Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ] [ Trang chủ ]
Thế giới quan khoa học
2.Thời tiền sử
Hàn Thuỷ
Tiếp cận Thời Tiền Sử (1) Thời Tiền Sử (2) Thời Tiền Sử (3) Thời Sơ Sử (1) Thời Sơ Sử (2)
Chữ Hán " tiền sử " được dùng để dịch khái niệm " pré-histoire ", nguyên nghĩa " sử " là ghi chép (tượng hình cổ của chữ này là bàn tay cầm cây bút) còn " histoire " thì lại có nguyên nghĩa là " ( việc kể lại ) các chuyện cũ ", không nhất thiết phải viết ra. Tuy nhiên, việc phân kỳ theo sự xuất hiện của chữ viết có lý do của nó, giản dị là không có chữ viết thì không ghi lại được các huyền thoại của con người về nguồn gốc của chính mình. Có lẽ sự tự ý thức này cũng là một bước tiến hoá quyết định, không kém việc phát minh ra chữ viết. Vì vậy tuy rằng theo định nghĩa bộ môn " études préhistoriques " nghiên cứu về thời kỳ con người chưa có chữ viết, cũng sẽ sai lạc nếu máy móc coi những nền văn hoá có sử thi truyền khẩu đương đại như có tính " tiền sử " theo nghĩa đen. Kết quả sẽ giàu hơn nếu người ta nghiên cứu chung những truyền thuyết hiện được biết của các dân tộc không có chữ viết, với các truyền thuyết đã thành văn.Vậy ngoài việc đó ra chúng ta có thể nói gì về khía cạnh tư duy của loài người thời tiền sử ? công việc thật gian nan ! Vì hoàn toàn là suy đoán từ những dấu vết gián tiếp, do đó có thể nói hầu như không có giø khẳng định được chắc chắn, mọi kết luận chỉ có thể được coi là " có lẽ đúng nhất, trong điều kiện hiện nay, và theo những giả thuyết hợp lý " và đều có thể bị đòi hỏi xét lại mỗi khi có những khám phá mới. Những sự kiện - dấu vết hiển nhiên quan trọng đó của tư duy mà người ta có thể khảo sát trên hiện vật khảo cổ là : sự chế ngự lửa, việc sáng chế các công cụ, các hình vẽ và tượng đá hay đất nung, các sản phẩm đất nung, việc thuần hoá thú vật, canh nông, chế độ dinh dưỡng, nơi cư ngụ... Qua những dấu vết cụ thể đó người ta cũng thấy được phần nào tổ chức xã hội.
Nhưng có lẽ về điều quan trọng nhất cho tư duy là ngôn ngữ của thời tiền sử này, thì người ta chỉ có thể suy diễn qua hai lối : một là dùng loại lý luận như : không thể có những sản phẩm phức tạp như thế, nếu không có một ngôn ngữ như thế..., hai là suy luận bằng cách so sánh tương đồng với các bộ lạc hiện nay còn sống trong tình trạng bán khai, công việc của các nhà nhân chủng học. Ta sẽ trở lại với ngôn ngữ trong một bài sau.
Thời đồ đá là một thuật ngữ thông dụng khác để chỉ thời tiền sử. Người ta phân biệt đồ đá cũpaléolithique (chia ra thành hạ kỳ inférieur từ - 4 triệu năm đến -2 triệu năm, trung kỳ moyen từ - 150 000 năm và thượng kỳ supérieur từ - 40 000 năm) ; sau tới thời đồ đá giữa từ -10 000 năm ; rồi thời đồ đá mới từ -6000 đến - 4000. Những con số thay đổi tuỳ nơi khảo sát, vì các thời kỳ đó được xác định bởi các kỹ thuật làm công cụ đá khác nhau, cùng với những thay đổi khác trong sinh hoạt, chứ không bằng những mốc thời gian tuyệt đối nào đó.
