Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Tác giả ]
|
Năm 1986, ông Nguyễn Khắc Ngữ cho tái bản ở Montréal cuốn Sử Ký Đại Nam Việt Quốc Triều, đã xuất bản năm 1974 ở Saigon. Trong Lời nói đầu ông cho biết đã in lại một bản in lần thứ năm (năm 1909), của nhà Dòng Tân-định. Vì nhận thấy cuốn này có một số sử liệu hơi lạ so với các cuốn sử khác, ông phổ biến để độc giả dùng làm tài liệu tham khảo.Tôi tìm được một cuốn khác, cũng in tại nhà in Tân-định, nhưng vào năm 1879, tức là in trước cuốn của ông Nguyễn Khắc Ngữ tìm thấy 30 năm, song không rõ đấy là in lần thứ mấy và nhan đề cũng hơi khác : ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KÝ. Không có tên tác giả (1). So với bản 1909 thì bản in năm 1879 cũng tương tự nhưng đặc biệt có Phần Phụ Thêm viết bằng văn vần. Chữ dùng cũng cổ hơn :
"Dưới tua khá giữ dám tình dế duôi,
Khắp chưng các phủ trong ngoài...
(...) Nguyện cầu cùng Đ.T. Cha,
Xuống ơn phù hộ ca-sa giúp rầy" vv.
I - SƠ LƯƠC CUỐN " ĐẠI NAM VIỆT QUẤC TRIỀU SỬ KÝ " (1879) Phần Tiểu dẫn chép từ thời nước ta còn là Giao-chỉ quận cho tới khi vua Gia-Long thống nhất.
Sách gồm Phần Chính và Phần Phụ Thêm.
A - PHẦN CHÍNH (tr. 1 - 174) là sử, viết bằng văn xuôi, tương tự như sách của ông Nguyễn Khắc Ngữ tìm thấy, phần này lại chia làm hai :
1 - Phần thứ nhứt : "Doãn tích từ Hiếu Vũ Vương (1737-65) cho đến khi Đức Thầy Vêrô (Bá-đa-lộc) về mà xin vua nước Lang-sa giúp nhà Nguyễn phục quấc (1738-1786)".
2 - Phần thứ hai : "Doãn tích từ Đức Thầy Vêrô sang qua nước Lang-sa cho đến khi vua Gia-Long đặng trị lấy cả và nước An-nam (1786-1802)".
Đặc biệt có những chi tiết không thấy trong các cuốn sử khác, thí dụ : Vua Gia-Long "mê sắc dục nên ghét đạo, đôi khi nói nặng đều chê bai sự đạo và thêm lời hoa tình nữa. Song chẳng mấy khi dám nói trước mặt Đức Thầy (Bá-đa-lộc) vì người chẳng nể vua mà cãi ngay nên vua nói sau lưng có ý cho kẻ nghe học lại cùng người".
Sách cũng chép nhiều điều sai lầm, chẳng hạn nói vua Chiêu-Thống "chết ở Đại Minh khi đã già" (thực ra Chiêu-Thống chết năm 28 tuổi) hoặc vua Quang-Trung "chết khi mới 45 tuổi" (sự thực Quang-Trung chết năm 39 tuổi) vv.
B - PHẦN PHỤ THÊM (không có trong bản in năm 1909) bằng văn vần, chia ra 4 phụ đề :
1 - "Đông Cung nhựt trình" (tr. 175-188) kể chuyện Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện.
2 - "Tự thánh thục đàng" (tr. 188-225) kể "Thuở Tây Sơn bắt đạo mà nhớ đến nhà trường xưa", gồm ba phần :
a - "Tự thánh thục đàng vãn" (tr. 188-204) than cảnh chia ly vì chiến tranh.
b - "Vãn tử đạo" (tr. 205-215) : "Danh hội gọi là bố Gioang chết tại ngục mà xưng đạo Chúa".
c - "Hối tình thuật đạo, vãn" (tr. 216-225). Hối hận vì :"Trước bỏ cha gẫm đà theo vạy, kế là một loạt thơ ca tụng Chơn đạo, Đức tin, Thiên đàng, Cứu Thế vv.
Nay dốc nguyền trở lại đàng ngay."3 - "Hàm oan chi từ" (tr. 226-246) có bốn phần :
a - Trách vua :
"Trách vì quân thượng bất nhơn
(...) e kẻ có đạo làm hư nước nhà.
Sao không xét việc đã qua
Giúp nên cơ nghiệp, phục hồi cựu đô."b - "Bây giờ mới bàn đến đạo nhu" (đạo Nho) : Khổng Tử tuy tài giỏi nhưng không thể so sánh với Chúa được.
c - "Phải nói đạo Phật mị tà chi không" - Tác giả bài xong đạo Nho rồi bác đến đạo Phật : chê Phật bất hiếu, bỏ cha mẹ đi tu ; chê đạo Phật "mị tà, dối trá người ta" và kể chuyện Hán Minh Đế sai các quan đi Tây vực cầu đạo Thiên Chúa, nhưng các quan chỉ đi đến nước Thiên-trúc nên rước nhầm đạo Phật khiến cho cả nước Trung Hoa đi theo tà đạo (2).
d - "Rầy nói Phật bà tên gọi Quan Âm" - Đoạn này chê cả Phật Quan Âm lẫn Phật tử. Kể chuyện Trang Vương có ba con gái là Diệu Âm, Diệu Cung và Diệu Thiện đều "say mê các sãi, trốn đi ở chùa...". Vì chọn lầm đạo, cả bốn cha con đều chết thảm.
4 - "Quảng Nam Đình" (tr. 247-256) gồm hai phần :
a - "Án sát sứ quan" yết thị : khuyên dân chớ mê "tả đạo" (đạo Thiên Chúa), viện lẽ :
"Biết đâu Ðịa ngục, Thiên đàng là đâu ?
(...) Có Thiên đàng cũng ít phần tới ta.
Ở đời ta giữ đạo người là xong".Chê đạo Thiên Chúa khó tin :
"Một rằng Thiên Chúa ba ngôi,
Trời sao mà lại có Trời chia ba ?
Hai là sự tích Đức Bà,
Đồng trinh mà đẻ ấy là có mô ?"Nhận thấy các tín đồ đạo Thiên Chúa ở Tây sang hành sự không giống những lời đạo dậy người :
"Một rằng thấy của chớ tham,
Cớ sao núi biển nước Nam,
Mắt vừa xem thấy, miệng thèm, lòng quên ?
Không mua mà cũng không xin,
Liệu toan sự đoạt, không nhìn mặt ai ?
Chẳng qua cậy thế, cậy tài..."b - "Chúng nhơn ca" - Đoạn này phản bác những lý lẽ do quan án đưa ra : không thể xét đạo qua một số phần tử có những hành động sai lầm mà oan cho đạo :
"Mặc ai tham lợi, tham tài,
Đạo ngay chẳng giữ, Chúa Trời chẳng tha.
Mặc ai dấy động can qua,
Việc người người biết, việc ta ta tường.
(...) Phá lúa chín thật bầy trâu,
Ngựa thì mang án gẫm âu ức tình..."
II - "NHỰT TRÌNH ĐÔNG CUNG KÝ VÃNG TÂY BANG, TÁI HỒI BỔN QUẤC" Tuy gọi là "nhựt trình" nhưng chỉ thuật sơ lược chứ không ghi chép tuần tự theo ngày tháng những sự việc xẩy ra trong chuyến đi Tây của Hoàng tử Cảnh. Người đọc có cảm tưởng tác giả chưa hề bước chân sang Pháp nên mô tả phong cảnh nước "Lang-sa" theo kiểu mẫu Á đông :
"Đại thành rực rỡ nghiêm trang,
Cửa son chói lói, lầu vàng oai nghi."Khi Bá-đa-lộc vào triều kiến vua Louis XVI, tác giả cũng cho Đức Cha theo nghi lễ của thần tử nước Nam đối với vua chúa nước Nam :
"Bước tới đơn trì, lạy tạ phân thưa"
Hoàng tử Cảnh lúc ra đi lên 4, lúc về lên 9, thế mà tác giả đặt vào miệng Hoàng tử Cảnh những lời lẽ quá già dặn :
"Đem tôi về đất nước Ta,
Lạ lùng phong thổ, cậy Thầy dưỡng nuôi.
Thở than kể hết mọi lời,
Mới nên (3) bốn tuổi nỗi này gian nan."Vì "Đông Cung Nhựt Trình..." không ghi chép các chi tiết chuyến đi Tây của Hoàng tử Cảnh, tôi thử sơ lược cuộc hành trình này theo thứ tự thời gian :
1784 (tháng 11 năm Giáp Thìn) : khởi hành cùng với Bá-đa-lộc, Phạm văn Nhân, Nguyễn văn Liêm (4).
1785 (tháng 2 Xuân Ất Tỵ) : đến Tiểu Tây (Pondichéry), thuộc địa của Pháp ở Ấn độ, phải tạm dừng chờ ở đây vì Đại Tây (Pháp) có biến.
1786 (tháng 6 Bính Ngọ) : Trấn mục Tiểu Tây đem chiến thuyền Aréthuse đưa sang Ðại Tây.
1787 (tháng 2 Đinh Mùi) : đến Paris. Pháp dùng vương lễ đối đãi. Hoàng tử Cảnh không thạo tiếng Pháp, được xếp cho cùng với Bá-đa-lộc ở Hội Truyền giáo nước ngoài.
Hoàng tử Cảnh 5/5/1787 : vào triều kiến ở Versailles. Hoàng tử Cảnh khôi ngô, rất được chú ý. Giám mục thuê Léonard (người hầu chải đầu cho Hoàng Hậu Marie Antoinette) sửa tóc cho Hoàng tử, bỏ khăn nhiễu thay bằng khăn lĩnh (satin) đỏ thắt múi (noeud), do Léonard vẽ kiểu. Lại may cho Hoàng tử một bộ y phục kiểu Pháp pha Á đông, bỏ áo dài, quần lụa, và thuê họa sĩ Maupérin vẽ chân dung Hoàng tử Cảnh mặc áo đỏ, đi hia đỏ, tay phải đặt lên một cái mũ, đầu quấn khăn Léonard. Bức tranh này được trưng bầy ở Académie Royale de Peinture et Sculpture (Hàn lâm viện Hội họa và Điêu khắc) năm 1791, sau do Hội Truyền giáo nước ngoài ở Paris giữ. Dân Pháp nồng nhiệt đón chào, nhiều người làm thơ về Bá-đa-lộc và Hoàng tử Cảnh... Xin trích mấy câu trong bài thơ được đọc giữa bữa tiệc ở Versailles, đăng trên một tờ báo ở Paris :
(...) Ta hãy bắt đầu bằng hài đồng nổi tiếng
Mà số phận đáng cho ta lưu ý :
Sinh ra để đội mũ miện
Nay lại ngồi chung với chúng ta.
