Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Thơ
sau Lửa thiêng (1940) và trước Cách mạng tháng Tám
- Suối - Áo xuân - Xuân hành - Trời, biển, gió... Thơ sau Cách mạng tháng Tám - Đêm đầu hè - Bếp đêm vũ trụ - Ta nằm lưng núi - Mưa luồn - Tưởng nghe thầm - Giá anh nuốt được |
Ngẫu
nhiên, Lửa thiêng (1940) vừa chào đời thì Huy Cận cũng
vừa tham gia hoạt động cách mạng. Nhờ bắt đầu "sống
đúng", từ đây những lúc cảm nghe vũ trụ nhà thơ mỗi ngày
mỗi thấy bớt "lạnh", thêm "ấm"...
Tuyển 1 đã trích một số "vũ trụ ca" làm sau Cách mạng tháng Tám. Tuyển 2 trích thêm tám bài ca vũ trụ nữa, trong số đó có bốn bài Huy Cận sáng tác trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 1940 đến năm 1945. Ngoài ra, có hai bài "tình ca" cùng một giọng tha thiết, bồng bột, như những vần trong Nhật Ký Yêu... Dù ca trời ca biển ca sao ca mưa ca gió, hay ca em, tất cả đều làm ta thấy yêu sống, và yêu thơ. (Đa số bài dẫn theo Thế giới thơ Huy Cận (1987) của Xuân Diệu. Nhiều khi không biết là trọn thi phẩm hay chỉ một phần. Cũng nhiều khi không thấy nhan đề, trong những trường hợp ấy chúng tôi tạm đặt nhan đề.) Suối Ờ nhỉ, nước chảy ra biển đâu chỉ nước mưa từ trên trời rơi xuống. Còn nước ngầm từ dưới đất trào lên nữa chứ. Sóng vào ra, vào ra như tay biển vẫy rối rít! Thủy triều lên như mình biển cố nhích lại gần (tuy chưa được mấy đã phải lùi ra xa)! Cả vẫy lẫn nhích đều không bao giờ ngừng. Đâu đó trong đất liền, dưới mặt đất, "cơ thể nhỏ" của nước cảm nghe tiếng gọi của "cơ thể lớn", bèn dồn hết sức... Đêm ngày biển gọi
thiết tha
Có một tâm hồn nghệ sĩ may mắn vừa phá được ngục cô đơn, bay vù nhập vào Cách mạng!(1) -- Nằm trong lòng đất,
suối nghe biển
Áo xuân Khi ra khỏi nhà lòng thi sĩ còn chưa sao cả, do "gặp mùa xuân đến giữa đàng" với "lá biếc" với "gió (xuân)" xe duyên, mới bỗng trở nên chan hòa cùng "vĩnh viễn"... Lòng "hớn hở" như trẻ, "ngào ngạt" như sen, tự dưng "thân" cũng bật lên tiếng "hát", "môi" cũng "nở hoa thiên thu"... Trong trạng thái cảm thông tuyệt vời đó, âm thanh ("lời chim") có gieo được thành ánh sáng, dệt được thành lụa mây, cũng là tự nhiên... Vui riêng nhỏ, có vui suốt đời cũng hết đời là hết. Vui chung lớn, thì "phút giây là mãi mãi".(2) Gió êm lá biếc mối
mai,
-- Sớm nay khoác áo màu
vô định
Ta vận tấm xuân đi
hớn hở
Lời chim gieo sáng
dệt vân sa
Xuân hành Mới đọc nhan đề tưởng là bài hành về mùa xuân, đọc hết bài thơ thấy nếu nghĩ nội dung là cuộc đi của mùa xuân, hay xuân đi, thì cũng đúng. "Đi" đây không phải đi mất rồi như trong "xuân đi xuân đến", mà là đang đi như trong "đoàn quân đi". Xuân hành, như quân hành! Và cũng như quân Quang Trung đầu xuân Kỷ Dậu, mùa xuân của Huy Cận đi như "sông Nhị dòng hăng nước chảy ào", như "sóng rủ nhau đi bát ngát cười" vang cả biển! Giữa cuộc trẩy đang hết sức tưng bừng, ai bước nhanh nhất? Chính "ta". "Ta đi mau quá tầm chân người", đi như bay, bay lên "gặp hồn ta trong vũ trụ"! Xuân hành hay chính... Huy hành! Xuân Diệu cho biết bài thơ này làm năm 1942.(3) Tức vào khoảng đó, "chàng Huy Cận" đã thôi luôn "sầu lắm"(4) mà đã có những hôm như "hôm nay lòng ta vui". Chắc chàng đang chập chững cố "sống đúng trong xã hội"...(5)
