[04] 318- Hàm Tận Tập Yếu (Sabbasaṅgaho). V- Thế nào là Hàm Tận Tập Yếu? Ð- Hàm Tận Tập Yếu là gồm tất cả Pháp Chơn Ðế chia ra từng phần trong mỗi loại. Hàm Tận Tập Yếu có 4:
319- Năm Uẩn (Khandha). V- Thế nào là Năm Uẩn? Ð- Uẩn là khối, nhóm, đống, chùm. Cũng gọi là ấm, tích tựu, tập hợp v.v...Như vậy, Ngũ uẩn là năm nhóm tập hợp.
Bản thể pháp của 5 Uẩn: Sắc Uẩn là 28 sắc pháp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng; Hành Uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng). Thức Uẩn là tất cả Tâm. 320- Mười Hai Xứ (Āyatana). V- Thế nào là Mười Hai Xứ? Ð- Xứ là nơi, chỗ. Theo Pāli chú giải "Pháp nào làm cho Tâm và sở hữu phát sanh gọi là Xứ". Xứ có 12:
321- Mười Tám Giới (Dhātu). V- Thế nào là mười tám Giới? Ð- Giới là bản chất có tướng trạng riêng biệt, mỗi vật có tánh chất khác nhau. Giới có 18:
322- Bốn Thánh Ðế (Ariyasaccāni). V- Thế nào là Bốn Thánh Ðế? Ð- Ðế là chơn thật. Thánh là những bậc siêu phàm tục. Như vậy 4 Thánh Ðế là 4 pháp chơn thật các bậc siêu nhân mới hiểu được; cũng gọi là Diệu Ðế là những chơn lý sâu xa mầu nhiệm. Thánh Ðế có 4:
323- Duyên Yếu Hiệp (Paccaya Samgaha). V- Thế nào là Duyên Yếu Hiệp? Ð- Duyên Yếu Hiệp là những yếu tố trợ sanh và ủng hộ. Duyên Yếu Hiệp có 2 loại: Duyên Sinh và Duyên Hệ. 324- Duyên Sinh (Paṭiccasamuppāda) (*) V- Thế nào là Duyên Sinh? Ð- Duyên Sinh là các nguyên nhân sanh khởi; và cái này có, cái kia có; nếu cái này không, cái kia không (imasmimsati, idam hoti; imasmim asati, idam na hoti). Duyên Sinh có 12 chi tập khởi: Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lảo Tử Ưu Bi Khổ Não.
325- Vô Minh Duyên Hành (Avijjā Paccayā Saṅkhārā). (*) V- Thế nào là Vô Minh duyên Hành?Ð- Vô Minh là không biết cái đáng biết: cái đáng biết là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, Nhân Quá Khứ, Quả Vị Lai, Nhân Quá Khứ và Quả Vị Lai, Duyên Sinh. Vô Minh tức là sở hữu Si. Vì không biết cái đáng biết ấy nên ý nghĩ tạo tác các việc Thiện, Bất Thiện; như Phúc Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Thiện Dục Giới, Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra Tâm Quả Thiện Dục Giới, Sắc Giới và Sắc Nghiệp Thiện), Phi Phúc Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Bất Thiện tạo ra Tâm Quả và sắc Nghiệp Bất Thiện). Bất Ðộng Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Thiện Vô Sắc Giới tạo ra Tâm Quả Vô Sắc Giới). Hoặc Thân Hành (sở hữu Tư hợp với Tâm Thiện Dục Giới, Tâm Bất Thiện điều khiển Thân hành động). Khẩu Hành (sở hữu Tư...điều khiển khẩu nói năng). Tâm Hành (sở hữu Tư...ý suy nghĩ).
326- Hành Duyên Thức (Saṅkhāra Paccayā Viññāṇaṃ). (*) V- Thế nào là Hành duyên Thức? Ð- Hành ở đây là sở hữu Tư hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế tạo ra các Tâm Quả Hiệp Thế. Như sở hữu Tư Hiệp với 12 Tâm Bất Thiện tạo ra 7 tâm Quả Bất Thiện, sở hữu Tư Hiệp trong 8 Tâm Thiện Dục Giới tạo ra 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân. Sở Hữu Tư Hiệp trong 5 Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra 5 Tâm Quả sắc Giới và sở hữu Tư Hiệp trong 4 Tâm Thiện Vô sắc Giới tạo ra 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới.
