Trở Về   ]       [  Tác giả   ]

Đùa cùng chữ nghĩa 
qua dòng lục bát Luân Hoán 

Laiquangnam

Thi hào Nguyễn Du viết danh tác Long thành cầm giả ca nhằm kể lại một câu chuyện, rằng có một giai nhân được đào tạo để trở thành một nhạc công theo cách bài bản nhất nhằm đánh khúc Cung phụng tại một nơi duy nhất, đó là cung cấm của vua nhà Hậu Lê. Bản đàn chỉ dành cho chính vua nghe. Nàng dùng cây đàn Nguyễn để đánh một khác nhạc hay nhất trần gian. Khúc nhạc hay nhất trần gian ấy gồm những gì?. Nó có giai điệu mà mỗi khi đánh ra sức lan tỏa của nó thấm sâu vào lòng người nghe, khiến người nghe hiểu được thế nào là giá trị thật của cuộc sống. Một khúc nhạc không hề đề cập đến nhân sinh quan bàng bạc trong đời sống của phần lớn người Việt hiện nay " đời có bao lâu mà hững hờ." Nó có bốn khúc. Khúc thanh, khúc tình, khúc sững sờ*, và khúc bi thương**. "Khúc sững sờ" ập xuống đời không khác chi trời sập, nó đóng cửa vĩnh viễn một tương lai đầy hứa hẹn của người đàn ông đang độ tuổi sung mãn nhất. Khúc bi thương nhất của đời người có ăn học là gì? Là lúc họ mất tiếng nói của dân tộc mình khi họ mang thân lưu lạc hay làm hàng thần lơ láo. Là lúc tiếng nói dân tộc mình bị mất khi đất nước mình bị xóa sạch. Là lúc tiếng nói từ lúc nằm nôi chỉ được dùng vào lúc lâm chung. Tôi không hiểu vì lý do gì mà cả bốn khúc này đã được Luân Hoán "chia sẽ một cách đầy linh tính và ngẫu nhiên, nó trùng hơp đến kỳ lạ ". Nguyễn Du than , "Ba trăm năm nữa về sau, Ai trong thiên hạ chia sầu Tố Như (với ta) ". Có lẽ Luân Hoán là người chia được chút sầu này của người thi nhân lớn nhất nước ta kể từ thời lập quốc. Khúc bi thương càng sâu, càng đau nhất là với con người tình cảm như Luân Hoán. Chính là ngôn ngữ quê cha là một phần của cuộc sống mình, không ai có thể làm cho nó thoát ly ra khỏi tâm hồn ông. Làm thân ly khách, một ly khách bỏ nước ra đi khi một biến cố xảy ra với ông như trời sập. Mọi đường sống và tương lai trước mặt ông bị tắt. Tại quê người, tuy ông không như chàng TrangTịch kia nguyên là thân hàng thần người Việt được Sở lưu dung như trong bản đàn của giai nhân đất Long thành của Nguyễn Du ,ông chỉ là một người " di tản". Tại quê người cho dù ông được có cuộc sống tạm gọi là an ổn ấm no, tuy nhiên lòng người thi nhân bị dằn vặt giữa dòng người " Tây nói Tây nghe,mình nói mình nghe ", mình chỉ biết ú ớ vài câu để tồn tại khi hữu sự. Hằng đêm thèm nghe tiếng nói thân quen của dân tộc mình. Ông nghĩ đến việc dùng giòng thơ lục bát để tự mình tìm vui qua ngôn ngữ quê hương. Trước là cho mình. "Một mình chưa đủ phải rủ thêm người". Nhớ xưa "Trước thềm giải chiếu ngồi chơi,dưới tùng nâng chén gọi mời trăng thanh. Cảnh tình một khối hình thành. Huống chi! bạn cũ tành tành ghé thăm (1)

Một " Vuông chiếu"(*) được Luân Hoán trải ra vào năm 1999, lúc này có lẽ Luân Hoán vừa tròn 60. Một sân chơi chữ nghĩa được hình thành. "Em từ lục bát bước ra " đã được anh chọn. Như nữ thần vệ nữ lộng lẫy, đài các, tuyệt sắc từ biển xanh ngập nắng ấm từ từ vươn lên. Cái đầu, cái ngực, cánh tay ngà, lẫn cái "ngao bạch huê " mũm mĩm không che đậy trước măt thi nhân. M! , "Em từ lục bát bước ra "cũng như nàng vệ nữ kia, nàng tươi trẻ và dòng lục bát có đủ lồng lộng ngôn từ để ngợi ca nàng. M là người con gái?, M là người giai nhân?. Mỗi khi M hiện ra là có "giòng lục bát Luân Hoán " tuôn trào ra theo bước chân em. Hay M là chính "giòng lục bát ", là câu thơ nối kết những tâm hồn người Việt tha hương lại cùng nhau. Anh đã trãi Vuông Chiếu chào mời trước là cố nhân sau là cộng đồng Việt và cho những ai còn yêu tiếng nói dân tộc mình, một thứ tiếng nói mà bất cứ ai cũng có thể nói được một câu thơ thuộc loại "thi pháp lục bát ca dao"(2)

