Chim
Việt Cành Nam
[
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Cung
oán: tổng quan tác phẩm
- Trước hay sau Chinh phụ?Cung oán: cảm nhận từng đoạn - Thương quá mình ơi |
TỔNG QUAN TÁC PHẨM |
Trước
hay sau Chinh phụ?
Cung oán do Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) sáng tác bằng tiếng Việt. Còn Chinh phụ đây là một bản diễn nôm từ nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn. Khúc ngâm nào ra đời trước là chuyện chưa ai biết chắc, vì có hai ý kiến khác nhau về tác giả đích thực của bản Chinh phụ diễn nôm phổ biến rộng rãi. Nếu cho rằng tác giả là Đoàn Thị Điểm (1705-1748) thì hiển nhiên Chinh phụ viết trước Cung oán. Còn nếu cho rằng tác giả là Phan Huy Ích (1751-1822) thì có lẽ Cung oán viết trước Chinh phụ. Khác Chinh phụ thế nào? Hai thi phẩm đều viết theo thể song thất lục bát, và theo Phạm Thế Ngũ (trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên) thì đều có bố cục đại khái như một bài phú. Nhưng: Về từ ngữ, Cung oán dùng nhiều từ Hán hơn và cũng nhiều điển cố hơn. Về văn phong, vẫn theo Phạm Thế Ngũ Cung oán như một bản nhạc cãng, một bức tranh màu tối trong khi Chinh phụ là nhạc êm tranh sáng! Tại sao không nổi tiếng bằng Chinh phụ? Thiết tưởng do cả hình thức lẫn nội dung. Lời Cung oán vừa cầu kỳ khó hiểu vừa buồn cách khó chịu (!) vì xuất phát từ tâm trạng oán trách tuyệt vọng của một cung nữ. Thế gian ai chú ý đến cung nữ (ngoại trừ vài trường hợp "quậy" thật dữ dằn như Đắc Kỷ, Bao Tự, Dương Quý Phi)! Vẫn biết Nguyễn Gia Thiều vừa "cung oán" vừa "quan oán", vừa tả nỗi lòng cung nữ thất sủng vừa diễn tâm trạng ông quan hoạn lộ trắc trở là mình. Nhưng tâm trạng quan thì bất quá quan khác quan tâm, chứ đông đảo người đọc đâu hề chú ý! Cung oán kén người thưởng thức. Trong khi Chinh phụ được đa số thưởng thức, do lời vừa dễ hiểu hơn vừa buồn cách dễ chịu hơn vì xuất phát từ tâm trạng nhớ mong hy vọng rất bình thường của một người vợ chờ chồng chinh chiến... Giá trị nghệ thuật và chỗ đứng trong văn học sử Cung oán tuy dùng nhiều từ Hán và điển cố văn chương Tàu nhưng tiếng Việt viết lắm chỗ cực kỳ già dặn, tài tình. Suốt bốn thế kỷ 15, 16, 17, 18, trong hoàn cảnh bất lợi là thái độ trọng Hán khinh Việt của đa số trí thức Việt (!), văn chương bác học tiếng Việt vẫn phát triển mạnh mẽ để đến thế kỷ 18 thì bắt đầu "kết" được những cái "quả" thật xuất sắc. Trong số trái cây chín đầu mùa, "ngon" nhất là hai khúc ngâm Cung oán và Chinh phụ. Cung oán và Chinh phụ như âm và dương, tuy tương phản nhưng không tương khắc mà bổ túc nhau, cùng nhau làm cặp quả tuyệt vời báo trước một "mùa cổ điển" vô cùng rực rỡ trong lịch sử thi ca Việt Nam! |
CẢM NHẬN TỪNG ĐOẠN |
Từ
cảm nhận riêng, chúng tôi chia Cung oán ngâm khúc thành
11 đoạn như sau.