Hoàng tử bé bỏng ơi, hãy vui lên
Một ngày kia Hoàng tử sẽ lên ngôi,
Bá-đa-lộc rất thương yêu Hoàng tử (5).28/11/1787 : Bá-đa-lộc và Bá tước de Montmorin, ngoại trưởng Pháp, ký Hiệp ước Versailles : Đổi lấy viện trợ quân sự của Pháp để chống quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh nhường cho Pháp Tourane, Poulo Condor và cho Pháp giữ độc quyền thương mại. Lúc đầu Montmorin ngại không muốn giúp nhưng Bá-đa-lộc thuyết phục rằng nước Nam giầu, nếu Pháp không chiếm đoạt sẽ có các nước khác như Anh, Bồ-đào-nha nhẩy vào tranh.
1787, tháng 12 : lên đường về nước.
1788, tháng 5 : đến Pondichéry, nhưng Bá tước de Conway, có lẽ vì ghen với địa vị của Bá-đa-lộc, không chịu hợp tác và giúp đỡ theo thư dặn của Bá tước de Montmorin. Bá-đa-lộc sẵn có tiền của vua Louis XVI ban cho liền xuất ra chiêu mộ binh sĩ và trang bị chiến thuyền Méduse đưa về nước Nam.
15/6/1789 (Kỷ Dậu) : khởi hành về nước, trên tầu Méduse.
24/6/1789 : về tới Nam kỳ.
III - ĐÔNG CUNG CẢNH Cho tới nay, phần đông chúng ta chỉ biết Hoàng tử Cảnh sang Pháp rồi về nước, chết vì bệnh đậu mùa, nhưng không mấy người rõ chết năm bao nhiêu tuổi, đã làm nên sự nghiệp gì, Hoàng tử là con người như thế nào vv. ? Đến đầu thế kỷ này mới lại thấy nhắc đến đích tự tôn của Hoàng tử là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để do Phan Bội Châu tôn làm Minh chủViệt-Nam Quang Phục Hội.
Sau đây xin sơ lược về tiểu sử và hậu duệ Hoàng tử Cảnh.
A - SỰ NGHIỆP
Hoàng tử Cảnh sinh năm Canh Tý (1780) ở Gia-định. Mẹ là Thừa-Thiên Cao Hoàng Hậu, con quan Chưởng Doanh Tống Phúc Khuông, sinh được hai con trai, con trưởng là Chiêu mất sớm, con thứ là Cảnh. Năm lên 4 tuổi, Hoàng tử vâng lệnh cha, theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện, đến năm lên 9 (1789) thì về nước.
Tháng 3 năm Giáp Dần (1794), 14 tuổi, Hoàng tử được lập làm Đông Cung Thái Tử, phong chức Nguyên Súy Quận Công, được ban Đông Cung Chi Ấn, dựng phủ Nguyên Súy, đặt văn võ đại thần. Việc nhỏ do các đại thần phân xử, việc lớn bẩm Súy phủ quyết định. Mùa hạ năm ấy, Vua (Nguyễn Ánh) đi đánh Qui-nhơn, sai Ðông Cung trấn giữ Gia-định ; mùa đông, trấn giữ Diên-khánh.
Năm 1794, Tây Sơn Nguyễn Quang Toản sai Trần Quang Diệu và Nguyễn văn Hưng đem quân thủy bộ cùng vây đánh Qui-nhơn, Diên-khánh. Vua thấy Đông Cung khó nhọc nên đến tháng 2 năm 1795 cho về trấn giữ Gia-định. Mùa đông, Tây Sơn lại vây Diên-khánh, Đông Cung ở Gia-định một mặt lo việc trị an, một mặt vận tải quân nhu, phòng ngự.
Tháng 5 năm Ðinh Tỵ (1797), vì quân Tây Sơn ở Qui-nhơn quá đông, không đánh được, Vua đem chiến thuyền ra cửa bể Ðà-nẵng, Quảng-nam, sai Đông Cung đem tướng sĩ dinh Tả quân vào cửa biển Đại chiêm, đánh lấy Chiêm dinh, chia đặt đồn sở. Tháng 6, đi đánh giặc ở La-qua thắng trận, được thưởng 1000 quan.
Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1798), Vua lại sai Ðông Cung tổng quản tướng sĩ dinh Tả quân và Vệ ban trực tuyển phong Tiền quân Thần sách, đến trấn giữ Diên-khánh. Cho Bá-đa-lộc cùng Phó tướng Tống Viết Phước đi theo giúp đỡ.
Tháng 4 năm Kỷ Vị (1799), sai Ðông Cung hộ giá đi đánh Thị-nại, chống Trần Quang Diệu, Võ văn Dũng. Lại theo Vua đi đánh Qui-nhơn (lấy được Qui-nhơn, đổi tên ra Bình-định).
Tháng 10 năm Canh Thân (1800), Đông Cung thấy các dinh Gia-định đều điều đi đánh Tây Sơn, xin lập thêm chi binh, chiêu mộ những quân trốn và những dân ngoại tịch bổ vào để canh giữ.
Ngày 20/3/1801 (Tân Dậu), sau khi lấy được Thị-nại, chính vị Đông Cung được 8 năm thì mắc bệnh đậu mùa, mất năm 22 tuổi. Vua sai Nguyễn văn Nhân, Nguyễn Tử Châu hiệp cùng Lễ bộ lo việc an táng ở Bình-định. Sách cho Gia-định đình mọi việc cúng tế cho đến ngày an táng, đình việc giá thú 60 ngày ; các tỉnh Bình-dương, Bình-thuận đình cúng tế 13 ngày, đình giá thú 30 ngày.
Năm Gia-Long thứ 3, đem thờ ở Tả vu nhà Thái miếu. Năm Gia-Long thứ 4, truy đặt tên thụy là Anh Duệ Hoàng Thái Tử, lập nhà thờ Đại mộ ở xã Vĩ-dạ. Năm Gia-Long thứ 8 (1809) đưa về táng ở Dương-xuân (6).
B - CON NGƯỜI
Sử chép rằng Đông Cung thiên tư sáng suốt, hiếu học và ưa lời nói thẳng.
a - Giáo dục : Vua rất chăm sóc đến việc giáo dục Ðông Cung. Ngoài Sư phó Bá-đa-lộc, ngay sau khi Hoàng tử chính vị Đông Cung, vua đã cho dựng nhà Thái học, đặt Ngô Tòng Chu vào chức Phụ đạo, lại có 2 Thị Giảng, 8 Hàn lâm viện Thị Học, trong số này có Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định (7), cùng 6 Quốc tử giám Thị Học, ngày hai buổi giảng bàn kinh sử. Đông Cung nói gì, làm gì, Thị Học phải ghi chép, mỗi tháng một lần dâng lên vua xem.
Tháng 10 năm Ất Mão (1795), sai Phó tướng Tả quân Phạm văn Nhân làm Phụ đạo. Tháng 4 năm Mậu Ngọ (1798), sai Ngô Tòng Chu cùng Lễ bộ kiêm Đốc học Nguyễn Thái Nguyên Phụ đạo Đông Cung (8). Tháng 4 năm Canh Thân (1800), lấy hàng thần là Nguyễn Gia Cát, Tiến sĩ nhà Lê, làm Đốc học hầu Đông Cung.
Hoàng tử Cảnh theo Bá-đa-lộc sang Pháp từ nhỏ, ăn ở chung sống với Bá-đa-lộc, được dạy dỗ theo đạo Thiên Chúa nên tỏ ra rất quyến luyến "Đức Thầy" và rất mộ đạo. Khi vua, một phần vì nghe các quan can gián, quyết định cho Hoàng tử ra ở riêng thì tuy Đông Cung chẳng ở cùng nhà với Đức Thầy song vẫn kín đáo đến thăm, lại chọn những ngày quân hầu là người có đạo để dễ xem lễ. Hoàng tử thường tỏ ra phiền muộn vì chưa được chịu phép rửa tội, xin Đức Thầy dậy phép rửa tội, phòng khi bệnh nặng mà bên mình không ai có đạo thì chỉ cách để người ta rửa tội cho mình. Thực Lục còn chép rằng khi ở Pháp về Hoàng tử không chịu bái yết Tôn Miếu, nhờ Cao Hoàng Hậu khéo dậy, sau mới đổi.
Đại Nam Việt Quấc triều Sử ký cho biết sau khi Đức Thầy qua đời thì "tính nết ông Đông Cung khác lắm. Vì ông ấy buông mình theo tính xác thịt, đắm mê tửu sắc, chẳng còn tưởng nhớ gì đến sự đạo nữa. Song khi thấy mình đau nặng gần chết thì mới nhớ đến Ðức Chúa Trời, cùng ra sức giục lòng ăn năn tội, và xin quan nhỏ kia có đạo làm phép rửa tội cho mình kín đáo không ai biết".
b - Đức độ : Trong hành động, Đông Cung tỏ ra là người rất tôn trọng đạo đức, đôi khi hơi câu chấp. Ngô Tòng Chu giảng một thiên Nhạc ký, Đông Cung bình rằng người đời xưa làm nhạc để cảm động đến Trời Đất, quỷ thần. Nay cúng tế ở Miếu, theo tục dùng bọn nữ nhạc, chèo hát, rất là vô vị.
Lính bỏ trốn, quan địa phương bắt vợ con lính giam ở quân xá, Ðông Cung xin cho giam riêng để trai gái được phân biệt, bảo toàn danh dự cho người nữ.
Năm Ðinh Tý (1797/8) theo vua đi đánh Qui-nhơn, Quảng-nam, khi về xin cho làm sách Hiền Trung Chư Thần Liệt Truyện để khuyến khích lòng người.
c - Tình cảm : Đông Cung là con người nhân từ. Năm 1800, Hà-tiên đói, viên quản thủ Kiên-giang không cho Cai cơ Mặc Tử Khiêm đong thóc, Đông Cung lúc ấy đang trấn Gia-định nói :" Tuy có lệnh cấm buôn thóc đưa ra ngoài biển nhưng Hà-tiên cũng là con đỏ của triều đình, ta không nỡ cấm". Bèn ra lệnh cho phép bán 10 xe thóc.
Nhân từ có thể đi đến nhu nhược : Khi Tống Viết Phước cùng Bá-đa-lộc giúp Đông Cung trấn giữ Diên-khánh, Phước hay lấn lướt Bá-đa-lộc, Đông Cung để yên. Vua dụ :"Phàm nhân hậu phải có cương quyết mới được việc. Ngươi làm Nguyên Soái trấn giữ Diên-khánh thế mà Phước trước đã tự tiện làm oai, sau lại vô lễ với Sư phó ngươi mà ngươi một niềm nín nhịn há chẳng là quá nhân hậu ư ? Từ nay về sau, kể từ Phó tướng trở xuống, kẻ nào không vâng lệnh thì đem chém để nghiêm tướng lệnh".
Đông Cung rất có cảm tình với người Tây dương. Trong một lá thư đề ngày 11/4/1801 gửi cho Letondal, L. Barisy viết rằng Đông Cung là người đã ra mặt che chở cho tất cả những người Âu, đã bảo vệ cho đạo Thiên Chúa... đích thực là một người bạn thành thật (9).
