Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
Phần II: Tiếng Chim Gõ Mõ Nguyễn Nam Trân
|
Ngày giỗ thứ một trăm |
Ngày 13 tháng 4
năm 2012 kỷ niệm đúng 100 năm ngày nhà thơ Ishikawa Takuboku
từ bỏ cuộc chơi. Nhiều người Nhật Bản như nhà bình luận
Kusakabe Enta [1] chủ
trương rằng ông là một trong những khuôn mặt văn học Nhật
Bản cận đại đưọc người trong và ngoài nước chọn làm
đối tượng nghiên cứu nhiều nhất. Những thi tài như Yoshii
Isamu, Wakayama Bokusui, Kitahara Hakushuu, Nakahara Chuuya và Saitô
Mokichi, kẻ làm thơ tự do, người viết tanka, kẻ cùng thời,
người đến sau, đều phải vất vả để thoát ra cho khỏi
cái bóng lớn của ông. Đối với nước ngoài thì Takuboku
và Natsume Sôseki là hai cây viết Nhật Bản có khả năng nội
quan (insight) và quan sát tâm lý tinh tế nhất mà họ được
biết. Còn quần chúng Nhật Bản thì xem Takuboku như một hình
ảnh quen thuộc vì những điều ông viết đã có thể ghi khắc
sâu đậm một cách dễ dàng trong tâm khảm họ. Đến nổi
người ta bảo rằng bây giờ nếu có nhắc đến tên Koyakko
và Hara Takashi, thế hệ trẻ chỉ nhớ mỗi Koyakko chứ chưa
chắc đã biết Hara Takashi là ai. Koyakko dĩ nhiên là cô hầu
rượu có cái trái tai mềm mại mà Takuboku đã nhắc đến
trong thi tập Một Vốc Cát, còn Hara Takashi (1856-1921) là người
đồng hương Morioka, sống cùng thời với ông, một nhà chính
trị lão luyện, từng làm thủ tướng, một nguyên huân của
thời Minh Trị.
Chúng ta sẽ còn thiếu sót nếu chưa kể thêm vai trò con chim đầu đàn của Takuboku cho văn học thời Taishô vì không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng to lớn của ông trên những nhà thơ của phong trào văn học vô sản (puretoria bungaku) Nhật Bản [2]. Còn về chỗ đứng của ông trong lịch sử thi ca Nhật Bản thì phải nói là chỉ từ khi có ngôn ngữ và hình ảnh cách tân đến từ Takuboku, Nhật Bản mới thực sự có một dòng thơ gọi là thơ mới. Thế nhưng thi ca Takuboku không phải tự nhiên mà có. Takuboku là một thiên tài nhưng theo cách nói của Kusakabe, ông là một thiên tài tự đào tạo, một nhân cách hình thành qua học tập. Ngoài ra, ảnh hưởng của thời đại - về chính trị xã hội cũng như văn học - cũng đã đóng một vai trò không nhỏ đến văn nghiệp ông. |
Một thời đại căng thẳng và phấn khích: |
Về mặt chính
trị và xã hội, giai đoạn cuối của thời Meiji (1868-1912)
là lúc mà dân số Nhật Bản tăng rất nhanh. Vào thời Edo,
dân số là 30 triệu, cuối thời Meiji thì đã đạt đến 60
triệu.Hình như sau khi mở cửa cho nước ngoài, kinh tế kỹ
nghệ phát triển vì nhận được nhiều kích thích. Giai cấp
võ sĩ không còn đó nữa để kềm kẹp họ, một phần đất
trồng trọt lại về tay mình cho nên ngưòi thường dân, kẻ
bị trị, cảm thấy được hưởng một số tự do nào đó.
Tự do, hy vọng, cảm tưởng được giải phóng, là nguồn
gốc của chủ nghĩa lãng mạn (romanticism) của thời buổi
ấy. Người ta bắt đầu nghĩ nhiều đến luyến ái, đến
xây dựng xí nghiệp, để sinh con đẻ cái và dần dà tiến
đến một xã hội cạnh tranh.
Việc tăng dân số đến từ một tình cảm thoải mái mà xã hội cảm thấy được ở một giai đoạn nào đó. Nhật Bản cũng từng biết đến cảnh này sau trận thế chiến thứ hai, lúc họ là những kẻ hồi sinh từ hố thẳm của tuyệt vọng. Mỗi năm số trẻ em ra đời nhiều gấp đôi những năm thường. Và cũng từ đó chúng ta đã thấy hiện ra cảnh tượng bất ổn của một xã hội cạnh tranh không ngừng nghỉ. Riêng nói về thời của Takuboku tức giai đoạn cuối Meiji đầu Taishô thì áp lực của sự gia tăng dân số ở quốc nội cùng với áp lực bên ngoài của liệt cường đã tạo ra một trạng thái thường xuyên căng thẳng, kích động. Những năng lượng thừa thãi và nguy hiểm ấy gặp dịp đã tìm cách thoát ra về phía các lân bang như Triều Tiên, Trung Quốc và nước Nga của Sa hoàng. Có thể giải thích hiện tượng xã hội phấn khích ấy như lý do chính của sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và tư tưởng "ngọc nát" (gyokusai, honorable death) [3] ở Nhật Bản. Lớp trẻ vào đời đông đảo như thế và bên trong quân đội cũng như bên trong xã hội, hy vọng và áp lực như những ngọn lửa đã cháy lên phừng phừng. Ban cho lớp trẻ hy vọng, người lớn cũng đòi hỏi họ phải hy sinh. Nếu nhìn vào thực trạng thời đó được kể lại trong Jokô aishi (Lịch sử buồn thương của nữ công nhân) [4] thì mới thấy cuộc đời của người lao động thật là bất hạnh. Cũng vậy, trận chiến tranh Nga Nhật tuy có đem đến quang vinh và sự nể trọng cho họ nhưng cùng lúc là số tử vong rất lớn cho cả hai bên, thây người chồng chất như núi và khiến cho bao gia đình tan nát. Thời đó, kẻ lãnh lệnh trưng binh coi như đi vào cõi chết. Ở quốc nội thì trong xóm Asakusa, các cô gái 15, 16 đã phải bước vào con đường trụy lạc. Số trẻ em mới 5,6 tuổi đầu đi làm công nhân như trường hợp Matsushita Kônosuke, nhà kinh doanh lỗi lạc sau này, không phải là ít. Bỏ nhà quê ra thành phố kiếm chút tiền còm gửi về nuôi mẹ, nuôi em, còn mình thì thân thể thiếu dinh dưỡng mắc vào chứng lao là định mệnh của những người trẻ, sinh ra và lớn lên cùng thời đại với Takuboku. Trung bình trong một lớp học ít nhất có 4, 5 em mang chứng nan y này. Tất cả vẽ nên cảnh tượng xã hội trong đó nhà thơ đang sống và nó đã giải thích tại sao thơ ông đầy nỗi uất hận và lòng cảm thương. Cũng như những trẻ em ấy, bản thân Takuboku từ năm lên 10 đã không còn sống với gia đình, phải lây lất từ nơi này đến nơi khác. Tâm sự hoài hương luôn phảng phất trong thơ ông và nó hòa nhịp với tâm tình buồn thương vì phải "bỏ làng ra đi" của lớp trẻ đương thời, trở thành điểm khởi hành của chủ nghĩa cảm thương (sentimentalism), một đặc điểm trong văn học thời Taishô. Đại chúng dễ dàng đồng cảm với Takuboku vì ông nói thay cho họ cho dù ông thuộc giai cấp trung lưu chứ chưa phải là những người khốn cùng ở dưới đáy của xã hội. Trong khi văn học theo chủ nghĩa tân lý tưởng (neo-idealism) [5] do nhóm Shirakaba (Bạch Hoa) [6] và các cao đồ của Natsume Sôseki cũng như văn học hưởng lạc (epicureanism), đồi phế (decadence) là hai khuynh hướng được giới trí thức (tức hơn một phân nửa độc giả) yêu chuộng thì dòng văn học cảm thương (sentimentalism) mới thực sự phản ánh được tâm tình của tầng lớp thường dân. Buổi đầu, văn đàn không đón nhận Takuboku mà còn tỏ ra coi thường vì họ không phải là đối tượng thực sự của thơ văn ông. Ngoài những người thiên tả, tầng lớp trí thức thời ấy không mấy người chịu đọc tác phẩm của ông. Người ủng hộ văn chương Takuboku thường là những kẻ mang mặc cảm chiến bại vì sớm phải rời bỏ gia đình làng nước tha phương cầu thực hoặc nhìn ra được những mâu thuẫn của xã hội trong đó họ đang sống. Phải đợi đến khi phong trào văn học vô sản dấy lên một cách toàn diện vào thời Taishô (từ tiểu thuyết, đồng dao, dân ca, hội họa vv...) thì tanka của ông mới thấy xuất hiện trên mọi cửa miệng và vai trò tiên phong như một nhà văn đại chúng của Takuboku mới bắt đầu được nhận diện. Thời Meiji còn là một thời đại khao khát thiên tài. Chữ Hán "thiên tài" chỉ nói lên tính bẩm sinh chứ vẫn chưa lột được cái nghĩa phi phàm, siêu việt thấy trong từ "genius" của Âu Tây. Xã hội Meiji lúc đó đang chờ đón những tài năng xuất chúng để giúp họ đốt giai đoạn. Những gì Âu Mỹ làm trong ba trăm năm từ thế kỷ 16 đến 19, họ phải làm xong trong một thời gian rút ngắn như năm mươi năm chẳng hạn để thoát Á nhập Âu, để bắt kịp (oitsuki) và qua mặt (oikoshi) liệt cường.Tuy nhiên thiên tài đồng nghĩa với cá nhân chủ nghĩa, sự sùng bái cá nhân và lòng tự cao tự đại. Nó cũng đi song song với tính cách thất thường và tình trạng mất cân bằng trong xã hội. Nhật Bản lúc đó cần rất nhiều thiên tài cho mọi lãnh vực từ chính trị xã hội, khoa học kỹ thuật đến văn học nghệ thuật. Lớp lãnh đạo trong chính phủ Duy Tân đều là những người trẻ. Hồi vương chính phục cổ (ý nói việc đưa Thiên Hoàng Meiji lên nắm chính quyền), Saigo Takamori mới 40 tuổi, Kido Takayoshi 33, Itô Hirobumi 37. Lớp trẻ cuối đời Mạc Phủ đứng trước nguy cơ ngoại quốc đều quan tâm đến chính trị và những chí sĩ may mắn sống còn đã tích cực đóng góp cho xã hội mới. Khi Itô Hirobumi lên làm