Thương quá mình ơi Cái tâm sự người cung nữ mất lòng yêu của vua, hình như bên Tàu chỉ hiện ra thành mấy bài thơ ngắn, chẳng hạn bài Hậu Cung Từ của Bạch Cư Dị, bài Cố Hành Cung của Nguyên Chẩn. Bên ta vua chúa không lắm cung nữ như bên Tàu, thế mà lại có hẳn một tác phẩm trường thiên về nội dung ấy. "Nghĩ mình mình lại thêm thương nỗi mình"... Tác giả có đồng cảm sâu sắc với nhân vật mới viết nên lời gợi cảm. Nguyễn Gia Thiều dòng dõi đại quý tộc vậy mà..., vậy nên có phải cứ hễ là con vua cháu chúa thì không đáng thương đâu. ---------- Trải vách quế gió vàng hiu hắt (1)Tây Thi mất vía Người đâu mà đẹp thế! Đến nỗi cá lặn chim sa, hoa ngơ trăng ngẩn, người đẹp khác sững sờ. Đẹp mà không tượng, mà vô cùng gợi cảm, đến nỗi "cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa"! Trách nào mới nghe tin gió, bướm ong đã đùng đùng phát bệnh... dê! Tiếng đã "vang lừng trong nước", nhưng người thì vẫn náu kỹ trong buồng: "Thâm khuê còn giấm mùi hương khuynh thành". Bao khách công hầu gấm ghé, vô ích! Vì hương kia đã bay tận mũi một người... ---------- Trộm nhớ thủa gây hình tạo hóa (9)Nghĩ thân phù thế Cái đoạn sau đây chứa nhiều câu thường được trích dẫn nhất trong Cung oán ngâm khúc. Dẫn là đúng quá, vì những câu ấy hay tuyệt. Chẳng hạn: "Gót
danh lợi bùn pha sắc xám
"Cầu
thệ thủy ngồi trơ cổ độ
Cầu kỳ, mà không khô khan. Điêu luyện, mà sáng tạo! Thơ đã đẹp, lại thơm, thơm phức mùi... dâu.(1) Xưa kia hễ đã nếm nhiều nhiều dâu bể tang thương, người Việt Nam hay hướng về cửa thiền... Tiểu sử Nguyễn Gia Thiều sơ lược, nhưng cũng đủ để biết tuy là cháu ngoại chúa Trịnh hoạn lộ của ông không suông sẻ lắm ngay từ khi còn chúa, rồi đến khi Tây Sơn lấy Bắc hà thì bế tắc luôn vì ông không ra hợp tác. Cái sự bất như ý của một người, có khi nó có lợi cho văn học không biết bao nhiêu! ---------- Ngẫm nhân sự cớ chi ra thế (45)Đêm ấy đêm gì Trong đoạn sau đây, người ta hay nhắc hai câu "Cái đêm hôm ấy đêm gì Bóng dương lồng bóng đồ mi chập chùng". Bóng lồng bóng, "bạo" thực. Nhưng đã thấm gì so với "mây mưa mấy giọt chung tình"! Chẳng những "dâm thư" cổ điển Trung Quốc như Tây Sương ký, Kim Bình Mai chữ nghĩa rụt rè hơn, mà ngay văn chương "hậu hiện đại" thế kỷ 21 hình như cũng không thường "giọt" kia "giọt" nọ... Dĩ nhiên chỉ bạo không thôi thì có gì hay. Đây thơ vừa bạo vừa hay. ---------- Tay Nguyệt lão khờ sao có một (133)Khi chi chút trên tay Đã đẹp ơi là đẹp, lại còn chịu khó nín cười, "nhăn mày liễu", "nhíu gót sen", "uốn éo thân", còn đàn địch nỉ non thánh thót nữa, thì bảo sao Chí Tôn khỏi "tê tái lòng"! "Đóa lê ngon mắt cửu trùng" quá, nên "Cửu" đã cho "bóng dương lồng bóng đồ my" không biết mấy lần rồi. Lồng đi lồng lại, mà vẫn "không thuốc mà say"... Say rồi chỉ chim chỉ cây mà thề. Nhưng "má hồng" chớ khá cả tin lời thốt của người được đều đều dưng lê mới! ---------- Tiếng thánh thót cung đàn thúy dịch (149)Lúc thờ ơ nhạt nhẽo "Đóa lê ngon mắt cửu trùng" được "quân vương chi chút trên tay" cho hưởng đủ thứ "mùi", "càng lâu càng lắm mùi hay", chợt một hôm thấy mùi sủng ái hình như nhạt đi, rồi quả thật nhạt đi, rồi cứ thế nhạt thêm mãi... "Bóng dương" đã dời soi sang góc khác của ngự viên! Thoạt mất soi, cố kéo bóng về, nhưng "... cá no mồi cũng khó nhử lên". Ở đằng kia "muôn hồng nghìn tía" mới mẻ lạ miệng, một miếng mồi ngon nhưng nhàm mong gì làm cá trở lại... Được nhiều thì mất nhiều. Mất nhiều thì oán trách nhiều: "Khoảnh