Chàng Huy hôm ấy máu
xuân sôi
Mấy bước nữa thôi, đã đến... trời! -- Lượng xuân trời
đất vui chưa hết
Mạch đời vời vợi lòng sông cao
Máu xuân chốn chốn
sôi mênh mông,
Về đâu những bước
thời gian đã
Âm dương chưa hằng
mệt,
Trời, biển, gió... Trời to, lá bé. Biển to, buồm bé. Lớn làm bé râm ran, rạo rực... Đang xanh vàng rực rỡ thế, bỗng nhiên chỉ còn có... thời gian đang thổi không ngừng trong một không gian mênh mông trống rỗng! Loay hoay "dịch": Lá biếc say trời xanh
Rồi lại "dịch": Trời xanh lá ran lên
-- Trời xanh ran lá biếc
Đêm đầu hè Trăng thơm, Hàn Mặc Tử từng ngửi được: "... hương trăng đằm thắm cõi không gian", nên sao có "ngát" cũng tự nhiên thôi, chỉ cần "hồn ta bay" là ta tha hồ ngửi. Mà trong "đêm đầu hè gió nhẹ lâng lâng", "chân đi như có móng triều nâng", hồn dễ bay lắm! Không cần bay cao, vì "trời dãn ra, sao ập xuống gần"! Này "giữa làn hương khuya" của "gương sen trời" còn có "thoảng mùi hương năm ngoái" của đất nữa đấy. Không gian, thời gian, cái mũi siêu thính của một tâm hồn... Gió lâng, thêm móng triều
nâng
-- Đêm đầu hè gió
nhẹ lâng lâng
... Đi trong đêm hè,
đêm hè đi
Bếp đêm vũ trụ Trời, sao lại có người nhìn sao trời lạ thế! Hồn Huy Cận chốc chốc bay lên "bếp đêm" thăm lửa sao, chốc chốc bay xuống biển đêm viếng lửa huỳnh... Lên lên, xuống xuống, chả mấy chốc "thoi" đã "dệt" nên tấm thơ! Bếp đêm hừng cháy
giữa trời
-- Sao sáng lưng trời
gió thổi nhen
Ta nằm lưng núi Xác thịt có tai mắt để nghe ngắm tiếng hình, thì tinh thần cũng có tai mắt để nghe ngắm "không tiếng không hình"... Đêm núi nằm nghe không
tiếng
-- ... Từng hạt sương
về ướt lá cây
Yên lặng vô cùng,
tai hết nghe
(...) Nở hạt thời gian
giữa lặng im
Mưa luồn Huy Cận hình như luôn sẵn sàng mở cả mắt và tai cho mưa từ ngoài trời bay "luồn" tận hồn... Mưa vốn là hạt nước, vào sâu bên trong bỗng hóa thành hạt cảm xúc. Cảm rơi rơi..., lâu có sợi bay lọt ra ngoài, nhập vào mực bút, chảy xuống giấy! Bay ngoài là hạt nước
thôi,
-- Nhìn hạt mưa rơi,
nghe tiếng mưa
Tưởng nghe thầm Tiếng ngoài nghe ngỡ
tiếng trong,
-- Cứ chi chớp bể mưa
nguồn!
Giá anh nuốt được Người ta hay nói "thương để bụng", tức thương thầm, thương mà không nói. Đây là thương muốn... bỏ vô bụng. Dĩ nhiên không được, nên mới... tức, mà nói thành thơ cho ai muốn nghe thì nghe! Để ý "anh" muốn "nuốt thân ngà em yêu", tức cả xác nữa chứ không chịu chỉ hồn. Thì bạn tâm giao của anh khi yêu cũng không chịu ôm ấp chỉ "bâng quơ cái hồn" mà đòi phải trọn "thân em".(7) Thương tới nỗi "tưởng nghe thầm"(8), tới nỗi muốn "nuốt", hẳn là thương cái người trong Nhật Ký Yêu (9). -- Mới gần đã lại
cách xa!
(1)
Xem bài "Huy Cận - Cảm xúc không gian" của TT.
|
|