Với một người mà tuổi đời nay đã vào tuổi 60 ( năm 1999), và nay anh đã trên 70 rồi, còn vui được là vui, góp được gì cho văn hóa nước nhà thì góp, phát huy được ngôn ngữ nước mình tại quê người là điều quá quý, đáng trân trọng. Chuyện khen chê hạ hồi phân giải, có lẽ nhà thơ cũng chẳng mấy quan tâm. Tôi thấy những người đã thành đạt trong lãnh vực thi ca xưa nay đa phần đều như thế cả. Lý Bạch cũng bông đùa nói tục, Bạch cư Dị cũng bông đùa nói tục, Nguyễn Khuyến cũng bông đùa nói tục. Họ bông đùa bằng thứ ngôn ngữ gọi là tục tại thời điểm họ. So với Luân Hoán thì họ không có được "một trời" thơ để tung hoành, họ chỉ làm một hai bài, riêng Luân Hoán có những "ba trời "( ba-trời)*** lớn hơn . Tại dòng thơ "baTrời lục bát" bạn sẽ gặp đúng ngôn ngữ thuần Việt một cách bất ngờ hóm hỉnh, thương yêu khi con chữ ngoan ngoãn đứng đúng vào vị trí đã sắp sẳn cho nó. Ngay trong hát ru của dân Quảng Nam, tiền nhân Anh cũng đùa cợt, nói bậy qua câu hát ru như thế này đây:
(À ơi .... chứ) Chuột kêu rúc rich trong rương
Anh đi cho khéo (kẻo...) đụng giường mẹ la.****

Nói bậy là gì? Nói bậy là nói những gì mà người phụ nữ né, khi ấy không gian có từ hai người đàn ông trở lên. Luân Hoán thường nói bậy với ai?. Nói bậy với vợ. Nói bậy với người tình. Nói bậy với người phụ nữ mọi giới tại chốn riêng tư nếu như họ đã chịu để anh nằm bên tâm tình. Nói bậy với chính mình qua cây viết và với M, " Em từ lục bát bước ra ". Nói bậy là cách duy nhất để được sống mãi với tiếng nói của quê hương mình tại xứ người mà chẳng làm phiền lòng ai. Niềm đau Trang Tịch như Nguyễn Du đã viết trong bài bài Long thành cầm giả ca như tôi đã dẫn ở trên luôn là nỗi lòng của người ly khách như Luân Hoán. Cứ nghĩ bậy đi, cứ nói bậy đi, nói một mình đi?, Không sao đâu, bên anh luôn có "Em từ lục bát bước ra" đầu xuôi đuôi lọt. Chập chờn giỏi lắm từ câu đầu, lúc này khẩu ngữ rơi vào câu 6 . Ví dụ : "đừng tưởng em không có râu" hay câu "đúng vừa lúc tôi về ngang" trong câu lục (6), Câu khẩu ngữ này xuất hiện với sự thất niêm tại vị trí 2,4 ; sau đó câu 8 sẽ trào ra, lúc này thi nhân có thể gieo vần để kéo về vần điệu lục bát thông thường;câu bát (8) tiếp theo " hai con mắt níu hai bàn chân đi ",thật đầy ắp thi tứ lẫn thi từ. Đâu cũng vào đó, không sao, giá trị và chỗ đứng của từ chưa định hình, nếu chưa rõ ràng xin đừng dừng lại, hãy để thi từ trào ra một cách tự nhiên. Thitừ từ thi nhân sẽ hiện ra để cứu toàn câu lục bát. Chính điều này đã được thi nhân chia sẽ cùng chúng ta một cách tự nhiên. Những đề tài tưởng chừng như hóc búa đã không xuất hiện một cách có hệ thống và có chủ đích trước của anh nay lại xuất hiện như những viên ngọc với những thi từ bất ngờ đầy kinh ngạc .

Tôi đồng tình với kiến này của anh Tuyền linh ,link www.art2all.net

"Triết gia Tây phương đã nhận định, tưởng tượng làm sống lại những kỷ niệm và tôn giá trị niềm vui sướng mà những kỷ niệm ấy gợi lên. Tưởng tượng sáng tạo như Luân Hoán được đánh giá là rất tích cực, mang đến cho con người phương tiện để thoát khỏi những buồn rầu trong cuộc sống; làm cho con người hạnh phúc hơn trong thực tế, làm phong phú cảm xúc con người." và " Luân Hoán kết hợp thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng một cách rất nhuần nhuyễn, bởi trí tưởng tưởng cũng nằm trong vùng tâm thức cá nhân anh."

