Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về   ]            [ Trang chủ

Một nhà báo Pháp tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam
hay
Một người Pháp có công lớn với dân tộc Việt-Nam
ĐINH-NAM, 
Báo Phục-Hưng , 12-1-1948
Traduction par Dejean de la Bâtie Maurice, 2012
LTS: 
Chúng tôi trích đăng lại bài báo này nhân ngày giỗ thứ 66 của Dejean de la Bâtie Eugène (ngày 31 tháng Décembre), một nhà báo Sài Gòn của những năm từ 1920 đến 1946. 

Dejean de la Bâtie Eugène, cha Pháp, mẹ Việt, đã từng tuyên bố đấu tranh để bảo vệ "phần nòi giống thừa hưởng từ mẹ" ( "la race à laquelle je dois ma mère" ).

Bài trích từ Báo Phục-Hưng ra ngày 12-1-1948 với tựa đề "Một người Pháp có công lớn với dân tộc Việt-Nam". Được cất giữ kỹ từ hơn 60 năm qua, báo cũng đã có phần bị mục nát, do đó bài đăng bị thiếu sót vài chữ.

Bài gốc tiếng Việt, được Dejean de la Bâtie Maurice chuyển qua tiếng Pháp.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Dejean de la Bâtie Eugène qua bài viết (bằng tiếng Pháp) của tác giả Vĩnh Đào tại địa chỉ : http://chimviet.free.fr/lichsu/vinhdao/vids051.htm

Ce texte est publié à l’occasion du 66e anniversaire du décès de Dejean de la Bâtie Eugène (le 31 décembre), publiciste à Saigon du début des années 1920 jusqu’en 1946. Conservé plié depuis plus de 60 ans, le journal dont l’article est tiré est assez abimé, d’où la perte de quelques bouts de phrase.
Một người Pháp có công lớn với
dân tộc Việt-Nam
(Báo Phục-Hưng , 12-1-1948)
Un Français qui a grandement œuvré pour le peuple vietnamien [1]
Cách 30 năm trước đây ở trường Công-Chánh Hanoi (Ecole des Travaux Publics) người ta lấy làm ngạc nhiên thấy một sanh-viên Pháp tòng học ở đây mà lại mang tên họ Việt-Nam: Nguyễn-Liên.

…chi-ngánh của trường Đại-học, nhưng vì trường đó là trường chuyên-môn và lại ít có người ham học, nên lúc đầu, những học-sanh thi vô đây phần đông là học-sanh ở đệ nhị hoặc đệ tam niên ở các trường Cao-đẳng tiểu-học xuất thân, - miển là họ phải chuyên thêm và sở trường về khoa toán học là chắc chắn được trúng tuyển .

Vì lẻ đó, trình độ học vấn của sanh viên trường Công-Chánh so với các sanh viên các ban khác trong Cao-đẳng học-đường kém sút hơn cả, - bởi cái lẻ rất giản dị là ở các ban khác, ngay lúc trường Đại-học mới thành lập, ít ra học sanh phải có bằng thành chung hoặc cao-đẳng tiểu học mới được phép thi vô . 

Nhưng ở đời nếu bông lan có khi mọc nơi hang tối thì trong đám người thông thường mà biết đâu không có kẻ xuất chúng .

Thiệt vậy, cậu Nguyền-Liên chẳng những ăn đứt các bạn đồng học ở trường Công-chánh mà còn được anh em sanh viên ở ban Sư-Phạm và Pháp-chánh -hai ban mà học-sanh thường sở trường về môn Pháp-văn vì nói cho đúng với sự thiệt , cậu là tay viết Pháp-văn lổi lạc.

Nhờ có một trình-độ học-vấn trổi hơn xa các bạn đồng học và lại là người hiếu học, sau hai năm học-tập, cậu đã thi vào ưu-hạng trong số sanh-viên tốt-nghiệp ở trường Công-chánh.

Rồi sau khi đường hoàng được bổ dụng là tá-sự chuyên môn (agent technique) trong ngạch Công-chánh, cậu Liên mới nhờ pháp luật can thiệp để yêu cầu Pháp tịch.

Thế là ông tá-sự Nguyễn-Liên đã nghiểm nhiên trở nên một công chức Pháp mang tên là Eugène Dejean de la Bâtie. Nhưng tư cách văn nhơn đâu có thích hiệp với cái không khí vào lòn ra cúi... Phương chi ông Dejean như nhiều bạn đã biết là một người ham tự do, phóng khoáng, không chịu ràng buộc ... thân nơi không khí hẹp hòi , ...-tiện và nhứt là lại muốn đem tài ba ra thi thố để giúp ích cho đời.