Xem cách cư xử thì thấy Đông Cung cũng biết phải trái, chỉ vì còn trẻ nên đôi khi hơi câu nệ, và vì thiếu kinh nghiệm nên đặt hết lòng tin vào các Sư phó, Phụ đạo, nếu những người này sai lầm, có thành kiến, thì Đông Cung cũng sai lầm theo :
Tỉnh Gia-định theo đạo Phật, nhiều kẻ trốn sai dịch vào chùa ở. Có nhà sư tên Cao phạm tội, vua muốn giết và truyền lệnh phàm các sư tăng dưới 50 tuổi đều phải chịu sai dịch như người thường. Các quan có ý ngăn cản, vua còn do dự thì Ngô Tòng Chu, vì trọng đạo Nho, nói với Đông Cung rằng vua bài trừ đạo Phật như thế là việc rất hay, bầy tôi đã không biết tán thành lại còn can ngăn là rườm lời, cái hại về đạo Phật, đạo Lão còn quá hơn đạo họ Dương, họ Mặc (10). Đông Cung nghe theo, dâng sớ chỉ trích cái bậy của các nhà sư, vua mới quyết định. Giữa ảnh hưởng của Sư phó Bá-đa-lộc, trọng đạo Thiên Chúa, và Phụ đạo Ngô Tòng Chu, trọng đạo Nho, dĩ nhiên Đông Cung chưa đủ già dặn để tìm hiểu mà chỉ xét đạo Phật qua những phần tử "trốn sai dịch" (11).
C - HẬU DUỆ
Đông Cung kết duyên với Tống thị Quyên, sinh được hai con trai là Mỹ Đường (còn tên là Đán) và Mỹ Thùy (còn tên là Cảnh, nhưng nghĩa khác). Năm Gia-Long thứ 16 (1818), phong cho Mỹ Đường là Ứng Hòa Công, Mỹ Thùy là Thái Bình Công.
Sau khi Đông Cung mất, có người tố cáo Mỹ Đường thông gian với mẹ đẻ là Tống thị Quyên. Lê văn Duyệt tâu kín. Vua (Minh-Mệnh) sai bắt thị Quyên giao cho Duyệt dìm chết và cấm Mỹ Đường không được chầu hầu. Năm 1824 Mỹ Ðường dâng sớ nói có bệnh, xin nộp trả sách và ấn, về ở nhà riêng, làm thứ dân. Vua y. Hệ Mỹ Đường thì ghi phụ vào sau Tôn Thất Phả (12).
Thực Lục chép : Năm 1826, vua được tin Thái Bình Công Mỹ Thùy mắc chứng hoắc loạn cấp tính, sai đại thần đem ngự y tới thăm, đến nơi thì Công đã chết. Con gái của Công mới sinh, sai Trưởng Công Chúa nuôi. Liệt Truyện viết hơi khác : Mỹ Thùy bị quân lính ở Dực Chấn kiện, sắp giao xuống cho đình thần nghị tội thì bị bệnh chết, không có con (13).
Năm 1826, Lệ Chung, con trai Mỹ Ðường, tuổi mới lên 6, lẽ ra chưa đáng phong, nhưng Mỹ Đường phải tội, Mỹ Thùy đã mất nên đặc cách cho tập phong tước Ứng Hòa Hầu, ban cho sách ấn, khiến giữ việc thờ Anh Duệ Hoàng Thái Tử, miễn việc chầu hầu, lương hàng năm 600 quan tiền, 500 phương gạo và cấp cho một đội Dực tráng để sai khiến. Sai bộ Lại chọn một người có học hạnh cho hàm thất phẩm để sung làm Giáo tập kiêm hộ lý ấn triện (14).
Năm 1827, bộ Lễ tâu : "Ứng Hòa là tước hiệu của Mỹ Đường trước kia, từ lúc Mỹ Đường có tội, việc thờ cúng Anh Duệ do Thái Bình Công, nay Công đã mất lại không con trai, Lệ Chung chủ việc tế tự Anh Duệ nên làm người thừa kế Thái Bình Công. Nếu cứ gọi là Ứng Hòa Hầu thì như người có tội vẫn được truyền tước mà Thái Bình Công lại mất danh hiệu, xin đổi phong là Thái Bình Hầu." Vua y (15).
Năm Minh-Mệnh 14, Chánh, Phó Tổng tài sở Ngọc Diệp là bọn Phan Huy Thực, Tôn Thất Bằng tâu tội của Mỹ Đường mình làm mình chịu, nhưng con là Lệ Chung, tức cháu của Anh Duệ Hoàng Thái Tử, thì xin được liệt vào Tôn Phả, xin bỏ biên phụ đi. Châu phê là phải.
Năm Minh-Mệnh 17, Phủ Tôn Nhân hội với bộ Lễ, tâu cho Lệ Chung được miễn nghị để giữ việc thờ tự, nhưng các con của Lệ Chung đều giáng làm thứ dân, xóa tên ở sổ họ Tôn Thất đi. Vua y.
Năm Minh-Mệnh 20, vua dụ : "Lệ Chung không phải con của Thái Bình, há để tập phong hiệu Thái Bình như cũ ? Nên đổi phong là Cảm Hóa Hầu, nhưng vẫn phải giữ việc thờ tế Thái Bình Công (16)."
Đến năm 1848, Tự-Đức nguyên niên, Đông các Đại Học Sĩ Vũ Xuân Cẩn tâu xin gia phong cho Cảm Hóa Hầu. Vua cho bộ Lễ ghi lại, đợi hết tang sẽ lượng cho tấn phong.
Năm sau, bọn Tạ Quang Cự 30 người lại xin. Vua chuẩn cho con cháu Mỹ Ðường lại được liệt vào Tôn Phả. Lệ Chung làm Cảm Hóa Quận Công.
Tuy nhiên, trong Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả không thấy có tên của Mỹ Đường, Lệ Chung, Ứng Hòa Hầu hay Cảm Hóa Quận Công ; Mỹ Thùy tuy có tên nhưng không có tiểu sử.
Đầu thế kỷ 20 mới lại thấy nhắc đến hậu duệ Hoàng tử Cảnh : Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cháu đời thứ 6 của Gia-Long. Khi Phan Đình Phùng cầm cự quân Pháp ở Hà-tĩnh đã phái người đến Kinh mời Hàm Hóa Hương Công ra làm thủ lĩnh nhưng Công nghĩ mình già yếu, cho con là Cường Để, mới 13 tuổi, đi thay.
Khoảng 1903, Phan Bội Châu thấy dư đảng Cần vương và nhiều nhân sĩ miền Nam còn nặng lòng với nhà Nguyễn nên muốn tạm thời dựa vào nền quân chủ để chống Pháp giành độc lập, đã tìm đích tự tôn của Đông Cung là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, tôn làm Minh chủViệt-Nam Quang PhụcHội, và giúp Cường Để xuất du, sang Nhật hoạt động (1906).
Nhưng đến Nhật (1906) thì được biết, theo lệ bang giao, nếu không được sự ưng thuận của chính phủ Pháp, Nhật không được đón tiếp người trong Hoàng tộc, vì vậy Cường Để phải trà trộn vào đám du học sinh, ghi tên vào trường Chấn Võ Lục Quân ở Đông kinh (1907), bị bệnh nên bỏ học, sau đó lại ghi tên vào Đại học Waseda. Năm 1908 Pháp chẹn đường gửi tiền sang cho du học sinh, hàng trăm người không tiền phải bỏ học. Năm 1909 Cường Ðể bị trục xuất ra khỏi Nhật, nhân thấy ở Nhật không còn sinh viên, không hoạt động được bèn sang Xiêm tìm căn cứ khác, song không biết tiếng Xiêm nên năm 1909 lại trở về học ở Waseda.
Khi Pháp yêu cầu Nhật giải tán du học sinh Việt, Cường Để bỏ Nhật sang Hương cảng, rồi đi Thượng-hải (1910). Năm 1912 cải tổ Việt-Nam Quang Phục Hội.
Tháng 2, 1913 lẻn về nước quyên tiền để thực hành kế hoạch lập cơ sở mới ở Trung quốc và đi Âu Mỹ khảo sát tình hình, thu được hai vạn đồng. Ðến tháng 5, đi Âu châu (YÙ, Ðức, Pháp, Anh).
Tháng 4, 1914, nghe nói Viên Thế Khải có ý muốn giúp đỡ bèn bỏ Anh về Trung quốc, song đến nơi mới hay Trung quốc chưa thể giúp, đợi mấy năm nữa hùng cường sẽ tính sau.
Từ sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung quốc (1911), Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng chế độ dân chủ, năm 1914 lập hội mớiViệt-Nam Quốc Dân Đảng ở Quảng-châu, Cường Để làm Hội chủ. Thời gian Phan Bội Châu bị giam lỏng ở Huế, Cường Để ở Đông-kinh, cũng chịu ảnh hưởng dân chủ chế độ, gửi thư về nước, ký là "Vi nhân tặc hậu Cường Để" (17).
Năm Ất Mão (1915), bỏ Bắc-kinh trở lại Nhật, gửi một bức thư về cho vua bầy tỏ lẽ thịnh suy và những biện pháp cứu quốc như nuôi dân khí, sửa quan chế, mở mang tài lợi vv... Ký tên :"Vong thần Cường Để".
Năm 1939 cải tên Việt-Nam Quang Phục Hội thành Việt-Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội, Cường Để làm Ủy viên trưởng.
Nhật đảo chính, một số Cao-đài và nhân sĩ ở Saigon tổ chức đón Cường Để về nhưng ông không về, tin tưởng Nhật thật lòng thực hành chủ nghĩa Đại Á Tế Á, sẽ giải phóng cho dân tộc Á châu thoát khỏi vòng áp bức của Tây phương.
Ông mất ngày 5/4/1951, tại Đông-kinh (18). Sau con là Tráng Liệt sang Nhật đem di cốt về.
o O o
Thói thường, đoạn kết là câu giải đáp cho vấn đề nêu ra trong bài, nhưng đoạn kết bài này lại là những câu hỏi :
1) Tại sao Đông Cung có hai con trai mà khi Gia-Long mất lại lập Minh-Mệnh lên làm vua ?
Người ta có thể nghĩ vì hai con của Đông Cung còn nhỏ nên Gia-Long chọn Hoàng tử Đảm (sau này là Minh-Mệnh), đã trưởng thành, đủ khả năng gìn giữ cơ nghiệp nhà vua đã khó nhọc gây dựng.
Sự thực thì khi Gia-Long mất, con của Đông Cung đã xấp xỉ 20, có thể nối ngôi được. Vấn đề tuổi tác, nếu có đặt ra, cũng chỉ dự một phần trong việc lập Minh-Mệnh.
2) Tại sao khi Hoàng tử Cảnh vừa chính vị Đông Cung, mới 14 tuổi, từng đi Pháp cầu viện lập được công to, không bị trọng bệnh, thế mà Nguyễn Ánh lại chọn lúc ấy yêu cầu Nguyên Phi Tống thị, mẹ Hoàng tử Cảnh, nhận Hoàng tử Đảm làm con nuôi, trong khi mẹ Hoàng tử Đảm vẫn còn sống ?