Từ đó, hy vọng bạn sẽ hiểu sức sống của "Việt ngữ " và đó là câu trả cho câu hỏi tại sao "Việt ngữ " quá phong phú như vậy. Chính Luân Hoán là một trong những người đã có và cố công tiếp sức, hà hơi cho nó , M , "Em từ lục bát bước ra" là một trong các cách cách tốt nhất để mọi từ ngữ Việt trở nên có chỗ đứng trong thơ. Từ Hán Việt được Luân Hoán dùng khi cần thiết hay thật tối cần thiết mà thôi, phần lớn do yêu cầu của niêm luật, đó là một điểm son của Luân Hoán. Những liên từ "và, nhưng", mạo từ như"cái" vốn đang là từ khẩu ngữ, từ trong văn thư đột nhiên cũng có chỗ ngồi nhất định trong thi ca. Việc dùng từ Hán Việt rất ít trong thơ Luân Hoán trong những năm gần đây là một sự tôn vinh tiếng Việt và đã làm sinh sôi nẩy nở tiếng Việt một cách sinh động tại quê người. Phải có một ngữ lực(3) phong phú như Luân Hoán mới làm được điều này. Sinh ngữ Việt chỉ phát triển khi mà dạng ngôn ngữ phiTrườnglớp ( informal ) áp đảo ngôn ngữ trườnglớp( formal) của "Việt ngữ ". Sự áp đảo này xảy ra khi người Việt ở khắp nơi thấy hay, có lý và dễ dùng, mang âm hưởng Việt, đọc là hiểu ngay không cần người dẫn giải hay buộc phải tra từ điển. Yếu tố dùng thử, dùng nhiều lần của người Việt biến nó sẽ thành từ thông tục (informal) được chấp nhận. Trước mắt việc đưa các từ này vào thi ca từ sự hà hơi của M , "Em từ lục bát bước ra" là một kinh nghiệm quý giá mà Luân Hoán đã và đang làm được. Anh làm rất tốt. Cám ơn anh.

Muốn nói bậy như Luân Hoán không dễ, nó đòi hỏi người thi nhân phải có một ngữ lực phong phú, một sức tưởng tượng đa dạng. Nói bậy không có duyên sẽ gọi đích danh hay nói lái trắng trợn như kiểu Duyên Anh với "Bồn lừa " , Bùi Giáng với " lá hoa cồn" và Tú Kếu với câu câu thách đối "ở nhà tồn lo nắng cực " xuất hiện trên nhật báo Sống của Chu tử tại Saigon năm xưa.

Nếu bạn là người sắp ly hương, hay bạn sẽ là người ly hương, bạn thử chuẩn bị cho mình một ngữ lực phong phú về "Việt ngữ " để từ đó có khi và có thể bạn lặp lại bước đi của Luân Hoán một cách tốt nhất. Nếu bạn nay còn trẻ còn sung sức thì càng quá quý. Một khi bạn làm được điều này, nó sẽ giúp bạn trải nghiệm rằng "mình không có đủ thời sống chứ không phải là mình đang lê kiếp sống thừa" như nhiều người phát biểu, điều này rất lợi cho cộng đồng Việt ngày nay, trong đó có cả con cái bạn tại quê người cũng được hưởng .

II ) Chia sẽ cùng khách thơ vài bài thơ thuộc dòng tứ tuyệt lục bát của Luân Hoán .

Giòng lục bát hai câu hay giòng tứ tuyệt lục bát có 28 từ. 28 từ là số chữ trong giòng thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi tiếng trong giòng thơ Đường của Trung Hoa 28 từ là số chữ trong một câu song thất lục bát. Riêng lục bát ca dao thì số câu lục bát chỉ có hai câu chiếm một tỉ lệ áp đảo. Muốn được gọi là bài tuyệt cú lục bát thì ít ra cũng chịu một dạng bố cục mang tính chất bất ngờ, hay mang tính nhân văn cao, hay thật là hóm hỉnh. Tất cả dồn ý thơ câu cuối. Các bài tứ tuyệt thật hay của Trung hoa thời Đường đều có bố cục như thế theo nhận xét của tôi. Giòng này Nguyễn đức Sơn có những bài xuất sắc và Luân Hoán cũng vậy. Nguyễn Đức Sơn và Luân Hoán là những người cả hai đều có thực tài trong lãnh vực lục bát.