327- Thức Duyên Danh Sắc (Viññāṇa Paccayā Nāmarūpa). (*) V- Thế nào là Thức duyên Danh Sắc? Ð- Thức ở đây là Quả thức (Vipākaviññāṇa) và Nghiệp thức (Kammaviññāṇa). Quả Thức là 7 Tâm Quả Bất Thiện, 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân, 8 Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân, 5 Tâm Quả Sắc Giới và 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới. Nghiệp Thức là sở hữu Tư Hiệp với các Tâm Bất Thiện và Thiện Hiệp Thế trong thời Quá Khứ. Vì có hai thức này nên 35 sở hữu Tâm (trừ 3 giới Phần) hiệp trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế mới có. Và cũng vì có 2 loại Thức này nên sắc Nghiệp Tục Sinh (Patisandhikammajarūpa), Sắc Nghiệp Bình Nhựt (Pavattikammajarūpa) và Sắc Tâm Quả (Cittavipākajarūpa) mới được sanh lên.
328- Danh Sắc Duyên Lục Nhập (Nāmarūpa Paccayā Saḷāyatana). (*) V- Thế nào là Danh Sắc duyên Lục Nhập?Ð- Danh ở đây là 35 sở hữu (trừ Giới Phần) khi hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Còn sắc ở đây là sắc Nghiệp (5 Sắc Vật, 2 Sắc Tính, 8 Sắc Bất Ly do Nghiệp tạo, Mạng Quyền và Ý Vật. Vì có 2 phần danh và sắc này nên Nhãn Xứ, Nhĩ Xứ, Tỷ Xứ, Thiệt Xứ, Thân Xứ, và Ý Xứ (32 Tâm Quả Hiệp Thế) mới có.
329- Lục Nhập Duyên Xúc (Salāyatana Paccayā Phassa). (*) V- Thế nào là Lục Nhập duyên Xúc? Ð- Vì có Nhãn Vật nên mới có Nhãn Xúc (sự giáp mặt của Nhãn Vật, Nhãn Thức và Cảnh Sắc). Vì có Nhĩ Vật nên mới có Nhĩ Xúc (sự giáp mặt của Nhĩ Vật, Nhĩ Thức và cảnh Thinh). Vì có Tỷ Vật nên mới có Tỷ Xúc (sự giáp mặt của Tỷ Vật, tỷ Thức và Cảnh Khí). Vì có Thiệt Vật nên mới có Thiệt Xúc (sự giáp mặt của Thân Vật, thân Thức và Cảnh Xúc). Vì có Ý vật nên mới có Ý Xúc (sự giáp mặt của Ý Vật, Ý Thức và 6 Cảnh).
330- Xúc Duyên Thọ (Phassa Paccayā Vedanā). (*) V- Thế nào là Xúc duyên Thọ? Ð- Xúc đây là sở hữu Xúc hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Vì có sở hữu Xúc trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế, nên sở hữu Thọ trong 32 tâm Quả Hiệp Thế mới có. Như: Nhãn Xúc duyên Nhãn Thọ, Nhĩ Xúc duyên Nhĩ Thọ, Tỷ Xúc duyên cho Tỷ Thọ, Thiệt Xúc duyên cho Thiệt Thọ, Thân Xúc duyên cho Thân Thọ, Ý Xúc duyên cho Ý Thọ (Ý Thọ là sở hữu Thọ hiệp với 2 Tâm Tiếp Thâu, 3 Tâm Quan sát, 8 Quả Dục Giới Hữu Nhân, 5 Quả sắc Giới và 4 Quả Vô Sắc.
331- Thọ Duyên Ái (Vedanā paccayā taṇhā). (*) V- Thế nào là Thọ duyên Ái? Ð- Thọ đã phân 6 loại như trên. Còn Ái đây là sở hữu Tham Hiệp với 8 Tâm Tham khởi lên trong Lộ Tâm Ngũ Môn và Ý Môn nơi chặn Ðổng Tốc (Javana) để hưởng Cảnh tốt. Thọ có 6 thì Ái cũng có 6: Nhãn Thọ duyên Sắc Ái, Nhĩ Thọ duyên Thinh Ái, Tỷ Thọ duyên Hương Ái, thiệt Thọ duyên Vị Ái, Thân Thọ duyên Xúc Ái, Ý Thọ duyên Pháp Ái (Pháp Ái là ưa thích các sự việc ...).
