Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ]
[ Tác giả
]
|
|
Tây tiến
Đôi bờ Mắt người Sơn Tây Đường trăng Nhớ Trắc ẩn Lính râu ria Thu Trưa hè Đêm Bạch Hạc Em mãi là hai mươi tuổi |
Quang
Dũng là một trong những nhà thơ lính nổi tiếng đầu tiên.
Ông là lính thực sự, một đại đội trưởng trong trung đoàn
Tây Tiến (khoảng 1947-1948).
Lính đang đánh giặc chắc thơ bừng bừng tính chiến đấu? Không phải lính này đâu. Ngay bài Tây Tiến rất được hâm mộ, tuy vẫn hào hùng nhưng rõ ràng không phải là một tiếng thét xung phong kiểu "Chiến sĩ Việt Nam" của Văn Cao. Quang Dũng căm thù giặc như ai, nhưng ông làm thơ chủ yếu để diễn những tình cảm nhớ thương trong thời giặc giã hơn là để diễn lòng căm thù... Quang Dũng nhớ quê và thương "em". Em đây điển hiønh là những em gái tội nghiệp ông gặp dọc đường hành quân, chứ không phải người yêu. Hình ảnh người yêu trong thơ Quang Dũng khá mơ hồ. Cụ thể nhất có lẽ "em mãi là hai mươi tuổi". Nhưng em ấy khi vào đến thơ thì đã thành "dáng thời gian qua", đã mất hết đường nét nguyên thủy trong "mùa xanh xưa" rồi... Quả thực thơ Quang Dũng hiền quá, thiếu giá trị động viên tinh thần chiến sĩ. Nhưng lính dù đang đánh giặc cũng đâu phải chỉ bắn và bắn, nên ngay trong khói lửa cũng cần có nghệ sĩ chú ý đến tâm tình của lính. Hùng ca giúp chiến sĩ quyết chiến, còn "tình thi" giúp ta nhớ lính vẫn là người. Sau đây mấy vần thương nhớ thiết tha sáng tác chủ yếu trong một "mùa chinh chiến cũ"... Tây tiến Trong kháng chiến chống Pháp, mãi về cuối Tây Bắc mới trở thành chiến trường thực sự sôi động. Nhưng hình ảnh Tây Bắc thì đã nổi tiếng từ năm 1948 nhờ bài thơ Quang Dũng. "Dốc lên khúc khuỷu
dốc thăm thẳm
Lên lên xuống xuống cứ hàng ki-lô-mét cao độ, mà bồi dưỡng thiếu thốn, trách sao "Tây tiến đoàn binh không mọc tóc". Vật chất thiếu, nhưng tinh thần chiến đấu thừa: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm".(1) Quân đánh giặc hăng hễ chợp mắt lại mơ "Hà Nội dáng kiều thơm", nhưng "xưa nay ra trận mấy ai về"...(2) "Rải rác biên cương
mồ viễn xứ
Nắm xương đành gửi lại nơi Tây tiến, nhưng hồn thì bay về Hà Nội chứ, về xuôi chứ, hồn ơi. --------- Sông Mã xa rồi Tây
tiến ơi!