Thủ Tướng đầu tiên của Nhật năm Meiji 18, ông cũng mới có 44 tuổi. Thế hệ ấy đáng được gọi là một thế hệ thiên tài trong lãnh vực chính trị nhưng nhà nước còn khao khát có những thiên tài trong mọi lãnh vực để đưa đất nước đi lên. Sau hai trận Nhật Thanh và Nhật Nga, lớp trẻ hãy còn say men chiến thắng nên sự khao khát ấy như nung nấu thêm lên trong mọi tấm lòng và tạo ra một hiện tượng phấn khích cuồng loạn chưa từng có trong quần chúng. Thời đại anh hùng chí sĩ Duy Tân đã nhường chỗ cho thời đại anh hùng quân đội đế quốc mà cao trào sẽ đạt đến tuyệt đỉnh với sự hình thành của chủ nghĩa quân phiệt trong những năm 1930. Takayama Chôgyuu [7], một người dẫn đầu dư luận thời Meiji đã viết như một lời hịch: Chúng ta mong đợi sự xuất hiện của những thiên tài. Ôi, phải chi mau có những anh hùng hào kiệt như Nichiren, Napoléon, Byron, Phật Đà, Schopenhauer xuất hiện trên cõi đời này. Chờ đợi đã quá lâu, những con người phàm như chúng ta đã bắt đầu mệt mõi. (trích Thiên tài xuất hiện, Tạp Chí Taiyô, 1901) Lúc ấy, Takuboku cũng mới vừa 15 tuổi và ông còn đang nằm trên bãi cỏ dưới chân thành Kozukata và để lòng mình cuốn hút vào không gian. Đó là lúc ông bắt đầu đọc thơ vợ chồng Yosano và say sưa làm thơ theo phong cách của Akiko. Yosano Tekkan (Hiroshi) (1873-1935), người thầy. |
Thiên tài trong lãnh vực văn chương: |
Lớp nhà văn cuối
đời Meiji đã có những tài năng lớn như Tsubouchi Shôyô (1859-1935),
Mori Ôgai (1862-1922), Natsume Sôseki (1867-1916), Futabatei Shimei (1864-1909),
chậm hơn một chút nữa là những Shiga Naoya (1883-1971), Tanizaki
Junichi-rô (1886-1965), Nagai Kafuu (1879-1959). Về thơ thì phải
kể đến Mori Ôgai, Ochiai Naobumi, Kitamura Tôkoku, Masuoka Shiki,
Shimazaki Tôson, Miyazaki Koshoshi và Kunikida Doppo đều có tri thức
cổ điển và đã thành danh. Ngoài ra chúng ta không thể quên
vai trò của vợ chồng Yosano, Tekkan (1873-1935) và Akiko (1878-1942),
hai kiện tướng của phong trào làm mới tanka [8]
. Bên cạnh họ, phải nói là đang có cả một thế hệ trẻ,
đầy năng lực mà tuổi tác không hơn kém nhau bao nhiêu. Bảy
nhà thơ: (Ishikawa) Takuboku, (Wakayama) Bokusui, (Yoshii) Isamu, (Hirano)
Banri, (Kitahara) Hakushuu,(Saitô) Mokichi là những người sinh suýt
soát nhau giữa năm Meiji 18 và 19 (1885-1886). Akiko sinh năm Meiji
11 (1878), Mokichi 1882, cũng chỉ trước đó ít lâu. Akiko xuất
bản Midaregami (Tóc rối) năm 1901, Banri cho ra mắt Wakakibi (Thời
trẻ) năm 1907, Hakushuu xuất bản Jashuumon (Tà đạo) năm 1909,
Bokusui trình làng Betsuri (Biệt ly), Isamu in Sakahogai (Ly rượu
thọ), Takuboku in Ichiaku no suna (Một vốc cát) trong cùng một
năm 1910, Mokichi cho ra đời Shakkô (Tia sáng đỏ) năm 1913. Đặc
biệt họ - trừ Mokichi - đều là những nhà thơ mới vừa
ngoài 20 tuổi. Chính ra, cho đến lúc đó, thi nhân Nhật Bản
thường là những người làm thơ thành danh lúc đã có tuổi.
Ngoại lệ cho nguyên tắc ấy họa chăng chỉ có Shôgun thi
sĩ Minamoto no Sanetomo (1192-1219), chứ từ xưa đến nay, Hitomaro,
Okura, Ki no Tsurayuki, Fujiwara no Shunzei, Saigyô, Bashô, Ryôkan,
Tachibana Akemi ...đều bắt đầu được làng thơ biết tới
khi đã đến một lứa tuổi nào đó. Sự trẻ trung ấy có
phải chăng là một đặc điểm của thi đàn Meiji và người
ta còn tự hỏi làm sao lại có nhiều tài năng xuất hiện
trong cùng một lúc như thế ?
Wakayama Bokusui (1885-1928), người bạn. Tekkan và Akiko là những thi nhân có tri thức cổ điển, chủ quan chủ tình, lãng mạn và chuộng hoa mỹ. Takuboku và những nhà thơ trẻ cùng thời với ông đã tiếp nhận trực tiếp nhiệt tình của chủ nghĩa lãng mạn đó nhưng lại có những người như Kitahara Hakushuu, Nagata Mikihiko không chấp nhận được lối làm việc quá chuyên quyền của hai vợ chồng Tekkan. Đến khi Tạp chí Myôjô, cơ quan ngôn luận của nhóm ra được 100 số thì các nhà thơ trẻ đã bỏ vốn thành lập Tạp chí Subaru mà Takuboku là đại biểu.Cầm đầu được một nhóm văn nghệ với những nhân vật uy tín trong làng thơ buổi ấy, Takuboku đã mang phần nào hình ảnh và hoài bão của một thiên tài theo định nghĩa trong lời kêu gọi của Chôgyuu. Khác chăng là ông không thần thánh hóa thiên tài như Chôgyuu (khi ông này ca tụng Nichiren) mà chủ trương phải có một nền giáo dục có khả năng tạo cơ hội cho vô số thiên tài nẩy nở. Chính bản thân ông cũng nhìn thấy cái mong manh của thiên tài sau khi thấy tiểu thuyết và tập thơ đầu tiên của mình không được sự hưởng ứng của độc giả . Đến khi ông đã tìm ra lối thoát và tạo cho mình một chỗ đứng với những vần tanka độc đáo thì tiếc thay, đó cũng là lúc ông phải lìa bỏ cõi đời. Chân tướng thiên tài nơi ông đúng ra chỉ là một âm bản xanh xao. Dù sao, những thành tựu trong tanka của ông quá đỗi lớn lao và người ta có thể nghĩ rằng, thật là hiếm có khi chết lúc chưa đến tuổi ba mươi như ông mà đã có một thi nghiệp sánh được với những nhà thơ lớn - dù đó là Hitomaro hay Bashô - những người đã dành cả một đời cho việc sáng tác. |
Ảnh hưởng của thi ca chữ Hán: |
Tuy là nhà thơ
có tính cách tân, ta hãy còn tìm thấy nơi Takuboku, ảnh hưởng
của thi ca chữ Hán, nhất là trong giai đoạn đầu. Thế hệ
thi nhân đời Meiji của ông hãy còn chịu ảnh hưởng nặng
nề của Hán văn và người làm thơ chữ Hán – thành công
nữa – (như Natsume Sôseki, Masuoka Shiki và sau này là Akutagawa
Ryuunosuke) không phải là ít. Tuy nhiên điều quan trọng là
ông đã biến những câu thơ Trung Hoa ra thơ Nhật và nhất
là thành văn nói.
Khi ông viết : 浪淘沙
Rôtôsa,
Lãng đào sa,.
Bài Rôtôsa nằm trong chùm thơ Mạc Phục Vấn " Đừng Hỏi Nữa " đăng trên tạp chí Myôjô. Ý thơ nói tiếng sóng vỗ vào bờ không dứt cũng như những ưu tư của con người biết bao giờ cho hết trong cuộc hành trình của cuộc đời. Ông đã mượn ý bài thơ sau đây của Bạch Cư Dị để viết : Lãng Đào Sa (Lục Thủ Kỳ Nhị) Bạch lãng mang
mang dữ hải liên,
(Sóng trải mênh
mang biển bạc dầu,
Lãng đào sa thực ra là một điệu nhạc phủ, rất phổ biến thời Thịnh Đường, nội dung buồn thương nói lên tình quyến luyến của một người vợ sống trên bến nước nhớ về chồng mình đang rong ruỗi chốn xa xôi. Không những Bạch Cư Dị mà Lưu Vũ Tích, Hoàng Phủ Tùng, các thi nhân Nam Đường như hậu chủ Lý Dục, Tống như Lý Thanh Chiếu đều mượn đề tài này trong thi và từ của họ. Thơ Takuboku không thiếu gì điển cố đến từ thơ Trung Hoa như " tửu đồ đất Lạc Dương ", " kiêu nhi ở Trường An " hay " viên ngọc núi Âm Sơn ". Ngay cả cách diễn tả cũng không phải là không chịu ảnh hưởng thơ Trung Hoa. Bài tanka nổi tiếng của ông : Làm ăn chăm chỉ
làm ăn ,
(Bài Hatarakedo, trong tập Ichiaku no suna " Một Vốc Cát ") " Đăm đăm ngó " có thể đã mượn hình thức diễn tả " tử tế khan " của Đỗ Phủ trong hai câu cuối của Cửu nhật Lam Điền Thôi thị trang " Tiết Trùng Dương nhà ông họ Thôi ở Lam Điền ", có chép trong Tôshisen (Đường thi tuyển) tương truyền do Lý Phàn Long đời Minh soạn, quyển sách gối đầu giường của Takuboku. : Minh niên thử
hội tri thùy kiện,
(Năm sau gặp lại
ai còn mạnh,
Cũng không thể nào không tự hỏi về những điểm tương cận trong tanka Takuboku và thơ các thi nhân Trung Quốc : アカシヤの並木にポプラに
Akashya no namniki
ni popura ni
Hàng cây keo,
hàng bạch dương,
Với những câu như: Bạch dương đa
bi phong,
(Thơ Vô Danh trong Cổ Thi Thập Cửu Thủ, bài số 14) (Bạch dương đầy
gió lạnh,
Dĩ nhiên bạch dương ở đây không phải là bạch dương Trung Quốc mà là cây bạch dương (hakoyanagi, white poplar) ngày nay vẫn mọc đầy ở Hokkaidô, quê hương thứ hai của ông. Cũng như khi so sánh mấy câu dưới đây : Bạn xưa rồi
bỏ ta đi,
(Bài Sonogo ni ware wo, thơ Takuboku trong Ichiaku no Suna) Tích ngã đồng
môn hữu,
(Thơ Vô Danh trong Cổ Thi Thập Cửu Thủ, bài số 7) Nhớ bạn xưa chung
trường,
hay trong câu : Đồng học thiếu
niên đa bất tiện,
(Đổ Phủ, Thu Hứng Bát Thủ, bài số 3) Bạn xưa chung lớp
đều vinh hiển,
Còn như những câu sau đây : あたらしき心もとめて
Atarashiki kokoro mo
tomete
Đi tìm tươi
mới cho lòng,
Hướng vãn ý bất
thích,
Trời xế, lòng
không thỏa,
Hãy thử so sánh thơ Takuboku và thơ Đỗ Mục như sau: Cho tay đào bới
trên gò
Chiết kích trầm
sa thiết vị tiêu.
