Chim
Việt Cành Nam
[ Trở Về
] [ Trang
chủ ] [ Tác
giả ]
|
Phần I: Thơ Đời Lưu Lạc Nguyễn
Nam Trân
|
Dẫn Nhập: |
Bài viết này
có mục đích giới thiệu đời thơ của Ishikawa Takuboku (1886-1912),
người từng được các nhà phê bình ca tụng như "ông hoàng
của tanka", "thi nhân Nhật Bản quan trọng nhất từ Bashô trở
về sau" cũng như "người xác định được chỗ đứng cho
thơ mới ở Nhật". Tuy nhiên, tư liệu chứng minh chỉ tập
trung vào những bài "tanka 3 hàng" trích từ hai tập thơ chính
của ông là Ichiaku no Suna (Một Vốc Cát, 1910) và Kanashiki Gangu
(Món đồ chơi buồn bã, 1912).
"Tanka 3 hàng" tuy cũng có trên dưới 31 âm nhưng không như tanka truyền thống vốn chỉ có 1 hàng. Đó là chưa kể sự khác biệt hoàn toàn về nội dung và mục đích. Người viết đã thử dịch chúng ra thơ lục bát cũng bằng 3 hàng (6/8/6) và đã cố gắng giữ vần điệu, một yếu tính của thơ Việt. Câu thứ 3 trong bản dịch chỉ ngắn có 6 chữ là để đáp ứng với cách kết thúc đột ngột (ochi), lơ lửng và kìm hãm (todome) thường thấy trong thơ Nhật. |
Một kiếp nhân sinh ngắn ngủi |
Người ta thường
bảo thi nhân đời Đường có ba điều bất hạnh: nghèo như
Đỗ Phủ (để con chết đói), yểu tử như Lý Hạ [1]
và lận đận vì địa vị danh vọng như Lý Thương Ẩn. Thế
nhưng nhà thơ Nhật Bản Ishikawa Takuboku (1886-1912) dù một mình
thôi đã hội đủ ba điều kiện nói trên.
Nhà thơ đại bất hạnh của chúng ta ra đời trong ngôi chùa Jôkôji thôn Hinoto, quận Minami Iwate, tỉnh Iwate miền đông bắc đảo Honshuu Nhật Bản vào năm 1886 (tức năm Meiji thứ 19). Tên cúng cơm là Hajime. Năm sau, cha ông vốn là một ông từ đã chuyển về chùa Hôtokuji trong thôn Shibutami gần bên. Takuboku sống chuỗi ngày thơ ấu trong thôn làng, theo học trường tiểu học Shibutami rồi sau đó lên trường trung học Morioka. Ở Morioka, ông làm quen với người bạn học lớp trên sẽ rất nổi tiếng sau này là học giả ngôn ngữ chuyên về tiếng Ainu tức Kindaichi Kyônosuke và bắt đầu chọn cái nghiệp văn chương. Mùa thu năm thứ năm trường trung học, ông quyết định lập thân bằng ngòi bút nên thôi học, xuống Tôkyô viết tiểu thuyết và làm thơ. Vừa làm quen được những nhân vật chủ trương nhóm Shinshisha (Tân Thi Xã) như Yosano Tekkan và Akiko và có cơ hội sáng tác thì lâm bệnh, năm sau đã phải về quê. Tuy nhiên ông vẫn chuyên chú làm thơ. Đến năm Meiji 38 (1905) ông cho ra đời thi tập nhan đề Akogare (Ngưỡng vọng), ấy là lúc cha ông bị mất việc ở chùa Hôtokuji. Ông lập gia đình với người yêu thời niên thiếu là bà Horiai Setsuko [2] và dọn nhà đi Morioka. Cuộc sống khó khăn đưa đẩy ông về lại thôn Shibutami (1906), trở thành giáo viên phụ khuyết và bắt đầu viết thử tiểu thuyết như tập Kumo wa tensai dearu (Mây là một thiên tài). Thế nhưng lắm chuyện rắc rối liên quan đến cha ông xảy ra làm ông khổ tâm không ít. Rốt cục, ông bỏ lên đảo Hokkaidô để sống cuộc đời rày đây mai đó của một giáo viên tiểu học rồi ký giả báo Nichinichi Shinbun tỉnh Hakodate. Năm 1908, ông trở thành chủ bút tờ Kushiro Shinbun. Kushiro là tên một thành phố phía đông của đảo. Nhân lúc đó, phong trào văn chương theo chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) nổi lên rầm rộ, ông lại bỏ hết công việc xuống Tôkyô hoạt động sáng tác (tháng 11 năm 1908). Tuy nhiên văn tài chưa được văn đàn và độc giả nhìn nhận, phải sống cuộc đời bần bách. Lúc đó ông mới dồn tâm lực vào tanka và đã đem đến cho dòng thơ truyền thống này một luồng gió mới khi viết về kinh nghiệm cá nhân trong cuộc sống đích thực hằng ngày. Trường phái đó được các nhà văn học sử mệnh danh là Seikatsuha (Sinh hoạt phái). Thi đàn bấy giờ mới chú ý đến ông. Cũng vào dạo ấy, ông kiếm được một chân nhân viên hiệu đính cho nhật báo Tôkyô Asahi Shinbun (1909). Đó là lúc ông trình làng thi phẩm thứ hai nhan đề Ichiaku no suna (Một vốc cát, 1910) [3] . Giai đoạn ấy cũng là lúc sức khỏe của ông bắt đầu suy giảm. Đến năm Meiji 45 (ngày 13 tháng 4 năm 1912) thì ông qua đời ở nhà riêng xóm Koishikawa thành phố Tôkyô, lúc mới vừa 27 tuổi, đúng ra là 26 tuổi và 2 tháng. Tập di cảo Kanashiki gangu (Món đồ chơi buồn bã) đã đưa danh tiếng ông lên cao. Kể từ đó, tác phẩm của ông đã được in đi in lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức, kể cả toàn tập 3 quyển in 8 năm sau khi ông mất. |
Cát như biểu tượng của kiếp sống cô độc và vô nghĩa |
Cát là một chủ
đề thường thấy trong văn chương Nhật (thời Man.yô, Kasa
no Iratsume đã ví cát nhiều vô số như tình yêu của bà, cát
cũng thấy trong tiểu thuyết Suna no Onna của Abe Kôbô như sự
tù túng và nhàm chán). Trong thơ Takuboku, đó là sự cô độc
và vô nghĩa nhưng nhờ vậy mà ông cảm thấy gần gũi với
cát. Bài thơ về cát thường được nhắc đến nhiều nhất
của Takuboku là bài sau đây :
東海の小島の磯の白砂に
Tôkai no kojima no
iso no shirasuna ni
Giữa biển Đông,
hòn đảo côi,
Nếu bảo địa danh Đông hải trong bài thơ là nơi nào thì thực ra có nhiều thuyết nhưng thuyết cho rằng bài thơ đó hàm chứa ý tình luyến nhớ gửi về bãi biển Ômori ở Hakodate trên đảo Hokkaidô là được nhiều đồng ý nhất. Ông từng viết: "Tôi thường đi dạo trên bãi Ômori với chúng bạn, ngửi mùi hương nồng đến từ những kè đá vùng biển bắc. Có khi đưa tay bốc nắm cát lên và nhân đó suy nghĩ về cuộc đời". Đông hải có lẽ chỉ là một hình ảnh hư cấu lấy từ cách nói về Nhật Bản như "Đông hải quân tử quốc" ý nói một đất nước nghèo, đơn côi giữa biển, gợi lên một tình cảm sầu thương và cô độc [4] . Bài thơ được làm ra trong thời gian ông ngụ ở nhà trọ Sekishinkan (Xích Tâm Quán) xóm Hongô giữa Tôkyô, một thời gian đầy khổ não mà kỷ niệm quê hương vùng Đông Bắc và hồi ức về cuộc sống tha phương cầu thực trên hòn đảo miền Bắc đã hằn sâu trong trí óc ông. Tất cả chừng ấy tạo nên một huyễn tưởng về "một hòn đảo hoang vu giữa biển Đông mịt mùng cát trắng" và cuộc sống nhàm chán, trống rỗng. Để chia xẻ niềm cô độc, nỗi bi thương của nhà thơ chỉ có "đàn cua" đến làm bầu bạn [5] . しらなみの寄せて騒げる
Shiranami no yosete
sawageru
Bãi xưa Hakodate,
Chính trên bãi biển Ômori mà Takuboku yêu mến này có khu mộ gia đình ông dưới chân núi. Nơi đây còn chôn cả bà vợ Setsuko của ông, cũng mất sau ông (1912) ít lâu vào năm Taishô thứ hai (1913) vì bệnh lao. Bạn thân của gia đình, Miyazaki Daishirô, đã lập bia mộ và theo thủ bút nhà thơ để lại, khắc vào bia đã bài thơ tiêu biểu cho đời thơ của ông. Ngày xưa, ông thường tìm đến đứng trước biển những khi có chuyện buồn: 大海《だいかい》にむかひて一人《ひとり》
Daikai ni mukaite hitori
Bỏ nhà bảy
tám hôm rồi,
いたく錆《さ》びしピストル出《い》でぬ
Itaku sabi pisutoru
idenu
Ngón tay cào bới
trên gò,
ひと夜《よ》さに嵐《あらし》来《きた》りて築《きづ》きたる
Hitoyo sa ni arashi
kitarite kizukitaru
Thử nhìn gò
cát này xem,
砂山の裾《すそ》によこたはる流木《りうぼく》に
Sunayama no suso ni
yokotawaru ryuuboku ni
Dưới chân gò
cát, ngáng qua.