332- Ái Duyên Thủ (Taṇhā Paccayā Upādānaṃ). (*) V- Thế nào là Ái duyên Thủ? Ð- Ái có 6 loại như nói trên. Thủ cũng có 6 loại như Ái, nhưng nặng hơn. Thí dụ: thấy chiếc xe tốt khởi Tâm ưa thích là Ái, Tâm tha thiết luôn luôn muốn được chiếc xe tốt ấy là Thủ. Vì vậy Ái duyên Thủ cũng có 6: sắc Ái duyên Sắc Dục Thủ, Thinh Ái duyên Thinh Dục Thủ, Hương Ái duyên Hương Dục Thủ, Vị Ái duyên Vị Dục Thủ, Xúc Ái duyên Hương Dục Thủ, Pháp Ái duyên Pháp Dục Thủ (Dhammakāmupādāna, chớ không phải Dhammachanda là sự mong muốn chứng ngộ Ðạo, Quả Thiền Ðịnh...).
333- Thủ Duyên Hữu (Upādāna Paccayā Bhava). (*) V- Thế nào là Thủ duyên Hữu? Ð- Thủ có 6 loại như đã nói trên. Còn hữu ở đây có 2: Nghiệp Hữu (Kammabhava), và Sinh Hữu (Upapattibhava). Nghiệp Hữu là sở hữu Tư Hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế nương theo Thân Môn, Khẩu Môn và Ý Môn. Sinh Hữu là 23 Tâm Quả Hiệp Thế và sắc Nghiệp. Sinh Hữu có 3: Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu.
334- Hữu Duyên Sinh (Bhava Paccayā Jāti). (*) V- Thế nào là Hữu duyên Sinh? Ð- Hữu ở đây là Nghiệp Hữu. Còn Sinh là sự phát khởi của Danh và sắc, có 2 thứ là Tâm Tục Sinh và Sắc Tục Sinh. Sinh có 3 loại:
Ngũ Uẩn Sinh là 10 Tâm Quả Tục Sinh Cõi Dục Giới, 5 Tâm Quả tục Sinh Cõi Sắc Giới và các Sắc Nghiệp Tục Sinh. Tứ Uẩn Sinh là 4 Tâm Quả tục Sinh Cõi Vô Sắc (4 Cõi Vô Sắc vì thiếu Sắc Uẩn nên gọi là Tứ Uẩn). Nhứt Uẩn Sinh là Sắc Mạng Quyền lúc tục sinh của người Vô Tưởng (cõi Vô Tưởng người chỉ có Sắc chớ không Tâm, nên gọi là Nhứt Uẩn). Như vậy, do có Nghiệp Hữu mới có Tâm Tục sinh và Sắc Tục Sinh nên gọi là "Hữu duyên Sinh".
335- Sinh Duyên Lão Tử (Jāti Paccayā Jarāmaraṇaṃ). (*) V- Thế nào là Sinh duyên Lão, Tử, Sầu, Khóc (Bi Lụy), Khổ, Ưu, Ai? Ð- Sinh có 2 thứ (3 loại) như đã nói trên. Do Danh và sắc sanh khởi nên Lão Tử Sầu Khóc Khổ Ưu Ai sanh khởi! Sinh là sanh khởi của Tâm và Sắc (Danh và sắc ở sát na Sinh). Lão là sự già của Tâm và Sắc (danh và sắc ở sát na Trụ). Tử là sự hoại diệt của Tâm và Sắc (Danh và sắc ở sát na Diệt). Sầu là Tâm buồn rầu, phiền muộn, ưu sầu (Tâm Sân thọ Ưu). Khóc là sự kêu la than khóc, nước mắt tuôn rơi (cách Khổ Tâm động Thân). Khổ là sự đau đớn của thể xác (Thân thức thọ Khổ). Ưu là sự buồn bực, ưu tư bất toại nguyện (sở hữu thọ Ưu). Ai là sự quá buồn, quá khổ Tâm, rất khó chịu sở hữu thọ Khổ. Ðể người đọc dễ nhận, xin thí dụ: Khổ như nước mía đang thắng trên lò lửa, sầu như nước mía đang sôi, Ai như nước mía sắt lại thành đường, Khóc như đường bị khét. Như vậy là toàn bộ Khổ Uẩn, Duyên Sinh tập khởi phân ra 3 thời, 12 chi, 20 hành tướng, 3 tục đoan, 4 yếu lược, 3 luân hồi và 2 căn.
