Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]             [  Tác giả ]

Laiquangnam giới thiệu thi nhân tráng sĩ Đặng Dung
Đặng Dung
 鄧容
Cảm hoài*
 感懷

Phần II - Đoạn 1 : Thế sự du du ........

Theo truyền thuyết dân gian của dân tộc ta, tương truyền rằng cái chết của người anh hùng tráng sĩ Đặng Dung đã làm động lòng trời đất. Ông được Trời rước về phong thần cai quản cung trăng. Rõ ràng bên mõm đá trên chiếc đĩa vàng vằng vặc treo giữa trời lộng gió kia, có muôn ngàn ngôi sao lóe sáng vây quanh kia, có một người tráng sĩ nước Đại Việt đang ngồi mài gươm, không sao lầm được trong ý đôi mắt người Việt rải ra khắp thế gian hiện nay. Cạnh họ Ai đó ngâm khẻ

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma. 
Đặng Dung

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Phan kế Bính dịch

hay 

Quốc thù canh cánh đầu tiên bạc!
Gối nguyệt... mài gươm... mấy độ qua!
(LQN)

....thế sự du du...,thời lai ,đồ điếu.... ,vận khứ anh hùng , xoay trục đất ,kéo ngân hà, mài kiếm long tuyền ...bao kỷ độ? ,và thù nước chưa xong...đầu đã bạc trước..ngàn năm mài kiếm dưới ánh trăng mờ ...... .

Ngôn từ trong bài ca với âm "A " vui và phấn khích sao mà sao vẫn làm lòng người Việt ray rức rối bời vì vận nước. Họ nhận ra ngay người đồng hương mình. Đi xa gặp đồng hương đã vui, gặp người có cùng nỗi niềm tâm trạng thì có gì hạnh phúc cho họ hơn.Tuyệt tác là vậy. Cầu nối vô tận hiện nay của bài Cảm Hoài, nguyên tác của thi nhân tráng sĩ Đặng Dung khiến cho cộng đồng Việt chúng ta xít lại gần nhau hơn để cùng sưởi ấm cho nhau phát xuất từ tấm lòng của người anh hùng vị quốc vong thân .

Xưa nay đối với Người Việt, trăng là chứng nhân, trăng là người bạn tâm tình nhất là lúc nửa đêm thức giấc. Đối với lớp người xưa, đôi khi họ ngâm đôi câu thơ Lý Bạch

舉頭望明月 , Cử đầu vọng minh nguyệt
低頭思故鄉 , Đê đầu tư cố hương 
(Tĩnh dạ tư )

Ngẩng đầu trăng vãi trắng trời ,
Cúi đầu đối bóng bồi hồi nghĩ (xót,nhớ) quê!

Một khi trăng còn treo trên trời, ngàn sao sáng còn vây quanh lấy nó, ngày đó con dân nước Việt cho dù họ cách xa ngàn dặm cũng cùng một nỗi niềm như nhau. Họ ngước nhìn lên giữa đĩa vàng sáng rực, họ luôn thấy người anh hùng tráng sĩ kính yêu Đặng Dung của mình vẫn còn đang ngồi đó mà mê mãi mài thanh gươm báu

Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Phan kế Bính dịch

"Người nay không thấy thời xa xưa của trăng, nhưng Trăng ngày nay từng chiếu tỏ rạng người thời xưa"( ý thơ LB). Và dấu ấn Người xưa đã được trăng vàng khắc ghi rõ mồn một trên bề mặt mình ."Người nay không thấy trăng xưa, Người xưa gươm sắc đang mài trăng nay".