Phải chăng vì Vương nhận thấy Hoàng tử Cảnh quá mộ đạo Thiên Chúa, có quá nhiều cảm tình với người Tây dương, tính tình lại nhu nhược, nếu lên ngôi có thể sẽ đánh mất chủ quyền nên chọn sẵn Hoàng tử Đảm để phòng hờ trường hợp phải loại Hoàng tử Cảnh ra.
Trong một lá thư gửi từ Pondichéry (20-3-1785) cho Giám đốc Hội Truyền giáo nước ngoài, Ba-đa-lộc viết :"Tôi cần sự giúp đỡ của quý vị trong việc giáo dục vị Hoàng tử bé nhỏ do tôi phụ trách (...) Tôi muốn dậy theo truyền thống đạo Thiên Chúa (...). Hoàng tử mới lên 6 tuổi mà đã biết đọc kinh và hết lòng mộ đạo (...) rất mến tôi chứ không nhớ gì đến cha mẹ hay các bà nhũ mẫu (...). Nếu sau này cha của Hoàng tử có xoay ra thân thiện với người Anh hay người Hòa-lan thì hẳn quý vị cũng thấy việc dậy dỗ, uốn nắn ông Hoàng nhỏ bé này hữu ích biết chừng nào" (19).
Ngay từ năm 1787, Bá-đa-lộc đã muốn Nguyễn Ánh theo đạo, trước là để làm gương cho sĩ phu noi theo, thứ đến nhân dân toàn quốc. Nhưng Gia-Long không nghe (20). Theo Ngô Giáp Dậu, Nguyễn Ánh từng nói :"Bá-đa-lộc đánh Đông dẹp Bắc, là người ngu xuẩn, trí trá, nhưng có thể sai khiến được". Sử Ký Đại Nam Việt có chỗ chép rằng mỗi khi Vua muốn sai khiến điều gì mà Bá-đa-lộc cưỡng lại thì y như rằng mấy hôm sau các quan nào có đạo đều bị bắt bớ khiến Bá-đa-lộc phải đến xin tha, chịu nước lép vv...". Vua tuy rất quý nể Ba-đa-lộc và những người Âu đã giúp mình lên ngôi báu, nhưng thưà đủ sáng suốt để trông rõ nguy cơ rình rập, đủ khôn ngoan để nắm vững chủ quyền chứ không "nhẹ dạ" như Hoàng tử Cảnh.
Phần Hoàng tử Đảm, lúc được vua chọn để làm con nuôi Nguyên Phi, mới lên ba dĩ nhiên chưa biết gì, nhưng chắc chắn là không có liên hệ mật thiết với đạo Thiên Chúa và người Tây dương là đỡ được mối lo bị ảnh hưởng ngoại bang làm mất chủ quyền rồi. Vả chăng đấy chỉ là một biện pháp phòng hờ, và như ta đã thấy, khi trưởng thành Đông Cung bớt say mê đạo, có lẽ vì thế mà chưa bị truất ngôi ?
Có thể vì đã nhìn rõ chủ ý của Nguyễn Ánh khi yêu cầu mình nhận Hoàng tử Đảm làm con nuôi, bất lợi cho con đẻ của mình, nên Nguyên Phi mới có yêu sách phải lập Khế khoán (giao kèo buộc cả đôi bên) ?
3) Tại sao Hoàng tử Đảm là Hoàng tử thứ tư lại được chọn để nối ngôi, vậy thì hai ông Hoàng Hai và Hoàng Ba đâu ?
Người ta có thể nghĩ như Ngô Giáp Dậu rằng cả hai ông Hoàng Hai và Hoàng Ba đều mất sớm nên theo vị thứ, Hoàng tử thứ tư được chọn là lẽ dĩ nhiên (21). Sự thật :
- Ông Hoàng Hai tên là Nguyễn Phúc Hy (không rõ tên mẹ), sinh năm 1782, mất năm 1801, thọ 20 tuổi, vô tự (22). Tuy mất sớm nhưng Hoàng tử cũng tỏ ra là người có khả năng : Năm 1799, là Khâm sai Cai đội, trấn thủ Gia-định, Hoàng tử giữ vững căn bản, điều quân, cấp lương, khuyến việc nông tang, nghiêm cấm uống rượu nên trong hạt yên ổn. Năm 1804, được gia tăng là Hoài Công ; năm 1809, cải táng "Thiếu Úy Hy" ; năm 1831, gia tăng Thuận An Công.
Như vậy là năm 1793, khi Hoàng tử Đảm được chọn thì ông Hoàng Hy còn sống.
- Ông Hoàng Ba tên là Nguyễn Phúc Tuấn (có chỗ chép Noãn), mẹ là Chiêu Dung Lâm Thức. Mất năm 12 tuổi. Năm 1909 cải táng ở Nguyệt-biều (23). Vì không thấy chép ông sinh năm nào nên tôi đoán sinh sớm nhất là sau ông Hoàng Hai mấy tháng, tức là cũng sinh năm 1782 ; như thế có nghĩa là ông chết sớm nhất vào năm 1782 + 12 = 1794, thế thì năm 1793, khi Hoàng tử Đảm được chọn, ông cũng còn sống như ông Hoàng Hy.
Rõ ràng Hoàng tử Đảm được chọn không phải vì hai ông anh đã chết mà vì một hay nhiều lý do khác, chẳng hạn vì Hoàng tử Đảm thông minh hơn hai anh. Thực Lục chép :" Hoàng tử thứ tư sẵn tính thông minh", Quổc sử Di Biên cũng chép :"Hoàng tử có tài và minh mẫn, cưỡi ngựa, bắn cung rất giỏi nên Hoàng thượng muốn lập Hoàng tử ấy làm tự quân" (24).
Việc đưa Hoàng tử Đảm làm con nuôi Chính Phi là gián tiếp công nhận ngôi thưà kế dành cho vị Hoàng tử này, tránh mọi sự tranh giành của các Hoàng tử khác.
4) Sau khi Minh-Mệnh lên ngôi được mấy năm thì hai người con Đông Cung liên tiếp mắc tội, người bị giáng làm thứ dân, kẻ bị kiện cáo, chưa đem ra xử thì đã chết vì bệnh, đấy có phải là sự tình cờ hay không ?
Rất có thể, nhưng ta cũng không nên quên rằng trong đám triều thần có những phần tử bất phục ông vua trẻ :
- những người nhận thấy là mình bị "bạc đãi" : Hai người Pháp Chaigneau và Vannier bỏ về nước, các quan người Nam thì đem lòng oán hận.
- những người như Nguyễn văn Thành muốn tôn dòng chính thống (25) có thể đã mưu toan đưa con Đông Cung lên kế vị.
Minh-Mệnh lên ngôi là do sự quyết định của Gia-Long, không phải do mưu mô, giành giật mà chiếm được ngai vàng, nhưng đối trước những phản ứng bất thuận lợi của một số triều thần mà sau 5 năm trị vì nhà vua vẫn không dẹp nổi, có thể Minh-Mệnh đã ra tay "trừ hậu hoạn". Nếu các con Đông Cung chết, hoặc không còn hi vọng lên nối ngôi thì bọn phản thần sẽ như rắn không đầu, còn dựa vào đâu mà mưu mô chống đối ?
Và cũng có thể vì vụ này mà lệ "Tứ bất lập" (26) của nhà Nguyễn ra đời. "Tứ bất lập" là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không lập Tể tướng và không lấy ai đỗ Trạng-nguyên. Không lấy ai đỗ Trạng, không lập Tể tướng là để giữ vững chủ quyền của Hoàng đế, không lập Chánh Cung và Đông Cung phải chăng vì mẹ của Minh-Mệnh chỉ là Thứ Phi chứ không phải là Chánh Cung, do đó Minh-Mệnh không thể đương nhiên lên ngôi Đông Cung vốn dành cho dòng chính ? Có người cho rằng "Tứ bất lập" do Gia-Long đặt ra nhưng Hoàng tử Cảnh đã lên ngôi Đông Cung năm 1794, mẹ là Vương Hậu Tống thị thì được lập làm Hoàng Hậu năm 1806, rõ ràng dưới thời Gia-Long lệ "Tứ bất lập" chưa có. Lệ này do Minh-Mệnh đặt ra hợp lý hơn bởi Minh-Mệnh mới phải đương đầu với những khó khăn do dòng chính thống gây ra. Đọc Đại Nam Thực Lục Chính Biên, chỉ thấy Minh Mệnh có "Phi" mà không thấy có "Hoàng Hậu", có "Hoàng Trưởng Tử" mà không thấy có "Đông Cung".
Viết xong tháng 11, 1995
Sửa lại tháng 6, 2001
CHÚ THÍCH 1 - Theo Bằng Giang, tr. 103 và 111, thì linh mục Đặng Đức Tuấn (cha Khâm), người từng cộng tác với Trương Vĩnh Ký trên tờ Miscellanées, là tác giả những bài : "Tự tích việc đạo nước Nam vãn và Lời khai về Việc đạo và về Giặc Tây" (= Tây Sơn)," Đức Thầy tử vi đạo vãn"... nhan đề có nhiều chỗ trùng hợp với Đại Nam Việt Sử Ký, có thể cuốn này cũng do Đặng Đức Tuấn viết rồi người đời sau bổ sung thêm cho đến tận năm 1907 ?
2 - Theo truyền thuyết ở Trung quốc thì năm 65, Hán Minh Đế nằm mơ thấy kim nhân, tỉnh dậy bảo quần thần đoán mộng. Bác Nghị đoán là Phật, vua bèn sai Thái Âm và Cảnh Hiến đi Tây vực cầu đạo. Thái Âm về nước cùng 2 vị Sa môn, dùng ngựa trắng chở 42 Chương Kinh về. Hán Đế xây chùa Bạch Mã ở Lạc-dương cho hai thầy Sa môn thờ Phật.
Không rõ ai đã xướng xuất ra cái thuyết Hán Minh Đế vì nghe tiếng đạo Thiên Chúa là Chính đạo nên sai các quan sang Tây phương tìm, nhưng các quan lười biếng, ngại xa, đi nửa đường dừng lại ở Thiên-trúc, về dối vua là đã đi đến nơi. Thuyết này được Philiphê Bỉnh chép trong Sách Sổ Sang Chép CácViệc vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 ; S. Baron, thế kỷ 17, cũng chép trong Description du Royaume de Tonquin nhưng có lẽ A. de Rhodes là người đầu tiên chép thuyết này trong Histoire du Royaume de Tonquin từ thế kỷ thứ 16, Đại Nam Việt Quấc Triều Sử Ký chỉ nhắc lại mà thôi.
3 - "Mới nên 4 tuổi..." không rõ thời xưa thường hay nhầm "n" với "l" hay chỉ riêng những người có đạo viết như thế vì tôi thấy lỗi này rất thường trong cả Sách Sổ Sang... của Thầy Cả Bỉnh.