336- Ba Thời (Addhā). V- Thế nào là 3 thời? Ð- Ba Thời là Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai. Thời Quá Khứ gồm có 2 phần Duyên Sinh là Vô Minh và Hành. Thời Hiện Tại gồm có 8 Phần Duyên Sinh là Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ và Hữu. Thời Vị Lai gồm có 2 phần Duyên Sinh là Sanh và Lão Tử. 337- Mười Hai Chi (Aṅga). V- Thế nào là 12 Chi? Ð- Mười Hai Chi là Vô Minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử... 338- Hai Mươi Hành Tướng (Visatākārā). V- Thế nào là hai mươi Hành Tướng? Ð- Vô Minh, Hành, Ái, Thủ và Hữu là nhân Hành Tướng Quá Khứ tạo ra Quả Hiện Tại: Thức, danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ là quả Hành Tướng của Hiện Tại. Ái, Thủ,Hữu, Vô Minh và Hành là nhân Hành Tướng của Hiện Tại tạo ra quả Vị Lai: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thọ trong Sanh và Lão Tử là quả hành Tướng của Vị Lai. 339- Ba Tục Ðoan (Tīsandhi). V- Thế nào là 3 Tục Ðoan? Ð- Hành và Thức là mối nối giữa Nhân Quá Khứ và Quả Hiện Tại.
340- Bố Yếu Lược (Tusaṅkhepa). V- Thế nào là 4 Yếu Lược? Ð- Hai mươi Hành Tướng nói tóm lại có 4 phần:
341- Ba Luân Hồi (Tīṇivavattāni). V- Thế nào là 3 Luân Hồi? Ð- Ba Luân Hồi là Phiền Não Luân Hồi, Nghiệp Luân Hồi và Quả Luân Hồi.
342- Hai Căn (Mūla). V- Thế nào là 2 Căn? Ð- Hai Căn là Quá Khứ Căn và Hiện tại Căn.
Như vậy là "Duyên sinh", là Pháp "Tập khởi" do cái này có, cái kia có. Nếu cái này không, cái kia không. Chúng sanh hay loại Hữu Tình dưới mọi hình thức (người, thú) dưới mọi danh xưng (Ông, bà..) chỉ là một bộ Ngũ Uẩn, nếu phân tóm lượt thì chỉ có 2 phần là Danh và Sắc. Danh và Sắc là 2 nguồn hiện tượng luôn luôn sanh và Diệt, không thể dừng lại, dù chỉ một giây phút ngắn. Ðã luôn luôn sanh diệt đổi thay, dĩ nhiên là không thể có một vật chi thường hằng bất biến! Ðó là định lý Vô Thường (Anicca). Vô Ngã (Anattā) của Ðạo Phật. (Thế nên người Phật Tử mà tin có một cá thể nào thường hằng bất biến là hiểu sai giáo lý Ðức Thế Tôn. Và có thể giống như các triết thuyết ngoại đạo tin tưởng vào chủ thuyết Thượng Ðế và Linh Hồn; hoặc Ðại Ngã và Tiểu Ngã; hoặc Chơn Tâm và Vọng Thức v.v..). 343- Duyên Hệ (Pāṭṭhānapaccayo) (*) V- thế nào là Duyên Hệ? Ð- Duyên Hệ là sự trợ giúp cho được sanh ra hoặc ủng hộ cho được tăng trưởng thêm; theo Phật Giáo không có cái gì tự hữu đơn thuần mà phải do nhiều yếu tố hiệp trợ. Thí dụ: cái đồng hồ không thể tự nhiên mà có, nhưng cũng không phải chỉ do một người thợ làm được cái đồng hồ và cũng không phải chỉ một bộ phận, một chất loại nào mà thành cái đồng hồ được! Trái lại sở dĩ có cái đồng hồ là do nhiều người thợ (làm các bộ phận), nhiều bộ phận, nhiều chất loại.. kết thành. Ðó là lý Duyên Hệ (paccayadhamma) của Ðạo Phật vậy. Duyên Hệ phần pháp căn bản có 24: Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Ðẳng Vô Gián Duyên, Ðồng Sanh Duyên, Hổ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Thân Y Duyên, Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên, Tập Hành Duyên, Nghiệp Duyên, Quả Duyên, Thực Duyên, Quyền Duyên, Thiền Duyên, Ðạo Duyên, Tương Ưng Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên, Vô Hữu Duyên, Ly Duyên và Bất Ly Duyên.
