Chim
Việt Cành Nam [
Trở Về ]
[ Trang chủ ]
[ Tác giả ]
|
|
Đất
Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say... |
Bài ca dao nhiều dị bản |
Nhắc đến Quảng Nam
- Đà Nẵng, thiên hạ nhớ ngay đôi dòng vừa dẫn. Tùy căn
cơ mà kẻ nọ, người kia thay từ đã bằng đà, từ nhấm
bằng nhắm. Lưu hành trong môi trường diễn xướng, tác phẩm
văn nghệ dân gian ấy đầy đủ gồm 4 dòng. Chính 2 dòng kế
tiếp sản sinh vô số dị bản.
Xin tạm liệt kê chục dị bản như sau: Soạn bài Tổng quan văn học dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng đăng trên tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian số 1 (tháng 11-2001), thạc sĩ Bùi Văn Tiếng phỏng định: "Có lẽ trong ca dao - dân ca Việt Nam, hiếm có câu ca dân gian nào có nhiều dị bản như câu Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm / Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say... Có thể ban đầu đây là một khúc hát trữ tình, với hai dòng sau được thay đổi cho phù hợp với cảnh ngộ riêng của từng chủ thể".1. Em thương anh, cha mẹ không hay, Trong sách Quảng Nam - Đà Nẵng xưa và nay (NXB Đà Nẵng, 1996), nhạc sĩ Trương Đình Quang và Kim Viên đã ký âm điệu hò giã gạo Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm / Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say vang vọng nơi đất Quảng. Điều khiến rất đông người, kể cả dân Quảng, bấy lâu nay thắc mắc: rượu Hồng Đào như thế nào? Thậm chí, lắm kẻ tỏ ý nghi ngờ khi hỏi: có rượu Hồng Đào hay chăng? |
Hồng Đào qua một số nghệ phẩm |
Hồng Đào được viết
hoa tu từ, khéo đối ứng với hai chữ Quảng Nam về tự dạng,
chứ căn cứ chính tả tiếng Việt hiện thời thì ghi hồng
đào cũng được. Đây chẳng phải địa danh như một số
người ngộ nhận. Thực tế thì xưa nay, tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng không có làng, thôn, xã, phường, quận,
huyện nào tên Hồng Đào.
Hồng đào 洪陶, trong tiếng Hán, là thợ đúc to lớn, là tạo hóa. Song trong tiếng Việt, hồng đào mang nghĩa gốc: hoa đào màu hồng. Hồng là đỏ nhạt. Đào là loài thực vật mang tên khoa học Persica vulgaris Mill. thuộc họ Rosaceae, thường trổ bông dịp xuân về. Với Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798) đã viết: Theo nghĩa phái sinh, hồng đào là cách gọi màu sắc đặc trưng: đỏ nhạt như quả đào chín hoặc như hoa đào nở. Do đó, một số cụm từ đã xuất hiện: nắng hồng đào, trứng hồng đào (vẫn bị nói sai thành trứng lòng đào), mận hồng đào, má hồng đào, môi hồng đào, v.v. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) từng sáng tác bài hát Môi hồng đào mà đây là ca từ đoạn đầu:Nào dạo lối vườn hoa năm ngoái, Có kẻ trích thơ Đường: Hồng đào mỹ tửu dạ kim bôi. Ấy là trích sai, hoặc do vô tình, hoặc bởi cố ý. Đúng ra, đó là dòng khai mở bài thất ngôn tứ tuyệt kỳ 1 Lương Châu từ 涼州詞 nổi tiếng của Vương Hàn 王翰 (687 - 727):Một cuộc tình nhỏ bé Phiên âm:葡萄美酒夜光杯, Lương Châu bây giờ là Võ Uy, thuộc tỉnh Cam Túc. Bản dịch của Trần Trọng Kim:Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, Bản dịch của Trần Trọng San:Rượu nho kèo chén lưu ly, Bản dịch của Vân Bình Tôn Thất Lương:Rượu bồ đào, chén dạ quang, Bản dịch của Bùi Khánh Đản:Rượu bồ đào, chén dạ quang, Bản dịch của Đoàn Thuận:Bồ đào, rượu rót chén lưu ly Bản dịch của Trần Quang Trân:Chén dạ quang, rượu bồ đào Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:Bồ đào rượu ngát chén lưu ly, Bồ 葡 là cây nho. Bồ đào 葡萄 là quả nho. Bồ Đào Nha 葡萄牙 là Portugal, đất nước trồng nhiều nho. Bồ đào tửu 葡萄酒 là rượu nho, là vang, tiếng Pháp ghi vin, tiếng Anh ghi wine. Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh cắt nghĩa như thế. Tự điển Hán - Việt của Thiều Chửu cũng giải thích tương tự. Còn rượu hồng đào chẳng phải rượu ngâm hoặc chưng cất quả hồng với quả đào, mà là bất kỳ rượu gì có màu hồng đào.Rượu đào ngon ngọt chén lưu ly, Lạ thay! Lê Minh Quốc - tác giả bộ sách Hỏi đáp non nước xứ Quảng - bỗng viết bài Rượu Hồng Đào hoàn toàn không có thật đăng báo Thanh Niên thứ bảy 11-3-2006. Tuần sau, báo Thanh Niên thứ bảy 18-3-2006 công bố bài của Nguyễn Trung Dân phản biện mạnh mẽ: Rượu Hồng Đào cớ sao lại không có thật? Báo Sài Gòn giải phóng thứ bảy 18-4-2006 lại in bài của Nguyễn Đông mang tiêu đề Rượu Hồng Đào răng rứa hè? Cả ba đều là người Quảng. |
Rượu Hồng Đào: chế biến & sử dụng |
Thuở xưa, tại Trung
Hoa và các quốc gia đồng văn, người người tổ chức dựng
vợ gả chồng đều gắng theo Chu Công gia lễ hay Văn
Công gia lễ do Chu Hy biên soạn vào đời Tống, gồm 6 lễ
chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, nạp tế,
thân nghinh. Tại Việt Nam, hôn lễ được rút gọn còn 3 lễ
chính: dạm / chạm ngõ, đám hỏi, đám cưới. Ngày nay, khá
nhiều nhà trai với nhà gái cử hành giản tiện hơn: gặp
nhau để bàn bạc, rồi gộp đám hỏi vào đám cưới. Dù
phức tạp hay đơn sơ, đám cưới luôn chọn màu đỏ - màu
may mắn - làm chủ đạo với nhiều sắc độ: thiệp hồng,
pháo hồng, áo hồng, chữ song hỷ màu đỏ, khăn màu đỏ
phủ các mâm lễ vật, v.v.
Thật sự, đám cưới bao gồm nhiều lễ nhỏ, trong đó có lễ rất quan trọng chỉ dành cho cô dâu chú rể: lễ động phòng hoa chúc, còn gọi lễ hợp cẩn. Tất nhiên, cô dâu và chú rể nép vào nhau vái van ông tơ bà nguyệt, nhưng nghi thức thì mỗi dân tộc mỗi khác. Với tục lệ Trung Hoa xửa xưa thì hai vợ chồng son xơi mỗi người một tô mì trường thọ (lạp miến) rồi vào buồng riêng, lứa đôi cùng ăn bánh tử tôn (4 bánh tròn và 32 bánh bán nguyệt bằng bột mì có nhân thịt heo tai tái), cùng uống rượu theo lối độc đáo: hai cái nậm mà quai được buộc với nhau bằng chỉ đỏ, hai chiếc chung cũng buộc vào nhau bằng chỉ đỏ, cô dâu và chú rể phải khéo léo uống cạn mà chớ để đứt sợi chỉ. Với tục lệ Việt Nam cổ truyền thì lễ động phòng cần có: chỉ đỏ hoặc chỉ ngũ sắc gọi là dây tơ hồng, đĩa muối với dăm lát gừng tươi, chai rượu Hồng Đào đính kèm một chiếc chung. Chú rể buộc tơ hồng vào cổ tay nàng dâu và ngược lại. Rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa. Xong, cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga: Rượu Hồng Đào ở nhiều tỉnh thành khác ắt khỏi bàn: thường chọn rượu ngon có màu đo đỏ. Nhưng ở Quảng Nam, nhất là giai đoạn người Việt mới mở cõi, đại đa số cư dân nghèo khó, rượu trắng nấu bằng gạo (lắm phen phải nấu bằng sắn) dọn tiệc, riêng xị rượu dành cho tân lang với tân giai nhân hợp cẩn cần nhuộm màu hồng. Cách nhuộm "khỏe mà rẻ" thế này: lấy nắm chân nhang / hương nhúng vào rượu trắng. Không ít trường hợp, người ta lấy vỏ bao nhang thả vào rượu