Dốc lên khúc khuỷu
dốc thăm thẳm
Anh bạn dãi dầu không
bước nữa
Nhớ ôi Tây tiến
cơm lên khói
Doanh trại bừng lên
hội đuốc hoa
Người đi Châu Mộc
chiều sương ấy
Tây tiến đoàn binh
không mọc tóc
Rải rác biên cương
mồ viễn xứ
Tây tiến người đi
không hẹn ước
Đôi bờ Chiều bến sông vắng, rét, "giăng giăng mưa bụi", có là chiến sĩ Tây tiến thì cũng phải nhớ em. Nhớ là thả hồn vào dĩ vãng. Nếu trong lúc hồn bay, mà người nhớ lại sẵn thuốc lá để đều đều nhả khói "xanh dòng", thì hồn dễ tìm về đúng "lối xưa" lắm. Đã có khói làm hướng đạo, nếu lại có thêm... cốc làm gương soi, thì sẽ tha hồ cùng em đối mắt "nói cười như chuyện một đêm mơ"! Nói mắt, vì Quang Dũng nhớ em nào, hình như bao giờ cũng trước tiên là nhớ mắt... --------- Thương nhớ ơ hờ
thương nhớ ai
Rét mướt mùa sau
chừng sắp ngự
Khói thuốc xanh dòng
khơi lối xưa
Xa quá rồi em người
mỗi ngả
Mắt người Sơn Tây "Buồn viễn xứ", "chiều lưu lạc"... Ơ, thế cái "xứ Đoài mây trắng lắm" của "tôi" và "em" nó không ở bên trong nước Việt Nam à?! Hay là tôi và em đã chạy ra khỏi nước? Dĩ nhiên đều không phải. Chẳng qua, quê hương có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Quê hương là nước Việt Nam, quê hương cũng là cái địa phương nào đó nơi mỗi người Việt Nam đã lớn lên. Quê trong "Mắt người Sơn Tây" là quê ở trong Quê... Cũng dĩ nhiên không phải chỉ "Mắt người Sơn Tây" mới "u ẩn". Trong đoàn quân "Tây tiến" cứu Quê, bao nhiêu "mắt trừng" chắc chắn đều có lúc trở nên u ẩn, khi nhớ những quê Hà Nội, quê Bắc Ninh, quê Nam Định, quê Hải Dương v.v. Quang Dũng nhớ quê thành thơ, rồi bao nhiêu người khác đọc thơ nhớ xứ Đoài của Quang Dũng mà chạnh nhớ quê mình... ---------- Em ở thành Sơn chạy
giặc về
Vầng trán em mang trời
quê hương
Mẹ tôi, em có gặp
đâu không
Từ độ thu về hoang
bóng giặc
Đôi mắt người Sơn
Tây
Bao giờ trở lại
đồng Bương Cấn
Bao giờ tôi gặp em
lần nữa
Đường trăng "Những người quân" đang "lớp này lớp khác" theo nhau xuống thuyền sang sông có lạ gì con "đường trăng". Họ đã bao lần bước trên nó trước khi thành quân. Họ chính là những đứa con hiếu thảo của làng quê muôn thuở, ra đi vì nước vì làng... Sang sông đêm nay, có người rồi sẽ không thấy lại những đá bờ giếng "ướt trăng", lá tre xanh trong như ngọc, thuyền nằm phơi ánh trăng vàng bao giờ nữa. Họ thôi thấy, để người khác được tiếp tục thấy. ---------- Đường ấy sao khuya
đằm nước mắt
Là những người quân
qua bến làng
Nhớ Lại một em gái tội nghiệp của Quang Dũng. Có cần phải "chạy", phải "lưu lạc", mới đáng thương đâu.(4) Người lính ấy ba-lô không biết còn bao nhiêu gạo nhưng lòng thì lúc nào cũng đầy trắc ẩn...(5) --------- Nhà tranh hốc hác
Người vào run sốt
Chiều rồi ba-lô lại
ra đi
Trắc ẩn Đọc Trắc Ẩn, ngờ ngợ, đọc lại Đôi Bờ, thấy quả có mấy chỗ giống nhau: cũng "khói thuốc chiều sông", cũng ai "thương nhớ ai", cũng có em mắt "u ẩn" hay "sầu cô quạnh". Nhất là, em hoặc "đi áo mỏng buông hờn tủi" hoặc thui thủi một mình "đi về chân núi xanh", cùng rất tội nghiệp... Mắt u ẩn dĩ nhiên còn làm nhớ "người Sơn Tây". "Một chút linh hồn nhỏ" có phải quê xứ Đoài, lưu lạc đến đâu mà lại có cả nhà thờ cả núi thế này... --------- Chưa gặp sao đành
thương nhớ nhau?
Khói thuốc chiều
sông, hỡi dáng người!
Tôi viết chiều nay,
chiều tưởng vọng
Thời đại bao lần
khô nước mắt
Chiều ấy em về thương
nhớ ai?