大《だい》という字を百あまり
Dai to iu ji wo hyaku
amari
Viết lên mặt
cát trăm lần,
|
Quê hương: tình yêu và nỗi hận |
Sau bài thơ nói
về Đông hải và đàn cua, một bài thơ thứ hai cũng được
người hâm mộ ông nhớ đến nhiều:
やわらかに柳あをめる
Yawaraka ni yanagi
aomeru
Kitakami quê nhà,
Nó cũng làm trong những năm tháng đói khổ, lây lất ở Tôkyô và nặng trĩu tâm sự hoài hương. Kitakami tức tên con sông chảy qua tỉnh Miyagi để đổ ra vịnh Sendai (ngang tầm bến cảng của thành phố Ishinomaki vừa bị tai nạn sóng thần hôm 11/3/2011). Màu xanh mượt mà của hàng liễu trên đê như mời mọc ông một cách dịu dàng: Hãy như liễu mà đổ lệ cho vơi bớt niềm cay đắng trong lòng vì quê hương lúc nào cũng che chở, làm điểm tựa tinh thần cho đứa con xa xứ. Phong cảnh Kitakamigawa bây giờ Bài này cũng được khắc vào bia đá núi quê hương đặt cạnh bờ sông Kitakami vào đúng ngày kỵ thứ 13 của nhà thơ vào năm Taishô thứ 11 (1922). Bia cao khoảng 3m và sau lưng được ghi là do một nhóm thanh niên vô danh dựng lên. Từ khi rời thôn Shibutami, tưởng như Takuboku không hề muốn có lần trở lại vì ông từng đụng độ với những người có thế lực trong làng. Khi nhắc đến cố hương, tuy chỉ để bày tỏ cảm tình với rặng liễu quê nhà nhưng chắc muốn cho mọi người biết rằng chính liễu kia cũng từng đổ lệ vì những phức tạp của cuộc tranh chấp ấy. 石をもて追わるるごとく
Ishi wo mote owaruru
gotoku
Nhớ ngày nào
bước đi xa,
Takuboku có lẽ hơi "mắng oan" cho những chức sắc trong làng bởi vì ở cương vị họ, thì ông đúng là con người nguy hiểm khi kêu gọi đình công để cải cách hệ thống học đường, chỉ tổ đem lại rắc rối. Thế nhưng ngay cả trong truyện ký của mình, không thấy có chi tiết nào chứng tỏ người làng đã làm khó dễ đến độ đối xử với ông như ném đá một con chó. Họa chăng là ông đã tự ý bỏ đi vì sau vụ đình công, hiệu trưởng bị mất chức còn ông thì mất việc, phải đem đồ đạc ra tiệm cầm đồ để gom đủ lộ phí. Dù sao, ông cũng không bao giờ thù ghét quê hương. Những vần thơ đầy hoài cảm sau đây đã chứng minh: 汽車の窓
Kisha no mado
Quê hương miền
bắc xa xa,
Eri wo tadasu nghĩa là "sửa lại cổ áo cho tề chỉnh" nhưng là một thành ngữ ý nói thái độ trang nghiêm, thành kính. ふるさとの山に向いて
Furusato no yama ni
muite
Quê nhà rặng
núi xa trông,
Ở vùng Iwate có hai rặng núi lớn là Iwate và Megami. Takuboku xem chúng như hai cánh tay người mẹ lúc nào cũng giăng ra che chở cho nên mới có tình cảm "nghẹn ngào" (iu koto nashi) và không biết nói gì hơn là "cảm tạ" (arigatô), một biểu lộ đơn sơ nhất nhưng cũng chân thành nhất. |
Kiếp nghèo, nhiệt tình tuổi trẻ và thao thức về cuộc sống |
Còn có một bài
thơ mà hễ đã là người hâm mộ Takuboku thì ai ai cũng biết.
Ông đăng nó vào tháng 8 năm Meiji 43 (1910), chỉ hai tháng sau
vụ nhà văn Kôtoku Shusui (1871-1911) [8]
bị bắt về tội "đại nghịch". Vụ án này đánh dấu một
sự chuyển hướng chính trị lớn đối với Takuboku:
はたらけど
Hatarakedo
Làm ăn, chăm
chỉ làm ăn,
Lúc đó Takuboku làm nhân viên hiệu đính, nôm na là giữ một chân "thầy cò" sửa bài cho tờ báo Tôkyô Asahi Shinbun, hàng tháng lãnh 25 Yen. Công việc này nhiều khi đòi hỏi phải đi làm cả ban đêm. Ông nghèo mạt, công nợ lu bù. Bài thơ bày tỏ sự bất lực và niềm uất ức của ông đối với xã hội đương thời. Nếu cuộc Duy Tân Meiji được trình bày như một biến động lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc Nhật Bản thì người trong cuộc như Takuboku chỉ nếm trải những hậu quả tiêu cực đến từ nó. Cuối đời Meiji, với tham vọng "phú quốc cường binh", thắt lưng buộc bụng cho mục đích quân sự trên đà biến Nhật Bản thành một đế quốc như liệt cường Âu Mỹ, chính phủ đã làm ngơ trước tiếng nói của dân nghèo, nhất là vào thời điểm sau trận chiến tranh Nhật Nga (1904-05). Để chống lại guồng máy chính trị và xã hội mà ông thù ghét, Takuboku đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo của một cá nhân đơn lẻ, khi thì hùng hồn, khi thì cảm thương nhưng luôn luôn tinh tế và độc đáo. Một người như ông dù có cố gắng lao động để sống đến đâu vẫn không thoát ra vòng nghèo đói. Thu nhập từ nhà báo không những chẳng đủ để đón gia đình từ Hokkaidô xuống sống chung mà còn không thấm vào đâu cho mục trả nợ và tiền thuốc men vì hết người này đến người nọ trong gia đình thay nhau ngã bệnh. 京橋の滝山町の
Kyôbashi no Takiyama
chô no
Làm báo bận
tới nhá nhem,
Trong thư ông gửi cho người bạn là Miyazaki Daishirô [9] có nhắc đến quãng thời gian đó: "Phải làm buổi chiều từ 1 giờ rưỡi cho đến 5 giờ rưỡi cho kịp báo lên khuôn" và chắc là khi dập xong bản thứ nhất thì ở Kyôbashi, nơi tòa báo Tôkyô Asahi có trụ sở, giữa tiếng máy in chạy và bóng thợ tấp nập qua lại, thành phố đã lên đèn. Takuboku có được công việc này cũng là nhờ người bạn cùng quê Morioka là Satô Shin-ichi giới thiệu. Một năm làm việc ở tòa báo vẫn không đủ ăn, ông phải nhờ người bạn khác là Kindaichi Kyônosuke giúp đỡ mới thuê được căn gác tầng hai khu Hongô, rốt cục rước vợ con trên Hokkaidô xuống sống chung. Đôi bạn Ishikawa Takuboku (phải) và Kindaichi Kyônosuke Trong tập thơ di cảo Kanashiki gangu (Món đồ chơi buồn bã) cũng có bài nói về cuộc sống cực nhọc thời làm báo ca đêm. Ông phải lấy chuyến xe điện cuối cùng vào một giờ sáng rồi lội bộ leo con dốc vắng để về nhà trọ: 二晩おきに
Futaban okini
Cách hai hôm lại
đến phiên,
こみ合《あ》へる電車の隅《すみ》に
Komiaeru densha no
sumi ni
Từng đêm mình
xót cho mình,
Chả những thế, vào giai đoạn này cha mẹ ông lại lục đục. Cha ông, một ông từ giữ chùa phái Sôtô (Tào Động) có vấn đề trong việc làm và lại giận vợ, bỏ nhà ra đi. Còn ông thì trong những ngày đó, trên đường từ tòa báo về nhà, chỉ mang trong đầu những ý nghĩ đen tối, lo rằng chẳng còn kịp ôm được đứa con đang hấp hối. Lúc bấy giờ vợ ông mới sinh con trai là Shin-ichi. Cậu bé mới sinh ra đã èo uột. Ông đưa bản thảo tập Một Vốc Cát (Ichiaku no Suna, 1910) cho nhà xuất bản và đã nhận trước 20 Yen bản quyền để thang thuốc cho con nhưng không bao lâu cậu bé chết. Như ông cho biết trong lời tựa, bản in vỗ cầm trên tay đến đúng vào đêm lễ hỏa táng. Ông có làm 8 bài thơ khóc con, đăng xen vào cuối tập Ichiaku no Suna: 夜おそく
Yoru osoku
Về khuya từ
sở làm ra,
Khốn nỗi, bà Setsuko khi đang có mang Shin-ichi đã than tức ngực và từ đó ít khi rời giường bệnh. Bản thân Takuboku cũng mắc chứng viêm phúc mô. Cảnh nhà u ám, bi đát. こころよく
Kokoro yoku
Ước sao làm
được việc chi,
Đó là khi ông bắt đầu nghĩ về cái chết và muốn sống những tháng năm còn lại sao cho có ý nghĩa. Công việc thầy cò 25 Yen một tháng không phải là mục đích một đời để mà bám víu mãi. Lẽ sống của ông là một tương lai tươi mới cho xã hội mà ông luôn tin tưởng nhưng rốt cuộc nó cũng chỉ là giấc mơ thôi: 新しき明日の来るを信ずるという
Atarashiki asu no kitaru
wo shinzuru to iu
Có lần mình
đã thốt ra,