Là người Việt hiện nay cho dù bạn đang ở bất cứ nơi nào đó trên trái đất này, tuổi đời tuy có khác nhau, sức học có khác nhau, giới tính tuy có khác nhau, điều kiện sống tuy có khác nhau, thẩy đều đôi lần mượn một trong bốn cặp câu của bài Cảm hoài để tự ru mình trong niềm trăn trở, nghĩ về quê hương đất nước. Bởi thế, vào những đêm trăng tròn tại quê người, bạn thấy ai đó đang thơ thẩn, bước đi chầm chậm, ngước nhìn trời, rồi cúi đầu xuống đất như hoài niệm một lời trăn trở của ai đó, bạn hiền không cần nghe tiếng nói của họ, 100 phần 100 người ấy hẳn là một người Việt tha hương.

Cảm hoài của Đặng Dung là bài đệ nhất thi trong dòng thất ngôn bát cú luật thi .Trác tuyệt là ở đó.

Nhớ xưa,
Thế sự du du nại lão hà...

Khi Giản định Đế vì một phút u mê mà giết người anh hùng Đặng Tất ( cha của tráng sĩ Đặng Dung) và danh tướng Nguyễn Cảnh Chân (cha của người anh hùng Nguyễn Cảnh Dị). Đặng Dung giận điên lên, ông muốn ăn tươi nuốt sống ngay lập tức vì vua này. Vậy mà ông cố dằn và tự nhủ, mình không thể giết Giản Định Đế, nóng vì thù nhà mà đan tâm làm hỏng đại cục!. Nếu giết thì cuộc kháng chiến lâm vào vòng bế tắc, lòng người thêm hoang mang ly tán, chấp nhận Giản Định Đế là hoàng thượng của mình thì lòng đau như cắt khi nhìn kẻ đã giết cha ta!. Nay mình là thuộc hạ. Một tiếng thở dài. Thế sự du du ... Cuối cùng ông tự quyết định lấy một cách hết sức khó khăn, bước một Ông sai tướng Trần Súy bắt Giản Định Đế từ Nghệ An mang về Thanh Hóa và lập Trần quí Khoách lên ngôi, hiệu là Trùng Quang Đế. Bước hai Đặt Giản định Đế lên làm thái thượng hoàng, để mình còn tránh mặt mỗi lúc nhớ cha già. Đặng Dung lúc này được phong làm Tư mã, ông cùng Nguyễn Cảnh Dị con của tướng Nguyễn Cảnh Chân ngày đêm lo việc phục quốc đánh trả quân thù. Nguyễn cảnh Dị, Trần Súy, Đặng Dung, Trần quý Khoách (tức Trùng Quang Đế ) có nhân cách cao đẹp, họ đã làm hết sức mình những gì mà họ có thể làm được cho dù vượt quá khả năng họ, laiquangnam đã đề cập ở phần một.