Kích vùi trong
cát, thép chưa tiêu,
Hay giữa Takuboku và Đỗ Phủ: Giọng nói với
khuôn mặt thôi,
(Kỳ vương trạch
lý tầm thường kiến,
(Trong điện Kỳ
Vương xưa vẫn thấy,
Những thí dụ như thế thì rất nhiều và không chỉ có nơi tanka và nơi Takuboku. Những nhà thơ mới khác buổi đầu thời Meiji còn chịu ảnh hưởng nặng nề thơ Trung Quốc hơn nữa như trường hợp Tsuchii (Doi) Bansui (1871-1952). |
Ảnh hưởng của thi ca các tiền bối và người đương thời : |
Ít nhất trong giai
đoạn đầu, nhất là những năm còn ngồi trên ghế nhà trường,
Takuboku đã chịu ảnh hưởng của các tiền bối (Yoshino Tekkan,
Yoshino Akiko) và người đương thời (Toki Aika, Wakayama Bokusui).
Dạo ấy, ông thường đọc thơ đang trên báo Myôjô và học
tập phong cách của Yoshino Akiko mà làm thơ. Khi xuống Tôkyô,
ông cũng thường xuyên đến thăm " thầy cô Tekkan và Akiko
" ở nhà của họ trong khu Shibuya, nghe chỉ dẫn, khuyên bảo.
Đôi khi cũng nhận sự giúp đỡ về tiền bạc của họ nữa
tuy hai vợ chồng nhà thơ này đông con và sống đời đạm
bạc.
Thơ Akiko có những đặc điểm như sau; hoa mỹ, đầy nhục cảm, tranh đấu cho nữ quyền, chống đối chiến tranh. Những bài thơ trong tập thơ đầu tay là Akogare (Ngưỡng vọng), Takuboku thường làm theo làn điệu của Akiko (Akiko-chô) nhưng phải nói là nó không hợp với ông. Akogare có thể xem như là một thất bại. Sau khi Tekkan khuyên ông nên đi tìm một thể thơ mới vì thấy ông thiếu sáng tạo trong tanka, ông lại mô phỏng thể 4/4/4/6 của Kanbara Ariake và Susukida Kyuukin, hai kiện tướng của phong trào thơ mới và dịch giả thơ Tây phương có uy tín. Tuy khi viết theo thể thơ nói trên Takuboku có tìm ra cái mới thật đấy nhưng thơ ông lúc đó lại không thích hợp với âm luật Nhật Bản vì nó giống như tiếng tụng kinh gõ mõ (có lẽ ông nghe quen nó từ thủa bé). Không những thế, ông còn sử dụng nhiều từ ngữ Phật giáo nên bị chế là có mùi nhang khói (matsukôkusai). Người đọc có thể tìm thấy dấu vết của giai đoạn này trong một tác phẩm thời kỳ đầu của ông nhan đề Con thuyền chim trắng (Shirawa no toribune) chẳng hạn. Để tìm hiểu sự chuyển hướng nghệ thuật của Takuboku, hãy thử đọc vài đoạn (3 trên 8 đoạn) của bài Nemureru Miyako (Kinh thành say giấc, 1904) sau đây và có một cái nhìn về ngôn ngữ và phong cách thơ Takuboku buổi ấy (18 tuổi, lúc còn ở trong giai đoạn tập tành và ký tên hiệu Hakuhin, Bạch Tần): 鐘鳴りぬ
Kane narinu
Tiếng chuông
ngân u trầm,
ゆるぎなき
Yuruginaki
Sương mù tựa
đợt sóng lớn,
みおろせば、
Mioroseba,
Từ chốn cao
nhìn xuống
Những vần thơ trong tập Akogare (Ngưỡng Vọng) ấy tuy có cái gì đẹp đẽ, khắc khoải, mới mẻ so với thi ca cổ điển nhưng quá trừu tượng. Nó vừa khó được bạn đọc thông cảm mà lại quá xa xôi với những thể nghiệm bản thân của nhà thơ nghĩa là thực tại của cuộc sống đang dính liền với số phận của ông. Đó là chưa nói là từ khi còn ở quê nhà ông đã có những hoài bão xã hội. Thế rồi cuộc đời khổ cực rày đây mai đó đã làm cho Takuboku choàng tỉnh mộng. Hết Hokodate, Otaru, Sapporo, Kushiro ...và cùng với bước tiến trong nghề báo, ông đã tìm thấy được một phong cách làm thơ hầu như là viết tản văn, một đặc điểm của những người từng hành nghề ký giả. Ông thay thể 4/4/4/6 bằng thể 7/5, xa dần các chủ đề cổ điển, thay vào đó bằng đề tài đơn sơ và ngôn ngữ bình dị. Không ai tìm thấy dấu vết của Ngưỡng Vọng thuở nào bên trong Một Vốc Cát của hôm nay nữa. Thật vậy, với nghề báo, Takuboku nhìn cuộc đời trần trụi, lạnh lùng và đầy lý tính hơn. Giữa thơ (thơ tanka kiểu mới, thơ tự do và tản văn của ông (nhật ký, tiểu thuyết và luận thuyết) đã có một sự thăng bằng và hài hòa so với trước. Thơ của ông đã chuyển hướng, đi từ văn viết sang văn nói. Ý thức xã hội cấp tiến với đỉnh cao là Thổi còi và huýt sáo (Yobiko to kuchibue) cũng lớn dần lên. Hãy thử so sánh giọng thơ buổi đó với âm điệu của bài Ie (Mái nhà, 1911) [9] trong Thổi còi và huýt sáo (Yobiko to kuchibue) làm mãi về sau này: 家
今朝《けさ》も、ふと、目のさめしとき、
Ie
Kesa mo, futo, me no
sameshi toki
Mái nhà Sáng hôm nay khi
ta choàng thức giấc,
場所は、鉄道に遠からぬ、
Basho wa, tetsudô
ni tôkaranu,
Sẽ chọn chỗ
dựng nhà không xa đường sắt lắm,
この幾年に幾度も思ひしはこの家のこと、
Kono ikutose ni ikutabi
mo omoishi wa kono ie no koto.
Ta đã suy nghĩ
về ngôi nhà này từ mấy năm rồi,
さて、その庭は広くして、草の繁《しげ》るにまかせてむ。
Sate, sono niwa wa
hiroku shite, kusa no shigeru ni makasetemu,
Thế rồi, ta
sẽ nới rộng khu vườn, mặc cho cỏ dại mọc um tùm,
Hakanaku mo, mata kanashiku
mo,
Dù chỉ là một
ước mơ mong manh và buồn bã,
はじめより空《むな》しきことと知りながら、
Hajime yori munashiki
koto to shirinagara,
Dẫu từ đầu
đã biết là viễn vông,
Takuboku muốn có một mái nhà nhưng suốt đời không có lấy một mái nhà, dọn nhà không biết bao lần, không cả đến tiền thuê chỗ trọ, phải nhờ bạn bè trả giúp. Ở thì có khi cha mẹ, vợ chồng, con cái tụ họp trong một căn phòng hẹp 6 tấm tatami. Đó là chưa kể những kinh nghiệm bị đuổi nhà. Cho nên bài thơ trên đọc lên rất thấm thía. |
Ảnh hưởng của văn hóa Tây Phương: |
Takuboku là một
nhà giáo, ông có nhiệm vụ dạy Anh văn nên rất thích trau
dồi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để đọc sách vở nước
ngoài. Khi đã nhập viện và chỉ còn đợi chết, ông còn
cố trau dồi thêm tiếng Đức.
Tuy chỉ học đến năm thứ năm trung học, nghĩa là cỡ lớp 12 cấp ba nhưng ông có một vốn ngoại ngữ khá tốt. Theo sự tìm tòi của Mori Hajime [10] , ở trường, ông đã sử dụng bộ sách giáo khoa gọi là National Reader gồm nhiều tập để học tiếng Anh. Khi viết, ông có phạm một số lỗi thông thường của người Nhật nhưng phải nói là ông học rất chính qui. Ông có thuật lại trong nhật ký là mình đã từng đối đáp bằng tiếng Anh với viên thuyền trưởng người Đức trong một lần đáp tàu thủy ở Hokkaidô. Tuy vậy, có lẽ tiếng Anh của ông chỉ là tiếng Anh của người đọc sách [11] . Tiền đến trong tay là ông mua sách, ngoài ra còn mua sách văn phạm tiếng Anh làm quà cho bà Setsuko nữa. Sách ông đọc là thơ của Lord Byron (như Childe Harold), Alfred Tennyson (như Morte d'Arthur), kịch Shakespeare (như Hamlet, Midsummer Night's Dream, The Taming and the Shrew, The Merchant of Venice, Romeo and Juliet...), văn của Maurier (như Trilby) các đoản thiên của Maupassant, kịch thơ tản văn của Ibsen (như John Gabriel Borkman) hay văn Gorky (Orloff và vợ hắn)... Ông cũng tìm đọc thơ Wordsworth, Longfellow, văn Tolstoy, triết lý của Nietsche, Schopenhauer, tiểu thuyết của Tourgueniev (Hẹn hò, Gặp gỡ), truyện ký về nhạc kịch và cuộc đời của Richard Wagner. Đặc biệt trong "Tập nhật ký viết bằng chữ La mã" (Romaji nikki), ông xen cả tiếng Anh vào những gì ông viết. Bốn nhà tư tưởng: Nietzsche, Tolstoy, Wagner và Kropotkin. Takuboku tìm đến với Nietzsche thông qua Takayama Chôgyuu (1871-1902) hồi ông là học sinh năm thứ 3 trung học. Takayama trước có tinh thần quốc gia kiểu Nhật Bản chủ nghĩa, coi trọng nguyên tắc vua tôi một nhà (quân dân nhất gia) và sự bền vững lâu dài của chế độ quân chủ (vạn thế thần tử) mà ông xem là nguồn gốc tinh thần độc lập của nước mình. Sau đó, ông lại chuyển qua tiếp cận triết học "cái tôi" (tự ngã trung tâm) của Nietzsche (1844-1900) và hướng về chủ nghĩa cá nhân rồi chủ nghĩa bản năng. Khác với cách tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm Tolstoy, Wagner và Kropotkin, khi tìm hiểu về Nietzsche, Takuboku chỉ thông qua cách trình bày (có phần phiến diện) của Chôgyuu. Tuy vậy, nhìn chung, ta được biết Takuboku đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thiên tài của Nietzsche qua khái niệm siêu nhân (Ubermensch) và từng viết nghị luận ca tụng một nền giáo dục trong chiều hướng ấy. Những vụ rắc rối ở trường học từ vụ vận động bãi khóa cho đến việc phê phán chế độ giáo dục hiện hành cũng đều xuất phát từ sự thay đổi trong tư tưởng của ông (phê phán "giáo dục xác ướp, giết chết thiên tài" đương thời). Nhà tư tưởng Takayama Chôgyuu (1871-1902) Một tác giả ngoại quốc khác giới thanh niên thời Meiji và cả Takuboku đặc biệt lưu ý là Samuel Smiles (1812-1904), một y sĩ người Scotland. Cuốn Self Help (Tự Trợ Luận, 1859) của ông đã được Nakamura Masanao (hay Keitarô, Keiu) dịch ra tiếng Nhật (1878) với triết lý cơ sở "Hãy tự giúp mình thì trời sẽ giúp cho" (Heaven helps those who help themselves). Nó có ảnh hưởng chẳng thua kém gì Gakumon no susume (Khuyến học) của Fukuzawa Yuukichi đối với thanh niên Nhật. Trừ Tourgueniev được Futabatei Shimei (1864-1909) dịch ra từ tiếng Nga, những nhà văn Nga khác đều được dịch từ bản tiếng Anh. Văn Pushkin (Cô con gái của viên đại úy), Dostoevski (Tội ác và trừng phạt), Tolstoy (Gia đình và hạnh phúc, Phục sinh, Sám hối, Những người Cô-Dắc...) ...