Ngày mai mới ấy là một xã hội tươi sáng mà cách mạng sẽ đem đến so với cái xã hội đầy mâu thuẫn và khổ não ông đang sống. Tình cảm xã hội ấy lúc đầu chỉ là một tấm lòng thương người: 友よさは
Tomo yosa wa
Cái nghèo đâu
đáng khinh chê,
Người có tư tưởng xã hội như ông thành tâm mong đợi cái ngày tươi sáng ấy nhưng ông e rằng niềm tin của ông khó lòng thực hiện nổi và câu nói cả quyết của ông rốt cục rồi sẽ chỉ là một lời nói dối. Về cá nhân ông, đó là một tình cảm bất lực trước thời cuộc. Từ khi đăng thơ trên tạp chí Myôjô (Sao sáng, chỉ sao Kim, Venus) ông có tiếng tăm như một nhà thơ lãng mạn và trở thành một cây bút tiêu biểu của phong trào chủ nghĩa tự nhiên. Thế nhưng chủ nghĩa tự nhiên lại thiếu xã hội tính và không có ý thức phê phán dù đứng trước thực trạng đương thời. Thêm vào đó là cái án "đại nghịch" gán cho Kôtoku Shusui. Tất cả gây xúc động cho Takuboku và đã đẩy ông đi tới chỗ cực đoan về mặt tư tưởng. Khi ngước mắt nhìn lên cảnh tuyết mùa xuân rơi nhẹ trên đường phố Ginza gần tòa báo 3 tầng gạch đỏ nơi ông làm việc, ông chỉ thấy nó đáng tội nghiệp. Hoa tuyết nhẹ nhàng tinh khiết không còn đủ sức gột rửa những nỗi đau khổ của cuộc đời cũng như tâm hồn trong trắng của ông đã mệt nhoài khi bị lấm lem trong bùn nhơ xã hội : 春の雪
Haru no yuki
Dịu dàng tuyết
trắng mùa xuân,
よごれたる煉瓦の壁に
Yogoretaru renga no
kabe ni
Trên tường gạch
bẩn ố màu,
Bia kỷ niệm Takuboku nằm giữa phố Ginza nơi xưa ông làm báo Một năm trước khi chết ông có viết một chùm thơ 17 bài bắt đầu bằng một câu rất lạ là "Nếu nuôi mèo" (Neko wo kaeba). Thực ra gia đình ông đã có nhiều vấn đề khổ tâm và đầy sự bất hòa, chuyện nhà có nuôi thêm một con mèo làm bạn chỉ là cái cớ để những bực bội tiềm ẩn có dịp bùng nổ: 猫を飼わば
Neko wo kawaba
Kiếm một chú
mèo mà nuôi,
|
Hoài niệm thuở hoa niên |
Những khi ấy,
ông chỉ còn bám víu vào thiên nhiên sau khi đã thất vọng
với con người. Ông có mượn một câu nói của Lord Byron trong
Childe Harold (nhà nghiên cứu Mori Hajime cho rằng ông đã chép
lại sai văn phạm) là: I love the man but the nature more (Tôi yêu
con người nhưng còn yêu thiên nhiên hơn cả tình yêu đối
với con người) để giải bày tâm sự. Bài thơ sau đây khá
nổi tiếng:
かにかくに渋民は恋しかり
Kanikaku ni Shibutami
mura wa koishi kari
Thôn xưa Shibutami,
Kanikaku ni diễn tả ý "có biết bao điều rắc rối đã xảy ra". Dù mang những mối hận lòng nhưng quê hương là chỗ đáng yêu hơn cả. Ngày nay, các chuyến xe hỏa về miền Đông Bắc không còn ghé lại nhà ga xép của thôn Shibutami, nơi Takuboku từng sống suốt một thời niên thiếu, quê hương mà ông đã đem hình ảnh theo mình suốt cuộc đời. Con sông ông nói trong thơ chắc phải là sông Kitakami uốn khúc yểu điệu và ngọn núi là núi Megami xinh đẹp như một nữ thần, đã ôm ấp cái thôn nghèo nhỏ bé nằm dọc đường xe hỏa ấy. Những ngày xưa thân ái thật khó phai mờ: 知らぬ家《いへ》たたき起して
Shiranu ie tatakiokoshite
Đập cửa nhà
lạ nghịch chơi,
Takuboku từng giữ chân giáo viên trường tiểu học thôn Shibutami- cũng là trường cũ của ông - với đồng lương bạc bẽo 8 Yen một tháng. Điều đó có nghĩa là ông đã tìm về đặt chân lại trên mặt quê hương một lần từ bỏ. Đây là bài thơ đánh dấu ngày trở về, khi vừa xuống ga Shibutami, chân đạp rào rạo trên con đường chưa tan hết băng giá, với một tâm sự phức tạp: chân lâng lâng mà lòng nặng trĩu. Ông cũng gửi tâm sự của thời trẻ vào hình ảnh của một hòn đá bị vứt bỏ và quên lãng bên đường: ふるさとの土をわが踏めば
Furusato no tsuchi
wo wa ga fumeba
Khi vừa về đến
quê nhà,
ふるさとの
Furusato no
Quê hương hòn
đá bên đường,
Suteishi là hòn đá bị vứt bỏ, nghĩa bóng là vật hy sinh. Tâm sự của Takuboku đối với cố hương là thế. Mượn hình ảnh hòn đá bên đường thuở bé chơi đùa để ký thác lòng mình. Quê hương ám ảnh cả lúc ông đã lên lập nghiệp ở Tôkyô. Tương truyền, Takuboku thường ra ga Ueno nơi người vùng Đông Bắc đáp tàu xuống, trà trộn vào đám đông tìm nghe âm sắc và ngữ vựng quê hương trong tiếng nói của đồng hương: ふるさとの訛なつかし
Furusato no namari
natsukashi
Cố hương lòng
nhớ khôn nguôi,
Ta càng thông cảm hơn nữa khi biết lúc ấy ông đang sống một quãng đời bất hạnh nhất: tiền bạc không có, bệnh hoạn liên miên, thơ và tiểu thuyết viết ra chưa ai chú ý. Cố hương dù chỉ qua thổ âm của những đồng hương vô danh vẫn là điểm tựa tâm hồn, là niềm an ủi vô biên cho một con người đang tuyệt vọng. そのかみの神童の名の
Sono kami no shindô
no na no
Khi ta về đến
quê nhà,
Thời trẻ nổi tiếng thần đồng vì đi học sớm một năm, trên ghế tiểu học vẫn tranh đua với bạn Kudô Chiyoji để đứng đầu lớp, thế mà đến khi vào trường trung học Morioka thì dần dần tụt hạng xuống gần chót. Vì mãi lo yêu đương hay vì không tin tưởng vào những gì tiếp nhận từ giáo dục nhà trường? Hoặc giả Takuboku đã đến tuổi đi vào qui luật "Mười tuổi thần đồng, mười lăm thiên tài, quá hai mươi thành cái anh làng nhàng" [10] như câu nói vẫn thấy trên cửa miệng của người bình dân Nhật Bản? Đó là những ngày nhảy cửa sổ lớp học trốn đi chơi: 教室の窓より遁げて
Kyôshitsu no mado
yori nigete
Phóng qua cửa
sổ ra ngoài
Núi có thành (núi thành, shiroyama) là ngọn núi nằm ở phía nam Morioka có thành Kozukata (Bất Lai Phương, tên một lãnh chúa đã xây nó lên) là nơi ông thường đơn độc tìm đến để gặm nhắm nỗi buồn cô đơn của những ngày mới lớn và cũng để hưởng trái cấm đầu tiên tức là nếm mùi thuốc lá: 城跡の
Shiroato no
Trên bậc đá
góc thành xưa,
不来方のお城の草に寝ころびて
Kozukata no o shiro
no kusa ni nekorobite
Dưới chân Kozu
thành cao
Bia đá khắc bài "Kozukata no o-shiro" ở công viên tỉnh Iwate Lúc đó Takuboku mới là học sinh cuối năm thứ ba thế mà ông đã tham dự một cuộc bãi khoá của các lớp năm thứ 3 và thứ 4 để đòi đổi mới việc học. Vì sự kiện này mà tỉnh trưởng phải can thiệp và hạ lệnh 24 giáo viên trong số 28 người từ hiệu trưởng trở xuống ngưng chức, đổi nhiệm sở hay tự ý xin thôi việc. Người chủ trương, một học sinh năm thứ ba bị đuổi khỏi trường. Takuboku cùng một số bạn học năm thứ 3 có viết kiến nghị chống lại lối giải quyết đó. Bầu máu nóng này chỉ có vài năm sau đã nguội lạnh khi ông cảm thấy sự bất lực của mình. Ông đã viết: ストライキ思い出でても
Sutoraiki omoide dete
mo
Kỷ niệm bãi
khoá trong trường,
Sau vụ đình công bãi khóa, lên năm thứ 5 thì Takuboku nghỉ học. Sắp tốt nghiệp mà phải thôi học, không ai biết chắc là lý do gì. Áp lực nhà trường, tình yêu với Setsuko làm ông chia trí, học lực suy thoái, hay nỗi chán đời? Thế nhưng bốn năm rưởi của cái thời đi học ở Trung học Morioka để lại cho ông nhiều kỹ niệm không gì có thể thay thế được nên ông chỉ muốn xin về ngả lưng lên thành lan can của bao lơn trường cũ thêm một lần nữa: 盛岡の中学校
Morioka no chuugakkô,
Cho ta về tựa
bên thành,
学校の図書庫の裏の秋の草
Gakkô no toshogura
no ura no aki no kusa
Đằng sau thư
viện trường xưa,
Căn nhà cũ (đã tu bổ) của vợ chồng Takuboku hồi mới cưới ở Morioka Còn về số phận những người bạn cùng học thì cũng không mấy sáng sủa: 友はみな或る日四方に散り行きぬ