Người Neandertal đưa ma : hình vẽ trong động đá tại Namibie ; theo [1]
Loài người :
Nhưng trước hết : loài người bắt đầu từ bao giờ, tại sao gọi loài người ? Thuật ngữ sinh học Pháp/Anh có hai chữ genre và espèce / (genus, specie) mà từ điển Việt Nam đều gọi là loài, trong đời thường ở Âu Mỹ người ta cũng nhập nhằng như vậy. Nhưng ở đây xin tạm đề nghị dịch genre là loài, và espèce là giống, để phân biệt rõ : giống là một nhánh của loài (và loài dĩ nhiên còn là nhánh của một thứ khác... và có thể lên cao nữa trong một cấu trúc dạng cây của việc phân loại sinh vật). Người ta dùng một tiêu chuẩn quan trọng để chia giống, bên cạnh những tiêu chuẩn khác về hình dạng, về cấu trúc... đó là tiêu chuẩn " khả năng có thể cùng nhau sinh sản ", tạm dịch là tiêu chuẩn cộng sinh sản (interfécondité). Không đạt điều ấy tức là khác giống, mặc dầu có thể cùng loài.
Tới đây không thể không xin ra ngoài đề một đoạn : giống lại có thể chia nhánh thành chủng loại (race). Có thể có nhiều chủng loại khác nhau trong cùng một giống sinh vật ; và, vì khả năng cộng sinh sản, người ta có thể lai tạo các chủng loại để thành một chủng loại mới nếu thành công. Đó là với các sinh vật khác con người, chỉ có thể xác định chủng loại bằng ngoại hình. Với giống người thì khác, thứ nhất là nếu tính từ vài nghìn năm trước trở lại đây thiø chúng ta đều là con lai của các cuộc di dân khắp địa cầu. Thứ hai là nếu lấy ngoại hình để " nội suy " ra những giá trị tự tại của chủng tộc, như Đức Quốc Xã đã làm, thì lịch sử cận đại đã chứng tỏ đó là điều dã man, phản khoa học và vô văn hoá nhất. Có thể miễn cưỡng định nghĩa các chủng tộc trong giống người bằng ngoại hình, nhưng điều đó hoàn toàn vô ý nghĩa so với tầm quan trọng của khả năng tư duy tự tại, mà cho đến nay không có gì cho phép so sánh hơn kém giữa các dân tộc (1).
Trở lại loài người và các giống người. Câu hỏi : khi nào gọi là bắt đầu có loài người ? là một câu hỏi không dễ trả lời, nó tuỳ thuộc việc xác định thế nào là tiêu chuẩn phân biệt loài người và các loài khác, đặc biệt là loài khỉ - vượn... và ở đây lại chỉ có thể phân biệt bằng hình thức vật chất bề ngoài. Dễ hiểu tại sao chủ đề này gây bàn cãi sôi nổi, và sách vở báo chí nói đến rất nhiều, cho nên có lẽ ở đây chỉ nên tóm tắt những điều được đa số chấp nhận, nói chung có ít nhiều ước lệ, dựa trên một số định nghĩa tiên thiên a priori có phần võ đoán, và dựa trên những kết quả của ngành khảo cổ - nhân chủng học... với một số tương đối nhỏ những hiện vật khảo cổ, nhiều khi quá nhỏ để đem lại được một xác xuất đủ tin cậy cho việc phân loại và định hiønh. Nhiều khi chỉ một phát hiện mới có thể đánh đổ cả một giả thuyết đã được đa số công nhận trong vòng hàng chục năm, xem thí dụ [6]. Tuy nhiên càng gần chúng ta thì hiện vật càng nhiều và độ tin cậy của những giả thuyết và suy đoán càng cao. Những hiểu biết hiện đại về thời đồ đá giữa thiø đã chính xác lắm rồi, vì hiện vật khảo cổ rất nhiều. Trước đó thiø để xác định một giống người có khi người ta chỉ dựa trên hai ba bộ xương.
Các giống người
Hiện nay người ta cho rằng loài người xuất hiện do một sự đảo lộn khí hậu đã xẩy ra khoảng từ 5 đến 2,5 triệu năm trước, khí hậu nóng lên khiến cho tại châu Phi trong một vùng rộng lớn rừng biến mất dần mà trở thành đồng cỏ khô (savane). Nơi đó các giống khỉ vượn sống trên cây không thích nghi được thiø biến đi dần, trừ một loài ' tinh tinh ' (2) do đột biến gien mà đi được trên hai chân, giải phóng được hai tay, và có bộ răng tốt để ăn thịt... đã thích nghi được với môi trường mới này. Vì thiếu rau cỏ, cần chuyển sang ăn thịt, tức cần chạy nhanh để đuổi bắt các con thú với hai tay linh động ( dĩ nhiên loài thú bốn chân có thể chạy nhanh và săn đuổi tốt hơn, nhưng không thể tiến hoá từ khỉ ngược trở lại được, loài khỉ đã tương đối giải phóng được hai tay rồi để leo trèo trên cây).