đều như thế cả. Người có công lớn nhất trong việc giới thiệu văn học Nga là nhà dịch thuật (trùng dịch, dịch gián tiếp từ một ngoại ngữ thứ hai) Uchida Roan (1868-1929) và hai anh em nhà văn nhà báo Tokutomi Sôhô (Shôichirô, 1863-1957), Tokutomi Roka (Kenjirô, 1868-1927). Cũng như họ, Takuboku đã biết đến Tolstoy qua bản tiếng Anh [12] . Đối với Takuboku thì ảnh hưởng tư tưởng bác ái của Tolstoy rất quan trọng. Vào tháng 2 năm 1904, chiến tranh Nhật Nga bùng nổ thì sang tháng 5, Tolstoy đã ra tuyên ngôn chống cuộc chiến đó và được ngay sự đồng tình của một phần dư luận Nhật, kể cả những người không đứng chung chiến tuyến nhân đạo Cơ Đốc Giáo (chính thống giáo) với ông như nhà tư tưởng xã hội Kôtoku Shuusui. Nhà biên soạn nhạc kịch Richard Wagner (1813-83) Takuboku đặc biệt gắn bó với nhà sáng tác nhạc kịch tổng hợp tài danh Richard Wagner và đã bỏ nhiều thời giờ để viết về ông từ tài liệu sách vở tiếng Anh. Năm ấy vừa mới 17 tuổi,Takuboku hăm hở lên kinh đô nhưng sớm nếm mùi thất bại, sau phải lui về quê hương (1901). Với bút hiệu Ishikawa Hakuhin (Bạch Tần) ông đã viết một tập luận thuyết ca tụng Wagner như người có năng lực đưa ra những suy nghĩ dẫn đường không những trong lãnh vực văn nghệ mà còn cả trong lãnh vực văn hoá nói chung. Bản chất của Wagner là người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nhưng sau lại chuyển qua chủ nghĩa vô chính phủ và cùng với Bakunin (1814-76) đi làm cách mạng chống thể chế. Cuộc bạo động ở Dresden của họ thất bại, Bakunin bị bắt và Wagner phải sống đời lưu vong cho đến khi gặp nhà vua trẻ Ludwig II ở Bayreuth bảo trợ cho các hoạt động kịch nghệ của mình.Từ đó, con người vô chính phủ Wagner lại trở thành nhân vật theo chủ nghĩa yêu nước, biết khai thác những chủ đề có tính dân tộc và trữ tình, và cũng là nhà nghệ thuật Đức điển hình của thời đại Bismarck (1815-98). Takuboku như có ý muốn dung hợp và siêu việt cả ba khuynh hướng, nghĩa là chủ nghĩa siêu nhân, thực hiện tự ngã của Nietzsche (Takuboku dùng ngôn ngữ Thiền tông là "bách xích can đầu nhất bộ") [13] , cộng với chủ nghĩa bác ái, thực hiện thần ý theo Tolstoy cũng như triết lý về tình yêu của Wagner. Thế nhưng đó là việc không dễ dàng và Takuboku đã mang lấy một "nỗi buồn vì đã phí nữa đời để mò mẫm" mà không thấy một "nữ thần trí tuệ chỉ cho mình cách phải hành động như thế nào" để giải quyết những vấn nạn chính trị và xã hội. Vẫn trên con đường đi tìm tòi, Takuboku đã bắt gặp cả tư tưởng xã hội của Kropotkin (1842-1921) [14] . Năm 1905, cuộc nổi loạn trên chiến hạm Potemkin ở cảng Odessa (Hắc hải) là một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng đối lịch sử nước Nga và thế giới. Thế rồi sau đó, Lenin (1870-1924) đang lưu vong nước ngoài (Thụy Sĩ) đã trở về lãnh đạo cuộc nổi dậy, tấn công Điện Mùa Đông. Từ năm 1906, quyển sách nhan đề Để kiếm được miếng ăn (The Conquest of Bread) của Kropotkin đã được Kôtoku Shuusui (1871-1911) dịch ra tiếng Nhật. Trong chương thứ nhất, tác giả có nói đến một quyền hưởng hạnh phúc của người dân (vạn dân chi an lạc quyền lợi), một điều phù hợp với nguyện vọng của nhà thơ. Trong thâm tâm, buổi đầu có lẽ Takuboku cứ nghĩ rằng "chủ nghĩa vô chính phủ không phải là chủ nghĩa bạo lực" nhưng đây là một nhận thức sai lầm của cá nhân ông vì chắc chắn điều ông tin chỉ có trên lý thuyết. Thực tế lịch sử cho thấy những người theo chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) đã dựa trên hành vi khủng bố (terrorism) để đả phá thể chế. Ai cũng biết người vô chính phủ (anarchist) chủ trương khủng bố quốc tế, ám sát cả vua, chúa và tổng thống để làm mất thế quân bình chính trị. Hành động của họ đã là nguyên nhân xa gần của hai trận thế chiến. Sự sùng kính Kropotkin đã đưa Takuboku tiếp cận với quan điểm Narodniki của những người tiền phong cách mạng Nga thập niên 1870. Chúng ta được biết Kropotkin là người thừa kế Bakunin (cựu đồng chí của Wagner và cũng là đại biểu của Nhóm Narodkini). Nhóm này với khẩu hiệu B.Narod! (Hãy trở về giữa nhân dân!) muốn kêu gọi người trí thức (intelligentsia) hiệp lực với nông dân để làm một cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô. Thế nhưng ước vọng làm một cuộc cách mạng nông dân của họ đã không thành.
Một người chủ mưu trong vụ án đại nghịch năm 1910 là Miyashita Taikichi (1875-1911) chịu ảnh hưởng tư tưởng Narodniki, có những hành vi cá nhân khinh suất coi thường đại chúng, làm lộ bí mật nên đã đưa phong trào của mình đến chỗ thất bại. Thế thì người tôn sùng Napoleon và Nietzsche như Takuboku cũng có thể phạm lỗi lầm như thế vì quá tự tin vào năng lực cá nhân . Thật không dễ dàng gì để tìm xem giữa 4 nhà tư tưởng ảnh hưởng đến tư duy của Takuboku (Nietzsche, Wagner, Tolstoy và Kropotkin) có liên hệ gì với nhau hay không? (Nietzsche và Wagner trước là bạn sau thành hai kẻ đối đầu). Phải chăng điểm đồng thuận của họ là tinh thần phản thế chế, chống đối quyền lực quốc gia? Takuboku chỉ hiểu họ bằng quan niệm chứ không thông qua thực tế. Chính ông đã thú nhận là từ thủa bé, mình tự nhiên thường bị thu hút bởi những danh từ như bạo động, cách mạng, phản kháng vv....(thư gửi Ôshima Michio, 1911, Mori Hajime trích dẫn). Thế rồi cuộc sống bản thân khó khăn, gia cảnh bần bách, tình trạng bất an của xã hội Nhật Bản thời đó đã làm ông xích lại gần với Kropotkin nhất là trong thời gian đang nằm dài trên giường bệnh. Và chúng ta biết ông chết vào năm 1912 nên đã không có đủ thời giờ để chứng kiến cuộc Cách Mạng Tháng Mười (1917) xảy ra 5 năm sau đó.
Kôtoku Shuusui từ nhà tù đã viết thư (Bức thư từ nhà tù) trần tình gửi qua tay luật sư biện hộ cho mình, cực lực phản đối việc nhà nước "đồng hoá chủ nghĩa vô chính phủ với chủ nghĩa ám sát". Takuboku khi biên tập lá thư đó dưới tiêu đề tiếng Anh A Letter From Prison để kêu gọi dư luận, đã viết bên cạnh như lời chú của người biên tập, câu nói của Kropotkin trong tập Hồi ký của một nhà cách mạng (Memoirs of a revolutionist) : "Lẫn lộn chủ nghĩa hư vô (nihilism) [15] với chủ nghĩa ám sát (terrorism) là một điều ngu xuẫn". Thế nhưng phải thấy là Takuboku đã kết thúc ở cuối bài bằng câu nói - không biết vì khiêm tốn hay thiếu tự tin - "Hiện nay kiến thức của người biên tập về chủ nghĩa vô chính phủ hãy còn yếu kém" vv... Thơ "hữu vi" của Takuboku: Dù sao, trong hai năm cuối đời, ông không còn ngại ngùng gì khi dùng những từ như "người lao động" và "cách mạng" và cũng bày tỏ tình cảm gần gủi đối với nước Nga của Pushkin, Tourgeniev, Tolstoy, Dostoievsky, Gorky và nhất là Kropotkin. Chẳng hạn trong lá thư gửi cho Sugimura Kôtarô (1872-1945) [16] để cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tiền bạc, ông có viết mấy vần thơ: ボロオヂンといふ露西亜名《ロシアな》が、
Boroochin to iu Roshia
na ga
Mình nào có hiểu
vì đâu,
「労働者」「革命」などといふ言葉を
Rôdôsha, kakumei...nado
to iu kotoba wo
Dăm ba chữ mà
trẻ thơ,
Qua đó, ông mong có một ngày mà ngay trẻ con mới lên năm cũng hiểu được cách mạng và lao động là gì. "Đứa trẻ con mới lên năm" này tên là Sonia, một em bé ngây thơ trong "Tội ác và trừng phạt", tiểu thuyết của Dostoievsky. Sau lớn lên cô thành gái ăn sương và là người yêu của nhân vật chính, Raskolinikov. 五歳になる子に、何故《なぜ》ともなく、
Gosai ni naru kodomo
ni, nani yue tomo naku
Đặt tên con
bé lên năm,
友も妻もかなしと思ふらし
Tomo mo tsuma mo kanashi
to omou rashi
Vợ buồn, bạn
cũng than dài,
Chúng ta vừa điểm qua những vần thơ mà nhà phê bình Kusakabe gọi là "thơ hữu vi" vì nó bộc lộ rõ ràng tâm tư thầm kín của ông với một ngôn ngữ khá bộc lộ. Dù người có cùng chính kiến, muốn bênh vực ông mà bảo nó có lửa hay chất thép đi nữa thì vẫn không thể phủ nhận việc những câu thơ đó đã được viết ra hầu như là khẩu hiệu. Nói về hiệu quả thi ca thì loại thơ này chỉ thỏa mãn chính bản thân người viết chứ chẳng có tác dụng với độc giả nếu đem so sánh với dòng "thơ vô vi" của ông vốn thực sự đã có những bài gây xúc động sâu sắc trước đó. Cũng có thể sắp vào loại "thơ hữu vi" những bài như Hateshi naki giron no ato (Sau khi nghị luận vòng vo) trước đó không lâu: われらの且《か》つ読み、且つ議論を闘《たたか》はすこと、
Warera no katsu yomi,
katsu giron wo tatakawasu koto,
Chúng mình đã
bao lần tìm đọc và tranh cãi với nhau
われらはわれらの求むるものの何なるかを知る、
Warera wa warera no
motomuru mono no nani naru ka wo shiru
Chúng ta biết
chúng ta muốn có được những gì,
此処にあつまれるものは皆青年なり、
Koko ni atsumareru
mono wa mina seinen nari,
Họp lại nơi
đây đều là những người trẻ tuổi,
ああ、蝋燭《らふそく》はすでに三度も取り代へられ、
A a, rôsoku wa sudeni
sando mo torikaerare,
Chao ôi, ba lần
rồi chúng ta thay nến mới,
Rồi sau đó, Takuboku đã tiến về những ý nghĩ quá khích [18] đến độ tỏ ra thông cảm cho hành động của người khủng bố như trong bài Yaya tôki mono....(Kanashiki Gangu 147) hay bài Kokoa no hitosaji (Một thìa ca-cao) nhưng lúc đó, hơi tàn sức mỏn, ông không làm được gì khác hơn là bày tỏ lên mặt giấy khát vọng của mình như một lời trăn trối. Takuboku và ba nhà thơ nước Anh: Shakespeare, Byron, Wordsworth. Nói đến văn chương "vô vi", trong số các tác gia Âu Mỹ, Takuboku đặc biệt chú trọng đến William Shakespeare (1564-1616), Lord (George Gordon) Byron (1788-1824) và William Wordsworth (1770-1850). Như đã nhắc đến trong cước chú bên trên, ba người Anh này là những thi nhân được Takuboku nhắc đến trong tác phẩm của mình nhưng nhiều hơn cả: Shakespeare (19 lần), Byron (18 lần) và Wordsworth (16 lần) bên cạnh Rosetti, Longfellow, Keats và Heine.