Tomo wa mina aru hi
shihô ni chiri yukinu
Bạn ta từ biệt
mái trường,
Khó lòng hiểu tâm trạng lưu luyến mái trường xưa thật đặc biệt của ông nhưng có lẽ chốn đó là nơi đã chứng kiến mối tình của ông với Horiai Setsuko, sau này sẽ là người vợ chia sẻ cuộc đời đầy hoạn nạn của ông, là nơi ông nuôi dưỡng giấc mộng văn chương và quen biết bao nhiêu bạn quí hóa như Kindaichi Kyônosuke, Miyazaki Ikuu, Satô Shin-ichi.... Ông còn trân trọng đến cả những bạn bè không mấy thân thiết như người sau này trở thành kiểm soát viên hỏa xa mà ông tình cờ gặp lại trong một chuyến đi ở Hokkaidô かの旅の汽車の車掌が
Kano tabi no kisha
no shashô ga
Anh chàng soát
vé hỏa xa,
Người ta ngờ rằng đó là Furuki Takashi, khi xưa cũng yêu thích và nuôi mộng văn chương như Takuboku nhưng sau này phải làm nghề soát vé trên xe lửa. Thế thì bài thơ trên cũng phản ánh phần nào cái "bất đắc chí" của một kiếp nhân sinh trong giới thanh niên thời đó tuy nghề soát vé xe lửa đâu phải là một nghề không lương thiện và vô ích đối với xã hội. Chữ "Yukuri naku" ngoài ý nghĩa "giun rủi được gặp lại bạn cũ" cũng còn có ý nói đến cái "giun rủi của vận mệnh" trong mỗi cuộc đời. Có thể xem bài thơ này tượng trưng được đặc tính "vô cớ thương người" (vô duyên đại bi tâm) trong dòng thơ cảm thương của Takuboku. Còn anh Kuudô Chiyoji nữa kia, ngày xưa trên ghế trường tiểu học có tiếng học giỏi, từng tranh nhau đứng đầu lớp với Takuboku, nay đã ra sao? 小学校の主席を我と争いし
Shôgakkô no shuseki
wo wa to arasoi shi
Bạn tiểu học
ở trường làng,
Kuudô Chiyoji làm nhân viên hành chánh trong thôn, mở loại quán trọ hạng rẻ gọi là kichinyado, nơi đó cho phép khách đến chỉ mang gạo và củi để đổi lấy chỗ qua đêm. Thời dạy học, Takuboku thường cho học trò tới nhà Chiyôji vay gạo. Bài tương tự sau đây thấy trong Wasuregataki hitobito (Những người khó quên) ở phần cuối tập Ichiaku no suna (Một vốc cát) nói về một người bạn khác đã gặp lại thời kỳ ông làm báo ở Kushiro, một tỉnh hẻo lánh trên đảo Hokkaidô. Theo nhật ký của ông, người ấy là Satô Iwao từng ở chung nhà trọ ở khu Kanda (Tôkyô). Đó là cảnh người lưu lạc xót thương người lưu lạc: 顔とこゑ
Kao to koe
Giọng nói với
khuôn mặt thôi,
|
Lại cát và sự chán nản |
Ngoài Morioka, Takuboku
cũng có thời lang bạt kiếm sống ở Hokkaidô, trước dạy
học [13] , sau làm
báo. Thành phố biển Hakodate ấy như thể quê hương thứ hai
của ông. Nơi ấy ông để lại nhiều kỷ niệm. Trong Ware
wo aisuru uta (Tự thương ca) tức chương thứ nhất của Ichiaku
no suna (Một vốc cát) ông có viết những bài thơ về những
ngày lang thang trên bãi cát dài Ômori:
砂山の砂に腹這《はらば》ひ
Sunayama no suna ni
harabai
Sấp mình đụn
cát ta nghe,
頬《ほ》につたふ
Ho ni tsutau
Làm sao quên được
người kia,
Bãi Ômori ngày nay còn có công viên kỷ niệm nhà thơ và một bức tượng đồng của ông ngồi chống cằm suy tư. Bên bờ đường vẫn còn những hàng rào bằng hoa hamanasu (dã tường vi, sweetbrier) hay hoa hồng biển, cùng họ với hoa tầm xuân (brier) ở Việt Nam. Có lẽ nó hơi xa lạ với chúng ta nhưng là loài hoa quen thuộc vùng duyên hải Nhật Bản và từng thấy nhiều lần trong thơ Takuboku: Hoa hamanasu 潮かおる北の浜辺の
Shio kaoru kita no
hamabe no
Hồng biển trên
đụn cát xưa,
Ông có vẻ như đồng cảm với những hạt cát vô tri vô giác, muốn cất tiếng kêu gọi nhưng chúng cứ hờ hững trôi đi cùng với thời gian, có muốn giữ cũng không sao giữ được: いのちなき砂のかなしさよ
Inochi naki suna no
kanashisa yo
Cát kia không
kiếp, đến buồn,
Nước mắt là tượng trưng cho tấm lòng yêu cuộc sống và gắn bó với sinh mệnh dù cuộc sống đem đến cho mình đầy khổ não. Cát kia thấm hết nước mắt của con người đọng thành một khối làm cho ta thấy sức nặng của cuộc đời. Nhà thơ than khóc cho sự sống đã theo giọt nước mắt ra đi. Thế nhưng cát cũng là hình ảnh của sự trở về bởi vì điểm khởi hành và chung cuộc của con người chỉ là cát bụi. しっとりと
Shittori to
Dịu dàng thấm
hộ hết rồi,
|
Tình yêu gia đình |
Cùng một thời
kỳ viết bài thơ nhớ về hòn đảo trơ vơ bên bờ biển
Đông (1908), ông cũng viết bài thơ sau đây từ ngôi nhà trọ
Sekishinkan (Xích Tâm Quán) phố Hongô ở Tôkyô, nơi mà hình
ảnh cha mẹ trên miền Bắc vẫn hiện về trong tâm trí:
燈影《ほかげ》なき室《しつ》に我あり
Okage naki shitsu ni
ware ari
Gian phòng không
ánh đèn lu,
Cha mẹ ông không có mặt trong gian phòng trọ, hình ảnh của họ chỉ là một huyễn tưởng in lên vách. Nhà thơ lúc đó với nỗi cô đơn tuyệt vọng của một kẻ chiến bại đang đối diện một hiện thực tối tăm, không thấy tương lai. Những năm tháng ấy, khi nghe tin đứa con gái Kyôko ở với mẹ trên Hakodate bị bệnh bạch hầu (diphtheria) đang hấp hối rồi chết, ông cũng không có phương tiện về thăm. Bài thơ sau đây viết năm 1910 cũng chung một dòng thơ của hai năm về trước khi tác giả nhớ về mẹ già. Ở xa, ông không có cách gì để đền đáp công ơn dưỡng dục và như thế, mỗi lần nghĩ đến chỉ có thể cất lên một tiếng than dài. たはむれに母を背負《せお》ひて
Tawamure ni haha wo
seoite
Đùa vui cõng
mẹ dạo chơi
Mặc cảm mình đã làm khổ mẹ già xiết bao cũng thấy qua bài thơ dưới đây khi ông cầm hòn đất trên tay và vẽ ra khuôn mặt mẹ đang rơi lệ: ひと塊《くれ》の土に涎《よだれ》し
Hito kure no tsuchi
ni yodare shi
Có chi sánh được
nỗi buồn,
Mẹ Takuboku chết vì bệnh lao trước ông một tháng. Còn cha ông là người đã túc trực bên giường lúc ông lâm chung. Tình cảm đối với người cha thiếu may mắn trong cuộc đời cũng rất đằm thắm: ふるさとの父の咳《せき》する度《たび》に斯《か》く
Furusato no chichi
no seki suru tabi ni kaku
Với cha lúc ở
quê nhà,
Tấm lòng thương yêu gia đình còn được bày tỏ qua tình cảm đối với vợ nhà, bà Setsuko. Tuy nhiên, cử chỉ âu yếm đó cũng lồng trong tình cảm khổ đau tủi cực vì sự nghiệp thua kém bạn bè. Những bạn học thời Trung học Morioka đều vinh hiển hay ấm thân, chỉ riêng mình rách nát vẫn hoàn rách nát. Tặng hoa, món quà thanh cảnh, cho vợ cũng là để tự an ủi mình và cảm ơn cái người đã cùng mình chia sớt cảnh nghèo: 友がみなわれよりえらく見ゆる日
Tomo ga mina ware yori
eraku miyuru hi
Thấy bao đứa
bạn chung trường,
Vợ chồng Ishikawa Takuboku và Setsuko Về cô em gái đã quá tuổi lấy chồng mà ông vô tình đọc được một lá thư để trên bàn không đề tên người nhận mà lời lẽ bên trong giống như một bức thư tình: 朝はやく
Asa hayaku
Sáng ra mới lướt
mắt qua,
Về cảnh nhà nặng nề sầu thảm: 雨降れば
Ame fureba
Mỗi lần nhìn cảnh
mưa rơi,
|
Nhớ về miền bắc và những bạn bè thất chí |
Trong chương Wasuregataki
hitobito (Những người khó quên) của tập Ichiaku no suna (Một
vốc cát) còn có bài thơ như sau nhớ về phong cảnh cuộc
sinh hoạt thời ở Hokkaidô. Bài thơ tả cảnh một đêm thu
khi trời về khuya ở Sapporo, lúc ông dọn nhà từ Hakodate qua
(tháng 9 năm 1907), giữa phố khuya bỗng thơm mùi ngô nướng,
món quà dân dã:
しんとして幅広き街の
Shintoshite haba hiroki
machi no
Đêm thu đường
vắng rộng thênh,
Thơ viết theo thì
hiện tại nhưng nội dung là sự kiện xảy ra trong quá khứ.