trắng. Chốc lát, rượu trắng ửng hồng. Rượu Hồng Đào dạt dào tình nghĩa xuất hiện (1).Tay bưng đĩa muối chấm gừng, Nguyễn Trung Dân (tlđd) xác nhận: "Rượu Hồng Đào khắp cả Quảng Nam nơi nào cũng có và thường chỉ làm ra dùng vào việc lễ, dịp cưới hỏi nghinh hôn, lấy làm rượu hợp cẩn giao bôi. Cách chế tác như sau: lấy rượu đế (trắng) thường nấu bằng gạo sau khi lên men, dùng cây tăm hương (chân hương đã đốt còn trong bát nhang) hay lấy cái vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng, nhuộm màu hồng của chân hương hay vỏ bao hương cho rượu, nên rượu Hồng Đào. Để làm chi vậy? Là để khác với rượu thường ngày thường. Ngày thường uống rượu đế thường ngàn ly (chung) không say, nhưng ngày lễ - rượu Hồng Đào - cái tình ấy, cái nghĩa ấy (sao) chưa nhấm đà thấy say". Lê Tự Vĩnh - kỹ sư viễn thông gốc Quảng đang làm việc tại Toronro, Canada - luận: "Người dân Quảng Nam nghèo. Nhưng bằng mọi giá phải giữ Lễ. Theo đất lề quê thói, đêm tân hôn phải có một cái lễ tơ hồng chỉ dành cho cô dâu và chú rể. Hai người tự làm lễ trong phòng với nhau gọi là kết nghĩa giao thề. Lễ này không có lạy lục, cúng bái chi cả. Lễ vật để trên đầu giường tân hôn, cơ bản gồm: chỉ ngũ sắc, dĩa đựng mấy củ gừng và muối sống, rượu Hồng Đào. Vì cái nghèo, nhưng muốn giữ Lễ, nên cùng tắc biến, biến tắc thông. Biến bằng cách chạy ra lư hương, vơ một nắm chân hương màu đỏ, vò cho rớt cát, thả vô ly rượu đế, quậy mấy cái. Rượu chuyển qua màu hồng do phẩm từ chân hương. Giải quyết xong chữ Lễ, trọn vẹn cái Nghĩa, nhất là không vay mượn ai và chẳng tốn tiền". Đoạn, Lê Tự Vĩnh nhấn mạnh: "Giữ cho được chữ Lễ, thà không có thì thôi, chứ có lễ tơ hồng ắt cần rượu màu hồng. Nói đến rượu Hồng Đào là nói đến ‘nhãn hiệu nghĩa tình’ của người dân Quảng". Tóm lại, rượu Hồng Đào là thức uống có cồn, màu đo đỏ, dành cho dâu rể làm lễ giao bôi. Rượu Hồng Đào hoàn toàn chẳng phải để chạm ly chan chát trong bàn nhậu (2). Vì sự gắn bó với đất và người xứ Quảng được thể hiện qua ca dao, có thể gọi rượu Hồng Đào là Quảng Nam song hỷ tửu. |
____________
(1) Cũng cần biết rằng dùng để nhuộm chân nhang / hương bằng tre và vỏ bao hương bằng giấy là dòng phẩm basic. Đại đa phần chân hương thường được nhuộm đỏ; ngoài ra còn số ít được nhuộm hồng, lục, vàng. Màu gì thì dòng phẩm mang tính kiềm này không đảm bảo an toàn thực phẩm; thế nhưng gian thương vẫn lấy phẩm basic để nhuộm hạt dưa, da heo quay, lạp xường / lạp xưỡng, v.v. Rượu Hồng Đào pha chế bởi phẩm basic, dẫu vài ngụm ít ỏi, song lại hại sức khoẻ ẩm giả! (2) Cuộc cạnh tranh thương hiệu "rượu Hồng Đào" giữa Công ty TNHH thực phẩm Minh Anh ở Đà Nẵng với Doanh nghiệp tư nhân Việt Tiến ở Tam Kỳ, Quảng Nam, là chuyện ì xèo quá ư... buồn / tức / mắc cười. Những ai biết nguyên uỷ Quảng Nam song hỷ tửu rồi mà rót rượu Hồng Đào do 2 doanh nghiệp này sản xuất, chắc chắn thấy chướng mắt: Hồng Đào linh chi màu cánh gián, Hồng Đào tằm công tử và Hồng Đào sâm màu vàng rơm. Ghi thêm: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Minh Anh là Nguyễn Thị Anh Đào - vợ của Lương Minh Sâm nguyên Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, hiện làm Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng.
|
|
|
|
|