Nhà thơ vĩ đại nhất đối với các thi nhân Nhật Bản thời đó là Shakespeare. Chuyện cũng dể hiểu. Qua thống kê về con số những lần ông nhắc đến nhà thơ Anh, ta thấy Takuboku đã đánh giá cao phong cách Shakespeare. Ông có vẻ đồng cảm với thái độ hoài nghi của Hoàng tử Hamlet khi nhân vật này đặt câu hỏi về ý nghĩa sự tồn tại của con người (To be or not to be...). Có cái ông không dừng lại ở đó. Takuboku cho rằng đối với người đương thời, hãy còn có những vấn nạn thiết thân hơn thắc mắc quá đậm màu triết học của ông hoàng Đan Mạch. Câu hỏi người cùng thời Takuboku đặt ra phải là "Tiền đâu để mua miếng bánh mì?" đúng như câu hỏi của Kropotkin. Cái khổ não của Hamlet là cái khổ não một cá nhân đi tìm bản thể, trong khi cái khổ não của Kropotkin là làm cách nào có miếng ăn để sống còn. Ở một nơi khác, Takuboku cũng dẫn chứng tư tưởng Shakespeare qua câu "frailty thy name is woman" (Sự yếu ớt kia ơi, tên ngươi là đàn bà đấy!). Đó là lời của Hamlet khi phê phán mẹ là Hoàng hậu Gertrude hiện đang làm vợ ông chú Claudius, người đã cướp ngôi cha mình. Takuboku đã nhắc đến câu nói trên trong bức thư mừng năm mới gửi cho cô em gái Mitsuko, để chúc cô can đảm phấn đấu. Nhưng câu nói đó cũng biểu lộ sự khổ não của ông khi đứng trước phụ nữ. Người ta còn nhớ ông đã nghi ngờ và ghen tuông với Mizasaki Ikuu đến độ suýt ly hôn bà Setsuko. Còn Byron, ông là một thi hào mà Takuboku đặc biệt yêu mến. Thơ Byron mang màu sắc bi quan yếm thế nhưng cũng cho thấy một tấm lòng quảng đại và tâm tư hùng tráng. Qua Byron, Takuboku tiếp xúc được với tình yêu thiên nhiên. Một câu thơ ở bài Solitude (Nỗi cô đơn), giả đề của ca khúc (canto) trong tập Childe Harold"s Pilgrimage (Chuyến hành hương của Childe Harold) từng gây xúc động sâu xa nơi ông là "I love not Man the less, but Nature more" (Không phải tôi yêu ít yêu con người nhưng bởi vì tôi yêu thiên nhiên nhiều hơn). (Cũng trong chiều hướng tư duy đó, Takuboku đã tỏ ra tôn trọng Whittier (1809-92), nhà thơ Hoa Kỳ vùng New England mà ông đã tìm thấy sự đồng cảm với mình trong tình yêu thiên nhiên và chủ trương giải phóng nô lệ. Takuboku đã viết một bài so sánh Whittier với Byron trong Tạp chí Myôjô số thứ 3). Nói về đời tư thì Byron tuy là con nhà danh giá quí tộc nhưng chịu nhiều nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Byron phóng lãng lưu lạc khắp Âu Châu, lúc Tây ban nha, lúc Hy lạp, lúc Thổ nhĩ kỳ, Ý, Thụy sĩ. Khi ở quê nhà đã tham gia diễn thuyết bênh vực thợ thuyền bị cảnh sát đàn áp, ra nước ngoài thì đầu quân nghĩa dũng đi dành độc lập cho nước của bạn chẳng khác chi Che Guevara về sau. Trong tác phẩm cuối cùng, Don Juan (1819-21), tuy đề tài liên quan đến cuộc sống phóng đãng rày đây mai đó của một chàng quí tộc nhưng rõ ràng là Byron đã mượn cớ để phúng thích xã hội Anh. Cuộc đời và tư tưởng như thế của Byron có cái gì làm ta liên tưởng đến Takuboku. Chẳng hạn tinh thần tự do bôn phóng trong luyến ái, niềm đam mê đối với hành động cách mạng, tính thích nổi bật và sự tự tin về mình trong giao tế xã hội...Bản chất của Byron (và cả P.B. Shelley, một nhân cách tương tự) không khác Takuboku [19] bao nhiêu. Riêng Wordsworth là một nhà thơ Takuboku rất gần gủi. Ông đã biết đến Wordsworth từ lúc còn ngồi trên ghế trung bọc. Lý do là sách giáo khoa nhà trường (cuốn Barne"s New National Readers) đã dạy về Wordsworth. Takuboku học được nơi nhà thơ vùng hồ khuynh hướng "tìm về thiên nhiên" (return to Nature). Mấy chữ đó đã đánh mạnh vào tâm thức ông. Những tác phẩm của Wordsworth mà ông đọc được thường là những bài tương đối ngắn chứ không phải là các trường thiên như The Excursion (Khúc tiêu dao, 1814) hay The Predlude (Khúc khởi đầu, 1805, 1850). Thế nhưng chỉ qua những vần thơ ấy và qua sách vở nghiên cứu [20] , dịch thuật về Wordsworth vào thời điểm đó, ông đã đủ phương tiện để nắm được ý nghĩa của lòng yêu tự do (đến từ ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp) và tình yêu thiên nhiên quê hương trong tâm hồn của Wordsworth (quan điểm thiên nhiên là một người thầy: "Let Nature be your teacher"). Các nhà phê bình thường nhắc đến dấu ấn của tình hoài hương trong thơ Wordsworth đối với thi tập Một Vốc Cát (1910) tuy không khẳng định một cách dứt khoát về ảnh hưởng đến từ nhà thơ Anh trong thời kỳ sau của thơ có khuynh hướng thơ dân chúng Takuboku. Thi nhân Anh Quốc vùng hồ, William Wordsworth ( 1770-1850) Tuy nhiên tác phẩm gọi là Ochô (Người con gái tên Chô, trong tạp chí Taiyô tháng 2 năm 1904) xuất hiện vào giai đoạn đầu của thơ Takuboku (năm ông 18 tuổi) có thể chịu ảnh huởng của Wordsworth. O-chô không ai khác hơn là hình ảnh của Numata Sata, con gái người thợ mộc trong làng, hơn ông 3 tuổi và được xem như mối tình đầu của ông. Cô bé chết năm 11 tuổi nhưng hình ảnh cô đeo đuổi nhà thơ đến lúc chết. Bài thơ của Takuboku đã có nhiều điểm (O-chô mới lên tám,tóc thắt bím quanh đầu trông thơ ngây, đi tìm người mẹ mà không biết bà đã chết...) làm nghĩ tới bài thơ A Simple Child (We are Seven) cũng như bài thơ nói về Lucy Gray, cô gái cô độc đi trong tuyết giá, cả hai đều của Wordsworth: I met a little cottage
girl:
|
Đặc điểm thơ Takuboku: |
Niềm
cô đơn tuyệt vọng:
目さまして猶《なほ》起《お》き出《い》でぬ児の癖《くせ》は
Me samashite nao /
oki idenu ko no kuse wa
Thói quen đến
tự nỗi buồn ,
その親にも、
Sono oya ni mo
Con ơi, đừng
giống như cha,
かなしきは我が父!
Kanashiki wa ware ga
chichi!
Ông bố của
ta buồn thay!
ある日、ふと、やまひを忘れ、
Aru hi, futo, yamai
wo wasure
Có hôm bệnh
chả thèm lo,
ただ一人の
Tada hitori no
Có mỗi một
mống con trai,
鏡屋《かがみや》の前に来て
Kagamiya no mae ni
kite
Có người đang
bước trên đường
青空に消えゆく煙
Aozora ni kieyuku kemuri,
Trời xanh làn
khói vươn cao
遊びに出《で》て子供かへらず、
Asobi ni dete kodomo
kaerazu
Bé đi chơi chửa
về nhà,
Có thể đây là bài thơ nói về Shin-ichi, cậu con trai chết sớm của ông. Hình ảnh đời thường mới là quan trọng hơn cả (Poem to eat, Thơ ăn được): Năm 1909, Takuboku đã đăng bình luận về thơ 7 lần trên mặt báo Tôkyô Mainichi, trong đó ông có nhắc đến một khái niệm là "kurau beki shi" 食ふべき詩 mà các tác giả khu vực tiếng Anh thường dịch ra là poem to eat (thơ ăn được). Mở từ điển ra thì động từ kurau có nghĩa là "ăn tham", "sống" hay "sinh hoạt". Như vậy thì phải hiểu từ "kurau beki shi" ám chỉ những vần thơ dính liền với tình yêu cuộc sống, để diễn tả sức sống và phục vụ cuộc sống và đặt nó bên cạnh "dòng thơ dân chúng" thì chắc đúng hơn. Đó là những vần thơ nói về người và việc, khung cảnh bình thường: 君に似し姿を街に見る時の
Kimi ni nita sugata
wo machi ni miru toki no
Đang đi trên
phố, nhìn qua,
いささかの銭借りてゆきし
Isasaka no zeni karite
yukishi
Người bạn ta
chạy đi vay,
咽喉《のど》がかわき、
Nodo ga kawaki
Muốn giải khát,
chân lang thang,
旅を思ふ夫《をっと》の心!