làm chi bấy chúa xuân
"Hoa
này bướm nỡ thờ ơ
thì cay đắng nhiều, đến mức muốn... đạp: "Tay
Nguyệt lão chẳng xe thì chớ
Khúc ngâm đoạn này lắm câu gần thuần nôm đích đáng. ---------- Hạt mưa đã lọt miền đài các (189)Bi thương sực nức Đây kia, dấu vết được "cưng" hãy còn sờ sờ, thế mà người cưng nay đã... mất tích, để người được cưng phải "bực mình hoài xuân". "Cành hoa tàn nguyệt" không phải bực vừa vừa, mà "lửa hoàng hôn như cháy tấm son". Bực đến chực cháy cả lòng, nhưng vừa "mơ hồ nghĩ tiếng xe ra" đã vội vội vàng vàng "đốt phong hương hả mà hơ áo tàn", đã "nghiêng bình phấn mốc mà giồi má nheo"! "Khí bi thương sực nức hè lạc hoa".(2) Tình cảnh ngẫm có đáng lời. ----------- Nào lối dạo vườn hoa năm ngoái (245)Thèm miếng rau dưa "Mùi quyền môn thắm rất nên phai". Thơ thế kỷ 18 mà lời mới mẻ như thơ Xuân Diệu! Khi "thắm rất" thôi rồi, người ta mới thấm: "Miếng
cao lương phong lưu nhưng lợm
Chao ôi, biết lợm, biết ngon, thì "cái hoa đã trót gieo cành", "biết sao"! "Lau nhau ríu rít cò con cũng tình". Hạnh phúc giản dị, xin hẹn kiếp sau! ---------- Tiếng thúy điện cười già ra gắt (285)Cười nên tiếng khóc "Ngoại hỏa" tránh được, chứ "tâm hỏa" biết né làm sao. Lửa trong lòng đốt ngày đêm khiến nét liễu rầu, đã rầu mà cố cười thì chỉ "cười nên tiếng khóc"! Tưởng tượng một người ngồi uống trà mà sốt ruột đến nỗi trà mới pha lần đầu đã thôi không muốn uống nữa, mà lại cứ đem hương ra đốt dồn mãi để mong rước vua! "Dơ buồn đến thú cỏn con"... Tám câu thơ, cả một giây phút thẫn thờ. -------- Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ (301)Than hờn nhớ trách "Cung oán ngâm" mà. Đã ngâm nga trách móc một thôi rồi (từ câu 189 đến câu 244), lại ngâm nga trách móc thêm một thôi nữa. "Sinh
ly đòi rất thời Ngâu
Ấy bởi chàng Ngưu chỉ có nàng Chức, trong khi chàng "Vua" có vô số nàng. Khi hoàn cảnh bất lợi như thế thì không có "thắm nào nhuộm lại tơ hồng cho tươi" được đâu. Đành cứ tiếp tục "phòng không" mà khao khát "mây mưa", mà mơ "giọt mưa cửu hạn" thôi. Lần trước oán, rồi "bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra". Lần này oán, phản ứng có dịu hơn một chút: "Chống
tay ngồi ngẫm sự đời
Kêu thì nhẹ hơn đạp, và cũng "thương" hơn. --------- Trong gang tấc mặt trời xa mấy (309)Buồn gần, lo xa... "Muốn đạp tiêu phòng mà ra", "muốn kêu một tiếng cho dài", nhưng rốt cục người cung nữ bị "rún rẩy" không đạp không kêu mà chỉ ngồi trông "cảnh tiêu điều ngao ngán dường bao" để nghe "lòng ngán ngẩm buồn tênh mọi nỗi"... "Buồn
này mới gọi buồn sao
Buồn chết được nhưng vẫn sống. Còn sống, còn chút xuân, thì "những hương sầu phấn tủi sao xong", thì vẫn phải lo "giữ sao cho được má hồng như xưa" "phòng khi động đến cửu trùng"... "Cửu" ơi có biết, nơi góc ngự viên "cửu" từng năng lui tới đóa đồ mi năm ấy giờ đêm đêm vẫn còn thao thức đợi bóng dương! --------- Lòng ngán ngẩm buồn tênh mọi nỗi (337)_______________ (1) Chữ "mùi" trong "nắng nám mùi dâu" hẳn nghĩa là màu (như trong câu "Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh" - Tỳ bà hành, bản dịch Phan Huy Vịnh). Đây chúng tôi dùng chữ "mùi" với nghĩa là mùi. Màu dâu hay mùi dâu, cũng đều từ cái ý "biển xanh biến thành ruộng dâu", tức ý đời người có thể thay đổi hết sức lớn lao. (2) Nhiều bản in là "Khí bi thu...". Dù sao, câu này nghĩa "Một không khí buồn thương dậy mùi nơi hè đầy hoa rụng" (theo trang vi.wikisource.org). |
|