Một chút linh hồn
nhỏ
Giáo đường chuông
rời rạc
Một chút linh hồn
nhỏ
Lính râu ria Lính vào quán, có lính kêu cà-phê, lính gọi thuốc lá, lính "Chị ơi! Ly rượu nhỏ!", lại có lính hỏi bà chủ quán (hẳn quen) một món rất lạ: "Chị ơi! Cháu..."! "Rượu nhỏ một ly thôi" đủ "lên hương cuộc đời". Cháu nhỏ một ôm thôi, đủ lên tinh thần chưa hỡi "lính râu ria"? Giờ ôm tạm "con người ta", muốn có ngày ôm con mình, lính phải bước qua xác giặc. --------- Khuya khoắt sông bờ
vắng
Một người kêu cà-phê
- Chị ơi! Cháu ngủ
đâu
Cô bé cười chúm
chím
Đôi mắt nhìn như
sao
Bàn tay như rễ cây
Cô bé năm tháng trời
Khi anh về đã xa
Khuya khoắt sông bờ
vắng
Thu Nơi sông núi xa xôi nào đó, trên bãi vắng có một người ngồi trong "nắng thu", trong "gió heo", trong tiếng lá rì rào, ngồi trông chuồn chuồn bay "rỡn từng ngọn cỏ", trông "cánh nhạn tung trời", trông mây "hồng nhạt nhạt", trông "mái (...) nắng xiêu xiêu", mà "vời tưởng (...) quê hương"... "Bướm nhẹ cánh vàng
mơ lá cải
Trời thu dễ say, nhưng người quê được ở quê say khác, còn ở xa quê say khác. "Quạnh quẽ sắn nương
rờn nắng ấm
Chiều tịch mịch có "tiếng sung rơi đo lặng lẽ", chao ơi thu! -------- I Gió heo nổi sớm nắng
thu về
Nắng nửa sông xa
mờ khí núi
Ngồi đây vời tưởng
đường quê hương
Cữ này bưởi đào
đang chín cây
II Nhẹ tóc khô da hồn
trong xanh
Long lanh bóng núi in
sông biếc
Diều sáo vang không
hồn ấu thơ
Trưa hè Tại sao "em soi bóng" em trong "vại mưa in dáng mây trời" lại nhớ "người xa em"? Hẳn vì em với người từng chung bóng, mà nay em lẻ bóng. Cái bóng lẻ trong vại nó nhớ cái bóng lẻ phương xa... "Trưa hè" nơi nào đó bắt người đi nhớ người ở lại làng, rồi bắt nhớ cả "mây làng về trưa"... --------- Trưa hè bỗng nhớ
sông quê
Xa quê dầu chẳng
võ vàng
Đêm Bạch Hạc Có lẽ tương đối ít người biết bài thơ này. Và có lẽ trong số những người bây giờ mới đọc không ít người sẽ dám... cược nó là thơ Quang Dũng, bằng vào nội dung đi công tác tạt vào nhà dân, vào chuyện nhà gần bờ sông (!), và vào cái giọng thơ trầm, tình cảm... Đêm Bạch Hạc làm sau Tây Tiến gần hai mươi năm. Hẳn làm để nhớ "những người xa vô cùng"... -------- Có những chiếc giường
lạ
Như cánh chim mỏi
cánh
Đêm nay đêm Bạch
Hạc
Sáng mai rồi tiễn
biệt
Mái nhà đêm Bạch
Hạc
Em mãi là hai mươi tuổi Hoàng Cầm năm 68 tuổi viết "anh đưa em nhẹ gót về xanh xưa".(6) Khi làm bài thơ sau đây, Quang Dũng mới 49 tuổi, "tóc anh (...) thành mây trắng" sớm vậy sao? Ờ nhưng dù tóc chưa hóa mây, thì lòng con người ta vẫn có thể cảm thấy... xưa chứ. "Em mãi là hai mươi tuổi", em xưa nhưng em mãi xanh, trong anh! -------- Em mãi là hai mươi
tuổi
__________ (1) Đâu đó QD có lần kể đoàn quân Tây tiến bị thiếu lương thực khá trầm trọng, nhưng nhấn mạnh tuy vậy tinh thần đánh giặc vẫn rất cao. (2) "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi", trong bài Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường. (3) Trích từ bài Đường Trăng - hai đoạn không liền nhau. (4) Chữ trong bài Mắt Người Sơn Tây. (5) QD có bài thơ Trắc Ẩn. (6) Trong bài Xanh Xưa. (7) Đây là sáu câu đầu của bài thơ này. |
|