Thế rồi tư thế đứng đem lại một món quà bất ngờ, đó là cái đầu và bộ não được phát triển tự do hơn so với các loài thú, vì tư thế đầu thẳng trên cổ thì độc lập hơn với trọng trường. Rồi những đột biến gien khác đem lại tiềm năng ngôn ngữ (3) cộng với khả năng phát âm giàu có hơn... tới đây thiø giống tinh tinh mới này được xếp vào loài người, và đã khởi đi một quá trình tiến hoá đặc biệt người rồi : đó là tư duy bắt đầu có tác động đến sự chọn lọc tự nhiên. Trí thông minh, biểu hiện qua khả năng làm công cụ, khả năng trao đổi và tổ chức cuộc sống theo bầy lũ... trở thành một lợi thế của chọn lọc tự nhiên, chứ không còn thuần tuý là bản năng và sức mạnh vật chất của bắp thịt nữa. Chính trong nghĩa đó mà có tác gia đã nói con người làm ra công cụ, nhưng trong một nghĩa nào đó, chính công cụ cũng lại làm ra con người. Và điều này hiện nay vẫn còn đúng.
Sao lại có sự trùng hợp lạ lùng và xảo diệu thế ? Đó là điều những người không chấp nhận thuyết tiến hoá thường thốt ra. Nhưng chúng ta không nên quên quá trình tiến hoá này đã diễn ra trong hàng triệu năm, và kết quả xảo diệu chỉ là cái còn lại sau khi biết bao nhiêu " giải pháp " không thoả đáng đã bị triệt tiêu trong ngõ cụt. Đột biến gien là chuyện xẩy ra thường xuyên, và khi đó xác xuất không sống được là rất lớn.
Những sinh vật đầu tiên được gọi là loài người đó, có thể có từ 5 triệu năm trước hay 2,5 triệu năm trước, mang hai đặc tính : đi trên hai chân, và làm công cụ bằng đá; và đó là giống Homo Habilis ( giống người khéo léo). Homo Habilis có thể tích sọ từ 600 đến 650 cm3. Khoảng 1,8 triệu năm trước thiø xuất hiện kẻ thừa kế là giống Homo Erectus ( giống người đứng thẳng), có dung tích sọ khoảng 800 cm3. Vì có lợi thế hơn các sinh vật khác, loài người bắt đầu bành trướng, và chinh phục trái đất. Tới một triệu năm trước đây thiø giống người này đã có mặt ở Vùng Caucase, ven Địa Trung Hải phía Âu châu, và Trung Quốc rồi. Hậu duệ của Erectus là Sapiens (giống người hiểu biết) ; Từ Sapiens lại phân hai nhánh Sapiens Néandertal và Sapiens Sapiens. Giống Néandertal ( nhiều tác giả bỏ chữ Sapiens đầu) khởi sinh tại châu Âu và sống từ -500 000 năm đến khoảng - 30 000 năm thiø tịch diệt, họ có thể tích sọ từ 1200 đến 1500 cm3 . Còn giống Sapiens Sapiens thì nảy sinh tại châu Phi cách đây khoảng 150 000 năm (+- 50000 năm) và toả ra dần (đây là lần thứ hai, sau hơn hai triệu năm, giống người nảy sinh và bành trướng từ châu Phi) cho đến khi chinh phục cả thế giới, cho đến ngày nay còn lại là giống người duy nhất, thể tích sọ trung bình của Sapiens là 1400 cm3, cũng như Néandertal thôi.
Chắc chắn là Sapiens đến châu Âu vài chục nghìn năm trước khi Néandertal biến đi, viø nó đến cả châu Mỹ trễ nhất là từ - 40 000 năm (4). Như vậy có sự hiện diện của hai giống người trong một thời gian dài ở châu Âu (xem [11]). Và cũng có thể ở nhiều nơi khác.