Tabi wo omou otto no
kokoro!
Anh chồng lo chuyện
lên đường,
今日ひょいと山が恋しくて
Kyô hyoito yama ga
koishikute
Nhớ thương núi
lại về đây,
わかれをれば妹いとしも
Wakare oreba imoto
itoshi mo
Ôi cái con em
dễ thương,
Đứa em gái hay làm nũng, vòi vĩnh cho được cái quai guốc gheta màu đỏ, mấy thằng Chiyoji, Sôjirô, Shigeo, bạn học thời niên thiếu của nhà thơ, bà vợ người thầy thuốc trong làng có cái búi tóc kiểu kushimaki, anh bạn cùng lớp bỏ sang đảo Karafuto lập một tôn giáo mới, ông anh họ thích đi săn và nghiện rượu, người thiếu nữ lần đầu đến làng ông truyền đạo Jesus Christ, cô hàng xóm Hideko hay qua nhà nghe ếch kêu trong đêm xuân với cậu bé Ishikawa Hajime, chú thợ học việc trong hiệu hớt tóc ở Hakodate...Màu tím man mác của hoa khoai tây quê hương nhớ đến trong khói mưa chiều đô thị, cây hồ đào dọc bờ sông ngày bé, hòn đá thời thơ ấu vứt trong đám cỏ ven đường làng, bụi hoa tử dương nhạt nhòa dần giữa hoàng hôn...Đó là khung cảnh và con người bình thường Takuboku cảm thấy gần gủi nên đưa tất cả vào thơ mình. Theo Shimazaki Tôson (1872-1943), một nhà thơ đàn anh, kurau beki shi (thơ viết cho cuộc sống) mà Takuboku chủ trương - nếu lội ngược dòng lên - cũng thấy có chịu ảnh hưởng lý luận về thơ của Wordsworth (trong bài tựa của Lyrical Ballads, tái bản năm 1801) [22] : "Đối tượng chính của những vần thơ này phải được chọn ra từ những sự kiện trong cuộc đời thường, liên hệ đến chúng hay trình bày về chúng và tất cả những điều đó phải được diễn tả với một thứ ngôn ngữ được dùng thường xuyên trong thực tế" Tính cách cá nhân (tự thương ca), hay nói về cái tôi và thương thân trách phận (narcissic, egocentric): Thơ Takuboku hay nói về bản thân, dùng nhiều chữ ware (tôi, ta, mình). Có lẽ có nguồn gốc từ cá nhân chủ nghĩa đến từ những nhà tư tưởng Âu Tây mà ông chịu ảnh hưởng chứ thực ra trong Nhật ngữ, loại chủ từ hay túc từ chỉ nhân xưng thường bị loại bỏ hay nói cách khác, ẩn dấu sau kính ngữ hay khiêm ngữ: 『石川はふびんな奴《やつ》だ。』
Takuboku wa fubin na
yasu da
Nhiều khi cứ
nhủ với mình,
そんならば生命《いのち》が欲しくないのかと、
Sonnaraba inochi ga
hoshikunai ka to
Bác sĩ giận
dỗi rầy ta,
真夜中にふと目がさめて、
Shinyachuu ni futo
me ga samete
Nửa đêm mình
tỉnh giấc ra,
薬のむことを忘れて、
Kusuri nomu koto wo
wasurete
Lâu rồi mới
có một hôm,
腕《うで》拱《く》みて
Ude kumite
Đứng khoanh tay,
muốn ngỏ lời,
一度でも我に頭を下げさせし
Ichido de mo ware ni
atama wo sagesaseshi
Trù cho chết
hết đứa nào,
Cuộc cách mạng chống lại sự nhàm chán: Ichiaku no suna và Kanashiki Gangu là hai tác phẩm mà chúng ta có thể đọc với một tâm hồn nhẹ nhàng bình thản.Nó dễ dàng cuốn hút chúng ta khiến cho chúng ta vừa xong câu này đã muốn sang câu khác. Ngay người yêu thơ cổ điển, khi đọc một thi tập, nửa chừng có khi cảm thấy chán. Kể cả đối với những nhà thơ mới hơn như Akiko, Bokusui hay Mokichi, người đọc cũng có thể chung một tâm trạng. Hay dở thế nào thì không biết chứ ít ai cảm thấy nhàm chán trước tác phẩm của Takuboku. Trước tiên thơ của ông hay phát xuất từ những ý lạ. Nó tập kích chúng ta một cách không ngờ. Ngược lại, nó cũng là nhũng dòng thơ mô tả cái khoảnh khắc nào đó mà ta vẫn hay gặp trong cuộc sống thường nhật. Khoảnh khắc ấy vụt đến vụt đi, nếu không chụp bắt ngay thì có thể nó không bao giờ trở lại nữa. 古手紙よ!
Furu tegami yo!
Nhìn tờ thư
cũ đâu ngờ,
引越しの朝の足もとに落ちてゐぬ、
Hikkoshi no asa no
ashimoto ni ochite inu
Buổi sáng hôm
mình dọn nhà,
秋近し!
Aki chikashi!
Khi ta đang tháo
bóng đèn,
Chữ dùng mới mẻ và thoát sáo Cùng với những vần thơ dính liền với sinh hoạt, chữ dùng trong thơ Takuboku là ngữ vựng đời thường như khi nói đến bareisho no hana (hoa khoai tây), một loại hoa chưa bao giờ được đem vào thơ hay khuchiki no kaori (mùi gỗ mục), su no kaori (mùi giấm)...những cái mùi không thể nào gọi là hương thơm (kaori) đối với các nhà thơ tanka trường phái cổ điển. Đôi khi, ông còn cho chen cả tiếng đến từ nước ngoài như cocoa (ca cao), sutoraiki (cuộc đình công), inku (mực), dynamo (máy nổ), pisutoru (súng lục), batta (bơ), machi (diêm quẹt), benchi (ghế dài để ngồi công viên), kisu (cái hôn), sarado (rau xà lách)... 石狩《いしかり》の空知郡《そらちごほり》の
Ishikari no Sorachigohori
no
Trang trại Ishikari,
思い出のキスかもと
Omoide no kisu kamo
to
Tình cờ chạm
lá ngô rơi,
Puratasu là lỗi viết thiếu của tác giả chữ puratanasu (cây platane, một loại ngô đồng). 新しきサラドの皿の
Atarashiki salado no
sara no
Buổi chiều ngồi
trước đĩa rau,
ほのかなる朽木の香り
Honokanaru kuchigi
no kaori
馬鈴薯の花が咲く頃と
Bareisho no hana saku
koro to
Nhìn hoa khoai
tây nở đầy,
Hình thức diễn đạt mới với thể thơ Tanka ba hàng: Trong tanka truyền thống, tanka là một chuỗi 31 âm được ngắt ra thành những câu 5 và 7 âm như nối tiếp với nhau trong cùng một hàng 5-7-5-7-7. Tanka thời Takuboku, ngược lại, đã được chia ra thành 3 hàng để trình bày được tự do, phóng túng hơn. Tanka 3 hàng thực ra đã được người bạn của ông, nhà thơ Toki Aika, sử dụng trong thi tập viết bằng chữ La Mả nhan đề Nakiwarai (Khóc cười) [23] . Takuboku tỏ ra đồng cảm với lối diễn tả của Aika. Trong bức thư gửi cho Yoshino Shôzô ngày 22/10 năm 1910, ông cho biết nó có hiệu quả "phá vỡ nhịp điệu đã có từ trước đến giờ". Ví dụ bài thơ về Đông Hải: Tôkai no / kojima
no iso no / shirasuna ni / ware nakinurete / kani to tawamuru /
Có thể diễn tả theo nhiều cách, 2 hay 3 hàng: Tôkai no kojima no
iso no shirasuna ni (17 âm , thế giới bên ngoài, 3 địa điểm)
Lối chia theo hai phần gốc (moto) và ngọn (sue) là theo định nghĩa của Fujiwara Kintô thời Heian về cách làm thơ của người xưa tuy khi viết ra chỉ có một hàng. Thế nhưng, Takuboku đã chọn lối diễn đạt bằng cách viết rạch ròi 3 hàng cho bài này: Tôkai no kojima no
iso no shirasuna ni (17)
Nhà nghiên cứu Yoshida Yasuo [24] cho biết, trong trường hợp Takuboku, cách phân phối chữ trong 3 câu ấy lại không đồng nhất. Cách ngắt câu ấy như sau: Trong Ichiaku no suna
Trong Kanashiki Gangu
Tuy làm như phá vỡ một lối thơ định hình có tính lịch sử và có thể đem đến nguy cơ tồn vong cho tanka như một số người lo lắng nhưng thực ra, dù có cách tân, Takuboku vẫn không đi quá xa vì vẫn giữ chung quanh 31 âm tiết và nhạc điệu cơ bản 5/7, yếu tính của tanka. Ý tưởng tân kỳ, đôi khi tiếp giáp với sự vô nghĩa (non sense): するどくも
Surudoku mo
Những khi mưa
đổ ngoài sân,
森の奥
Mori no oku
Rừng sâu xa lắc
xa lơ,,
考えれば
Kangaereba
Nghĩ thấy lạ
đứa như mình,
よごれたる手を洗ひし時の
Yogoretaru te wo arai
shi toki no
Đang rửa bàn
tay lấm lem,
手袋を脱ぐ手ふとやむ
Tebukuro wo nugu te
futo yamu
Giữa khi muốn
tháo chiếc găng
Vui dễ dàng mà buồn cũng không khó. Trong chúng ta ai mà chẳng có kinh nghiệm bản thân vui vì một cái cớ nhỏ nhoi hay buồn vì đang làm việc gì bỗng bị một ý nghĩ đến quấy rối để rồi không thể tiếp tục được nữa. Chính Takuboku đã nhìn thấy điều đó, cái giây phút mà chúng ta sống thực với lòng mình, khi mà lý trí và tình cảm hòa nhập làm một để tạo cho chúng ta một thế quân bình hay mất quân bình trong tâm hồn. Sau khi Takuboku qua đời, nhiều nhà thơ đã thử đi trên con đường sáng tác seikatsuka (sinh hoạt ca) như ông nhưng chẳng thấy mấy ai thành công. Đó là những câu thơ mới nhìn chẳng thấy có gì nhưng ngâm nga rồi mới thấm như: Ie wo dete gochô bakari
wa
Cất bước ra
khỏi góc nhà,
Nỗi hỗ thẹn làm một người vô công rồi nghề, bị xã hội cho là không đáng sống. Muốn xoá đi mặc cảm của mình nên phải bày vẽ bất cứ chuyện gì để làm. Phân tích tâm lý cực kỳ tế nhị. ことさらに灯火を消して
Kotosara ni tomoshibi
wo keshite
Ta cố ý tắt
ngọn đèn,
Như thể Takuboku muốn nói, cho cùng, cuộc đời của mình có cái gì đáng để tập trung suy nghĩ đâu. Nhà bình luận về văn học Naratani Kôjin [26] từng lưu ý rằng văn học cận đại Nhật Bản có những nét đặc sắc đáng lưu ý như sự khám phá ra một phong cảnh mới, sự khám phá cái tôi và đào xới nội tâm, sự khai thác chủ đề bệnh hoạn, sự chú trọng tới văn học nhi đồng vv...Ta thấy trong tanka thời Meiji và đặc biệt trong sáng tác Takuboku, có một lãnh vực khá lớn trùng hợp với những gì Karatani nhắc đến. Đó là thao thức chính trị, chủ đề tuổi trẻ và tình yêu cuộc sống, tính cách tập trung vào cá nhân, tâm tình hoài hương, cảnh nghèo và nỗi đau khổ vì bệnh hoạn, đặc biệt là bệnh lao, lưỡi hái tử thần của thời đại. Những bài thơ của Takuboku đã để lại dấu ấn của một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản lúc đó đang chuyển mình mở cửa ra tiếp nhận thế giới. |
Kết Luận: |
Muốn có một kết
luận về Takuboku ư ? Có lẽ chúng ta hãy tạm bớt nghĩ về
con người chính trị không mấy thành công mà nhớ về ông
trước hết và trên hết như một nhà thơ. Ông hoàng của
tanka, kiện tướng của làng thơ mới, nhà thơ của đại chúng.