4 - Phạm văn Nhân là dòng dõi thế gia, đã theo Nguyễn Ánh sang Vọng-các, ra trận lập công to, giúp Đông Cung trấn giữ Gia-định, Diên-khánh, làm đến chức Chưởng cơ Giám quân Thần sách cai quản tướng sĩ 5 đồn (Liệt Truyện).
Nguyễn văn Liêm cũng theo Nguyễn Ánh đi Vọng-các rồi hộ tống Ðông Cung sang Pháp. Khi về làm đến chức Thuộc nội Cai cơ, trông coi Thị vệ ở Long-diên (Liệt Truyện).
5 - Boudet & Masson, tr. 21.
6 - Thực Lục, IV, tr. 24.
7 - Ngô Tòng Chu người Bình-định, tính ưa nói thẳng, trung trực. Làm quan đến Lễ bộ rồi Phụ đạo Ðông Cung. Năm Kỷ Mùi cùng Võ Tánh trấn Bình-định, bị vây đã uống thuốc độc tự tử (Liệt Truyện).
Trịnh Hoài Đức là học trò của Ngô Tòng Chu, tổ tiên người Phúc-kiến đời đời làm quan, trốn tránh nhà Thanh sang Việt-Nam. Từng làm Thượng thư bộ Lễ, Hiệp biện Đại Học Sĩ, Chánh Sứ sang nhà Thanh, Tổng tài soạn Ngọc Phả. Ân khoa năm 1822, làm Chủ khảo thi Hội, thi Đình giữ chức Độc quyển. Sung Thị Giảng cùng với Lê Quang Định (Liệt Truyện).
Lê Quang Định cũng là học trò Ngô Tòng Chu. Làm Hữu Tham tri bộ Binh. Soạn Đại Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, 10 quyển, khảo sát từ Bắc chí Nam (Liệt Truyện).
8 - Nguyễn Thái Nguyên người Thừa-thiên, chính trực, hòa nhã. Từng theo Nguyễn Ánh sang Vọng-các, giữ chức Khâm sai, Tham mưu, vượt biển về Phú-xuân do thám tình hình. Làm quan bộ Lại, rồi bộ Lễ, có lần nói trái ý vua bị cách chức. Năm Ất Mão, làm bộ Lễ kiêm dậy Đông Cung (Liệt Truyện).
9 - Thư của Barisy (người đã đáp tầu Méduse năm 1789 về giúp Nguyễn Ánh, và là nhạc phụ của J.B. Chaigneau) gửi cho Letondal. Trong thư tả cảnh Đông Cung lúc hấp hối cả đêm gọi tên những người bạn Pháp, gửi gấm họ cho vua cha, lại sai người đến xin ông Liot cầu nguyện cho Đông Cung, rồi mất lúc 4 giờ sáng. (L. Cadière, tr. 21-6).
10 - Họ Dương, trỏ Dương Chu (440-380), chủ trương "dù nhổ một cái lông làm lợi cho thiên hạ cũng không làm", thiên hạ loạn chỉ vì những người thích "làm lợi cho thiên hạ" mỗi người một ý mà gây ra chiến tranh (Liệt Tử và Dương Tử).
Họ Mặc, trỏ Mặc Địch (480-379 tr.TL ?), chủ trương thuyết Kiêm ái : nếu mọi người đều thương yêu nhau thì sẽ hết chiến tranh.
11 - Thực Lục, tập I, tr. 289.
12 - Thực Lục, VII, tr. 104.
13 - Thực Lục, VIII, tr. 76 - Liệt Truyện, II, tr. 49.
14 - Thực Lục, VIII, tr. 97 - Minh-Mệnh Chính Yếu, I, tr. 74.
15 - Thực Lục, VIII, tr. 204-5.
16 - Thực Lục , VII, tr. 97 - Minh-Mệnh Chính Yếu, I, tr. 74.
17 - Anh Minh, tr. 17.
18 - Trong Vietnamologica, I, tr. 150, Nguyễn Vy Khanh cho biết các con Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là Tráng Cử, Tráng Liệt, Tráng Đinh.
19 - Bouillevaux, tr. 93-105 - Héduy, tr. 35.
20 - Nguyễn Xuân Thọ, tr. 435.
21 - Ngô Giáp Dậu, tr. 336-7.
22 - Nguyễn Phước Tộc Thế Phả, tr. 254.
23 - Nguyễn Phước Tộc Thế Phả, tr. 255.
24 - Thực Lục , III, tr. 225 - Quốc Sử Di Biên, tr. 223.
25 - Liệt Truyện, tr. 27 : Năm 1814, Tống Hậu mất, các quan có người bàn đem con Hoàng tôn Đán (trỏ vào Lệ Chung, vì "Đán" là tên của Mỹ Đường) giữ việc thừa tự, Vua không nghe, sai Hoàng tử Đảm, đã được Tống Hậu nhận làm con nuôi. Nguyễn văn Thành e lời xưng hô trong văn tế khó nói, Vua dụ : "Con vâng mệnh cha để tế mẹ là danh chính, ngôn thuận rồi" và quyết định sai Hoàng tử Đảm dâng lễ tế điện.
26 - Có chỗ chép là "ngũ bất lập" tức là không lập Chánh Cung, không lập Đông Cung, không phong Vương, không lấy đỗ Trạng, không lập Tể tướng.
SÁCH THAM KHẢO ANH MINH : Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. 1951.
BẰNG GIANG : Sương mù trên tác phẩm Trương Vĩnh Ký. Văn Học, 1994.
BARON, Samuel : Description du Royaume de Tonquin. Bản dịch của H. Deseille, không đề năm xuất bản.
PHILIPHÊ BỉNH : Sách Sổ Sang Chép Các Việc (1822). Saigon : Viện Đại Học Đà-lạt, 1968.
BOUDET & MASSON : Iconographie historique de l'Indochine. 1931.
BOUILLEVAUX, M.C.E. : Voyages dans l'Indochine (1848-56). Paris : 1858.
CADIÈRE, L. : "Les Français au service de Gia-Long, XII. Leur correspondance", Bulletin des Amis du Vieux Hué, Oct-Déc., 1926.
CH'EN, Kenneth : Buddhism in China. Princeton University Press, 1964.
DANEY, Charles : Quand les Français découvraient l' Indochine. Paris : Herscher, 1981.
HÉDUY, Philippe : Histoire de l'Indochine. La Conquête (1624-1885). Paris : Henri Veyrier, 1983.
LAMB, Alastair : The Mandarin Road to Old Hué. London : Chatto & Windus, 1970.
NGÔ GIÁP DẬU : Hoàng Việt Long Hưng Chí. Dịch giả : Ngô Đức Thọ, Mai Xuân Hải, Nguyễn văn Nguyên. Hà-nội : Văn Học, không đề năm.
NGUYỄN HIẾN LÊ : Liệt Tử và Dương Tử. Lá Bối ; Xuân Thu tái bản ở Mỹ.
N.V. : "Hoàng tử Cảnh", Phổ Thông, số 23 & 24, 1959.
NGUYỄ N VY KHANH : ""Tìm hiểu tên họ người Việt", Vietnamologica, I. Canada : Centre de Vietnamologie, 1995.
NGUYỄN XUÂN thỌ : Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt-Nam (1858-97). California : tác giả xuất bản, 1995.
PHAN BỘI CHÂU : Tự Phán. Garden Grove, USA : Nhan Chu Hoc Xa, 1987.
PHAN BỘI CHÂU : Ngục Trung Thư. Dịch giả : Đào Trinh Nhất. Saigon : Tân Việt, 1950.
PHAN KHOANG : Trung Quốc Sử Cương. Saigon, 1958 ; Đại Nam tái bản ở Mỹ.
TRÁNG LIỆT : Cuộc đời cách mạng CƯỜNG ÐỂ, Saigon, 1957 (?).
VĨNH CAO, VĨNH DŨNG, TÔN THẤT HANH, VĨNH KHÁNH, TÔN THẤT LÔI, VĨNH QUẢ, VĨNH THIỀU :Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả. Huế : Thuận Hóa, 1995.
RHODES, A. de : Histoire du Royaume de Tonquin. Hồng Nhuệ dịch qua bản tiếng Pháp của Henri Albi. Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo TPHCM, 1994.
Đại-Nam Chính Biên Liệt Truyện. Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Huế : Thuận Hóa, 1993.
Đại-Nam Thực Lục Chính Biên. Hà-nội : Sử học, Khoa học, KHXH, 1964, 1968.
Đại-Nam Việt Quấc Triều Sử Ký. Tân-định, Imprimerie de la Mission, 1879.
Minh-Mệnh Chính Yếu. Huế : Thuận Hóa, 1994.
o O o (Sau khi bài này đăng trên Hợp Lưu tôi mới được đọc Delvaux R.P. trong "L'Ambassade de Minh Mạng à Louis Philippe", BAVH, Oct. Déc. 1928. Không rõ lấy tài liệu ở đâu hay cũng chỉ do suy luận, Delvaux viết rằng chính Minh-Mệnh -vì sợ bị đối nghịch, tranh cướp ngôi- đã giết các con của Đông Cung).
[ Trở Về ]
Phụ lục
Pigneau de Béhaine Pierre Joseph***Archive des Missions Etrangères de Paris
[223]. PIGNEAU DE BÉHAINE Pierre-Joseph-Georges, fils de l'intendant de la terre d'Origny appartenant aux ducs de La Vallière, naquit le 2 novembre 1741 à Origny-en-Thiérache (Aisne). Il signe toujours Pigneaux ; mais on a pris l'habitude d'écrire Pigneau. On ajouta à ce nom celui de Béhaine, nom de la section d'une commune dans laquelle sa famille possédait une petite propriété. Il était l'aîné de 19 enfants ; il commença ses études à Laon, les acheva à Paris au séminaire des Trente-trois, et entra au Séminaire des M.-E. Prêtre en 1765, il partit de Paris pour la mission de Cochinchine le 9 septembre de la même année. Mais quand il y arriva, il fut affecté à l'enseignement, dans le Collège général, et Piguel, son vicaire apostolique en dit ainsi la raison : " Le voyant si propre à l'instruction de notre jeunesse, j'ai cru que je ferais mieux de le laisser au Collège, sacrifiant au bien général de toutes les missions la satisfaction que j'aurais eue de le retenir auprès de moi. " Il devint donc professeur au Collège général de la Société des M.-E., provisoirement installé à Hon-dat (1767).
Accusé faussement d'avoir donné l'hospitalité à un prince siamois plus ou moins ennemi de Mac-Thien-tu, chef de la région de Ha-tien, il fut emprisonné pendant près de deux mois, en 1768. Devenu à la fin de 1769 (et non en 1770) supérieur du Collège général, il fut bientôt forcé par la persécution de quitter la Cochinchine ; il s'embarqua le 11 décembre 1769, avec Morvan et 43 séminaristes et domestiques, pour Malacca, d'où il gagna Pondichéry ; il s'installa non loin de cette ville, à Virampatnam, et y construisit un séminaire. Cet établissement fut approuvé par le bref In ipso pontificatus (Jus Pont. de Prop. Fid., iv, p. 208), signé par le Pape Pie VI le 10 mai 1775, et adressé à tous les évêques de la Société des M.-E. et aux directeurs du Séminaire.