Về sự nảy sinh của giống người hiện đại này còn nhiều giả thiết khác nhau và tranh cãi lý thú. Tuy nhiên về đại thể như tóm lược ở trên thì những tài liệu gần đây nhất cho thấy có sự đồng thuận. Ở đây xin không đi vào chi tiết của những bàn cãi đó, để tập trung vào chủ đề là sự nảy sinh của tinh thần khoa học, mà trong thời đại tiền sử này thì mới chỉ là sự nảy sinh của tư duy nói chung.
Tư duy thời đồ đá cũ
Từ những hiện vật bằng đá hoặc đã hoá thạch, dấu vết của người tiền sử, chúng ta có thể nói gì về tư duy của họ ?
1. Làm dụng cụ :
Cầm hòn đá tròn phẳng ghè xuống phiến đá, hoặc đập một hòn đá khác vào nó, để ra một chiếc rìu đá cầm tay theo một hình thể hữu ích, tức là đã có mô hình của chiếc rìu ấy trong đầu ; đã biết mình muốn làm rìu để làm gì... tức là đã có khả năng tư duy khái niệm. Biết dự phóng, tức là tưởng tượng trước vật mình muốn làm, và thực hiện nó. Mặt khác chắc chắn người lớn đã có thể dạy cho trẻ em cách làm rìu, tức là khả năng thông tin cũng đáng kể. Tư duy như thế, giống Habilis từ thời hạ kỳ đồ đá cũ đã làm rồi.
Tuy nhiên, có lẽ Habilis không hề biết mình tư duy, và mọi sự dừng ở đó trong cả triệu năm, riøu đá được làm thủ công đơn lẻ từng chiếc, chỉ ghè một mặt y như cũ. Chỉ đến khoảng 500 ngàn năm trước mới thấy xuất hiện riøu đá hai mặt (biết là đối xứng thiø hữu hiệu hơn ?), và ít mảnh rác hơn, chứng tỏ người làm có suy tính lựa chọn chỗ ghè trước khi ghè để tối ưu hoá công việc.
2. Chế ngự lửa :
Những dấu vết của lửa bị thuần hoá để lại từ khoảng 400 ngàn năm trước, tức là thành quả của người Erectus. Đây là một bước ngoặt trọng đại có tác động rất lớn trên đời sống loài người : Trước đó con người sống ngoài trời, chắc là tụ tập thành bầy nhỏ. Khi có lửa có thể sống trong hang động, ấm áp và an toàn hơn, ngủ ngon và yên ổn lại càng làm cho bộ óc phát triển. Rồi việc chuyển từ ăn sống sang ăn chín, việc có thể giữ thực phẩm hun khói lâu hơn...không thể kể hết những lợi ích của lửa trong việc gìn giữ và phát triển giống người. Có lẽ trong những đêm ngồi quanh lửa trại người ta có những cảm giác đặc biệt thoải mái là vì trong ký ức tiềm thức sâu thẳm vẫn còn giữ lại sức quyến rũ mê hồn của ngọn lửa.
3. Tập tục chôn người chết :
Từ khoảng 100 000 năm trước cho tới khoảng - 30 000 năm, như trên đã nói, có hiện tượng cùng hiện hữu của hai giống người trên cùng những vùng đất, trước khi không rõ tại sao mà giống Neandertal bị đào thải. Hai giống người này có trình độ văn hóa và kỹ thuật tương đương. Đặc biệt là chôn người chết và nghệ thuật vẽ trong động đá. Một số dụng cụ khác riøu đá dần dần xuất hiện : mũi lao, riøu có cán, dụng cụ bằng xương, dụng cụ để bào củ, vỏ cây, hay da (racloir)... Chôn người chết là sinh hoạt văn hoá có ý nghĩa lớn đầu tiên của con người. người chết được chôn theo với thức ăn và đồ dùng thường ngày. Điều ấy chứng tỏ ý thức về sự sống, và niềm tin vào một " thế giới bên kia ".