Hình ảnh xóm Aogayi (Aoyagichô = Xóm Liễu Xanh) ở Hakodate cũng
vậy. Ta lại thấy trong chương
函館の青柳町こそかなしけれ
Hakodate no Aoyagichô
koso kanashi kere
Đời tuy nghèo,
nhớ năm xưa,
Takuboku đến ở
Xóm Liễu Xanh trong một gian nhà nhỏ 8 tấm chiếu từ mùa
hè năm 1907 nhờ sự giúp đỡ của Miyazaki Daishirô. Ông cảm
thấy như thoát nạn. Những người bạn cùng chí hướng trao
đổi thơ văn với ông là niềm vui nhỏ bé trong những ngày
tháng sống ở đấy. Có thể họ là những người đã cùng
ông lập ra tạp chí Beni no Umagoyashi (Beni no bokushuku, Hồng
mục túc) chuyên thảo luận quanh hai đề tài: văn chương và
luyến ái. Umagoyashi, theo cái tên "mục túc" của nó, là một
loài hoa mọc nơi hoang dã, khí hậu khắc nghiệt (từng thấy
trong thơ biên tái đời Đường). [15]
Những người bạn ăn to nói lớn, bàn toàn những vấn đề trọng đại (tráng ngôn đại ngữ) như văn chương và luyến ái thật ra cũng là những tâm hồn bất đắc chí, chỉ biết mượn men rượu để nguôi ngoai: こころざし得ぬ人々の
Kokorozashi wo enu
hitobito no
Nhà ta lại biến
thành nơi,
かなしめば高く笑いき
Kanashimeba takaku
waraiki
Càng đau khổ
cười càng dòn,
Bia đề thơ Takuboku trước ga Morioka 十年まえに作りしといふ漢歌を
Totose mae ni tsukurishi
toifu karauta wo
Có người bạn,
say lại ngâm,
Thời lưu lạc ở Hakodate còn có những nỗi buồn khác như lần bà Setsuko, vợ ông, địu con gái mới lên ba là bé Kyôko ra ngoài bến xe đưa nhà thơ đi làm xa. Lúc đó Takuboku là ký giả cho tờ nhật báo ở Otaru, một thành phố nhỏ trên đảo nhưng bị chủ báo hành hung, dồn vào thế phải xin nghỉ việc và đổi nhiệm sở, một mình đi Kushiro, để vợ con ở lại Otaru: 子を負いて
Ko wo oite
Địu con ra đứng
ngoài ga,
Tuyết vùi gió dập không chỉ là cảnh tượng ngoài trời. Nó là hình ảnh bi thảm nói chung của gia đình của họ. Tại sao lại là nét mày ? Thơ Takuboku tài tình ở chỗ khi ông thu gọn tất cả cái đẹp và nỗi buồn vào một điểm nhỏ (shôryaku no myô = tỉnh lược chi diệu). Đôi mày xanh mướt trẻ trung đầy tình quyến luyến của người vợ phải xa chồng hay đôi mày đang chau vì chất chứa nỗi sầu đời trên đôi mắt nhìn đăm đăm vào mắt ông, người không đếm xỉa gì đến vợ con, tự tiện bỏ nhà ra đi sống theo ý mình. Bia đá đề thơ kỷ niệm Takuboku ở Kushiro Trên chuyến xe lửa từ Otaru đi Kushiro, ông ngồi đọc truyện ngắn của Tourgueniev [16] trong khi qua cửa kính, ngoài trời mưa lạnh lẫn vào trong những bông tuyết đang tan để thấy đâu đây hình ảnh rất lãng mạn của nhà văn Nga, người to lớn, vai đeo súng săn, đang lầm lũi bước trên thảo nguyên bạt ngàn. Khung cảnh Hokkaidô thời ấy cũng bao la rộng rãi và lạnh lẽo như khung trời Bắc Âu: みぞれ降る
Mizore furu
Tàu xuyên qua
cánh đồng không,
Văn hào Nga Ivan S. Turgenev (Tourgueniev) Không biết ông đang cầm quyển sách nào của Tourgueniev và do ai dịch (có sác xuất lớn là bản dịch của Futabatei Shimei, một trong những dịch giả trực tiếp từ Nga văn hiếm hoi thời đó) nhưng ông có vẻ cảm động vì tác phẩm của nhà văn mà ông chia sẻ phần nào lối nghĩ. Trên đường đi, ông có xuống ga Iwatezawa ở nhà người anh họ một đêm rồi hôm sau mới đến Asahigawa, lại ngủ trọ một đêm nữa, hôm sau mới đặt chân lên Kushiro. Ông đã tả lại khung cảnh của hải cảng nổi tiếng về nghề đánh cá mòi từ thời Edo và nhìn ra Thái Bình Dương đó như sau: 空知川雪に埋もれて
Sorachigawa yuki ni
umorete
Trời cao tuyệt
hết bóng chim
Nhìn dõi về xa không thấy dấu vết một con chim nhỏ mà con sông Sorachigawa cũng đã bị vùi trong tuyết. Chỉ có bóng ai đó đơn độc đi vào khu rừng bên kè đá bờ sông. Phong cảnh miền bắc còn hùng vĩ hơn nữa nhất là khi chiều xuống: うす紅く雪に流れて
Usu kurenaku yuki ni
nagarete
Mặt trời chiều
nhuộm thật hồng,
Kushiro đương thời là nhà ga cuối cùng trên tuyến đường miền bắc nên được con người phiêu bạt như Takuboku xem như là chỗ cuối đất cùng trời. Đây là phong cảnh lúc đêm về, khi ông đặt chân lên thành phố cảng: さいはての駅に下り立ち
Saihate no eki ni oritachi
Xuống ga cuối
đất cùng trời,
Ở chốn hẻo lánh này, cũng trong tòa báo, Takuboku đã gặp lại người bạn cũ, Satô Kokuji, nay thành bạn đồng sự, phụ trách trang ba. Thời ở Kushiro, ông có để lại nhiều kỷ niệm và nhiều thơ, đặc biệt với cô hầu rượu Koyakko: しらしらと氷かがやき
Shirashira to kôri
kagayaki
Nước lấp lánh
như đóng băng,
小奴といいし女の
Koyakko to i i shi
onna no
Người con gái
đáng yêu ơi,
Kushiro Shinbun, tòa báo nơi Takuboku từng làm việc Koyakko (Tiểu Nô) là một cô geisha hầu rượu, tên thật là Watanabe Jin, năm đó vừa 19 tuổi, xuất thân ở Hakodate. Cô làm việc tại trà đình Shamotora, nơi tòa báo hay tổ chức những buổi liên hoan. Tuy cô mới vào làm, còn chưa thạo việc, nhưng đó là điều làm cho Takuboku thấy có cảm tình. Cô nhỏ thua Takuboku 4 tuổi. Hình như khi Takuboku dời xuống Tôkyô, họ còn gặp nhau dưới đó. Trong nhật ký của ông, tên Koyakko được nhắc đến rất nhiều. Sau cô lấy chồng rồi góa bụa, để sinh nhai cô có mở một ngôi nhà trọ nhỏ tên Ômiya ở Kushiro. Ômi là tên người chồng cô. Sau thế chiến thứ hai, cô mới mất, lúc đã ngoài 70. Cô là một trong "những người khó quên" của nhà thơ. Không những cái trái (dái) tai mềm mại đáng yêu mà còn là "những gì khác" mà nhà thơ chỉ nhắc đến nhẹ nhàng là "mimitabo nado" nghĩa là "cái trái tai vv và vv"…Trái tai là một nét đẹp kín đáo cũng như cái gáy nơi người phụ nữ Nhật. Đối với cô hầu rượu thì nó còn có ý nghĩa hơn nữa: trái tai là một nơi lạnh nhất trên người nên khi người ta đụng vào vật gì nóng (như nậm rượu sake mới hâm xong), sợ phỏng thì họ vừa đưa tay lên sờ trái tai cho bớt nóng vừa xuýt xoa. Có khi chỉ là làm dáng thôi nhưng đó là một cử chỉ duyên dáng độc đáo khi thấy nơi người đàn bà. Bài thơ dưới đây nhiều người cho rằng nhân vật nữ là Koyakko. Sau gần 3 tháng (đúng ra là 76 ngày) làm báo ở Kushiro, Takuboku có triệu chứng mệt mỏi nên thường lui tới những trà đình tửu điếm tìm quên. Động từ yorisou thấy trong câu đầu có nghĩa là "nép vào nhau" "tựa vào nhau" cho thấy đây là cảnh tượng âu yếm của đôi tình nhân: よりそいて
Yorisoite
Đứng trong tuyết
hai mái đầu,
Chùm thơ dưới đây nói về liên hệ của ông với những trà đình tửu điếm ở Kushiro và dù không nhắc tên, có nhiều khả năng người đàn bà trong cuộc là Koyakko: 火をしたう虫のごとくに
Hi wo shitau mushi
no gotoku ni
Thấy đâu có
ánh đèn lòa,
きしきしと寒さに踏めば板軋む
Kishikishi to samusa
ni fumeba itakishimu
Khi ra về chân
vấn vương,
その膝に枕しつつも
Sono hiza ni makura
shitsutsu mo
Dẫu gối đầu
lên đùi người,
Bài sau này đi xa hơn khi hé lộ sự bí mật của người con gái, trong quá khứ có lần đã quá khổ tâm muốn đi tìm cái chết. Nó cũng cho thấy hai tình nhân này chắc đã có lần nghĩ tới giải pháp cuối cùng: 死にたくはないかと言えば
Shinitaku wa nai ka
to ieba
Nhớ người con
gái ta quen,
|
Tâm tư u uất và tuyệt vọng |
Thơ Takuboku rất
giàu hình ảnh, tỉ dụ: con chó điên sủa trăng, tiếng trùng