Một thiên tài chín héo, một tâm hồn vì quá nhạy cảm và
đam mê, dễ đi đến tuyệt vọng, một tâm hồn nổi loạn
giữa bão tố của thời Meiji đầy biến động.
Yosano Akiko (1878-1942), một mẫu mực của Takuboku Ông ra đi để lại tiếc nuối cho nhiều người. Nhà thơ nữ Yosano Akiko đã làm hai bài thơ tiếc thương. Bài thứ nhất ra đời một hôm sau khi ông mất (14/04/1912) và bài thứ hai làm gần 20 năm sau, khi bà có dịp lên Hokkaidô, thuyết trình cho sinh viên ở đại học và ghé thăm thư viện thành phố Hakodate, nơi trưng bày di cảo của người bạn trẻ (5/1931): しら玉は黒き袋にかくれたり吾が啄木はあらずこの世に Shiratama wa / kuroki fukuro ni / kakuretari / wa ga Takuboku wa / arazu ko no yo ni Còn đâu Takuboku
chúng ta,
なつかしき函館に来て手に撫づる亡き啄木の草稿の塵 Natsukashiki / Hakodate ni kite / te ni nazuru / naki Takuboku no / sôkô no chiri Hakodate, đến
đây,
Màu đen và bụi bặm là biểu tượng của chết chóc và quên lãng. Thế nhưng hiện nay, trên khắp đất nước Nhật Bản, có biết bao nhà lưu niệm, tượng đồng, bia đá kỷ niệm đời thơ Takuboku. Trẻ con nào khi lần trang sách giáo khoa mà không đọc bài thơ nói về những con cua bên bờ Đông hải. Dù ông yếu đuối hay khiếm khuyết [27] dưới mắt họ, độc giả vẫn dành cho ông tất cả yêu thương và quý mến vì đó là một hồn thơ hồn hậu, chân thành và mộc mạc. Louis Aragon (1897-1982) Từ khi Takuboku mất cho đến nay, bao nhiêu nước chảy qua cầu. Cuộc cách mạng làm rung động thế giới mà ông âm thầm mong đợi đã đến nhưng rồi cũng đã qua đi hay phải cố gắng thay hình đổi dạng cho hợp thời như bao nhiêu công trình bất toàn và tạm bợ khác của loài người. Nếu Takuboku còn sống, với tư cách một nhà thơ thiết tha mang lý tưởng thuần túy như thế, liệu ông sẽ phản ứng ra sao? Tuyệt vọng như Maiakovski [28] , phê phán như Ehrenbourg [29] , ẩn nhẫn cho đến cuối đời như Aragon [30] hay Toki Aika [31] ? Không thể có một lời giải đáp vì có nói cũng chỉ là nói hậu. Biết đâu đó chẳng lại là một điều may mắn cho nhà thơ, nhờ chết sớm mà khỏi phải thấy điều mình trông mong đã phải giáp mặt với thực tế phủ phàng. Con người dù mang những ý tưởng cấp tiến nhưng quá cá nhân, quá mơ mộng và có khuynh hướng chống đối mọi hình thức thống trị như ông thì e rằng không chế độ nào chịu dành cho một chỗ dung thân. Ta có thể xem Takuboku vĩnh viễn là một người chỉ sống trên mây, chân không chạm đất. Hai câu sau đây, một trong những vần thơ cuối cùng trước khi chết: 見よ、今日も、この蒼空に
Miyo! Kyô mo, kano
aozora ni,
Kìa xem, hôm nay
trên bầu trời xanh,
Dạo đó, anh em nhà Wright vừa thành công chuyến bay thử vào năm 1903. Ở Nhật bắt đầu có tàu bay (do Đức và Pháp chế) khoảng năm 1910. Tất cả hãy còn quá mới mẻ. Với Takuboku, phi cơ là hình ảnh của hy vọng đang cất cánh để thành sự thực... Bao nhiêu năm sau,
vào ngày 17/04/1988, hai nhà thiên văn học nghiệp dư Ueda Seiji
và Kaneda Hiroshi khi khám phá trên bầu trời Kushiro (Nhật Bản)
một tiểu hành tinh (vẫn thạch, asteroid) với đường kính
36km, đã đặt cho nó cái tên là Asteroid Takuboku (mang ký hiệu
4672 hay 1988 HB). Phải chăng khi muốn vinh danh nhà thơ đất
Kushiro, họ còn muốn cho phép ông vừa lượn vòng trên đầu
chúng ta vừa được cúi xuống trần gian, tiếp tục trầm
ngâm trước bao khổ đau, uất hận cũng như khát vọng đổi
thay. Tất cả hầu như vẫn đang diễn ra mỗi ngày giữa thế
giới con người.
|
THƯ MỤC THAM KHẢO: |
1) Itô Nobukichi
chủ biên, 1967, Nihon no Shika 5, Ishikawa Takuboku (Thi Ca Nhật Bản,
quyển 5 về Takuboku, A Treasury of Japanese Poetry) , Chuuô Kôron
xuất bản, Tôkyô.
2) Kusakabe Enta, 1980, Ishikawa Takuboku, Kôdansha shinsho, Kôdansha xuất bản, Tôkyô. 3) Mori Hajime, 1982, Takuboku to Eibungaku (Takuboku và văn học Anh), Yôyôsha xuất bản, Tôkyô., 4) Nagata Yoshinao, 1976, Kindai Tanka Meisakusen (Tuyển tập Tanka cận đại), Kin.ensha xuất bản, Tôkyô. 5) Nguyễn Nam Trân, 2011, Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội. 6) Saiguchi Takayuki, 2009, Takuboku, furusato no soratômi kamo (Takuboku chắc nhớ về một cố hương xa xôi), Honnami Shoten, Tôkyô. 7) Takahashi Tomoko & Thierry Trubert-Ouvrard, 2003, Ishikawa Takuboku, L"Amour de Moi (Tự thương ca), Editions Arfuyen, Orbey, France. 8) Ueda Hiroshi, 2001, Ishikawa Takuboku Kashuu (Về hai thi tập của Ishikawa Takuboku), Ôfuu xuất bản, Tôkyô. 9) Wada Shuuzô và Ueda Hiroshi, 2002, Onoe Saishuu & Ishikawa Takuboku (Hai nhà thơ Saishuu và Takuboku), Kôyô Shobô, Tôkyô. |
[1]
- Kusakabe Enta, 1980, Takuboku, tensai no jiko keisei (Takuboku, thiên
tài đã thành hình như thế nào), Kodansha gendai shinsho, Kôdansha
xuất bản, Tôkyô, trang 214-216.