Một điều đáng chú-trọng nơi ông nửa là tuy là một quan-chức ngạch trung-đẵng của Pháp mặc lòng , ông là người chí-hiếu , vẫn không quên công ơn của người mẹ Việt-Nam, lúc nào cũng công-khai nhìn nhận Việt-Nam làm mẩu-quốc và lúc còn thiếu thời, đẫ nuôi cái đại-chí quyết tâm phụng sự chánh-nghĩa Việt-Nam để dìu dắt người Việt-Nam lên con đường sáng sủa, rộng rải hơn .

Vì thế mà làm tá-sự chuyên môn trong sở Địa-Dư ở Nam kỳ được hai năm, ông đã xin từ chức để đeo đuổi chí nguyện của mình .

Trước hết, ông đứng ra chủ trương việc biên tập ở báo "La Voix Annamite" tờ báo do ông Lê-thành-Tường sáng lập .

Báo nầy ra mỗi tuần một kỳ song vì tôn chỉ của nó ôn hoà nên báo nầy không có bóng vang ở xả hội . Dầu vậy mặc lòng, thời gian giúp việc cho báo nầy củng là một cơ hội cho ông Dejean làm quen với nhửng bí mật của chức nghiệp .

Sau khi giúp việc không đầy một năm cho "La Voix Annamite", ông Dejean đã được báo chí Pháp văn ở đây chú ý đến cây viết tranh đấu lợi hại của ông.

Vì thế mà đến năm 1924, ông Nguyễn-Phan-Long chủ nhiệm báo Echo Annamite đả vời ông để giao trách vụ chủ trương bộ biên tập .

Chính trong thời kỳ biên tập cho E. A. ông Dejean đả có cơ hội tu nghiệp và thi thố tài ba của mình .

Vốn sở trường về lối văn luận thuyết và chiến đấu ông đã gây cho nhiều nhà viết báo Pháp phụng sự phe tư bổn phải điên đầu , điên óc với lời văn đinh thép và chua chát của ông . Ngoài ra ông còn can đãm lôi kéo những chuyện bất công và lạm quyền của bọn tai mắt ra chỉ trích nữa .

Nhưng mặc dầu đứng trong hàng ngũ đối lập, báo E.A. giữ một thái độ ôn hoà , chớ không quá khích.

Vì thế , đồng thời với việc giúp báo E.A., năm 1924, ông Dejean còn cùng một đồng chí mới ở Pháp về là ông Nguyễn-an-Ninh sáng lập tờ Cloche Fêlée để binh vực quyền lợi của đại chúng một cách sốt sắng và sôi nổi hơn .

Mặc dầu mang danh là "trái chuông dè" (la Cloche fêlée) nhưng là một trái chuông mà dư âm của nó đã có ảnh hưởng lớn đến sự giải phóng tinh thần của đại chúng và nhứt là thanh niên trí thức trong nước.

Lúc đó, người ta muốn dùng đủ cách để mua chuộc những người chủ trương tờ báo nầy song ông Dejean cũng như ông Ninh là những người coi trọng quyền lợi của quốc gia Việt-Nam hơn hết và không để cho một thế lực nào làm lay chuyển nổi .

Và ngoài việc hô hào, cổ vỏ dân chúng trên trường văn mặc, ông Dejean còn cùng các bạn đồng chí như Cụ Phan-văn-Trường , ông Nguyễn-an-Ninh thời thường tổ chức các cuộc diển thuyết và các cuộc biểu tình để yêu cầu việc ban hành những tự do dân chủ cho dân Việt-Nam nữa .

Cuộc biểu tình khổng lồ do ông Dejean chủ trương trên đường Lanzerotte đã lôi kéo tới mấy chục ngàn người tới dự có lẻ là cuộc biểu tình chánh trị lớn lao nhứt chưa từng có và đã mở đường cho các cuộc biểu tình khác về sau.

Đến năm sau, ông Dejean lại cọng sự với cụ Phan-văn-Trường ở báo "Annam".- Báo nầy tức là báo Cloche Fêlée đổi tên . Tờ Annam nầy cũng gây nên ảnh hưởng rất lớn lao trong hàng thanh-niên trí thức ở toàn quốc .

Chúng tôi còn nhớ vào hồi nầy vì lá truyền đơn dử dội và sôi nổi do ông Nguyễn-an-Ninh tự thảo và rải trong thành phố Sài gòn , ông Dejean vì có đứng tên trong truyền đơn . đã bị liên luỵ và đả bị giam trong 8 hôm .
Mấy năm sau, phong trào quốc gia bị đàn áp dữ dằng , kẽ thì mắc vòng lao lý , người thì bị chết trong cảnh tù đài , vậy mà ông cũng không hề nãn chí , vẩn một mình gắng gượng, chống chọi với mọi phong ba bảo táp và một mình chủ trương tờ Echo Annamite .