Trong suốt hai chục năm xâm lăng Đại Việt, Minh thành Tổ Vĩnh Lạc và Minh Tuyên Tông xem như cơ hội ngàn vàng bởi hơn 500 năm qua, Đại Việt hoàn toàn độc lập tách ra một lập một cõi trời riêng. Nam quốc sơn hà nam đế cư , (http://minhtrietviet.net/lemontee/wp-content/uploads/2013/11/NAM-QUOC-SON-HA.pdf ) Minh thành Tổ Vĩnh Lạc đã tập trung cao độ mọi cố gắng chiến tranh xâm lược sau khi đuổi được Quân Nguyên Mông tại chính đất nước họ. Phương Bắc hành xử như một con sói. Khi bị cắn, bị thương tật thì nằm yên, sau khi lành lặn lại giương mắt sói trong đêm tìm đến Phương Nam săn mồi. Cơ hội đến, Phương Nam có loạn, tóm được cha con họ Hồ giải về Kim Lăng ngay lập tức, Vua Minh nói với Hồ " Trung Quốc như thế sao không phục mà dám xấc xược chống cự!". Năm 1406, trong lần xuất binh thứ hai, họ đã huy động 80 vạn quân dân binh các loại, quyết tâm làm cỏ nước ta và xóa sạch đất nước này trên bản đồ thế giới. Tàu không bao giờ muốn Đại Việt như cục xương luôn chận cổ họng mình.khiến họ không sao tìm đường trực tiếp xuống Phương Nam được. Họ lập tức lập kế hoạch hủy diệt quốc gia Đại Việt thật sạch, phá thật nát. Với kế hoạch chu đáo vô cùng độc ác, họ quyết tâm biến nước ta thành quận huyện của Tàu, mà tiền nhân họ, đời Hán, đời Đường vẫn chưa sao làm trọn gói được. Minh Thành Tổ chỉ đạo cho Trương Phụ và chư tướng bằng văn bản hành động cụ thể, lệnh truyền rằng:"chỉ trừ những bản kinh sách về Thích, Đạo không hủy, còn tất cả những bản in sách, giấy tờ cho đến các bài trẻ con học như: " Thương đại nhân, Khâu ất kỷ "thì nhất thiết một mảnh giấy, một chữ cũng phải hủy đi cho kỳ hết". Đốt sạch hủy sạch, họ làm triệt để hơn những gì mà 1000 năm trước Mã Viện đời Hán đã làm với nước ta. Lệnh truyền rằng, "Chỉ những bia nào do Ta (tức Tàu) dựng lên từ ngày trước thì để lại, còn những bia nào do An Nam lập ra thì phải hủy cho kỳ hết, một chữ cũng không được để sót". Đến tháng 6 năm 1407 nhà Minh nhắc lại một lần nữa, đến tháng 8 năm 1418 thì họ gom cú chót chở về Tàu. Binh thư Lý Trần mất sạch." , không những thế mà họ còn mang 200* sư sãi về Đại Minh học lại tiếng Hán cho thuần với (sđd (9,TVG) ) chính quốc trong đầu Y ( vua Minh) chỉ có bọn thầyChùa mới này mới đủ nội lực đẩy lùi dòng thiền Phật giáo nhập thế Lý Trần trên đất nước Đại Việt xưa. Âm Hán Đường mà ngườinước ta tạm dùng đã quen tưởng như của riêng mình với cách hành văn phảng phất tiếng nôm trong văn thư, văn học nay nhà Minh muốn nó phải được đọc lại theo âm Yên kinh (Bắc kinh) ngày nay. Bởi họ không hiểu người Đại Việt nói gì khi phát âm đó với cùng một ký tự. Luyện tay sai phải luyện phát âm cho giống mẫu quốc. Họ đem về Yên Kinh đào tạo và tái đào tạo lại bọn Sĩ (), bọn đội Hán mới, nhóm này men theo đường khoa bảng xuất hiện 70 năm sau tại Đại Việt (cuối đời Lê Thánh Tông, và dẫn đến cuôc chiến tranh Nam Bắc dài dằng dặc trong lịch sử Đại Việt) sau này. Kinh sợ thay cho một bàn tay của xếp đặt của nhà vua Tàu, Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc. Than ôi, văn hóa Đại Việt "cắc ca cắc củm" trong gần 500 năm, do một phút ngu muội của vua Trần nghệ Tông, dại dột nuôi ong tay áo, bị thằng giặc Hồ Quý Ly dụ dâng cô cho đứa con gái rặc Tàu của hắn mà nhà vua mê mệt và mê muội để dẫn đường cho cha vợ mình cướp ngôi tiên đế.

Văn hóa Đại Việt bị tiêu hủy sạch!.

....thế sự du du....vì quân lực, vũ khí đâu còn!.Thôi thì hãy nhắc cho nhau nghe lời hịch tướng sĩ năm xưa của Hưng Đạo Đại Vương với các dòng sau mà ông còn nhớ trong ký ức:

"Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; Có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. ....

.......Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; Vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; Giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. ... "

" Nay các ngươi Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; ...."

