Chim Việt Cành Nam [ Trở Về ]
Akina MASUMOTO Viện Nghiên
cứu Văn hoá quốc tế - Trường Đại học nữ Chiêu Hòa,
|
Hội
An là một phố cảng nằm cạnh thành phố Đà Nẵng thuộc
miền trung Việt Nam. Do những yếu tố địa lý và khí hậu
thuận lợi, đây từng là nơi gặp gỡ của thuyền buôn Nhật
Bản, Trung Quốc và châu Âu từ thời cận thế. Vào thời
kỳ hàng hải, khu phố của người Nhật đã phát triển sầm
uất. Trước thời kỳ này, ở đây đã từng có những dấu
tích của thương cảng Chămpa hay được nhắc đến cùng với
con đường tơ lụa trên biển. Hơn nữa, còn có những dấu
tích nói lên sự giao lưu giữa nền văn hoá Sa Huỳnh bản
địa với thời kỳ Jomon ở Nhật Bản từ xa xưa.
Có thể nói, phố cổ Hội An là khu phố cổ duy nhất ở Đông Nam Á còn duy trì được nhịp sống từ thế kỷ 18 cùng với những công trình có kết cấu bằng gỗ. Trong những ngôi nhà phố với sân trong tương tự như ở Kyoto của Nhật Bản, cho đến nay vẫn còn lưu truyền lại cách sinh hoạt và phong cách xưa của một đô thị cổ của Việt Nam. Tháng 3 năm 1985, Chính phủ Việt Nam đã công nhận khu di tích lịch sử Hội An là di sản văn hoá quốc gia, và bắt đầu tiến hành những cuộc điều tra để bảo tồn khu phố cổ này. Tháng 3 năm 1990 một cuộc hội thảo quốc tế về Phố cổ Hội An đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới như : Pháp, Úc, Nga, Tiệp KhắcXuất phát từ việc trước kia ở đây đã từng tồn tại một khu phố của người Nhật Bản, nên từ năm 1991 Tổng cục Văn hóa Nhật Bản đã quyết định cùng hợp tác với phía Việt Nam trong việc điều tra bảo tồn. Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá quốc tế trường Đại học nữ Chiêu Hoà đã nhận phần trách nhiệm tập hợp nên các nhóm nghiên cứu bao gồm sự hợp tác giữa các trường Đại học Chi Ba, Đại học Nghệ thuật, Đại học Đông Hải, Đại học thành phố Tokyo Nhật Bản cùng với các trường đại học của Việt Nam như Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kiến trúc để cùng tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu tổng hợp tại phố cổ Hội An trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc đô thị, lịch sử, khảo cổ học. Trên cơ sở hợp tác văn hoá này, tháng 4 năm 1995 Chính phủ Việt Nam đã cho phép thành lập một tổ chức hợp tác có tính quốc tế mang tên "Hội Bảo trợ Hội An", là tổ chức chính thức tiếp nhận sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài đến với Hội An. Sáu tháng sau, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - Hội trưởng danh dự đã quyết định hợp nhất các thành viên thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, thị xã Hội An thành một tổ chức thống nhất cùng vận động để kêu gọi sự ủng hộ từ nhiều nơi. Tháng 1 năm 1996, đại diện tổ chức UNESCO, ông Rechrd Engelhart đã đến thị sát Hội An. Nhà quản lý điều tra di sản văn hoá vùng Châu Á - Thái Bình Dương này đã nói : "Nếu như Hội An được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì UNESCO có thể hợp tác để viện trợ trên mọi lĩnh vực". Bản báo cáo kết quả điều tra này chủ yếu tập trung vào những thành quả nghiên cứu về kiến trúc thu được qua các cuộc điều tra đã tiến hành tại Hội An từ trước đến nay , đồng thời một lần nữa đề xuất và xác nhận lại những phương hướng bảo tồn phố cổ. Tôi hy vọng những kết quả này góp phần vào việc phát triển dự án bảo tồn phố cổ Hội An". (Lời tựa của ông Akina Masumoto, đại diện Dự án Bảo tồn Phố cổ Hội An, hiệu phó Trường Đại học nữ Chiêu Hoà, Nhật Bản). |
[ Trở Về ]