Do thời gian không cho phép lề mề, laiquangnam xin nhà thơ thứ lỗi khi cực chẳng đã phải sắp xếp lại những giòng xuống giòng kể cả khoảng trống có ý đồ của anh khi anh chừa các khoảng cách không đều nhau.Tôi hiểu hình thức ám thị này trong thi ca. Nay tôi xin phép được dồn lại để cho dễ thuyết minh nhanh và khách thơ có thì giờ tranh thủ đọc nhanh. (4)

1- Nhớ
nằm nghiêng ...thừa cánh tay ôm
nằm ngửa...thiếu cánh tay thơm lạnh đùi
nằm sấp...bức rức cả người
ngồi lên chạm mỹ nhân ngồi chung quanh

2 Thả Thơ Trên Biển
mây cao chốc chốc muốn sa,
nắng soi từng góc thân hoa thiên thần.
câu thơ biết phận cù lần
rút lui vào trái tim trần nằm mơ

3- Nhật ký chặng đường Đà Nẵng - Sài Gòn
ngoắc kêu một bác xe lôi
một mình mà tưởng đang ngồi với em
quanh co xe chạy đã thèm
bác phu nhỏ nhẹ:" thầy quên chỉ đường "

Trong dòng tuyệt cú thất ngôn của Tàu đôi khi nó được cắt ra từ một bài thất ngôn bát cú luật thi. Cũng như vậy, ta thử cắt 4 câu trong một bài lục bát nào đó của anh rồi mang vào giòng tuyệt cú lục bát liệu có được không ? Đoạn này trích từ bài Tơ tình

4- Tơ tình
đừng tưởng em không có râu
vô hình, có đấy, nằm sâu da tình
đừng ngại lông em không xinh
tóc thì khỏi nói, suối tinh khôi mềm.

5-Bài Nhớ Nhung
đêm mênh mông lặng như tờ
nghe em ú ớ ngủ mơ trong mùng
cái mền chưa thể đắp chung
Nhưng trong cái nhớ có cùng cả hai

6- Tặng vợ
hình như nổi tiếng như cồn
hay là mang tiếng mê l vợ thôi
tiếng tăm cũng chỉ trời ơi
còn nhau còn cả một đời lạc quan
         Luân Hoán, 09-10-2013

Một khi bạn sống chết yêu thơ lục bát, tạo điều kiện cho "Em từ lục bát bước ra", chuẩn bị cho mình một ngữ lực Tiếng Việt thật sung mãn, các viên ngọc quý sẽ có cơ may xuất hiện như Luân Hoán đã góp nhặt lúc anh làm "Vuông chiếu". Theo tôi, Lục bát Luân Hoán là một trong các nguồn cung cấp cho bạn yêu thơ lục bát ngoài danh tác của Nguyễn Du một lượng đồ sộ về lượng cũng như về chất. Sau đây là những viên ngọc tình cờ nhặt được khi anh để dòng thơ tự chảy

7-Đi Ngang

em nằm, phơi rốn, với chân
chiều đờ dẫn trải một sân nắng vàng
đúng vừa lúc tôi về ngang
hai con mắt níu hai bàn chân đi
.....

III) Chia sẻ cùng khách thơ vài bài thơ thuộc dòng "Basho " lục bát Luân Hoán .

Dòng thơ lục bát Luân Hoán một khi bạn đã đùa với nó, thì sẽ có những dòng thơ ba câu xuất hiện, kiểu như dòng Basho của Nhật. Dòng thơ lục bát ba câu đòi hỏi ý thơ phải nằm sâu sau câu cuối. Câu cuối không phải là câu kết thúc mà là câu bắt đầu. Nó ám theo người đọc nó trong một thời gian dài.

1
mơ em nằm ngủ ở truồng
hai bàn chân khép phấn hương mượt mà
còn tôi, ngồi ngắm cuống hoa!....& ????

2
đêm nào... tôi cũng nằm mơ
không mơ, ...chắc chắn xác xơ, ...bất thường
mơ em nằm ngủ ở truồng!....&???

IV) Chia sẻ cùng khách thơ vài bài thơ thuộc dòng "lục bát Luân Hoán một giòng ".

-Lục bát Luân Hoán một câu.

Lục bát một câu là một câu lục bát đã đủ ý. Trọn vẹn. Tròn trịa. Thêm nữa kéo dài lê thê do sự mắn miệng có khi thừa. Lộ ý. Dòng thơ Đường rất ngắn cũng dùng cách này. Dịch thơ cổ văn làm lộ ý mất hay. Diễn dịch thơ lục bát một giòng cũng mất hay như thế.

Bài số 1-
làm thơ là để làm thinh
im nghe ta tự tỏ tình với ta.

Bài số 2
loanh quanh trong bóng xẩm chiều
nghe chân mày thả lời phiêu bồng chào.

V-Kết luận

Do là người cỡi ngựa xem hoa, vốn không phải là dân theo nghiệp văn chương, tôi đọc thơ Luân Hoán trong tinh thần của người Quảng Nam đồng hương với anh. Tò mò đọc thử. Mong rằng ý mình không tương phản xa mấy với ý thơ của anh để làm phiền lòng anh. Mong rằng mình không phạm lỗi tày trời khi diễn dịch để bị trách "Giàu vì bạn khốn nạn vì đồng hương ". Câu mà người Quảng Nam chúng tôi vốn rất e dè.