Nhờ vào hào khí năm xưa vẫn còn đọng lại đâu đó trong lòng người Đại Việt, nay có dịp sống dậy. Họ nhận ra ngay lỗi của mình và xông ra vác súng gươm xung trận .

Bên ta, ai là người xông pha ra trận chống kẻ thù đều được gọi là anh hùng, là Kẻ Sĩ. Ngay từ lớp đệ thất, đệ lục thời VNCH, tức lớp 6,7 bây giờ, thế hệ tôi cũng được học qua câu trong Bích câu kỳ ngộ hai câu :"Anh hùng mấy mặt xưa nay ,Trăm năm nát với cỏ cây cũng là". Người nào đã từng nghe ,từng tắm gội thấm nhuần tính cách người xưa, phục cái khí khái của người xưa thì lòng yêu nước sẽ ăn sâu vào trong tim họ, đó là là chuyện thường tình. Xã hội nào sản sinh con người ấy. Danh sĩ Lý Tử Tấn đời Hồng Đức đã khen: "phi hào kiệt chi sĩ bất năng ", sau Dương Văn An trong sách "Ô châu cận lục" cũng khen tiếp, hai cha con họ Đặng:" Đương lúc vận nhà Trần sắp hết mà hai người đều tận tâm, tận lực đánh giặc cứu quốc, nâng vận nước khi sắp hết, chống nhà lớn lúc đã xiêu ....". Những con người như Nguyễn Cảnh Dị, Trần Súy, Đặng Dung, Trùng Quang Đế; họ xứng đáng được gọi là anh hùng, là kẽ sĩ "Chớ đem thành bại luận anh hùng" [Đào duy Từ] , và bạn hiền vốn là người yêu lịch sử chắc nhớ câu thơ gần đây nhất của anh hùng Nam Bộ Nguyễn hữu Huân ngâm vào lúc bi giặc Pháp hành hình

Anh hùng mặc bả doanh du luận
Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu

Anh hùng có sá chi thua được
Tiết nghĩa nào phai với đất trời! 
Nguyễn duy Nhường ,dịch

Hơn nhau là khí phách. Thất bại này không sao, nó sẽ nhóm lửa một mồi cho ngọn lửa sẽ bùng cháy dữ dội vào ngaỳ mai. Gian khổ phải qua tôi luyện .Nhờ vậy mà Bình Định Vương Lê Lợi đã thành công sau đó; nhưng nước ta cũng đã tan hoang rồi!. 

Văn hóa Đại Việt đã bị nhiễm độc do Minh triều cấy vào từ chính sách đào tạo bọn tay sai của họ, chính sách đào tạo Sĩ (), quan Bờm, trong bài thằngbờmcócáiquạtmo. Chùa chiền thì nay đã thay da đổi thịt, đã có một lớp tu sĩ Tàu mang giáo lý sặc mùi Đạo giáo vào Phật giáo do Minh Vĩnh Lạc cấy vào. Dấu ấn này nay còn ghi dấu trong lá bài có tên là Thầy, cửu Thầy hay Thầy Chùa trong Bộ bàiChòi( hay bài tới Quảng nam) . Cửu Thầy là anh có học gian ác bậc thứ 9, còn cao hơn cả anh đại tham quan bậc tám là Bát Bồng,viên quan Bờm gom đến cả bộ lư hương của dân chúng về nhà mình cho bằng được mới thôi. Và anh cửu Thầy hay Thầy Chùa thì đầu đã mọc sừng, mặt che quạt mo .
Sức học chữ hán của mấy anh là sức học của một tá điền cảm nhận.
 