[2] - Phong trào văn học vô sản xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỷ 19 đến thập niên 1930. Ở Nhật, nó có mặt từ đầu đời Taishô (1912-1926) đến đầu thời Shôwa tiền kỳ (1926-1945). Hầu như bị dập tắt vào năm 1934. [3] - Ngọc toái: Ngọc nát. Chữ dùng trong Bắc Tề Thư: Ngọc nát còn đẹp hơn ngói lành (Toàn ngõa bắt mỹ như ngọc toái) Ý nói chết trong danh dự, vì trọng điều trung nghĩa, là cái chết đẹp đẽ. [4] - Jokô aishi tức Nữ công ai sử, tác phẩm của Hosoi Wakizo (1925) nói về kiếp sống lao động cực khổ, nghèo đói, bị ngược đãi của các cô thợ dệt. [5] - Trào lưu tư tưởng cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, đối đầu với các tư trào chủ nghĩa tự nhiên, thực chứng và duy vật đang phổ biến lúc ấy. Đó là các khuynh hướng triết học gọi là Tân Kant, Tân Fitche (Johann Gottlieb Fitche, 1762-1814) (với Rudolf Eucken, 1846-1926), Tân Hegel (với Benedetto Croce, 1866-1952) và Henri Louis Bergson (1859-1941). Về mặt vận động nghệ thuật, họ lấy Tolstoy làm trung tâm. [6] - Trường phái văn học lấy tên từ tạp chí Shirakaba (phát hành từ 1910 đến 1923), lấy chủ nghĩa lý tưởng và nhân đạo làm mục tiêu. Shirakaba (white, silver birch) là tên một loại đại thụ miền ôn và hàn đới. Các người chủ trương tạp chí ấy là Musashikoji Saneatsu, Shiga Naoya, Satomi Ton, Arishima Takeo,Arishima Ikuma và Nagayo Yoshirô. [7] - Tên thật là Hayashi Jirô (1871-1902), nhà bình luận, trước ca tụng chủ nghĩa siêu nhân của Nietsche sau ngã qua tư tưởng Tăng Nichiren (Nhật Liên, 1222-1282). Rất có uy tín trong lớp trẻ giai đoạn sau thời Meiji. [8]- Tanka thời Meiji lúc đầu vẫn theo đường lối cổ kính của thơ waka cho đến khi Mori Ôgai và Ochiai Naobumi kêu gọi cải cách. Ochiai lập thi xã Asaka-sha (Thiển Hương Xã, 1893) qui tụ môn hạ như Yosano Hiroshi (Tekkan),Kaneko Kun-en, Onoe Saishuu, Shioi Ukô với mục đích đó. Tekkan phê phán tanka phái Kei-en (Quế Viên) là tiếng thơ vong quốc. Ông chủ trương một thứ tanka tươi mới, hùng hồn bằng thi tập Tôzainanboku (Đông Tây Nam Bắc) của mình. Đấy là buổi đầu của tanka theo chủ nghĩa lãng mạn (romanticism). Tiếp đó xuất hiện Tạp chí Myôjô (Minh Tinh) rồi đến thi tập Midaregami (Tóc rối) của Yosano Akiko. Những tác phẩm kể trên đánh dấu phong cách đổi mới của tanka. Chủ nghĩa lãng mạn ở Nhật thực hiện được là nhờ sự bãi bỏ chế đô giai câp (sĩ nông công thương), sự giải tỏa ruộng đất, đạo luật về tự do kết hôn, việc con cái giai cấp thượng lưu và trung lưu có cơ hội được đi học, hưởng bầu không khí tự do và ý thức về khả năng phát triển năng lực cá nhân của mình. Nó giống con đường mà giới tiểu quí tộc ở phương Tây như Goethe, Byron và Schiller đã đi qua vào thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn ở Âu châu. [9] - Đề tài Mái nhà làm ta liên tưởng tới bài thơ nói về căn nhà bị bão giật trốc mái có phong vị thơ xã hội của Đỗ Phủ trong giai đoạn ông sống nương tựa cửa người bạn là Tiết Độ Sứ Nghiêm Vũ ở Thành Đô (Mao ốc vi thu phong sở phá ca) với những câu như sau:An đắc quảng hạ thiên vạn gian. Đại tỉ thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan. Phong vũ bất động an như sơn. Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc. Ngô lư độc phá thụ đông tử diệc túc.( Đỗ Thi, Suzuki Torao chú, quyển 4, tr.86-87, Iwanami 1965). Tuy không liên quan trực tiếp nhưng người dịch khi đọc bài Mái nhà và thơ Đỗ Phủ nói trên, có liên tưởng đến nội dung bài thơ gửi mẹ (nói về ước mơ có một mái nhà đầy nắng gió và ngập tràn sách vở) của hai người Mỹ gốc Ý theo chủ nghĩa vô chính phủ ở Mỹ, (sống cùng thời với Takuboku) là Nicolas Sacco (1888-1927) và Bartolomeo Vanzetti (1888-1927) khi hai ông bị xử tử (1927) vì tình nghi phạm tội sát nhân và chỉ được minh oan năm 1977. [10] - Mori Hajime, 1977, Takuboku no shisô to Eibungaku (Tư tưởng và kiến thức văn học Anh của Takuboku), Yôyôsha, Tôkyô. [11] - Tiếng Anh qui củ thường được gọi là King"s English hay Queen"s English trong khi tiếng Anh sai văn phạm, chữ được chữ mất gọi là broken English và tiếng Anh của dân buôn bán (mại bản Trung Quốc) là Pidgin hay pigeon English. Mori Hajime (sđd) cho rằng tiếng Anh của Takuboku thuộc loại bookish English vì phần lớn, ông chỉ tiếp xúc với Anh ngữ qua sách vở. [12] - Mori Hajime (sách đã dẫn, trang 144-145) đã đưa ra con số thống kê về các tên tuổi những nhà văn và nghệ sĩ ngoại quốc được Takuboku nhắc đến nhiều nhất thì 10 người đứng đầu là Wagner (81 lần), Tolstoy (59), Nietzsche (57), Gorky (55), Kroptkin (31),Ibsen (31), Tourgueniev ( 28), Shopenhauer (22), Shakespeare (19) và Byron (18). Cũng không nên quên 2 nhân vật ngoại hạng khác là Napoleon (26) và Bismarck (15). Sau đó lần lượt Wordsworth, Rosetti, Maeterling, Heine, Schiller, Rousseau, Spinoza, Melchikovski, Dante, Longfellow, D"Annuncio, Keats, Andreev, Tennyson vv... [13] - Đã đứng ở đầu ngọn sào trăm thước lại bước thêm bước nữa. [14] - Pyotr Alexeievitch Kropotkin, một ông hoàng, sinh năm 1842 ở Moscow. Sau một đòi làm sĩ quan và đi thám hiểm ở Siberia, ông nghiên cúu khoa học ở Petrograd, trước khi chuỳen qua làm cách mạng. Bị bắt ở Thụy Sĩ năm 1872, ông trốn thoát được và ẩn nấp trong rặng Jura (1876), lập một hội kín theo khuynh hướng vô chính phủ với P. Brousse. Sau ông ra tờ báo La Révolte (Nổi Loạn, 1879) ở Genève và viết Paroles d'un révolutionnaire (Lời phát biểu của một người cách mạng). Bị trục xuất khỏi Thụy Sĩ, ông sang Savoie (Pháp) nhưng bị bắt lại và bị xử ở Tòa Án Lyon (1883). Ba năm sau, được thả ra (1886), ông sang Anh sinh sống và chỉ trở về Nga năm 1917 dưới thời chính quyền Kerenski. Ông viết về nhiều lãnh vực từ chính trị sang kinh tế đến luân lý. Tập hồi ký của ông hoàng vô chính phủ này ảnh hưởng đến nhiều phong trào. Mất ở Dimitrov năm 1921. [15] - Kropotkin xem chủ nghĩa hư vô (nihilism) như một chủ thuyết đã ảnh hưởng lên giới trí thức Nga và có tính triết học chứ không phải là một lý thuyết kêu gọi người ta đi khủng bố. Nếu thế thì ông đã xem nihilism như một chủ trương chỉ nhắm giải thể mọi quan niệm và giá trị, không chấp nhận quyền lực hay nguyên tắc, nhất là khuynh hướng bảo thủ tượng trưng bằng thế lực của nhà chung. Tourgueniev đã dùng từ nihilismus trong "Cha và con" vào năm 1862 để đề cập đến mẫu người hành xử theo chủ trương đó. Nhưng thật ra nguồn gốc triết học của nihilism còn đi ngược lên xa tận tiền bán thế kỷ 18. [16] - Xem Mori Hajime, sách đã dẫn, trang 196. [17] - Có lẽ Takuboku muốn nói về các nữ đồng chí mà ông tỏ ra rất kính nễ (từng thấy trong các bài thơ khác). [18] - Kusakabe (sđd trang 108) cho biết thời sống ở Sapporo, ông hãy còn là người chế nhạo xã hội chủ nghĩa mà ông biết qua hình ảnh của Oguni Rôdô, bạn ông. [19] - Điều đó không cấm Takuboku tìm đọc những nhà thơ theo khuynh hướng khác như Alfred Tennyson (1809-1892) và Robert Browning (1812-89). Đặc biệt Tennyson là một thi nhân cung đình (poet laureate) tiêu biểu của triều đại Victoria (1837-1901) mà phong cách tĩnh, luân lý đạo đức mang dấu ấn của Prince Albert (1819-61, chồng nữ hoàng) là những nét nổi bật, trái ngược với tính động, lãng mạn nhiệt cuồng của Byron và Shelley. [20] - Các nhà văn nhà thơ lớn Nhật Bản thời Meiji đều bị Wordsworth thu hút: Natsume Sôseki, Kunikida Doppo, Shimazaki Toson, Tsubouchi Shôyô, Yamada Bimyô, Miyazaki Koshoshi ...ai cũng có tác phẩm, hoặc bình luận, hoặc dịch thuật thơ ông. [21] - Tôi gặp một người con gái quê, em nói mình mới vừa lên tám.Tóc em dày, nhiều cuộn quăn thành chùm quanh đầu. (Gia đình chúng tôi có bảy người). [22] - " The principal object, then, proposed in these poems was to choose incidents and situations from common life, and to relate or describe them, throughout, as far as was possible in a selection of language really used by men..." Mori Hajime, sđd, trang 294. [23] - Kimi omou kokoro ni niru ka / Haru no hi no / Tasogaredoki no honokeki akarusa (Phải chăng ánh sáng le lói của buổi chiều mùa xuân sắp tắt này nó giống như tâm cảnh của ta đang khi nghĩ về em). Nội dung thơ trong tập Nakiwarai thường nói về tình cảm luyến ái và những nỗi khổ đau gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. [24] - Dẫn bởi Saiguchi Takayuki, trang 279 [25] - Shuju no kuni là "xứ người tí hon" (kobito) như trong những truyện thần tiên. [26] - Karatani Kojin, 1998, Nihon kindai bungaku no kigen (Nguồn gốc văn học Nhật Bản cận đại), Kôdansha, Tokyo, tái bản lần thứ 37, tháng 7 năm 2007. [27] - Những kẻ không đồng cảm với nhà thơ, chỉ xem ông như một kẻ nhiều công nợ, thích ăn chơi phóng đãng và căm thù xã hội vì không thành công trong đời. [28] - Maiakovski (Vladimir Vladimirovitch, 1893-1990) nhà thơ Nga trường phái vị lai (futurism), sống đầy nhiệt tình cách mạng , tự sát năm 1930 vì nhiều lý do trong đó có việc thất vọng khi thấy hướng tiến của cách mạng bị cản trở bởi chế độ quan liêu. [29] - Ehrenboug (Ilya Grigorievitch, 1891-1967), nhà thơ, nhà báo sống nhiều năm ở Paris. Từ 1935, hành nghề ở Pháp và Tây Ban Nha. Nổi tiếng trong nước lẫn nước ngoài. Sau 1954, cực lực phê phán đời sống trong xã hội Xô viết thời Staline. [30] - Aragon (Louis, 1897-1982), thi sĩ lớn của Pháp, thành viên trường phái siêu thực.Hoạt động kháng chiến chống Đức Quốc Xã với Đảng Cộng Sản từ năm 1941.Giải thưởng hỏa bình Lénine (1957). Cách mạng nhưng đồng thời lãng mạn.Tuy phê phán cuộc đàn áp Mùa xuân Praha nhưng vẫn là thành viên trung ương Đảng Cộng Sản Pháp cho đến lúc chết. [31] - Toki Aika (Toki Zenmaro, 1885-1980) bạn thân của Takuboku và cũng là con một nhà sư, lại là nhà thơ, nhà báo cùng chia sẻ tình cảm xã hội với ông. Học đại học Waseda. Người đầu tiên viết tanka 3 hàng bằng chữ Roma, để lại 30 thi tập. Nghiên cứu Đỗ Phủ, soạn tuồng Nô, làm thơ phản chiến và sau đó, sống ẩn dật từ 1940. Gia đình bị thảm họa bom Đồng Minh ném trên Tôkyô. Thời hậu chiến mang tâm tư phức tạp nhưng nói chung không có gì sóng gió. |
|