4. Nghệ thuật :
Có thể nói những hình vẽ trong động đá là biểu tượng giàu nhất của tư duy tiền sử, chúng vừa có giá trị nghệ thuật, vừa là những minh chứng cho trình độ tư duy trừu tượng, vừa là bản ghi lại (một phần nào, và với nhiều ước đoán của nhà nghiên cứu) những hoạt động xã hội thời đó. Bạn đọc có thể đội cái mũ Sherlock Holmes mà suy đoán nhiều thứ trên những bức hình như trên trang đầu của bài này. Những hình vẽ đầu tiên được đánh dấu thời gian vào khoảng cách đây 40 000 năm. Vậy ít ra có thể nói vào thời điểm ấy con người đã có ý thức về chính mình và thế giới quanh mình, và biểu diễn được ý thức đó qua những biểu tượng vật chất như tranh tượng.
Hàn ThuỷDiễn Đàn số 133, 10.2003
Chú thích :
(2) Đó không phải là con tinh tinh chimpanzé hiện nay, mà là ông tổ chung của cả loài người và loài tinh tinh hiện nay, mà hệ thống gien là gần với loài người nhất.
(3) Những giả thuyết này dựa trên các nghiên cứu liên ngành tổng hợp vật lý học, địa chất học, khảo cổ học, và nhất là sinh học phân tử... với nhiều tiến bộ đột phá từ khoảng đầu những năm 60. Trên thực tế có khác xa những ức đoán của nhiều bác học thời trước, tuy họ cũng đã dựa trên tiến hoá luận nhưng quá thiếu dữ kiện.
(4) Niên đại cổ nhất của những bộ xương tìm thấy tại châu Mỹ, và thời gian này trùng hợp với một thời kỳ băng giá của trái đất. Nước đóng băng bị giữ lại trên đất liền, khiến cho mặt nước biển rút xuống thấp viø không được cung cấp nước. Vịnh Bering (giữa Nga và Mỹ hiện nay) trở thành bán đảo Bering, và trong vòng vài chục ngàn năm loài người đã khám phá châu Mỹ bằng đôi chân mà chẳng hề biết.
Chính sự kiện này, cùng với những sự kiện khác tương tự, như chinh phục Úc Châu... cho phép nói rằng nếu tổ tiên ta 100 000 năm trước sống lại sẽ cộng sinh sản được với người hiện đại. Viø nếu không thì người châu Âu không thể cộng sinh sản được với người châu Mỹ khi họ gặp nhau vào thế kỷ 16. Trong sinh học khi một nhánh đã tách ra thì tách ra luôn, sự phân loại là theo dạng cây, chứ không hề có việc tách ra rồi lại nhập trở lại. Cho nên từ thủa đó chúng ta vẫn là một giống người Sapiens Sapiens thôi.
Tham khảo :
[1] La religion des origines (dịch từ nguyên bản tiếng YÙ, 1995) Emmanuel Anati, nxb Bayard, 1999.
[2] http://www.cite-sciences.fr/actu/controverses/C98_6_origines/html/texte_juin98.html : Origines de l'homme :certitudes, idées fausses, interrogations ; texte intégrale du débat ; Science actualités 06.1998.
[3] Evolution du cerveau et création de la conscience (dịch từ nguyên bản tiếng Anh , 1989) ; John C. Eccles ; nxb Flammarion,2002.
[4] Pré-ambules, les premiers pas de l'homme ; Yves Coppens ; nxb Odile Jacob 1999
[5] Gènes, peuples & langues (travaux du Collège de France) ; Luca Cavalli-Sforza; nxb Odile Jacob 1996.
[6] Entretien avec Yves Coppens ; La Recherche n°361 ; 02.2003; Toumạ change l'histoire de nos ancêtres
[7] Les débuts de la lignée humaine ; Kate Wong ; Pour la Science ; Mai 2003
[8] Le Néolithique, âge d'or de la trépanation ; Emmanuel Jamet ; Pour la Science ; Juin 2003
[9] L'invention de l'agriculture ; nhiều tác giả ; La Recherche ; 12.2001
[10] Homo Sapiens prend de l'âge ; Eric Crubézy & José Braga ; La Recherche 10.2003
[11] http://www.historia.fr/data/mag/680/68005601.html
: La première cohabitation ; Pascal Picq ; Historia mensuel.
|
|
|
|
|