Nhớ xưa

Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa

Đó là hai câu thơ trong căp (3,4) của bài Cảm Hoài. Là hai câu đúc kết trong phần luận anh hùng của người thi nhân tráng sĩ Đặng Dung. Là người con dân nước Đại Việt, là tráng sĩ, là thi nhân mang tâm hồn Việt, ông đã được thủ đắc một nền văn hóa thời Trần, thời sản sinh ra Đức Thánh Trần, Hưng Đạo Đại Vương lừng lẫy trong binh sử không những của Đại Việt mà còn trong binh sử thế giới nữa. Đặng Dung giữ chức tư mã, tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Minh. Ông là con nhà nòi, dòng họ ông là dòng họ "ăn học" và khoa bảng. Muốn con mình trở thành tướng tài,người cha yêu của Đặng Dung dạy ông bổn phận trách nhiệm và tư cách của một người làm tướng nước Đại Việt, đã từng ngồi dạy ông từng trang sử, từng trang trong Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại Vương" rồi nay ông giở ra học tập,nghiền ngẫm ;

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, 
Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; 
Chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; 
Dẫu cho 
Trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, 
Nghìn thây ta bọc trong da ngựa, 
Cũng nguyện xin làm
" Hịch tướng sĩ" .

Hưng Đạo Đại Vương là vị thánh sống của dân tộc Đại Việt. Đọc dòng cổ sử sau đây có thể Bạn hiền không sao cầm được nước mắt. Một danh tướng phải luôn có một nhân cách lớn, giỏi cả văn lẫn võ, biết thương yêu và tiếc thương xương máu đồng bào mình. Quên thân vì đại cuộc. Cho dù Ngài là được đồng bào mình nhất mực tôn thờ, kính thương gọi là Quốc Phụ, vậy mà Ngài khi nhắm mắt lại có một lời dặn cực kỳ đơn giản với người con rễ là danh tướng Phạm ngũ Lão mà ngài rất mực thương yêu, truyện kể rằng, Ngài cầm tay vị tướng họ Phạm này vào lúc lâm chung : 
"Đời làm tướng của ta, trước đây khi ta đang còn chỉ huy binh sĩ, vì việc chung, vì nghiêm lệnh, mà ta đã nhiều lần dấu đi dòng nước mắt để án tử được thi hành**, gia đình họ có người vì không hiểu lòng ta nên đã để bụng căm thù. Vậy, khi ta đã mất đi, các con hãy giữ lời nguyện này mà thiêu ta và mang tro bụi nhục thể ta mà rải trên khắp non sông cẩm tú này. Các con hãy rải các nơi ta đi từng đi qua. Rải nơi ta đã từng chiến đấu bên đồng đội ta. Rải nơi ta đã từng cùng buồn, cùng vui khi ta ngồi cùng với hàng thuộc tướng, hàng binh sĩ dưới bóng cây nhân lúc nghĩ trưa. Rải nơi ta đã cùng đói cùng no với họ, cùng chia nhau củ khoai, bát nước khi bị giặc vây hãm hay trên đường rút lui để bảo toàn lực lượng. Hãy mang rải nơi các anh hùng vô danh vị nước vong thân mà cho đến bây giờ ta chưa kịp thắp nén nhang tưởng niệm trên từng nắm mồ của họ. Xin hãy để cho ta được yên nghĩ muôn đời nằm bên họ. Rằng cuối đời, họ nào có khác gì ta.Ta họ luôn có nhau."
Phạm Ngũ Lão làm thinh, cúi đầu nghe lời di huấn. Tướng quân họ Phạm cố nuốt nước mắt vào trong, cố gắng hết sức mà cũng chỉ là gật gật cái đầu ngầm tỏ ý vâng lời. Ngài mĩm cười mãn nguyện, sờ tay người rể yêu lần cuối cùng rồi lặng rẽ ra đi. Cái chết của một đại danh tướng, một đại văn nhân, một vị thánh sống có thật của dân tộc ta là như thế, nó cũng đã khác người đời thường.