Gia tài Luân Hoán để lại khá lớn và đồ sộ.
Năm câu hỏi mà laiquangnam nhất thời xin đặt hàng cùng văn giới chuyên nghiệp.

1-Sức mạnh của giòng lục bát Việt nam có thể vươn vai đến đâu khi ngôn ngữ thơ và thể thơ càng ngày càng đa dạng.

2-Giòng lục bát Việt nam có thể thành thơ tuyệt cú được không?

3-Lục bát ba giòng, như giòng thơ Basho ,giòng thơ chỉ có ba giòng đặc trưng của Nhật Bản có thể tồn tại được trong thể thơ này không?. Người Việt chúng ta có thể phát triển nó xa đến đâu .

4-Người mang di sản " tiếng Quảng " như Luân Hoán đã từng dùng là các từ nào trong thơ mình, trong đề tài nào. Có bao nhiêu từ ấy đã chết và bao nhiêu từ còn tồn tại trong ngôn ngữ Quảng Nam hiện nay.

5-Với "cái đo đó " của phụ nữ, Luân Hoán đã dùng bao nhiêu từ mô tả và đạt đến những giá trị nào ngoài từ Bạch huê rất đổi bác học trong di sản của người Đàng trong. Đúng ra, Bạch Huê là nổi ám ảnh trong đầu người đàn ông Việt nam từ rất lâu (bài Tơ tình đã dẫn như một thuộc tính săm soi dưới thất lưng nữ). Luân Hoán đã hài hước với nó với một hoạt cảnh trong kịch bản rất ngắn. Người đàn ông Việt nam do bị nhiễm bẩn từ văn hóa Tàu, họ đã quên rằng trong mười nổi khổ đau nhất mà người phụ nữ Việt nam phải chịu thì Bách Huê là tai nạn thứ nhất trong mười tai ươn đã được tả rất kỹ trong bộ "bài tới ", mà bài chòi đã mượn. Tai nạn này do chính ông trời bất công đã làm cho cuộc đời họ bị rơi vào ngã cụt. Người đàn ông Việt nam đã quá sai trái khi nghĩ những gì tồn tại dưới thắt lưng của Phụ nữ Bạch huê sẽ đem đến điều xui cho mình trong cuộc đời. Với Luân Hoán, nay anh không xem nó là nguồn gốc gây ra xui xẻo nữa. Anh đã bỏ nó tại quê nhà từ lúc anh đi định cư tại Canada .Với anh nó là một phần của đời sống, nó tồn tại như một món quà mà thượng đế dành cho thi nhân, và là nguồn gợi cảm hứng cho thi ca. Với anh, nó đã cho anh "một cái" cười nụ để từ đó mà anh xáp vô giòng lục bát M, "Em từ lục bát bước ra ". Một khi anh không có ý thơ thì có khi nó hiện diện đâu đó cũng đủ khiến cho anh bật cười một mình rồi anh viết liên tu bất tận. Giấy đâu!. Tiếp bay!, nhờ vậy mà nơi quê người anh thấy thời gian qua mau. Thấy mình sống dai và làm được nhiều việc?. Có phải thế không ông anh mình?. Một ông anh mà tôi chưa hề gặp mặt.

6-Liệu người Quảng Nam có cần phải nói lái, như kiểu Bùi Giáng đã dùng mới đem đến tiếng cười cho dân Quảng hay không?.

Quá nhiều câu hỏi và yêu cầu đặt ra cho tôi, nói chuyện thi tứ ,thi từ trong thơ Luân Hoán biết bao giờ cho dứt.

VI ) Chú thích và Tham khảo

* Khúc sững sờ, trong bài Long thành cầm giả ca ; Theo tích Tàu, có một hàn sĩ ra kinh thành chờ khoa thi, hết tiền, đói. Ông làm một bài phú than vãn về phần số mình. Quan trấn thủ kinh thành ( Phạm Trọng Yêm, đời Tống ) cảm động ban cho ân huệ là sáng mai được đến rập chữ trên văn bia để bán lấy tiền độ nhật và chờ khoa thi. Thấp thỏm mừng, mình sẽ có cái ăn và có cơ may đổi đời. Ngờ đâu ngay trong đêm ấy sấm sét đã đánh tan bia.

** khúc bi thương trong bài bài Long thành cầm giả ca kể về Trang Tích: Ông là một viên quan người nước Việt. Khi Sở diệt Việt, ông được Sở lưu dung. Khi ốm nặng vua Sở sai người đến thăm dò .Sở vương hỏi cận thần, sao Tích có oán gì ta không?. Sự hậu đãi của Ta có làm cho y còn nhớ nước Việt của y không? ".Người hầu thưa, Thần chỉ nghe Tích "ngâm " bằng tiếng nước Việt.

1-Bạch cư dị, Hữu nhân dạ phỏng ,

2-Ngữ lực là từ của anh NGU YÊN. Ngữ lực là khả năng xử dụng số từ cao nhất mà một người nào đó có thể mang ra dùng với mọi cố gắng của cá nhân họ.

