|
e)
Tác giả và
hoàn cảnh sáng tác:
Xuất xứ: Shin
Kokin-shuu (Tân Cổ
kim tập), quyển 3, thơ mùa hạ,
bài số 175.
Tác giả:
tương truyền là Nữ
Thiên Hoàng Jitô (Trì Thống,
646-702).
Bài thơ vịnh cảnh dân
chúng đem áo vải thô màu
trắng ra phơi giữa nền xanh lục
của ngọn núi Kaguyama khi trời mới
vào hè, nói lên được
sự nhạy cảm của người Nhật
thời cổ trước những biến
chuyển của thiên nhiên. Nó
tương tự bài ca gốc mang số
28 trong Man.yô-shuu.
Về việc bài thơ này
có phải của bà Jitô hay không
thì vẫn còn nhiều nghi vấn
nhưng nội dung của nó cũng không
ngoài mục đích ca tụng các
vua hiền, hết cha (Tenji) đến con
(Jitô). Theo hình ảnh gợi ra ở
đây, bà là một vị quân
chủ biết hòa mình với đời
sống của người thường dân,
một buổi sáng đứng từ cung
điện Fujiwara nhìn ra cảnh núi
non một thời thái bình và tức
cảnh sinh tình.
f) Thưởng
ngoạn và phẩm bình:
Đề tài:
Mùa hạ vừa đến mang đến
cho cảnh vật màu trắng và màu
lục tươi mát.
Ở vùng Yamato (Đại
Hòa), nay thuộc Nara có ba ngọn núi
Unebi, Miminashi và Kagu, (cao 148m) gọi là
Đại Hòa Tam Sơn. Chính ra đó
chỉ là ba quả đồi nhưng có
vai trò rất quan trọng trong tâm hồn
người Nhật cổ xưa vì nó
kết hợp với bao nhiêu truyền
thuyết linh thiêng. Theo Suzuki Tadao, cảnh
“áo trắng đem phơi”
(shirotae no koromo hosu) theo lời chú thích
đã có từ xưa, không phải
là cảnh thực mà chỉ là
ví dụ. Nhà biên tập Teika
trong Shuui Guusô (Thập Di Ngu Thảo,
1216) của mình cũng có bài thơ
nói đến hoa u no hana (tiếng
Anh là deutzia, một loài bên
trên cánh màu trắng, bên dưới
xanh) nở trên hàng dậu như áo
trắng đem phơi. Do đó Suzuki chủ
trương đây chỉ là một
vần thơ sử dụng thể Tỉ (so
sánh hoa với áo) mà thôi.
Các nhà chú giải
khác không nhắc tới quan điểm
độc đáo của Suzuki Tadao mà
chỉ đơn thuần nghĩ về cảnh
“áo trắng đem phơi”. Áo
trắng (shirotae no komo) ở đây tuy viết
là “bạch diệu” (áo màu
trắng mỹ miều) nhưng chỉ là
một từ trang sức vì nó vốn
là một loại vải tầm thường
tước từ vỏ cây 梶kaji
(một loại dâu tằm)
non và có màu trắng, được
dân chúng yêu chuộng. Shirotae
no là chữ gối
đầu (makura-kotoba) khi nói về những
vật màu trắng như áo (koromo),
ống tay (sode) , tay áo (tamoto), giải thắt
(himo), tuyết (yuki), mây( (kumo)... Còn
cụm từ Ama no
Kaguyama muốn ví
ngọn Kagu như núi thiêng (thần
sơn) tự trời cao xuống nhưng cũng
chỉ là một hình thức tu từ.
Trong
tâm thức người Nhật, màu
trắng nói ở đây có thể
là màu sắc có tính tôn
giáo, màu của cô đồng
(miko), của thần đạo. Kaguyama (Hương
Cụ Sơn) cùng với Minebiyama (Mẫu
Bàng Sơn) và Miminashiyama (Nhĩ Thành
Sơn) đã họp nhau lại thành
ba ngọn thần sơn. Tuy nhiên, nữ
sĩ Shirasu Masako cho rằng không nên
nghĩ xa xôi đến thế. Màu
trắng chỉ là màu thường
dân thời ấy hay mặc, chung quanh
Kaguyama lại có những người
Triều Tiên (chuộng màu trắng)
vượt biển qua sinh sống nữa.
g)
Dư Hứng:
|
Hán dịch:
Xuân Phương Tiên
Tiên[1]
Khứ 春 方 姍 姍 去
Xuân phương tiên
tiên khứ, 春 方 姍 姍 去
Hạ hựu đáo
nhân gian. 夏 又 到 人 間
Bạch y vô số
điểm, 白 衣 無 数 点
Lượng[2]
mãn Hương Cụ Sơn. 晾 満 香 具 山
[1]
Tiên tiên (san san): chậm rãi,
tha thướt.
|
|
Anh dịch:
The pleasant spring hath passed away, Now summer
follows close, I ween, And Ama’s secret summit
may In all its grandeur now be seen; Of yore the
drying ground, Whitened with angels’ robes,
spread far around.
(Dickins)
Spring, it seems, has passed, And the summer come
again; For the silk-white robes, So 'tis said, are
spread to dry On the "Mount of Heaven's Perfume."
(Mac Cauley)
|
|
Nữ thiên hoàng Jitô
là công chúa thứ hai, con thiên
hoàng Tenji đã nói ở trên.
Bà là hoàng hậu của Thiên
Hoàng Tenmu, thực ra ông là vai chú
của bà. Khi chồng mất, bà buộc
con riêng của chồng là hoàng
tử Ốtsuu (Đại Tân) vào tội
mưu phản và xử tử. Tuy nhiên
vì con ruột của bà là hoàng
tử Kusakabe mất sớm, bà tự lên
ngôi và thiên đô về
Fujiwara. Trị vì 8 năm, nổi tiếng
là người cứng rắn nhưng đức
độ. Lúc chết, khi hỏa táng,
được mọi người khóc
than thương xót. Bà thường
cùng quần thần (có cả đại
thi hào Kakimoto no Hitomaro) tuần du vùng
Yoshino nhiều phong cảnh đẹp và
những nơi khác nên vua tôi có
dịp làm nhiều thơ. Thời bà
trị vì là một cao điểm
của thơ Waka. Giỏi về chính
trị nên đã giúp chồng
thoát hiểm trong việc tranh ngôi với
người cháu (Hoàng Tử Ôtomo
sau là Thiên Hoàng Kôbun) của
chính bà mà sử gọi là
loạn năm Nhâm Thân (Ninjin no ran,
672). Bà có làm nhiều thơ theo
thể banka (vãn ca) than khóc cái
chết của ông (xem Man.yôshuu
159, 160, 161).
|
|