Hưng Đạo Đại Vương, đức Ngài không có lăng, ngày nay Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định đều nhận Đức Thánh Trần là người con ưu tú của quê hương mình. Nay người Việt muốn tìm đến lăng Ngài để trầm ngâm suy nghĩ lời khôn dại thì biết tìm ở đâu?. _Thì nó ở trong mỗi trái tim người Việt trên khắp thế gian này. Bạn thử đưa bàn tay phải lên ngực trái của mình, bạn sẽ gặp Ngài. Ngay tại Saigon, trên đường Võ thị Sáu, Q I,ngày nay, tức đường Hiền Vương ngày xưa, lăng Ngài ngày đêm vẫn luôn ấm áp vì hương khói do các người con Ngài thuộc hội Bắc Việt tương tế thay phiên nhau chăm sóc. Ngài sống vĩnh hằng trong lòng dân tộc Việt .

Chính vì những giòng sử vàng như thế khiến Đặng Dung đánh giá rất thấp bọn họ, bọn Phàn Khoái và Hàn Tín. Dưới mắt ông và tiền nhân chúng ta sau này, bọn họ không có cửa để gọi họ là anh hùng. Họ chỉ là bọn "đồ điếu", là bọn bần tiện. Bạn hiền hãy tìm nghe âm " đồ điếu" của do người đất Bắc đọc bạn sẽ thấy rất đổi thâm trầm. Họ là những "Thằng Mặt Lì " !

Thân ái .
Quê người ngày giỗ Ngoại

Laiquangnam


-o0o0o-

Vài bài dịch thơ quốc âm và chú thích

*Theo nguyên tắc của văn học sử thì bài thơ trên bắt buộc phải gọi là CẢM HOÀI tên thương hiệu của nó, một danh tác mang dấu ấn Đặng Dung.Tên Cảm Hoài đã được Lý Tử Tấn đời vua Lê Thánh Tông chép lại và công bố trước tiên. Mấy trăm năm sau trong
Toàn Việt Thi Lục của Lê Quí Đôn (1726 - 1784) thì nhà bác học này mới chép lại và ghi lại là Thuật hoài.

Xin hãy dành tên "THUẬT HOÀI" để tưởng nhớ về một danh tác tác khác của người anh hùng Phạm Ngũ Lão. Một trong các chiến công của Phạm tướng quân là cuộc vây bắt tên Việt gian do một người phụ nữ Việt xấu số chẳng may vơ phải một anh Tàu lái buôn vùng Quảng Ninh, người Quảng Đông sinh ra nó ,nó tên là PHẠM NHAN .

Phiên âm

Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đái nguyệt ma.
Đặng Dung

01
Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
Phan kế Bính dịch

02
Cảm hoài
( Đặng Dung )

Thế sự mang mang lại tuổi già!
Vô cùng trời đất gõ bầu ca
Gặp thời tiểu tốt lên sao dễ,
Lỡ vận anh hùng nhận thế ta!.
Phò chúa một lòng xoay trục đất,
Rửa binh không lối kéo ngân hà!
Quốc thù canh cánh đầu tiên bạc!
Gối nguyệt... mài gươm... mấy độ qua!
Laiquangnam dịch

** Ý nói Ngài hồi tưởng lại kỷ niệm xưa.

Câu chuyện về con voi trận sa lầy tại giòng sông Hóa giang thuôc tỉnh Thái Bình.

Trong một lần xuất quân trong cuôc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ II, lúc vượt giòng sông HÓA, binh sĩ phải đưa con voi trận của Ngài xuống thuyền vượt sông. Chẳng may khi bước xuống thuyền, thuyền nghiêng, voi bị trựợt chân và bị sa lầy. Lại gặp lúc triều lên biết không cứu voi trận được ngài ra lệnh bỏ lại. Nhìn voi lần cuối, Ngài mà rơi nước mắt. Ngaỳ ấy dân còn mê tín, ai đó trong hàng binh sĩ xì xào " mới xuất quân mà gặp xui chắc là mình sẽ ....". Binh sĩ có phần hoang mang. Ngài buộc lòng phải ra lệnh chém nếu ai còn bàn bạc chuyện không may này. Lúc từ biệt voi, ngài cầm gươm chỉ xuống giòng sông Hóa mà thề rằng: "nếu không thắng được trận này thì ta thề không thể bao giờ quay lại khúc sông này". Binh sĩ biết đó là lời thề tử chiến cùng kẻ thù của một đại vương danh tướng nên họ dốc hết sức và quân ta đã thắng trận; tất cả Họ đều đã quay về. Ngài ra lệnh làm một con voi đá tại bến sông này để tưởng nhớ con vật thân yêu . .