344- Nhân Duyên (Hetupaccayo). (*) V- Thế nào là Nhân Duyên? Ð- Nhân Duyên là cách tương trợ giúp bằng 6 Nhân Tương Ưng (Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân và Vô Si); hay nói cách khác, Nhân Tương Ưng ủng hộ và trợ sanh các Tâm Pháp tương ưng và Sắc Pháp đồng sanh gọi là Nhân Duyên. Nhân Duyên tính theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
345- Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccayo). (*) V- Thế nào là Cảnh Duyên? Ð- Cảnh Duyên là cách trợ giúp bằng đối tượng; hay nói cách khác, cái gì bị Tâm biết gọi là Cảnh và Cảnh trợ cho Tâm sanh khởi nên gọi là Cảnh Duyên. Trong bộ Pāṭṭhāna có giải: Sắc Xứ làm Duyên cho Nhản Thức Giới và các Pháp tương ưng với Nhản Thức Giới bằng Cảnh Duyên Thinh Xứ...Khí Xứ...Vị Xứ...Xúc Xứ...Cả 5 Xứ (Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc) làm Duyên cho Ý Giới và Pháp tương ứng với Ý Giới bằng Cảnh Duyên. Tất cả Pháp làm Duyên cho Ý thức Giới và Pháp tương ứng với Ý Thức Giới bằng Cảnh Duyên. Cảnh Duyên tính theo Tam Ðề Thiện có 9 cách:
346- Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) (*) V- Thế nào là Trưởng Duyên? Ð- Trưởng Duyên là pháp trợ giúp phải lớn hơn, mạnh hơn các Pháp đồng sanh. Trong bộ Paṭṭhāna có giải Dục lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Tâm lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Tinh Tấn lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Trí tuệ lớn trội hơn Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Nói tóm lại, những Pháp chỉ làm cho Tâm và sở hữu Tâm sanh ra biết Cảnh nặng về Pháp nào thì pháp ấy là Năng Trưởng Duyên. Trưởng Duyên được chia thành 2 loại: Cảnh Trưởng Duyên và Ðồng Sanh Trưởng Duyên.
347- Cảnh Trưởng Duyên (Ārammanādhipatipaccayo). V- Thế nào là Cảnh Trưởng Duyên? Ð- Cảnh Trưởng Duyên là đối tượng quá tốt đẹp làm cho thứ Tâm đã biết được Cảnh ấy thường diễn tiến trên các Lộ trình nhiều hơn thứ Tâm khác. Cảnh Trưởng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
348- Ðồng Sinh trưởng Duyên (Sahajātādhipatipaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Trưởng Duyên? Ð- Ðồng Sinh chung một sát na, một đối tượng nhưng Pháp nào lớn mạnh hơn và hỗ trợ các Pháp đồng sinh, Pháp ấy được gọi là "Ðồng Sinh Trưởng Duyên". Có 4 Pháp có thể làm Trưởng Duyên được là Dục, Cần, Tâm và Thẩm. Ðồng Sinh Trưởng Duyên phân theo Tam Ðề thiện có 7 cách:
349- Vô Gián Duyên(1) (Anantarapaccayo). (*) V- Thế nào là Vô Gián Duyên? Ð- Vô Gián Duyên là trợ giúp bằng cách "nối nhau sinh diệt" (tương tục sinh) tức sát na Tâm trước vừa diệt trợ cho sát na Tâm sau sinh lên luôn luôn như vậy, từ vô thủy cho đến khi vào chung kết (Niết Bàn). Trong một cái chớp nhoáng, dòng tâm thức đã diễn tiến đến triệu triệu sát na thì đã có đến triệu triệu lần Vô Gián Duyên; đối với vị chứng Thiền Diệt (Nirodha-samāpatti) liên tiếp 7 ngày không có Tâm, thì sát na Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (trước khi chứng Thiền Diệt) sẽ trợ cho sát na Tâm Quả A Na hàm hoặc A La Hán (sau khi chứng Thiền Diệt) bằng Vô Gián Duyên. Như vậy đối với vị chứng Thiền Diệt, trong thời gian 7 ngày ấy chỉ có một lần Vô Gián Duyên; nhưng đối với Vị Trời Vô Tưởng từ khi sinh đến tử thờigian của tuổi thọ đến 500 đại kiếp (Mahākappa) cũng chỉ có 1 lần Vô Gián Duyên; vì Vị Trời Vô Tưởng không có tâm thức, nên kể sát na Tâm Tử (trước khi thành Người Vô Tưởng) trợ cho sát na Tâm Tục Sinh (sau khi chết của người Vô Tưởng) bằng Vô Gián Duyên. (Có một số Luận Sư của các học phái tân tiến chủ trương rằng "vị Trời Vô Tưởng vẫn còn thức A-lại-da duy trì chủng tử và khi Niết Bàn vẫn còn thức A-lại-da dưới danh nghĩa Bạch Tịnh Thức để chấp trì hạt giống Bồ Ðề và chờ cơ hội sẽ thị hiện độ đời! " Ðây là một chủ thuyết trái ngược với Tông chỉ của Ðạo Phật! Xin các bực Trí Thức bình tâm xét lại!) Vô Gián Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
350- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo). V- Thế nào là Ðẳng Vô Gián Duyên? Ð- Năng trợ Sở bằng cách nối liền nhau gọi là Ðẳng Vô gián Duyên. Chi Pháp giống như Vô Gián Duyên chẳng khác, chỉ vì sự lợi ích cho một số chúng sanh khi nghe Vô Gián Duyên chưa được tỏ ngộ nên Ðức Chánh Biến Tri thuyết thêm Ðẳng Vô Gián Duyên vậy thôi. 351- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo). (*) V- Thế nào là Ðồng Sinh Duyên? Ð- Hổ trợ nhau bằng sự hiện diện đồng thời, gọi là Ðồng Sinh Duyên. Thí dụ: chiếc xe có 4 bánh, ghế bàn có 4 chân...Ðồng Sinh Duyên nếu kể đại khái có:
Ðồng Sinh Duyên phân theo Tâm Ðề Thiện có 9 cách:
352- Hổ Tương Duyên (Aññamannapaccayo). (*) V- Thế nào là Hổ Tương Duyên? Ð- Cách giúp qua giúp lại, hay hổ trợ cho nhau gọi là Hổ Tương Duyên. Hổ Tương Duyên nếu phân đại khái có 3:
Hổ Tương Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
353- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo). (*) V- Thế nào là Y Chỉ Duyên? Ð- Làm chổ nương nhờ cho Pháp khác gọi là Y Chỉ Duyên. Thí dụ: như cây mọc trên đất. Ðất là chỗ nương nhờ của cây. Y Chỉ Duyên có thể phân ra nhiều loại: Ðồng Sinh Y Chỉ Duyên (tức là Ðồng Sinh Duyên). Vật Sinh Tiền Bất Hiệp Duyên (tức Vật Sinh Tiền Y Duyên sẽ giải). Cảnh vật Sinh Tiền Bất Hiệp Duyên (tức cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên sẽ giải).