kêu, cái vực thẳm đen ngòm như muốn nuốt mình. Những ví
dụ ấy tuy rất tinh tế nhưng thường nhuốm màu sắc bi quan,
vô vọng:
わが泣くを少女等《をとめら》きかば
Wa ga naku wo otomera
kikaba
Những nàng con
gái nghe ta
何処《いづく》やらむかすかに虫のなくごとき
Izuku yara mukasu ka
ni mushi no naku gotoki
Từ đâu văng
vẳng tiếng trùng,
いと暗き
Ito kuraki
Thấy lòng mình
bị cuốn vào,
Xóm Asakusa nói đến sau đây là một xóm bình dân náo nhiệt ở Tôkyô tự thời Edo. Ngày xưa, nhiều lần Takuboku cũng đã lui tới với các chị em xóm ấy ở một trà đình cất cạnh chùa, có tên là Tôkaen (Tháp Hạ Uyển, Vườn bên chân tháp). Tuy nhiên bài thơ về Asakusa dưới đây không mang dấu ấn của nỗi buồn tiếc nuối về những thám năm hoan lạc cũ mà chỉ cô đọng nỗi buồn của kiếp nhân sinh nói chung. Đó là sự cô độc tiên thiên của một người đôi lúc tìm ra được niềm vui nhất thời khi đứng giữa đám đông: 浅草《あさくさ》の夜《よ》のにぎはひに
Asakusa no yo no nigiwai
ni
Asakusa vui sao,
愛犬《あいけん》の耳|斬《き》りてみぬ
Aiken no mimi kirite
minu
Tội nghiệp chó
yêu của ta,
Dĩ nhiên đây chỉ là một bài thơ nghịch ngợm chứ Takuboku không phải là người bạo ngược với loài vật như thế. Tác giả diễn tả một tâm trạng trầm cảm nơi ông vào thời điểm ấy. 呆《あき》れたる母の言葉に
Akiretaru haha no kotoba
Ngán ngẫm mẹ
nói cả ngày,
草に臥《ね》て
Kusa ni nete
Trên cỏ thanh
thản nằm yên,
わが髭《ひげ》の
Wa ga hige no
Để râu, râu
cứ cụp hoài
森の奥より銃声《じうせい》聞ゆ
Mori no oku yori juusei
kiyu
Rừng sâu nghe
một tiếng đoành,
大木《たいぼく》の幹《みき》に耳あて
Taiboku no miki ni
mimi ate
Cả nửa ngày
cứ nhẩn nha,
Có phải đấy là hình ảnh của nhà thơ, đồng thời là con chim gõ mõ hay gõ kiến (trác mộc, woodpecker) như biệt hiệu của ông [17] : ふと深き怖れを覚え
Futo fukaku osore wo
oboe
Nỗi sợ không
biết đâu ra
高山《たかやま》のいただきに登り
Takayama no itadaki
ni nobori
Trèo lên trên
đỉnh núi cao,
怒《いか》る時
Ikaru toki
Giận lên ném
bát vỡ ngay,
何《なに》となく汽車に乗りたく思ひしのみ
Nani to naku kisha
ni noritaku omoishi nomi
Cơn thèm làm
mình tự dưng,
空家《あきや》に入《い》り
Akiya ni iri
Ta vào căn nhà
bỏ hoang,
何がなしに
Nani ga nashi ni
Người không
chi cũng buồn ngang,
飄然《へうぜん》と家を出《い》でては
Hyôzen to ie wo idete
wa
Bao hôm vô cớ
bỏ nhà
|
Những ngày đợi chết |
Thế rồi một
ngày Takuboku đột nhiên đã viết ba chữ "saraba" (vĩnh biệt)
trong nhật ký, bỏ thành phố Kushiro, bỏ vợ con, bỏ tất
cả, để xuống Tôkyô, một lần nữa lăn vào chốn trường
văn trận bút. Năm đó ông 26 tuổi. Ông hăm hở đón một
cái Tết Nguyên Đán (xin hiểu là ngày mồng một Tết theo
dương lịch mà nhà nước Meiji đã chọn khi duy tân) tươi
mới:
何となく
Nan to naku
Mặc dù chưa
biết ra sao,
Nó giống như một tình cảm từng có trước đây: やはらかに積れる雪に
Yawarakani tsumoru
yuki ni
Như đem má nóng
ấp lên,
Thế nhưng niềm hy vọng ấy chưa gì đã vội tan như bọt nước khi trong cơ thể ông, chứng viêm phúc mô mãn tính trở nên trầm trọng, phải nhập viện. Vài tháng sau lại phát hiện mình đã nhuốm lao phổi, một bệnh nan y của thời ấy: 呼吸すれば
Iki sureba
Mỗi khi hít thở
ra vào,
Đây là bàn thơ đăng mào đầu cho Kanashiki gangu (Món đồ chơi buồn bã), tập di cảo không tên của nhà thơ, do bạn ông là Toki Zenmaro (tức nhà thơ Toki Aika) đứng ra in và đặt tựa. Bản đầu tiên ra đời tháng 6 năm 1912, thu thập lại những bài làm ra từ sau Ichiaku no suna (1910), tổng cộng 194 bài. Lúc này bà vợ ông cũng bị một loại viêm phổi do niêm dịch tiết ra quá nhiều (catarrhe). Tiếng kêu trong phổi mà Takuboku cảm thấy có lẽ là tiếng khò khè vì nhiều đàm mà ông nghe nó còn thê thảm hơn tiếng cơn gió bấc mùa thu (kogarashi). Bài thơ sau đây nghe còn cảm thương hơn nữa: 目閉づれど
Me tozuredo
Nhắm mắt chỉ
thấy trống trơn,
Nhà lưu niệm Takuboku ở Tamayama (tỉnh Iwate) Nhà thơ đã mất hết khí lực. Trí tưởng tượng, nguồn cảm hứng thi ca đều đã bỏ ra đi. Phút chung cuộc gần kề. Những ngày tháng đó, ông rất nhạy cảm với thái độ của người khác, kể cả các cô y tá hay bác sĩ. Với tâm lý bi quan của người bệnh, ông đã tưởng tượng ra nhiều tình cảnh trong tư thế thụ động của mình: bàn tay của cô khán hộ sao có hôm ấm áp hôm lại lạnh lùng, người bác sĩ đi một vòng khám bệnh sao hôm đó lại đến trễ để ông phải đau đớn. 脉をとる看護婦の手の
Myaku wo toru kangofu
no te no
Cô khán hộ chẩn
mạch ta,
回診の医者の遅さよ
Kaishin no isha no
ososa yo
Bác sĩ chưa khám
hết vòng,
Từ hôm nằm trên giường bệnh, Takuboku mới thấy tội nghiệp vợ con , những người ông đã bỏ bê để theo đuổi cái nghiệp văn chương. Tình cảm chân thật đó như dậy lên từ tận đáy hồn: 病院に来て
Byôin ni kite
Từ hôm nhập
viện nằm suông,
Trên giường bệnh, không còn đủ sức để cầm cuốn sách lên. Đọc nhiều thì mệt, xoay trở lại đau đớn nhưng hễ không đọc sách thì đầu óc lại suy nghĩ mông lung: 寝つつ読む本の重さに
Netsutsu yomu hon no
omosa ni
Vừa nằm vừa
đọc mệt ơi,
Nghĩ đến cái chết, những muốn về chết ở quê hương: 今日もまた胸に痛みあり
Kyô mo mata mune ni
itami ari
Hôm nay lồng
ngực lại ran,
Trên giường bệnh, có nhớ chăng là nhớ một tiếng chim kankodori (hay kakkodori, cuckoo) của quê hương Đông Bắc. Chim kankodori là một giống chim di, mùa hạ đến Nhật, đẻ trứng trong tổ các loài chim khác như mozu (bách thiệt, butcher-bird) hay hôjiro (bạc má, Japanese bunting) là những loại chim thuộc giống se sẻ, nhờ chúng ấp hộ. Tiếng kêu của nó đã hằn trong ký ức của nhà thơ suốt thuở thiếu thời: いま、夢に閑古鳥を聞けり
Ima yume ni kankodori
wo kikeri
Giờ đây mỗi
lúc chiêm bao,
Lúc đó, Takuboku cũng hồi tưởng lại giấc mộng theo đòi binh nghiệp của thời niên thiếu để được nổi danh như các bạn trang lứa cùng học ở Trung học Morioka. Họ là Yonai Mitsumasa (Đại tướng hải quân, Tổng trưởng hải quân, Thủ tướng) Yasumi Saburô (Trung tướng hải quân, Đại biểu quốc hội), Oikawa Kojirô (Đại tướng hải quân, Tổng trưởng hải quân), Itagaki Seishirô (Đại tướng lục quân, Tổng trưởng lục quân, Chiến phạm hạng A). Vào thời Meiji, sự thành công của các học sinh đàn anh đã ảnh hưởng đến tâm lý lớp người đi sau như Takuboku. Thế nhưng đời ông đã rẽ qua một hướng khác, một phần vì sức khỏe kém và thiếu thước tấc để được trưng binh nhưng một phần cũng vì tấm lòng quá thiết tha với văn chương: 軍人になると言い出して
Gunjin ni naru to iidashite
Nhớ ngày xưa
mộng võ biền,
Phần mộ gia đình Takuboku ở Hakodate Vào phút cuối cùng, xem chừng trước khi chết, Takuboku chỉ nghĩ có mỗi một chuyện mà ông xem là tối quan trọng: lo cho một tập thơ nữa sớm ra đời. Chắc ông định đem ra bàn với vợ sách phải thế nào, bìa phải thế nào cũng như lần trước. Ôi, Takuboku, những vần thơ kia có khác gì đâu một món đồ chơi, món đồ chơi buồn bã của ông: いつか、是非、出さんと思う本のこと
Itsu ka zehi dasan
to omou hon no koto
Nhất định bàn
với vợ nhà
Ngày 13 tháng tư năm 1912, trước sự chứng kiến của cha mình, của vợ là bà Setsuko và người bạn thân, nhà thơ Wakayama Bokusui, Takuboku trút hơi thở cuối cùng, không kịp thấy tác phẩm Kanashiki Gangu (Món đồ chơi buồn bã) ra đời.