***Phùng nhập kinh sứ của Sầm Than là một bài thơ tứ tuyệt có nội dung tạm tóm tắt như sau:" ...Mắt luôn ngóng nhìn về nơi phía xa mờ kia, ở đó có vườn nhà ta mờ ảo nằm dưới bóng mây. Lòng thương nhớ quê hương, nước mắt thấm đầm hai ống tay áo. Sáng nay ta vào kinh nhận nhiệm sở mới, gặp bạn đồng khoa nói mình sẽ nhậm chức tại quê nhà . Mừng quá nhưng trên lưng ngựa làm gì có giấy bút .Thôi thì ...và hai câu cuối là

"Nay gặp bạn ,ta lại không giấy bút ,
Nhắn miệng dùm ta trời bên nớ ta vui ."

theo ý thơ Sầm Tham http://www.art2all.net/tho/laiquangnam/lqn_samtham_phungnhapkinhsu.htm

Tham khảo :

1-Sử gia TTK ,năm 1919, ghi là Trần quí Khoách. Sử gia Hànội gọi là Trần quí Khoáng..

2-Laiquangnam ,Đường thi nửa chặng, bản thảo .laiquangnam chọn và dịch các bài thơ Đường hay nhất, chưa xuất bản

3-Trần trọng San dịch , Kim Thánh Thán phê bình thơ Đường, tủ sách ĐHTH TPHCM , 1990

4-Ngô Nguyên Phi, Những nhân vật Hán Sở ,nxb Lao Động 1994,

5-Sử ký Tư Mã Thiên, Phan Ngọc dịch, NXB Văn học,2003, Chương Hoài Âm Hầu liệt truyện,trang 575,nxb Văn Học ,2003

6-Hịch tướng sĩ ,của Đức Thánh Trần Hưng Đạo, bản dịch của Ngô Tất Tố

7-Lý Tôn Ngô (1879-1944) người Thành Đô , ông viết Hậu Hắc Học ,tính đến năm 1990 sách ông đã bán trên 300000 bản .Ông là giáo sư ĐH tại Tứ Xuyên.có tham gia cách mạng Tân Hợi (1911) Người dịch là Nguyễn Trinh _Huy sinh , nxb VHTT,2000.

8-Hữu Tuấn ,Trang sách hồn nước, nxb trẻ ,1998

9-ĐVSK toàn thư

10-Trần Văn Giàu chủ biên, Lịch sử Việt nam, gồm 3 tập, NXB Trẻ,trang187 tập1

Tâm tình ,ghi vội ,

© Sau này trong lịch sử dân tộc ta Gia Long cũng hành xử y như thế. Hiền tài tan, quốc gia suy vong. Pháp vào Việt nam như chỗ không người với một đội quân vô cùng ít người Pháp đã chiến thắng. Người Việt mất nết chạy theo"bợ đít " làm Việt gian cho giặc. Điều này đậm nét hơn khi mà Gia long cam tâm đặt nền đội Hán lên đầu vương triều mình .

11- Laiquangnam giới thiệu thi nhân tráng sĩ ĐặngDung,

http://chimviet.free.fr/vanco/laiquangnam/lqn_DangDung_CamHoai_P1_056.htm

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn :

"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn ". 
Nguồn " Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn cùng pho sách lịch sử " của sử gia Nguyễn khắc Thuần.