Il fut nommé en 1771, par une bulle de Clément XIV, évêque d'Adran et coadjuteur de Piguel, vicaire apostolique de la Cochinchine. Ce dernier étant mort le 21 juin de la même année, Pigneau lui succéda. Sacré à Madras le 24 février 1774, il repartit pour l'Indo-Chine, y débarqua le 12 mars 1775, et s'installa à Prambey Chhom, puis à Ha-tien (Cancao en chinois, et Péam en cambodgien), centre d'une région qui renfermait 3 000 à 4 000 chrétiens.
Quoique son prédécesseur Piguel eût évalué à 100 000 le nombre des catholiques de la mission, Pigneau n'en comptait guère plus de 60 000. Pour prendre soin d'eux, il aura en 1779, 9 prêtres des M.-E., un prêtre italien, un franciscain de la province de Saint-Grégoire de Manille, et des prêtres indigènes ; un de ces derniers, Jean-Paul Nhuc, était alors son secrétaire. A cette même époque, la mission avait au Cambodge un séminaire avec 15 élèves, et 4 élèves au Collège général à Pondichéry.
L'Annam était en proie à la guerre civile. Les rebelles appelés Tay-son (montagnards de l'ouest) formaient un parti puissant et levaient de véritables armées. A la fin de 1775, ils s'emparèrent de toute la famille royale, et mirent à mort le souverain et son fils ; il ne resta qu'un seul représentant de la famille des Nguyen, le jeune Nguyen-anh, le futur empereur Gia-long, âgé de dix-sept ans. Celui-ci réunit autour de lui de nombreux partisans, et, secondé par un corps de soldats chinois que le gouverneur de Ha-tien lui avait fournis, il essaya de reconquérir ses Etats.
Au milieu de 1778, des pirates cambodgiens envahirent la chrétienté de Ha-tien, massacrèrent quatre élèves du séminaire, brûlèrent la chapelle, les bâtiments d'habitation, et mirent à mort plusieurs catholiques, parmi lesquels sept religieuses annamites. Le Cambodge était devenu inhabitable pour les missionnaires ; c'est alors que Pigneau se réfugia avec son séminaire à Tan-trieu, à peu de distance de Bien-hoa, au nord de Saïgon, où résidait Nguyen-anh. A dater de ce jour, des rapports d'amitié réelle s'établirent entre le prince et l'évêque d'Adran. Quand le prince n'était pas retenu au loin par des expéditions militaires, il faisait souvent venir le prélat chez lui, et même, suivi de deux ou trois mandarins, il lui rendait visite, s'asseyant familièrement et sans apparat sur la même natte. L'évêque ne réussit pas, malgré ses désirs, à convertir Nguyen-anh à la morale du christianisme ; il lui apprit du moins à apprécier la sublimité de sa doctrine, et il obtint la liberté pour l'Eglise.
Cette tranquillité ne dura guère que trois ans. En 1782, les Tay-son vinrent mettre le siège devant Saïgon et s'en emparèrent ; plus de 10 000 personnes furent massacrées par les vainqueurs. Pigneau, obligé de prendre la fuite avec les séminaristes et quelques chrétiens, se réfugia d'abord au Cambodge, et en 1783, dans les îles du golfe de Siam ; il demeura à Poulo-way pendant neuf mois. En janvier 1784, il rencontra Nguyen-anh, fugitif comme lui. Le malheureux prétendant manquait d'eau, de vivres et d'argent ; il était réduit à la dernière extrémité. L'évêque partagea généreusement avec lui et les soldats affamés ses dernières provisions, et leur sauva ainsi la vie.
Cependant les Portugais de Macao, les Hollandais de Batavia, les Anglais de l'Inde avaient fait des offres de services au vaincu.
Pigneau de Béhaine offrit au prince le secours de la France. Cette grave démarche était-elle raisonnable ? était-elle apostolique ? était-elle conforme aux instructions de Rome ? L'amour de la patrie n'aveuglait-il pas l'évêque missionnaire, et ne compromettait-il pas son rôle d'évangélisateur ? Jetons un regard sur la situation religieuse et politique telle qu'il la vit, et telle qu'elle était.
Les Tay-son, maîtres de la Haute-Cochinchine, étaient hostiles au catholicisme, et avaient publié plusieurs édits de persécution. " Nous voulons, disaient-ils, que toutes les maisons consacrées au culte de Da-to (Jésus) soient détruites et employées à l'édification des grandes pagodes. " Leurs mandarins avaient jeté en prison et fait battre de verges plusieurs missionnaires ; ils avaient mis à mort le P. Odemilla. " La religion des Tay-son est de n'en pas avoir, écrivait Labartette, coadjuteur de Pigneau ; si leur règne dure longtemps, nous aurons bien de la peine à échapper de leurs mains. "
Le prince détrôné n'était pas chrétien, mais il traitait les chrétiens avec bienveillance ; il se montrait respectueux de leurs pratiques ; il se faisait expliquer leurs dogmes, et semblait les admirer avec sincérité. Le vicaire apostolique devait évidemment sentir plus de sympathie pour un homme favorable au christianisme que pour les persécuteurs. Par ailleurs il devait se ranger du côté de la France et contre les autres nations, non seulement parce qu'il était Français, mais parce qu'une intervention des autres puissances eût suscité des complications religieuses de plus d'un genre. Que les Anglais protestants, ou les Hollandais calvinistes, vinssent s'implanter en Cochinchine, et l'hérésie y pénétrait avec eux ; que les Portugais y prissent pied, et toutes les difficultés d'autrefois, à peine aplanies, renaissaient plus inextricables. Ces considérations que nous résumons fixèrent la volonté de l'évêque, son cœur était d'accord avec sa raison ; il pouvait, il devait même offrir le secours de la France.
Il fit à Nguyen-anh les propositions que lui dictaient sa foi et son patriotisme.
Avant de se rendre aux arguments de l'évêque, le prince voulut essayer une nouvelle tentative avec l'appui du roi de Siam : elle aboutit à une pitoyable défaite. Nguyen-anh n'hésita plus ; il confia à Mgr Pigneau la mission de se rendre auprès du roi de France comme son ambassadeur. Pour l'accréditer, il lui remit le grand sceau du royaume, et le fit accompagner de son fils aîné, le prince Canh, âgé de cinq ans et demi. Le prélat partit aussitôt, et, au mois de février 1785, il arrivait à Pondichéry. Mais là, tandis que les commerçants approuvaient son projet, le gouverneur et le chef de la station navale lui étaient hostiles. Il dut attendre pendant plus d'un an le moment de partir pour la France, et ne débarqua à Lorient qu'au mois de février 1787.
Plusieurs des ministres de Louis XVI furent opposés à l'intervention de la France en Indo-Chine ; mais de puissants personnages de la Cour, entre autres le cardinal Loménie de Brienne qui bientôt devait être premier ministre, l'archevêque de Narbonne, Dillon, et l'abbé Vermont, lecteur de la reine, y virent un grand avantage politique et commercial. Les charmes du petit prince cochinchinois entraînèrent l'opinion.
Le 5 ou 6 mai, Louis XVI reçut Mgr Pigneau de Béhaine, en présence de ses ministres et de plusieurs grands personnages de la Cour. Dans un exposé clair, l'évêque plaida la cause de la Cochinchine. A côté des intérêts matériels, il rappela au roi très-chrétien que ses prédécesseurs, les chefs de la France, avaient toujours tenu à honneur d'être le refuge et l'appui des souverains malheureux ; en outre, le prince avait là une excellente occasion de concourir efficacement à la propagation de l'Evangile. Une expédition fut décidée.
Un traité d'alliance entre le roi de France et le roi de Cochinchine fut rédigé et signé à Versailles le 28 novembre 1787 ; il porte la signature du comte de Montmorin, ministre de Louis XVI, et celle de Pigneau de Béhaine. Par cette convention, la France s'engageait à aider Nguyen-anh à reconquérir son trône, et obtenait, en retour, la propriété absolue du port de Tourane, de l'île de Poulo-Condor, et le privilège exclusif du commerce avec la Cochinchine.
L'évêque fut ainsi le précurseur de notre expansion en Indo-Chine. Il repartit pour la Cochinchine le 27 décembre 1787, avec son royal pupille et huit missionnaires. Malheureusement la mauvaise volonté du gouverneur de Pondichéry, le comte de Conway, et la mollesse du gouvernement de Louis XVI, empêchèrent l'envoi des troupes promises.
Se voyant abandonné des hommes, l'évêque ne s'abandonna pas lui-même. Sa famille et ses amis lui avaient donné 15 000 livres ; les négociants de l'Ile de France, de Bourbon, et de Pondichéry avaient de leur côté fourni de nombreux subsides. Ce que le gouvernement français n'osait plus faire, Pigneau allait lui-même l'entreprendre et l'exécuter. Il acheta un nombreux matériel de guerre, des fusils, des canons, des munitions, plusieurs vaisseaux qu'il envoya tout armés à Nguyen-anh. Le 24 juillet 1789, il débarquait dans la baie des Cocotiers, à peu de distance de Saïgon.
Une vingtaine d'officiers de la marine française, admirateurs de son œuvre patriotique, n'avaient pas craint de quitter leur situation et de s'expatrier, compromettant même leur avenir ; ils devinrent les instructeurs des soldats et des matelots annamites, et élevèrent les fortifications de Saïgon et de plusieurs autres villes, d'après le système de Vauban. Environ 350 matelots français s'étaient enrôlés sous la direction de cette poignée d'officiers.
Mais les mandarins ne virent pas sans jalousie la supériorité des " barbares " européens ; ils cherchèrent à s'en débarrasser ; un typhon ayant endommagé un navire, l'officier français, chef de la flotte, fut à leur instigation rendu responsable des dégâts, emprisonné, et mis pour quelques jours à la cangue. En présence de l'animosité des mandarins, plus de cent Français, découragés, donnèrent leur démission ; les populations, irritées des corvées imposées pour la construction des fortifications, se révoltèrent ; le roi, trop inexpérimenté et ne sachant pas maîtriser son emportement naturel, mécontentait les uns et les autres. Grâce à Mgr Pigneau, tout rentra promptement dans l'ordre ; les Français qui avaient donné leur démission consentirent à la retirer ; les officiers obtinrent la protection et les honneurs qui leur étaient dus ; le roi s'attacha dès lors à suivre plus attentivement les sages avis de son conseiller.
Il lui donna une garde de 200 hommes, tant pour veiller sur sa personne que pour honorer sa dignité. Il voulut que l'évêque habitât auprès de la résidence royale, et, plusieurs fois par semaine, il recevait sa visite, écoutant volontiers ses avis, acceptant même ses reproches. Pigneau de Béhaine avait obtenu qu'il ne ferait jamais exécuter personne sans l'en avertir ; et si le prélat, après avoir mûrement examiné la cause, demandait la grâce du coupable, elle devait lui être accordée. Le roi fut toujours fidèle à cette promesse. Il évita ainsi bien des fautes auxquelles sa colère l'eût entraîné.