Song sức người có hạn mà công việc lại nặng nề , nên lúc sau đây , ông thường bị đau và phải dẹp hết mọi sự hoạt-động lại một bên.

Chúng tôi vẫn đinh ninh rằng con người còn trẻ và cương quyết đó sẽ có ngày bình phục để rồi lại trở lại họp mặt với anh em trong làng báo , vậy mà chẳng dè ông đã trở nên người thiên cổ từ hạ tuần tháng chạp năm ngoái .

Nhưng chúng tôi không khỏi lấy làm ngạc nhiên thấy từ khi ông tạ thế đến giờ , không hề có một tờ báo nào nhắc nhở đến văn-nghiệp của ông.

Bỡi vậy, nay để bổ-khuyết sự thiếu sót đáng tiếc đó và luôn dịp truy niệm một bạn đồng-nghiệp đả có công lớn với phong-trào giải-phóng cũa Việt-Nam, chúng tôi thành kính nhắc sơ qua công-nghiệp của ông bạn Dejean de la Bâtie trên đây .

Nhưng dầu sao mặc lòng, cái tên của Dejean sẽ trường thọ với những danh nhơn như Phan-văn-Trường, Nguyễn-an-Ninh, v. v.

ĐINH-NAM
Báo Phục-Hưng , 12-1-1948
 

Il y a 30 ans, à l’Ecole des Travaux Publics de Hanoi, on était étonné de voir un étudiant Français porter un nom vietnamien : Nguyễn-Liên.

 … [2] une dépendance de l’Université, mais cette Ecole est une école de spécialisation et peu d’étudiants cherchaient à la suivre ; au début, la majorité des étudiants qui y entraient étaient issus de la deuxième ou de la troisième année des Ecoles Primaires Supérieures, - à condition qu'ils se spécialisent et sont forts en mathématique, ils étaient assurés d'être admis au concours.

Pour ces raisons, le niveau des étudiants de l'Ecole des Travaux Publics était plus faible que celui des étudiants d'autres branches universitaires, où, dès la création de l'Université, les étudiants devaient, pour pouvoir participer au concours, au moins être pourvus du Diplôme Terminal ou du Diplôme d'Etudes Primaires Supérieures. Cependant, dans la vie, comme l'orchidée peut fleurir dans un endroit sombre, il arrive qu'un individu exceptionnel apparaît parmi les gens ordinaires.

En réalité, non seulement le jeune Nguyền-Liên dépassait ses condisciples de l'Ecole des Travaux Publics, il était aussi reconnu comme un fameux rédacteur en Français par les étudiants en Pédagogie et en Administration Indochinoise - deux branches où ils excellaient en Français.

Grâce à un niveau de loin supérieur à celui de ses pairs et comme il était studieux, après deux années d'études, il fut brillamment reçu parmi les diplômés de l'Ecole des Travaux Publics.

Ensuite, seulement après sa nomination comme agent technique des Travaux Publics, le jeune Liên demanda l'aide de la justice pour l'acquisition de la nationalité française.

Monsieur l'agent technique Nguyễn-Liên devint ainsi un fonctionnaire Français, du nom Eugène Dejean de la Bâtie. Cependant, dans son statut d'homme de lettres, il n'aimait guère les milieux où régnaient les flatteries… Comme de nombreux amis le savent, M. Dejean était un amoureux de la liberté, il n'acceptait pas de s'enfermer avec des esprits étroits et voulait surtout exercer ses talents dans le but de venir en aide à autrui.

Une autre chose importante à noter chez lui, c'est que, malgré son statut d'employé de moyenne importance, il était très fidèle à la piété filiale et n'oubliait jamais ce qu'il devait à sa mère vietnamienne ; il reconnaissait toujours et ouvertement que le Viet-Nam était sa " matrie " ; depuis son jeune âge, il nourrissait le grand dessein de servir d'une façon déterminée la cause du Viet-Nam afin de conduire les vietnamiens sur une route plus lumineuse et plus large.

Ainsi, après deux ans au Département de géographie de la Cochinchine, il démissionna pour poursuivre son aspiration. Tout d'abord, il s'occupa de la Rédaction du journal "La Voix Annamite" créé par M. Lê-thành-Tường.

Cependant, cet hebdomadaire à la ligne éditoriale modérée n'avait pas d'écho dans la société. Néanmoins, la période où M. Dejean y travaillait lui permettait de s'habituer aux secrets du métier.

Après presque une année de collaboration à "La Voix Annamite", M. Dejean fut remarqué par la presse française pour sa plume de combat redoutable.