3-Định nghĩa thi pháp lục bát cadao.
Thi pháp lục bát ca dao có hai đặc điểm:
Phải có hai câu, bất luận dài ngắn ,ngắn nhất hai bà từ, dài nhất có khi lên đến trên 9,10 từ.
Chữ cuối của câu thứ nhất phải ăn vần với chữ thứ ba của câu thứ hai, đếm ngược từ sau ra trứớc. Nếu câu đầu 6, câu sau 8 gọi là lục bát chính chuẩn, nếu không thì gọi là lục bát phá thể hay lục bát biến thể.

4- nếu khách thơ không hiểu nội hàm của câu thơ trích dẫn xin đọc ở phần giải mã cuối bài viết ( 6)

5 - Vuông Chiếu khởi trải từ 21 tháng 3 năm 1999, bây giờ giòng " Ba-trời Lục Bát"của Luân Hoán đã lên một tầng cao mới ,anh đặt tên là "Trường phái Lục bát lung tung". Nó chẳng lung tung tí nào,bởi nó đa dạng quá. & nay Vuông Chiếu là http://www.luanhoan.net.

6-Riêng phần giải mã này xem như không có với giới biên khảo phê bình. Mục đích của phần này nhằm giúp những khách thơ thuộc lớp tài tử có thể họ tự hỏi tại sao lại có câu thơ " hành văn" như thế .

1- Nhớ

"Giải mã" : Câu 4 ?, Tại sao "ngồi lên chạm mỹ nhân ngồi chung quanh".?
Đừng nghĩ người thi nhân đang là ông hoàng Ả Rập ngồi giữa rừng em gái chân dài. Một khi đã chịu "Ngồi lên" thì thi nhân kịp lấy cánh tay tưởng chừng đang thừa kia chụp lấy giấy bút trên đầu giường ra mời M "Em từ lục bát bước ra " . Từ đó dẫn đến "bao nhiêu thi tứ hình thành". Tất cả từ cái M lục bát đó mà ra cả. Cánh tay bây giờ đâu còn thừa, còn thiếu, cái tâm, cái đầu nay đâu không gian để mà làm bức rức, làm bận lòng thi nhân. M , "Em từ lục bát bước ra" , M "Em từ lục bát bước ra" khắp nơi M, M & M đã vây lấy chàng .
Bạn có thể đọc nhiều bài thơ khác của anh tại trang Luân Hoán

2-Thả Thơ Trên Biển

Thân hoa thiên thần => đẩy đến sự liên tưởng hình ảnh Thần vệ Nữ từ biển nhô lên trên thân không tấm áo, tấm quần, dẹp mất hồn. Xem tượng khỏa thân của Italia là biết . => M , Em từ lục bát bước ra => ngôn ngữ thi ca của Luân Hoán được dịp tuôn trào . Cụm từ "Chim sa cá lặn" thành ngữ chỉ nét đẹp của Mỹ nhân. Chim cá là loài động vật biết làm tình thì đã, nhưng nay mâyCao là thứ vô tri, nằm bất động trên nền trời xanh, nay cũng động lòng dục vì vẻ đẹp của mỹ nhân cũng muốn "sa xuống trần" . Đến lúc này thì ngôn ngữ thơ cam đành bất lực, tẻn tò. "Em từ lục bát bước ra" là M muôn hình muôn vẻ . Câu "rút lui vào trái tim trần nằm mơ" là động thái bất ngờ. Thi ca, ngôn từ lồng lộng như vậy cũng cam đành bó tay.

3- Nhật ký chặng đường Đà Nẵng - Sài Gòn

Ông lòng dao động vì mỹ nhân đang đi Honda trên đường, có khi giơ cái lưng tròn lẳn mời gọi, hay bộ ngực trễ. Đâu có gì lạ. Mỹ nhân tự cổ như danh tướng. Cả hai đều là hàng quý hiếm mà. Tái đắc gần như là điều không tưởng. Thi nhân có những cảm xúc về vẻ đẹp Mỹ nhân nhạy cảm hơn chúng ta nhiều! .

quanh co xe chạy đã thèm
bác phu nhỏ nhẹ:" thầy quên chỉ đường "

4-Tơ tình

Ý Thơ muốn nói cái gì thế kia ?.

Chiều ba mươi tết ,Các người chiến binh kéo nhau đi xã xui. Xui với họ là nếu chẳng may họ gặp phải nàng "bạch huê". Bà Tú dẫn ra nhiều nhân vật nữ để người trong cuộc chọn. Biết rõ người lính chiến tìm hàng gì trong chiều ba mươi tết, cô nàng lẹ miệng nói ngay cho an lòng người trong cuộc chọn mình.

