cauley)
|
|
Danh xưng Sarumaru có nhiều
thuyết. Có nơi nói là một
tên của Yuge no ôkimi, một hoàng
tử dòng dõi Thái Tử Shôtoku
(Thánh Đức), nơi khác đưa
ra thuyết Yuge Dôkyô (tăng Đạo
Kính), một nhà sư được
nữ thiên hoàng Shôtoku (Xứng
Đức, trị vì 764-770) yêu dấu
và suýt chiếm được cả
ngôi thiên hoàng. Lại có nơi
cho là một nhân vật có khuôn
mặt giống khỉ (saru) mới bị chế
là Sarumaru như thế. Còn chữ
Dayuu (Tayuu khi đọc ghép, đại
phu / thái phu) có thể ám chỉ
ông này xuất thân là một
người diễn trò, chứ không
phải là một chức hàng ngũ
phẩm như âm Hán của chữ
này có thể làm ta liên tưởng.
Thời Edo, gái làng chơi hạng
sang hay người kể truyện rong cũng
được gọi là Tayuu.
Ngày nay, từ thành phố
Uji ngược dòng sông Uji đi lên,
bên tay phải và ở trong núi có
một thị trấn nhỏ tên là
Ujitawara, nổi tiếng trà ngon. Gần đó
có đền thờ Sarumaru Dayuu và
một ngọn đèo mang tên ông.
Khu rừng bên cạnh có khi là
nơi xưa kia ông đã từng nghe
tiếng nai kêu?
|
|