En 1924, M. Nguyễn-Phan-Long, le directeur de l'Echo Annamite, l'invita alors au poste de rédacteur en chef. C'était précisément pendant la période où il occupait ce poste à l'E. A. que M. Dejean eut l'occasion de se former et d'exercer son talent.

Ses points forts, un style fait de théories et de combat et un ton empli de piques et d'acide, donnèrent des migraines à de nombreux journalistes français au service du parti capitaliste. De plus, il avait le courage de mettre au jour, pour les critiquer, les injustices et abus de pouvoir de personnages puissants.

Cela dit, même s'il se tenait dans les rangs de l'opposition, l'E. A. gardait une ligne modérée, et non extrême.

Dans ces conditions, tout en collaborant avec l'E. A., M. Dejean créa avec M. Nguyễn-an-Ninh, un camarade de lutte, le journal " La Cloche Fêlée " afin de protéger les droits du grand public, avec davantage de sérieux et de passion. Malgré son nom, La " Cloche Fêlée " fut une caisse de résonance qui avait une grande influence sur la libération de l'esprit du grand public et surtout des jeunes intellectuels du pays.

A l'époque, on voulait utiliser tous les moyens pour acheter les responsables du journal, mais ni M. Dejean, ni M. Ninh, qui plaçaient les droits de la nation vietnamienne au-dessus de tout, ne se laissèrent ébranler par quelque force que ce fût.

En plus d'exhorter la population, M. Dejean, ainsi que ses amis, tels MM. Phan-văn-Trường et Nguyễn-an-Ninh, organisaient des conférences et des manifestations pour demander la promulgation des libertés démocratiques pour le peuple vietnamien.

L'immense manifestation de la rue Lanzerotte, organisée par M. Dejean, rassemblant plusieurs dizaines de milliers de personnes, fut sans doute la plus grande manifestation politique qui eût jamais lieu ; elle ouvrit la voie à d'autres manifestations depuis. L'année suivante, M. Dejean collabora de nouveau avec M. Phan-văn-Trường à l'"Annam".- Ce journal représentait " La Cloche Fêlée " sous un autre nom. " L'Annam " exerça également une très grande influence dans les rangs des jeunes intellectuels du pays entier.

Nous nous souvenons encore de l'emprisonnement de M. Dejean pendant 8 jours, dû à sa signature sur un tract violent écrit et diffusé par M. Nguyễn-an-Ninh dans la ville de Saigon.

Pendant les années suivantes, le mouvement nationaliste fut fortement réprimé, certains de ses membres furent mis en prison, d'autres moururent en détention ; M. Dejean ne se découragea jamais et continua à lutter contre toutes les tempêtes, dirigeant seul " l' Echo Annamite ".

Hélas, les forces de l'individu connaissent ses propres limites, et pourtant le travail reste pénible, il tombait souvent malade et devait laisser de côté toutes ses activités. Nous croyions que cet homme encore jeune et déterminé pourrait un jour guérir et revenir parmi les amis du journalisme, mais il décéda à la fin de décembre l'an dernier.

Nous ne pouvons cependant ne pas nous étonner de voir que depuis son décès, aucun journal n'a rappelé sa carrière.

C'est pour cette raison que, aujourd'hui et ci-dessus, pour combler cette lacune regrettable et, par la même occasion, pour rendre hommage à un confrère qui a accompli une grande œuvre au service du mouvement de libération du Viet-Nam, nous rappelons brièvement mais respectueusement l'œuvre de notre ami Dejean de la Bâtie.

De toutes façons, le nom de Dejean perdurera aux côtés de ceux d'hommes célèbres tels Phan-văn-Trường, Nguyễn-an-Ninh, etc.

ĐINH-NAM
Journal Phục-Hưng , 12-1-1948

_______

[1] -  la traduction proposée ne cherche pas à restituer le mot à mot du texte original, mais plutôt le sens global des phrases, tout en restant proche des termes employés.

[2] - 2 mots illisibles sur le document original.

[3] -  La direction générale de l'instruction publique (décret du 20 juin 1905), sans être comprise au nombre des services généraux, exerce néanmoins sa juridiction sur l'Indochine entière. C'est également dans l'Indochine entière que se recrutent les élèves des établissements d'enseignement public d'un caractère général, tels que l'Université indochinoise et ses dépendances : l'Ecole de médecine et d'art vétérinaire, l'Ecole d'administration indigène dite des hau-bo, l'Ecole des travaux publics et l'Ecole des postes et télégraphes. 

Source : http://www.inrp.fr/edition-electronique/lodel
/dictionnaire-ferdinand-buisson/document.php?id=3970