354- Vật Sinh Tiền Y Duyên (Vatthupurejātanissayapaccayo). V- Thế nào là Vật Sinh Tiền Y Duyên? Ð- Sắc vật sinh trước làm chổ nương cho Tâm Thức sinh sau gọi là Vật Sinh Tiền Y Duyên. Vật Sinh Tiền Y Duyên phân theo Tam Ðề Thiện, có 3 cách:
355- Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên. (Vatthārammanapurejāta nissaya paccayo). V- Thế nào là Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên? Ð- Sắc sinh trước làm Cảnh cho tâm sinh sau nương nhờ gọi là CảnhVật Sinh Tiền Y Duyên. Thí dụ: Sắc Tâm đồng sinh với Tâm thứ 17 từ Tâm Tử, đếm trở lại, làm Duyên cho những Tâm sinh theo Lộ Cận Tử...Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên phân theo tam Ðề Thiện có 3 cách:
356- Thân Y Duyên (Upanissyapaccayo). V- Thế nào là Thân Y Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách thường nương nhờ gọi là Thân Y Duyên. Thí dụ: như người Thiện Tín thường Bố Thí Trì giới thành thói quen, hoặc người ác thường sát sanh trộm cắp, tà dâm ... thành cố tật v.v...Thân Y Duyên chia ra có 3:
357- Thường Thân Y Duyên (Pakatūpanissyapaccayo). V- Thế nào là Thường Thân Y Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách thường làm trở thành tập quán gọi là Thường Thân Y Duyên. Thí dụ: Thầy tu mở miệng hay nói "Mô Phật", hoặc kẻ nói chuyện quen tật văng tục ... Thường Thân Y Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 9 cách:
358- Tiền Sinh Duyên (Purejātapaccayo). (*) V- Thế nào là Tiền Sinh Duyên? Ð- Sắc Pháp sinh trước trợ cho tâm khởi lên gọi là Tiền Sinh Duyên. Tiền Sinh Duyên có 2: Vật Tiền Sinh Duyên (tức Vật Sinh Y Duyên); Cảnh Tiền Sinh Duyên.
359- Cảnh Tiền Sinh Duyên (Ārammanapurejātapaccayo). V- Thế nào là Cảnh Tiền Sinh Duyên? Ð- 18 Hiển Sắc (đất, nước, lửa, gió, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, tiếng, mùi, vị, nam tính, nữ tính, Ý vật mạng quyền và Vật thực) sinh trước làm cảnh cho Tâm khởi lên gọi là Cảnh Tiền sinh duyên. Cảnh Tiền sinh duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
360- Hậu Sinh Duyên (Pacchājātapaccayo). (*) V- Thế nào là Hậu Sinh Duyên? Ð- Tâm sinh sau trợ cho sắc sinh trước gọi là Hậu Sinh Duyên. Thí dụ: các điềm lành dữ xảy ra do việc họa phước sắp phát hiện... Hậu Sinh Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
361- Tập Hành Duyên (Asevanapaccayo). (*) V- Thế nào là Tập Hành Duyên? Ð- Sát na Tâm Ðổng Tốc trước trợ cho sát na Ðổng Tốc sau được thuần thục và mạnh hơn gọi là Tập Hành Duyên. Thí dụ: như người học sinh nhờ năm học đầu giúp cho năm học kế giỏi hơn. Tập Hành Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
362- Nghiệp Duyên (Kammapaccayo). (*) V- Thế nào là Nghiệp Duyên? Ð- Sở hữu Tư (cetanā) hướng dẫn và điều hành các Tâm, những sở hữu cùng phối hợp và các Sắc Pháp đồng sinh gọi là Nghiệp Duyên. Nghiệp Duyên có 2 loại: Ðồng Sinh Nghiệp Duyên và Dị Thời Nghiệp Duyên.