Le rôle politique, si considérable qu'il fût, de Mgr Pigneau, ne lui faisait pas négliger ses devoirs de vicaire apostolique. En 1784, avant son départ pour la France, il s'était choisi pour coadjuteur Labartette, que lui-même ne put sacrer, et qui ne reçut la consécration épiscopale qu'en 1793. La bulle Exigit pastoralis (Jus Pont. de Prop. Fid., iv, p. 430) du 22 juillet 1798, leur donna le droit de se choisir respectivement un coadjuteur.
A son retour, il se fixa dans la paroisse de Thinghe, près du pont actuel de l'Avalanche ; il réorganisa la mission qui par suite des guerres se trouvait dans l'état le plus déplorable. Partout les oratoires et les presbytères avaient été renversés ou brûlés. Il rappela de Chantaboun les élèves du séminaire, qu'il installa à Lai-thieu.
Il y avait sous sa direction 14 prêtres des M.-E., y compris les huit qu'il avait ramenés avec lui, trois religieux Franciscains, et neuf prêtres indigènes. Il assigna à chacun son champ d'apostolat. Cinq missionnaires et trois prêtres indigènes travaillèrent dans la Haute-Cochinchine ; deux missionnaires furent envoyés chez les peuplades sauvages (Moïs) du nord-ouest ; un troisième fut chargé du séminaire qui comptait une quarantaine d'élèves ; les autres devaient visiter successivement les chrétientés de la Basse-Cochinchine. Ce nombre d'ouvriers évangéliques diminua rapidement : les fatigues, le climat, la fièvre des bois firent quatre victimes dans l'espace de deux ans.
Dans un autre ordre d'idées, Pigneau avait également travaillé pour les missionnaires et les chrétiens, en composant un dictionnaire annamite-latin de grande valeur, que publia en 1838 Mgr Taberd, un de ses successeurs ; il traduisit des Instructions pour les dimanches et les fêtes ; les Méditations de Dupont, et le livre des Quatre fins de l'homme, traductions qui malheureusement ont été perdues. Enfin, c'est à lui que l'on doit l'introduction du mangoustanier en Cochinchine.
L'évêque avait fait, comme d'autres grands apôtres, un rêve incomparablement plus vaste. Il avait espéré conquérir Nguyen-anh à l'Eglise catholique et au vrai Dieu, et par lui, tout le royaume annamite. Ce ne fut qu'un rêve. Le fondateur de la dynastie des Nguyen ne devait pas renouveler dans cette partie de l'Extrême-Orient le rôle de Constantin en notre Occident !
Cependant, chaque année, le roi dirigeait par terre et par mer une double expédition contre Qui-nhon, la principale forteresse des Tay-son, qui bravait toutes les attaques. En 1799, il invita l'évêque à l'accompagner sous les murs de cette ville. Le prélat y contracta une douloureuse maladie, aggravée par les peines morales et par les rudes fatigues de trente-quatre années d'une vie agitée en Cochinchine. Le prince, très affecté, lui envoya son meilleur médecin, et fit tous ses efforts pour prolonger une vie si précieuse ; s'arrachant aux préoccupations du siège, il vint le voir à plusieurs reprises. La maladie dura deux mois. L'évêque manifesta les plus beaux sentiments de piété, uniquement occupé de Dieu et des pensées du ciel. Après avoir reçu les derniers sacrements, prenant entre ses mains défaillantes le crucifix, il prononça ces touchantes paroles :
" Croix précieuse, qui, toute ma vie, fûtes mon partage, et qui, en ce moment, êtes ma consolation et mon espoir, permettez-moi de vous embrasser pour la dernière fois. Vous avez été outragée en Europe ; les Français vous ont renversée et projetée de leurs temples, venez en Cochinchine. J'ai voulu vous faire connaître à ce peuple plus grossier que méchant, vous planter en ce royaume jusque sur le trône des rois ; mais mes péchés m'ont rendu indigne d'être l'instrument d'un si grand ouvrage. Plantez-l'y vous-même, ô mon Sauveur, et érigez vos temples sur les débris de ceux du démon. Régnez sur les Cochinchinois. Vous m'avez établi pour leur annoncer votre Evangile ; aujourd'hui que je les quitte pour aller à vous, je les remets entre vos mains. "
Pigneau de Béhaine expira le 9 octobre 1799, dans la province actuelle du Binh-dinh. Il avait gouverné la Cochinchine en qualité de vicaire apostolique pendant vingt-neuf ans. Son corps, rapporté à Saïgon, fut inhumé à 3 kilomètres de la ville, dans un jardin qu'il possédait dans la paroisse de Chi-hoa, au village de Thanh-hoa, province de Gia-dinh, à l'endroit principalement connu aujourd'hui sous le nom de tombeau d'Adran. Nguyenanh présida les funérailles qui furent vraiment royales. Il prononça l'éloge du défunt (Phot. du texte de ce discours, A. M.-E., 1902, p. 158), et lui fit élever un riche mausolée près duquel il plaça une garde de 50 soldats, en prescrivant qu'elle y demeurât à perpétuité (Tombeau, grav., M. C., vi, 1874, p. 203. - A. M.-E., 1914, p. 161).
L'inscription laudative, gravée par son ordre et placée devant le tombeau de l'évêque, porte que le prélat mourut au port de Thi-nai dans la province de Qui-nhon. Ce nom de Qui-nhon fut supprimé par le roi Gia-long, pour punir la province de s'être révoltée, et remplacé par celui de Binh-dinh. L'ancienne ville de Thi-nai ou Qui-nhon, qui a disparu, était située à 4 ou 5 lieues du port actuel de ce nom, à peu près à l'endroit où s'élève aujourd'hui le village de Mi-cang. C'est donc, en précisant les lieux par les noms actuels, à Mi-cang, province du Binh-dinh, qu'est mort Pigneau de Béhaine.
Lorsqu'en 1859 la France planta son drapeau en Cochinchine, elle y trouva le tombeau de l'évêque français respecté par le temps, et par les persécutions qui avaient désolé l'Eglise d'Annam. Un gouverneur de notre colonie, le contre-amiral Duperré, le 16 avril 1875, déclara ce tombeau propriété nationale, ce qui, selon l'abbé Jardinier, avait déjà été fait par Napoléon III le 3 août 1861. Le 28 avril 1897, une réunion présidée par le gouverneur général de l'Indo-Chine, Doumer, adopta le projet d'élever à Saïgon une statue à l'évêque d'Adran. Une souscription publique fut lancée. Par délibération du 8 janvier 1898, le conseil municipal de cette ville autorisa l'érection de la statue sur la place de la cathédrale. Cette statue, œuvre du sculpteur Lormier, fut inaugurée le 10 mars 1902 (Statue, grav., M. C., xxxiv, 1902, p. 183. - A. M.-E., 1902, p. 147).
La maison natale de l'évêque à Origny-en-Thiérache (Maison, grav., A. M.-E., 1911, p. 275 ; 1914, p. 161) a été, le 7 mars 1911, achetée par la Société de Géographie de Paris qui jouit de la personnalité civile, et qui y a installé un musée composé de souvenirs de Mgr Pigneau de Béhaine. L'inauguration de ce musée eut lieu le 1er juin 1914. La façade de la maison, sur laquelle sont gravées les armes de l'évêque d'Adran, est classée au nombre des monuments historiques.
Armes. - Ecartelé aux 1 et 4 d'or à la croix potencée de sinople cantonnée de 4 croisettes d'argent ; aux 2 et 3 d'or semé d'étoiles d'argent à un écusson en abîme d'azur à l'étoile d'argent. Sur le tout de gueules à la bande cousue de pourpre chargé de 3 étoiles d'argent.
" Ces armoiries, avec argent sur or et pourpre sur gueules, sont contraires aux règles du blason ". Appréciation de M. le comte de Saint-Saud.
Bibliographie. - Mandement sur les pouvoirs donnés aux missionnaires. - In-16, pp. 4 [s. l. d].
Dictionarium anamitico-latinum, primitus inceptum ab illustrissimo et reverendissimo, P.-J. Pigneau, episcopo Adranensi, vicario apostolico Cocincinæ, etc., dein absolutum et editum a J.-L. Taberd. - Appendix ad Dictionarium anamitico-latinum sistens voces sinenses. - Ex typis J.-C. Marshman, Fredericnagori vulgo Serampore, 1838, in-4, pp. xlvi-722, 128.
Notes bio-bibliographiques. - N. L. E., v, Son arrestation à Cancao, pp. 466 et suiv. ; Ib., pp. 477, 505 et suiv. ; vi, pp. 57 et suiv., 91 et suiv., 164 et suiv. ; Ib., Lettres à ses père et mère, pp. 168, 174, 178 ; Ib., Relations avec le gouverneur de Cancao, pp. 291, 294, Ib., pp. 297 et suiv., 310 ; Ib., Etablissement du séminaire général à Chantaboun, p. 415 ; Ib., pp. 437, 492, 502 ; vii, pp. 55, 61 et suiv., 86 et suiv., 148, 156 et suiv., 175 et suiv., 216, 285 et suiv., 300 et suiv. ; Ib., Jalousie des mandarins, p. 328 ; Ib., pp. 336, 348, 392 et suiv. ; viii, pp. 94, 139 et suiv., 163 et suiv., 196 et suiv. ; Ib., Brevet que lui décerna Gia-long, p. 202 ; Ib., pp. 219 et suiv., 238, 250, 299, 315, 365 et suiv.
Nouv. des miss. or. 1785-1786, 1re part., p. 20. - Nouv. des miss. or. 1793-1796, p. 184. - Nouv. des miss. or. 1794-1807, p. 178. - Estrat. del. lett., pp. 133, 146.
A. P. F., i, 1822-25, n° vi, p. 45 ; iv, 1830-31, Notice, p. 616 ; Ib., p. 620 ; xix, 1847, p. 368 ; xxvii, 1885, pp. 99, 101 ; lxxi, 1899, p. 70. - M. C., vi, 1874, p. 207 ; xv, 1883, pp. 69, 292 ; xxix, 1893, p. 412 ; xxxiv, 1902, Inauguration de sa statue à Saïgon, p. 183 ; xxxvii, 1905, pp. 501, 513. - B. O. P., 1891, p. 426 ; 1892, pp. 581, 583. - A. M.-E., 1898, p. 275 ; 1899, p. 122 ; 1902, Inauguration de sa statue à Saïgon [erreur de date de sa mort qui est du 9 octobre], p. 149 ; 1914, Inauguration du musée d'Adran à Origny-en-Thiérache, p. 161.