"Giải mã" . Tơ là từ đa nghĩa . Tơ là sợi tơ . Tơ là nghĩ, nghĩ đến,là nhớ. Người Quảng Nam chân chất hay nói " tơ tưởng" .Tơ khác vói tư ( =nhớ ) nhiều .Tơ còn là mối dây ràng buộc. Đó là một sự trói buộc vào nhau .Tơ tưởng hay hơn tưởng nhớ nhiều,bởi sinh động hơn, dễ hình dung hơn về lòng thương nhớ tình nhân. Luân Hoán đặt nhan đề quá hay . Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng ( Kiều ) Ở đây Râu=lông =tơ , chỉ là một. Nó được nói một cách khác đó thôi. Câu "tóc thì khỏi nói, suối tinh khôi mềm." . Câu dứt khoát mà người phụ nữ trong cuộc nói ra với cái nhìn nheo mắt, lập tức đã giải tỏa sự lo lắng hên xui cho chàng chiến binh này. Thì ra cô nàng đã dùng từ tóc thay lông. Năm mới chắc mình gặp hên . Kịp nghe câu "tóc thì khỏi nói, suối tinh khôi mềm." chắc là hòn tên mũi đạn né mình. Họ nhập cuộc. Chàng đã "đi "như "đi" với một tình nhân thay vì với người buôn phấn bán hương. Đi là từ của Luân Hoán trong thơ .

Tưởng cũng nên nói lại. Da là từ khóa. Đọc ẩu làm tài lanh rất dễ làm cho chúng ta thò tay sửa thơ của Luân Hoán, da biến thành đa. Da tình là từ đa nghĩa có khi lấy âm không chừng. Da=gia =tăng thêm. Da có thể là da thịt. Da tình là thịt da đa tình? . Da<=>va, âm Quảng Nam, da là va chạm. Hay là người con gái quê kia nói đớt?. Da= dâm, da tình ,dâm tình ! .Bó tay. Tùy

5-Bài Nhớ Nhung

Giải mã" Cứ tạm hiểu đây là bối cảnh trong đó người nam sinh dưới quê lên thành phố ở trọ. Người phụ nữ trên đây là con của bà chủ không chừng. "Tình trong như đã mặt ngoài còn e " Kiều . Tài hoa trong bài này là Luân Hoán dùng các từ "nhưng ,cái" mà không thèm chải chuốc. Các từ "nhưng ,cái " là các từ vốn không phải là ngôn ngũ thơ. Chính khi được sắp hàng, chiếm vị trí đắc địa nó trở thành ngôn ngữ thi ca .Điều này càng chứng minh được một điều là không có màu nào là không đẹp, không có từ nào là từ không " thơ ". Ta không mấy ngạc nhiên khi đọc thơ Luân Hoán ta gặp không biết bao nhiêu từ vốn là từ khẩu ngữ nay lại là từ thi ca xuất sắc. Vấn đề là do người xử dụng nó. Bởi khi chải chuốc quá có khi thơ không thực và vận tốc thơ trở nên chậm lại . Ví dụ ta thử đổi "cái mền" thành "Chăn đơn " , "nhưng trong" thành "đâu hay" , "cái nhớ" thành "nỗi nhớ" , "có cùng cả hai" thành "đang cùng sóng đôi." Vv ... Chọn lọc quá có khi làm nghèo ngôn ngữ Việt? .

6-Tặng vợ

"Giải mã" với người Việt, ai chết đi rồi cũng vùi dưới ba thước đất . Câu 1, 2 Ai nói vậy?.Tác giả tự nói hay tác giả nhắc lại câu bè bạn trong lúc ngồi cùng bàn rượu?. Câu 3,4 là câu tự đúc kết khôn dại của đời người. Một trong các nổi khổ đau của người đàn ông là về già sống trong cô đơn. Tú Mở đã thở than khi người vợ yêu chết đi . Không có gì bằng sự sự săn sóc" của bà cho ông" Đâu phải sự quấn quit của người chồng già bên người vợ là vì mê L đâu. Có vợ bên mình khi tuổi đã về chiều khiến người đàn ông lạc quan vui sống, ít ra là họ nghĩ mình không bị phản bội vào lúc cuối đời khi mà tuổi thanh xuân của họ đã vét hết cho gia đình,vợ con.

Bạn tự thả vào thơ các câu thơ của Luân Hoán, với dấu chấm câu, bạn sẽ tìm vui cùng tác giả. Bạn chỉ làm điều này cho riêng bạn thôi nhé! .

Luân Hoán viết những bài tặng vợ cực kỳ xuât sắc và cảm động. Do khuôn khổ của bài viết, laiquangnam không đề cập đến các bài có giọng văn nghiêm túc này. Phạm vi viết bài này là "ngôn ngữ Bậy" trong thi ca của Luân Hoán mà thôi .Tuy vậy nó cũng chỉ là một góc sân quá nhỏ so với những gì mà anh Luân Hoán công bố .