|
PHỤ LỤC |
Niên Biểu Đời
Takuboku
Để tiện theo dõi một bài viết vốn không triệt để tuân theo thứ tự thời gian, xin tham khảo niên biểu tóm tắt sau đây của nhà thơ Takuboku: 1886 (1 tuổi): Sinh ra ở thôn Hinoto trong một gia đình Phật giáo tông Tào Động. Bố là Ishikawa Ittei, trụ trì chùa Jôkôji, năm đó 37 tuổi. Mẹ là bà Kudô Katsu, 40 tuổi. Chị cả Sada, 11 tuổi, chị hai Tora lên 9. 1887 (2 tuổi): Bố chuyển qua giữ chùa Hôtoku , cả nhà dọn về thôn Shibutami. 1891 (6 tuổi): Nhập học trường tiểu học cơ sở Shibutami. 1892 (7 tuổi): Cùng với mẹ với em gái Mitsuko được chính thức nhập hộ tịch nhà Ishikawa. 1895 (10 tuổi): Vào trường cao đẳng tiểu học Morioka sau khi tốt nghiệp tiểu học. Trọ học ở nhà người cậu trên Morioka. 1898 (13 tuổi): Sau ba năm học, thành tích và hạnh kiểm đều tốt, thi đỗ, được lên học trung học ở trường tỉnh Morioka. 1899 ( 14 tuổi): Lên năm thứ hai. Quen biết Horiai Setsuko, học trường nữ kề bên. 1900 ( 15 tuổi): Lên năm thứ ba, cùng bạn bè ra một tạp chí đọc chuyền tay, được hai số. Được các học sinh lớp trên như Oikawa, Kindaichi, Nomura chỉ dẫn về văn học, tìm đọc tạp chí thơ Myôjô. 1901 ( 16 tuổi): Tham gia vào vụ bãi khóa trong nhà trường. Lại cùng chúng bạn ra tạp chí đọc chuyền tay. Lấy bút danh Ishikawa Suikô (Thúy Giang). Viết 6 bài tanka in trong một tập thơ chung với chúng bạn. Tình cảm với Horiai Setsuko tiến xa hơn. 1902 ( 17 tuổi): Lên năm thứ năm. Hai lần bị tố cáo là gian lận trong kỳ thi. Giữa năm, viện cớ hoàn cảnh gia đình, xin thôi học. Lên Tôkyô theo nghiệp văn chương, hội họp với nhóm Shinshisha (Tân Thi Xã) bên cạnh vợ chồng Yosano Tekkan và Akiko. Lâm bệnh, lui về nằm dài ở nhà trọ. 1903 ( 18 tuổi): Theo bố về quê dưỡng bệnh trong thiền phòng. Nghiên cứu cuộc đời và tư tưởng Richard Wagner và cho đăng bài viết về ông ta trên báo tỉnh nhà (bút hiệu Hakuhin hay Bạch Tần). Bắt đầu gửi bài đóng góp với Tạp chí Myôjô, bút hiệu Takuboku (Trác Mộc). 1904 ( 19 tuổi) : Hứa hôn với Horiai Setsuko. Đăng thơ trên Myôjô và nhiều tạp chí khác. Lại xuống Tôkyô để lo xuất bản thi tập đầu tay. Cùng năm, bố bị bãi chức trụ trì vì chuyện nộp trễ tiền cho nhà chùa. 1905 ( 20 tuổi): Cho ra đời thi tập Akogare (Ngưỡng vọng). Trở về Morioka cưới vợ. Ra mắt Tạp chí văn học Shôtenchi (Tiểu Thiên Địa). 1906 ( 21 tuổi): Cha lại được phục chức nhưng vướng vào việc tranh chấp khác. Takuboku nhận chân giáo viên phụ khuyết ở trường tiểu học Shibutami. Viết Kumo wa tensai dearu (Mây là một thiên tài) và Omokage (Vang bóng), hai cuốn tiểu thuyết.Vợ sinh con gái đầu lòng là Kyôko. 1907 ( 22 tuổi): Bố không được đi làm lại, buồn bỏ nhà nương tựa người khác. Thi văn đoàn Bokushuku rủ Takuboku lên đảo Hokkaidô. Dắt mỗi em gái lên đảo, đến Hakodate ở xóm Aoyagi.Em gái đi lấy chồng ở trên đó. Dạy ở trường tiểu học Yayoi (lương 12 Yen khá hơn 8 Yen thời ở Shibutami), gọi vợ con rồi mẹ lên sống chung. Lại trở thành ký giả lưu động cho báo Nichinichi Shinbun ở Hakodate. Sau khi Hokodate bị hỏa hoạn lớn, bỏ đi Sapporo, Otaru. Cãi nhau với cấp trên, bị hành hung, thôi việc làm báo ở Otaru. 1908 ( 23 tuổi) Bạn lại kiếm cho việc ở Kushiro, vẫn trong nghề báo. Viết cả bình luận chính trị và phóng sự. Quen và thân với Koyakko. Sau vì quyết tâm hoạt động văn nghệ nên bỏ Kushiro xuống Tôkyô. Được Mori Ôgai và Kindaichi Kyônosuke giúp đỡ. 1909 ( 24 tuổi): Ra mắt tạp chí Subaru (Chòm sao Pleiades, Thất tinh). Nhờ bạn đồng hương là Satô Shin-ichi giới thiệu, vào làm nhân viên hiệu đính cho tờ Tôkyô Asahi Shinbun. Đón được gia đình xuống ở chung trên gác hai một hiệu cắt tóc phố Hongô. Vì sinh hoạt túng quẫn, bệnh tật, lục đục với mẹ chồng nên Setsuko buồn bực, bế con bỏ nhà đi, Kindaichi khuyên mãi mới quay về. Những sự kiện đó làm tinh thần Takuboku suy sụp. 1910 ( 25 tuổi): Viết xong thi tập Shigoto no ato (Sau giờ làm việc), bắt đầu tiểu thuyết Warera ichidan to kare (Lũ chúng ta và hắn). Xúc động vì cái án gắn cho Kôtoku Shusui nên viết Jidai heisoku no genjô (Hiện trạng một thời đại bế tắc). Trở thành giám khảo mục thơ tanka cho báo Asahi. Cho ra đời thi tập tanka Ichiaku no suna (Một vốc cát) giữa cảnh tượng bi đát là lúc con trai là Shin-ichi lâm bệnh chết. Tuy nhiên qua tác phẩm ấy được đánh giá như nhà thơ tanka hàng đầu. 1911 ( 26 tuổi): Dự định hợp tác ra tạp chí Jumoku to Kajitsu (Cây và trái) với bạn thơ là Toki Zenmaro (nhà thơ khuynh hướng xã hội Toki Aika) [18] . Bị viêm phúc mô mãn tính buộc phải vào bệnh viện. Công việc ra mắt tạp chí bị đình vì nhà in phá sản. Takuboku dính thêm ho lao. Vẫn sáng tác. Viết được 9 thiên Hateshi naki giron no ato (Sau khi nghị luận vòng vo), Ie (Mái nhà), Hikôki (Tàu bay) và chuẩn bị tập thơ thứ hai nhan đề Yobiko to kuchibue (Thổi còi và huýt sáo), đậm màu sắc đối kháng chính trị. Tháng 7, sốt nặng, Miyazaki Ikuu giúp phương tiện dọn về nhà mới ở Koishikawa nhưng gia đình lại lục đục, bố bỏ đi mất. Nghi ngờ giữa vợ mình (Setsuko) và bạn thân (Ikuu) có gì bất chính nên Takuboku tuyệt giao với bạn [19] . 1912 ( 27 tuổi): Mẹ là bà Katsu chết vì lao vào tháng 3. Toki Aika hết lòng giúp Takuboku xong giao kèo in thi tập thứ hai, nhờ đó nhà xuất bản ứng trước 20 Yen nhuận bút. Nhưng sang tháng 4, bệnh nguy ngập, sáng 13 thì hấp hối. Bố và vợ về kịp chứng kiến phút lâm chung bên cạnh bạn thơ là Wakayama Bokusui. Lễ tang làm một lần với 51 người khác ở chùa Asakusa, năm sau, tro cốt mới đem được về Hakodate. Bạn cũ và cũng là em đồng hao là Miyazaki Ikuu cùng những kẻ có lòng cùng nhau lập mộ. Tháng 6 năm đó, thứ nữ Fusae ra đời sáu hôm trước tập thơ Kanashiki gangu (Món đồ chơi buồn bã). Sang năm 1913, bà Setsuko cũng mất theo vì chứng lao. |
THƯ MỤC THAM KHẢO |
1) Itô Nobukichi
chủ biên, 1967, Nihon no Shika 5, Ishikawa Takuboku (Thi Ca Nhật Bản,
quyển 5 về Takuboku, A Treasury of Japanese Poetry) , Chuuô Kôron
xuất bản, Tôkyô.