Bull. parois. Origny-en-Thiérache, 1914, n° de juin, p. 2 ; n° de juill., p. 1. - Sem. rel. Soissons et Laon, 1881, p. 561 ; 1885, p. 570 ; 1897, pp. 357, 589 ; 1898, p. 588 ; 1899, p. 153 ; 1902, p. 361 ; 1910, pp. 377, 868 ; 1911, p. 868 ; 1914, n° du 6 juin. - Sem. rel. Paris, 1861, p. 280. - Sem. du Vermandois, 1858-59, pp. 72, 118. - La Foi picarde, 1866, p. 62 ; 1867, 1er sem., p. 337 ; 2e sem., p. 592. - Rev. Indoch., 1913, Documents sur Pigneau de Béhaine, n° de janv., p. 1 ; n° de fév., p. 163 ; n° de mai, p. 521. - Rev. de l'Extr.-Or., 1882, p. 634. - Excurs. et Rec., 1885, n° de mai-juin, p. 10.
T'oung-pao, 1re sér., xii, p. 41 [Tirage à part : La politique coloniale, p. 234] ; 2e sér., vii, p. 570 ; Ib., pp. 585, 603 ; Ib., Note pour l'expédition de Cochinchine, au comte de Montmorin, p. 624 ; Ib., Au comte de Conway, pp. 647, 660 ; Ib., p. 661 ; Ib., Au comte de Conway, p. 665 ; Ib., Au comte de Montmorin, p. 667 ; Ib., Au comte de Conway, pp. 668, 670 ; viii, Au comte de Conway, pp. 439, 445 ; Ib., Au comte de Montmorin, p. 455 ; Ib., Au comte de Conway, p. 465 ; Ib., Au comte de Montmorin, p. 467 ; Ib., Rapport sur l'objet de sa mission, p. 489 ; Ib., Au comte de Conway, p. 513 ; Ib., p. 550 [Tirage à part : La Corresp. gén. de la Coch., pp. 96 et suiv.].
Bull. Soc. Géog. [Rochefort], xxi, 1899, Conférence sur Pigneau de Béhaine, par Silvestre, avec des notes du chanoine Paillant sur la famille de Mgr Pigneau, p. 308. - L'Exploration, ix, 1880, 1er sem., p. 643. - Bull. Ecol. franç., xii, n° 7. - Ann d'Extr.-Or., xiii-xv, 1890-1891, Contenant l'ouvrage Les Français, etc, par Faure, voir Biographie. - Le Tour du Monde, 1875, 2e sem., p. 382. - Moniteur universel, 1863, Notice, n° du 16 fév. - La Dépêche Coloniale, 1914, nos des 5 et 6 juin. - Le Républicain du département de l'Aisne, 1914, n° du 4 juin. - La Croix de Thiérache Laonnois, Vermandois, 1914, n° du 7 juin. - L'Echo de Paris, 1914, n° du 2 juin. - Asie franç., 1914, n° de fév. p. 72 ; n° de mai, p. 198.
Hist. gén. Soc. M.-E., Tab. alph. - Hist. miss. Inde, Tab. alph. - La Coch. rel., i, pp. 370 et suiv., 380 et suiv., 381, 382, 392 et suiv., 399, 401 et suiv., 405, 411 et suiv., 416, 421 et suiv., 475, 531 et suiv. ; ii, pp. 8 et suiv., 23. - Lett. à l'év. de Langres, pp. 293 et suiv., 334 et suiv., 353, 358, 362 et suiv., 366, 372 et suiv., 373, 380 et suiv. - Hist. gén. miss. cath., ii, 2e part., pp. 480, 644 et suiv. - La Coch. et le Tonk., pp. 5, 197, 210 et suiv., 217, 223, 231. - Alm. des Miss., 1907, p. 11. - Voy. à la Coch., ii, pp. 234, 307. - Biog. univ. [Michaud], au nom Pigneau de Béhaine. - Abrégé de l'Hist. d'Ann., pp. 90 et suiv. - Troisième voy. de Cook, viii, pp. 225 et suiv. - Nos miss. pat. et sav., p. 56. - Hist. d'Origny-en-Thiérache, pp. 327 et suiv. - Hist. de Marle, p. 11. - Man. des ass. pour la conv. de l'emp. Japon, p. 181. - La quest. de Coch., pp. 1 et suiv. - La Franc. pont., ii, p. 692. - The pers. of Annam, pp. 28 et suiv. - A voy. to Coch., pp. 281, 334.
Dai-nam chinh-bien liet-truyen so tap. Section principale des Biographies de l'Annam, 1re sér., Notice sur Mgr Pigneau sous le nom de Petrus, p. 8. - Dai-nam thuc luc chinh-bien de nhut ki. Section principale des Historiographies de l'Annam, 1re part., Notice sur Gia-long, contient des détails sur Mgr Pigneau.
Publication de la Société des Etudes indo-chinoises. Document. Eloge funèbre de Mgr d'Adran par le roi Gia-long. - Imprimerie saïgonnaise, Saïgon, 1905.
Petit aperçu d'un étourdi sur la demande du prince de Cochinchine, par un jeune militaire, s. l. n. d., in-8. Pièce [Bib. nat., Lb39 6313].
Collect., 6 janv. 1771 : n° 294 ; 28 janv. 1771 : n° 295 ; 14 mai 1772 : n° 1052 ; 10 mai 1775 : n° 296 ; 1er juin 1775 : n° 856 ; 10 juin 1775 : n° 690 ; 1776 : n° 1952 ; 6 mars 1777 : n° 254 ; 18 janv. 1778 : n° 1054 ; 22 sept. 1782 : n° 1055 ; 14 août 1799 : n° 701.
Biographie. - Notice historique sur Pierre-Joseph-Georges Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran [avec portrait] [Extrait de la Biographie universelle, Michaud], par M. Dezos de Laroquette, in-8, pp. 15 à 2 col.
Histoire de Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran, négociateur et signataire du traité de 1787 entre la France et la Cochinchine [Extrait du Moniteur universel, 1863, n° du 16 février]. - Typographie E. Panckoucke et Cie, 13, quai Voltaire, Paris, 1863, in-8, pp. 29.
Notice sur Mgr Pierre-Joseph-Georges Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran et prince de Cochinchine, ministre plénipotentiaire du roi Louis XVI, général en chef des armées annamites, négociateur et signataire du traité de 1787 entre la France et la Cochinchine, né à Origny-en-Thiérache (Aisne), le 2 novembre 1741, mort le 9 octobre 1799, à Saïgon, où est son tombeau, déclaré propriété nationale par l'empereur, le 3 août 1861, par M. l'abbé J. Jardinier, curé d'Origny-en-Thiérache [Extrait du Moniteur universel, 1863, n° du 16 février]. - Imprimerie de Papillon, lithographe, 2, place Sohier, et 24, rue des Prêtres, Vervins, 1866, in-8, 2 ff. n. ch + pp. 42.
Les Français en Cochinchine au XVIIIe siècle. Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran [avec portrait], par Alexis Faure. - Augustin Challamel, éditeur, librairie coloniale, 5, rue Jacob, et 2, rue Furstenberg, Paris, 1891, in-8, pp. 254.
Mgr d'Adran. Notice biographique, par Louis-Eugène Louvet, missionnaire apostolique. Précédée d'une lettre de Mgr Dépierre. - Imprimerie de la Mission, Saïgon, 1896, pp. xii-274 + tab.
Bien tich duc-thay Vero giup duc-Cao-Hoang phuc nghiep, par P. J.-B. Truong vinh-Ky, phung thuat duc-thay Dépierre giam muc day in ra. Cuon nhut. - Claude et Cie imprimeurs-éditeurs, Saïgon, 1897, in-24, pp. 48.
Mgr d'Adran missionnaire et patriote, par Louis-Eugène Louvet, missionnaire apostolique, 2e édit. - Librairie Delhomme et Briguet, J. Briguet. éditeur, 83, rue de Rennes, Paris ; 31, avenue de l'Archevêché, Lyon, 1900, in-8, pp. 319.
Société académique de Chauny. Pigneau de Béhaine né à Origny-en-Thiérache (Aisne), évêque d'Adran, missionnaire et diplomate, précurseur de la colonisation française en Indo-Chine 1741-1799 [avec portrait] [Extrait du Bull. de la Soc. Acad. de Chauny. vii]. - E. Ronat, Chauny, in-8, pp. 48.
Du'c Thay Vero Pho ta Du'c vua Gia-Long Phuc quoc Van [par] Dominique Thomas Trinh-Kanh-Tan, Tri huyen honoraire. - Imprimerie de la Mission, à Tandinh-Saïgon, 1904, in-8, pp. 73.
Mgr Pigneau de Béhaine, vicaire apostolique de la Cochinchine (1741-1799) [avec portrait], par V. Monestier. Les Contemporains, n° 944. - 5, rue Bayard, Paris, in-4, pp. 16.
Mgr Pigneau de Béhaine et la Cochinchine au XVIIIe siècle, par J. Riche [Extrait de la Rev. d'Europe et des Colon., 1906]. - 4, rue Antoine Dubois, Paris, in-8, pp. 50.
Portrait. - Peint à l'huile, est au Séminaire des M.-E. - Gravure, Devritz del., Monnin sc. - A. P. F., iv, 1830-31, p. 603. - M. C., xv, 1883, p. 66. - A. M.-E., 1901, p. 146 ; 1914, p. 161.
Bull. parois. d'Origny-en-Thiérache, 1914, n° de juill., p. 1. - Hist. gén. miss. cath. [gravé sur acier], ii, 2e part., p. 485. - Biog. univ. [Michaud] [gravé sur bois], au nom Pigneau de Béhaine. - Cartes postales : Collection Mgr Pigneau de Béhaine, évêque d'Adran, Lecerf-Groulard, libraire, Origny-en-Thiérache.
[Tous ces portraits sont la reproduction du portrait peint à l'huile indiqué ci-dessus]
A l'Hôtel-de-Ville de Saïgon, peint en 1901 par M. Lucien Raffier, un panneau représente les premiers Français à Saïgon, au XVIIIe siècle : Mgr Pigneau de Béhaine, Ollivier, Chaigneau, etc., entourant le roi Gia-long. - Dans l'église d'Origny-en-Thiérache, un vitrail représente Mgr d'Adran. - Voir Biographie.Bibliographie:
PIGNEAUX DE BEHAINE Pierre (1741-1799)Dictionnaire sino-vietnamien-vietnamien usuel-latin-chinois / [Pigneaux de Béhaine]. - [18e s.]. - [31]-852 p. ; 29 cm. Classification par clefs. AMEP vol.1064
Vocabularium annamitico-latinum / par Pierre, Joseph, Georges Pigneaux de Béhaine, membre du Séminaire des Missions Etrangères de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de Cochinchine, de Cambodge et de Ciampa. - 1772. - 729 p. sur 2 col. ; 35 cm.
Manuscrit relié, couverture claire. AMEP.vol.1060Dictionarium anamitico-latinum / primitus inceptum ab P. J. Pigneaux, episcopo adranensi, vicario apostolico Cocincinae &c ; dein absolutum et editum a I. L. Taberd, episcopo isauropolitano, vicario apostolico Cocincinae. - Serampore : Ex Typis J. C. Marshman, 1838. - XLVI-722-128 p. ; 28 cm