7- Lời cuối cùng cho bài viết

"ba trời " ( ba-trời)

Luân Hoán đặt giòng lục bát của mình "baTrời lục bát" mới nghe như có tính chất tự trào nhưng đó chính là dòng lục bát thuộc "Trường phái Lục bát lung tung" vừa được anh cập nhât. Gói gọn lục bát trong một khung trời với thi từ ước lệ chải chuốc là một nhánh mà các thi nhân Việt nam dày công đã xây dựng lâu nay, mà đỉnh cao là Đoạn trường tân thanh ( Kiều ), có lẽ nay cái áo cũng đã chật, bởi nay hiếm người có khả năng làm một bài thơ lục bát dài trên 24 câu có khả năng thu hút lòng người như trước 75 trừ tác phẩm Đoạn trường tân thanh ( Kiều ) và một vài danh tác khác. Nay, 2013, rất khó tìm khách được khách thơ chịu đọc thơ mình . Họ không quởn!. Cạnh đó còn có dòng lục bát ca dao từ ngôn ngữ bình dân nhưng rất trữ tình và được người Việt nâng niu. Lẽ nào chỉ có hai khung trời như vậy? .Có một dòng thứ ba là dòng lục bát tuôn trào vì đặc tính ngôn ngữ Việt. Dòng thứ ba này thuộc "Trường phái Lục bát lung tung" như Luân Hoán đã tự đùa cợt ngôn ngữ mình, dòng này Bùi Giáng đã muốn làm và đã thử mớm, Bùi Giáng đã xông vào nhưng do vì tình trạng thể lực mà ông bỏ dở ý tưởng của mình, nay Luân Hoán tiếp tục tiếp tay và hà hơi cho nó. BaTrời trong ý nghĩa này là có ba khung trời dung nạp dòng luc bát. Có một nhánh rất nhỏ trong dòng lục bát baTrời là dòng lục bát với ngôn ngữ "nói bậy ", dòng này dấu nụ cười nhân bản và tại khung trời này thi nhân thử đi tìm tinh hoa đích thực của các từ khẩu ngữ, từ địa phương, thử đưa tất cả ngôn ngữ thuộc trường phái " informal" vào ngôn ngữ xem sao . Một hướng đi đầy hứa hẹn. Nó cần thời gian để chín mùi.

BaTrời là từ rất hay mà Luân Hoán đã dùng, 1- ba Trời là ba khung trời ,chỉ số lượng . 2-baTrời là một từ đôi nhưng thể hiện vói một từ duy nhất, tạm ký hiệu là baTrời ( viết liền ),trong đó ba là một tiếp đầu ngữ ( prefix ) chỉ sự xấu xa . Ví dụ baTàu, baTrời, baNhe ,baQue xỏ lá, baBựa....vv

2- Câu hát ru ***

Chuột kêu rúc rich trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la.

Là một câu nghiêm túc, khi người phụ nữ Quảng Nam đẩy nôi ru con ngủ, Bà mẹ trẻ nhắc chừng chồng đừng có làm ồn, hãy để cho con " théc", théc là ngủ trong ngôn ngữ Quảng Nam. Nhưng, khi hát bà kéo dài, phải là người trong cuộc mới thấy anh chồng " đang khi .....chồng đòi tòm tem" . Ô là là . Ngôn ngữ "Bậy" là như thế, dấu nụ cười lạc quan khúc khích sau lưng là thế .

3-khi viết bài tuyệt cú

Tặng vợ

hình như nổi tiếng như cồn
hay là mang tiếng mê l vợ thôi
tiếng tăm cũng chỉ trời ơi
còn nhau còn cả một đời lạc quan

Luân Hoán,09-10-2013

Anh Luân Hoán nổi tiếng như cồn?, Điều đó có thật một phần nào trong mắt tôi. Tôi đã thử đặt lên Vuông Chiếu 8 bài thơ thương nhớ vợ hay nhất theo thẩm định của tôi, theo thời gian; trong đó giòng cổ văn của ta có ba bài của tiền nhân ta gồm một của Nguyễn Trãi, một của Nguyễn Du và một của Cao Bá Quát; giòng cổ văn trong dòng thơ Đường của Tàu, một dòng thơ rất có ảnh hưởng với thi nhân ta thuộc thế hệ anh cũng có hai bài khá cảm động,một của Nguyên Chẩn và một của Bạch cư Dị; bài thứ 6 là bài Khóc vợ của Tú Mỡ, một thế hệ đàn anh của anh. Anh Luân Hoán có hai bài mà tôi cho là rất xuất sắc không kém trong dòng thơ nói về người vợ đầu ấp tay gối của mình với thứ ngôn ngữ rất đổi đời thường, từ không chải chuốc mấy, mà thấm đậm tính nhân văn, vậy mà anh tự trào "tiếng tăm cũng chỉ trời ơi".

Hẹn quay lại với các bạn trong một dịp khác.

Một sáng tại quê người
Ngày Veterans,nov 11,2013