2) Kusakabe Enta, 1980, Ishikawa Takuboku, Kôdansha shinsho, Kôdansha xuất bản, Tôkyô. 3) Mori Hajime, 1982, Takuboku to Eibungaku (Takuboku và văn học Anh), Yôyôsha xuất bản, Tôkyô., 4) Nagata Yoshinao, 1976, Kindai Tanka Meisakusen (Tuyển tập Tanka cận đại), Kin.ensha xuất bản, Tôkyô. 5) Nguyễn Nam Trân, 2011, Tổng Quan Lịch Sử Văn Học Nhật Bản, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội. 6) Saiguchi Takayuki, 2009, Takuboku, furusato no soratômi kamo (Takuboku chắc nhớ về một cố hương xa xôi), Honnami Shoten, Tôkyô. 7) Takahashi Tomoko & Thierry Trubert-Ouvrard, 2003, Ishikawa Takuboku, L’Amour de Moi (Tự thương ca), Editions Arfuyen, Orbey, France. 8) Ueda Hiroshi, 2001, Ishikawa Takuboku Kashuu (Về hai thi tập của Ishikawa Takuboku), Ôfuu xuất bản, Tôkyô. 9) Wada Shuuzô và Ueda Hiroshi, 2002, Onoe Saishuu & Ishikawa Takuboku (Hai nhà thơ Saishuu và Takuboku), Kôyô Shobô, Tôkyô. |
[1]
- Thi nhân Trung Đường, hiệu là Trường Cát, như Takuboku,
chết lúc mới 27 tuổi (790-816). Thơ hay nhưng khó hiểu. Khi
Lý Bạch được xem là thiên tài, Bạch Cư Dị là nhân tài
thì người ta gọi ông là quỷ tài.
[2] - Bà cũng là một nữ giáo viên phụ khuyết chuyên dạy nữ công khâu vá.Họ quen nhau từ khi Takuboku mới 14 tuổi. [3] - Tập thơ gồm 551 bài "tanka ba hàng" tuy cũng có trên dưới 31 âm nhưng không bố trí như tanka cổ điển chỉ có một hàng liên tục. Tập lại chia ra thành nhiều phần nhỏ mang tên Ware ga aisuru uta (Tự thương ca, bài 1 đến 151), Kemuri I (Khói I, bài 152 đến198), Khói II (bài 199 đến 252), Akikaze no kokoro yosa (Gió thu mát lòng, bài 253 đến 303), Wasuregataki hitobito I (Những người khó quên I, bài 304 đến 414) Wasuregataki hitobito II (Những người khó quên II, bài 415 đến436), Tebukuro wo nugu toki (Khi đang tháo găng tay, bài 437 đến551). [4] - Wada và Ueda (sđd, trang 97) cho biết đó là chữ dùng của Inoue Yonejirô (Đông hải quân tử quốc) trong thi tập của ông. Nhà thơ Tsuchii (Doi) Bansui cũng có câu thơ chữ Hán "Ô hô Đông hải quân tử quốc". [5] - Đảo Hokkaidô nổi tiếng vì sản vật của nó, những giống cua vùng Bắc hải, lớn con, chắc thịt, vị ngon. Tuy nhiên có thể nghĩ đây chỉ là loại dã tràng hoài công xe cát. [6] - Xin để ý cách phiên âm chữ Hiragana ra Romaji trong các bài thơ theo lối hiện đại. Ho, hi, ha…có thể đọc thành o, i hay wa. [7] - Có lẽ chữ "đại" giống hình dạng một người buông dang cả tay chân như hoà nhập vào vũ trụ? [8] - Kôtoku Shusui (1871-1911) là người theo chủ nghĩa xã hội. Ông sinh ở Kôchi trên đảo Shikoku, học trò của nhà tư tưởng Nakae Chômin, hành nghề ký giả. Trong chiến tranh Nhật Nga đã kêu gọi phản chiến. Trước đề xướng phong trào bình dân. Sau khi đi Mỹ về chuyển sang chủ nghĩa vô chính phủ. Bị vướng vào vụ án đại nghịch với tội danh cộng mưu ám sát thiên hoàng năm 1910 nhưng thực ra là hàm oan. Bị xử tử hình năm 1911. [9] - Còn gọi là Miyazaki Ikuu (Úc Vũ). Ông là người bạn chung thủy của gia đình nhưng cũng có thuyết cho là ông yêu thầm bà Setsuko, vợ Takuboku. Sau ông lập gia đình với em gái bà là Fuki và là người đứng ra xây mộ cho gia đình sau khi vợ chồng Takuboku mất. [10] - Tô de shindô, juugo de tensai, hatachi sugireba tada no hito. [11] - Viết rodai (lộ đài) nhưng xin đọc là barukon (balcon) [12] - Phải nói thêm là trong Nhật ngữ, số tám còn dùng để chỉ để chỉ số nhiều, rất nhiều. Dịch "tám năm" chỉ có mục đích đối lại với "bốn hướng" mà thôi. [13]
- Một người đàn bà tên Tachibana Chieko, bạn đồng nghiệp
ở trường tiểu học Yayoi ở Hakodate
[14] - Trong bài thơ nhan đề Ôgata no hifu no (Ichiaku no suna), Takuboku có nhắc đến mối tình đầu của ông qua hình ảnh một cô bé gái hay mặc chiếc áo khoác ngoài kimono rộng thùng thình in hình bông hoa màu đỏ. Năm đó ông mới lên sáu.Các nhà chú thích cho rằng cô gái ấy tên Sata, con người thợ mộc trong làng, bạn chơi đùa với ông ngày bé. Sata chết năm 11 tuổi. [15] - Mục Túc phong cao phùng lập xuân, Hồ Lô giang thượng lệ triêm cân (Mục Túc phong ký gia nhân, thơ Sầm Tham) [16] - Nhà văn Nga Ivan S. Tourgueniev (Turgenev, 1818-83) nhà văn theo chủ nghĩa lý tưởng (Idealism) thời tiền cách mạng Nga, muốn tìm về khuôn mặt đích thực của con người. Từng bất hòa với mẹ vì bà đối xử tàn nhẫn với một nông nô. Sau sống lưu vong và chết ở Pháp. Ảnh hưởng nhiều đến các nhà văn Nhật Bản.Chúng ta chắc đều nhớ các đoản thiên nhan đề "Tình đầu" "Cuộc hẹn hò" của ông. [17] - Về bút hiệu Takuboku có thuyết cho rằng do nữ sĩ Yosano Akiko đặt cho ông từ một câu thơ chính ông làm ra. Có lẽ là bài Kitsutsuki ni (Lời gữi con chim gõ mõ) đăng trong số tháng 11 năm 1906 của Tạp chí Shirayuri (Hoa huệ trắng), nói về con chim đi tìm lương thực cho mình bằng cách mổ vào "thân cây của sinh mệnh", một cổ thụ đã sống hàng nghìn năm trong rừng nguyên thủy. Khi viết Nhật ký Romaji, ông tự xưng là H.Ishikawa, The Woodpecker. [18] - Jumoku (thụ mộc) đi với Takuboku (Trác Mộc), Kajitsu (quả thực) đi với Aika (Ai Quả) [19] - Kusakabe kể lại là Takuboku tình cờ đọc được lá thư Ikuu gửi cho Setsuko xin một tấm ảnh cá nhân mà bà Setsuko lại dấu lá thư ấy nên đâm ra nghi ngờ bạn và vợ. Nhà phê bình nghĩ rằng đúng ra thì Ikuu chỉ là người quá ngưỡng mộ Takuboku nên đâm ra yêu tất cả những gì thuộc về nhà thơ. Ông đã từng muốn cưới em gái Takuboku là Mitsuko, sau khi chuyện không thành mới kết hôn với Fuki là em ruột bà Setsuko. |
|