363- Ðồng Sinh Nghiệp Duyên (Sahajātakammapaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Nghiệp Duyên? Ð- Sở hữu Tư hướng dẫn Pháp đồng sinh (Tâm và sở hữu) điều khiển Thân hành động, Khẩu nói năng ... gọi là Ðồng Sinh Nghiệp Duyên. Thí dụ: như viên Quản lý điều hành các công nhân trong một xí nghiệp. Ðồng Sinh Duyên Nghiệp Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
365- Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānakkanikakammapaccayo). V- Thế nào là Dị ThờiNghiệp Duyên? Ð- Sự lưu tồn của Nghiệp lực (Bījanidhānakicca) tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp gọi là Dị Thời Nghiệp Duyên. Hay nói cách khác, những hành vi nào đó có khả năng làm khác thời gian mà được kết Quả (Dị thời nhi thục) gọi là Dị Thời Nghiệp Duyên. Thí dụ: Ðem cây xoài đi trồng, 5 năm sau có trái...Dị Thời Nghiệp Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 2 cách:
365- Quả Duyên (Vipākā paccayo). (*) V- Thế nào là Quả Duyên? Ð- Quả trợ giúp cho Quả (dù Tương ưng hay Ðồng Sinh) gọi là Quả Duyên. Thí dụ: lúc Tục Sinh, Tâm Quả và Sắc Nghiệp đồng sinh và đồng trợ cho nhau, hoặc Tâm Quả sinh lên có 4 Danh Uẩn. Uẩn Quả này trợ cho Uẩn Quả kia ... Quả Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1 cách:
366- Thực Duyên (Āhārapaccayo). (*) V- Thế nào là Thực Duyên? Ð- Nuôi dưỡng Tâm pháp và sắc Pháp được tồn tại và tăng trưởng gọi là Thực duyên. Có 4 loại:
367- Sắc Thực Duyên (Rūpa Āhārapaccayo). V- Thế nào là Sắc Thực Duyên? Ð- Trợ giúp bằng chất dinh dưỡng cho Sắc Pháp được sinh trưởng gọi là Sắc Thực Duyên. Thí dụ: nhờ cơm cháo ... mà con người được sống. Sắc Thực Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1 cách:
368- Danh Thực Duyên (Nāma Āhārapaccayo). V- Thế nào là Danh Thực Duyên? Ð- Trợ giúp các Pháp đồng sanh bằng cách thu hút đối tượng (Cảnh) làm chất dinh dưỡng gọi là Danh Thực Duyên. Hay nói cách khác; Tâm, Xúc và Tư giúp cho các tâm Pháp sinh khởi, tồn tại và tăng trưởng nên gọi là Danh Thực Duyên. Thí dụ: như một tiệm buôn, nhờ người chủ tổ chức, nhờ viên Quản lý điều hành mọi công việc và người bán hàng giao tiếp với khách hàng, tiệm buôn mới được sinh hoạt đều đều và các công nhân trong tiệm được sống lâu dài. Người chủ như Tâm, Quản lý như Tư, người bán hàng như Xúc. Danh Thực Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
369- Quyền Duyên (Indriyapaccayo). (*) V- Thế nào là Quyền Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách cai Quản, điều hành các Pháp đồng sinh gọi là Quyền Duyên, thí dụ: như vị tướng chỉ huy các binh sĩ. Quyền Duyên phân ra có 3:
370- Ðồng Sinh Quyền Duyên (Sahajātindriyaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Quyền Quyên? Ð- Năng và Sở đồng sinh, nhưng năng giúp cho Sở bằng cách điều khiển gọi là Ðồng Sinh Quyền Duyên. Có 8 chi pháp căn bản của Ðồng Sinh Quyền Duyên: Tín Quyền, Cần Quyền, Niệm Quyền, Ðịnh Quyền, Tuệ Quyền, Ý Quyền, Thọ Quyền (Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả), Mạng Quyền (danh) (Vị Tri Quyền, Dỉ Tri Quyền và Cụ Tri Quyền thuộc về Tuệ Quyền). Ðồng Sinh Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
371- Tiền Sinh Quyền Duyên (Purejātindriyaccayo). V- Thế nào là Tiền Sinh Quyền Duyên? Ð- Năm Sắc Vật sinh trước có khả năng điều khiển Ngũ Song Thức và 7 sở hữu Biến Hành cùng hiệp sắp sinh gọi là Tiền Sinh Quyền Duyên. Thí dụ: Sắc Nhãn Vật đối chiếu với Cảnh sắc, Nhãn Thức mới sinh khởi v.v...Tiền Sinh Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 1 cách:
372- Sắc Mạng Quyền Duyên (Rūpajīvitindrīyapaccayo). V- Thế nào là Sắc mạng Quyền Duyên? Ð- Sắc Mạng Quyền trợ cho Sắc Nghiệp đồng sinh gọi là Sắc Mạng Quyền Duyên. Thí dụ: nước nuôi dưỡng các loại thủy thảo được sống còn v.v... Sắc Mạng Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1cách:
373- Thiền Duyên (Jhānapaccayo). (*) V- Thế nào là Thiền Duyên? Ð- Trợ giúp các Pháp đồng sinh bằng cách đối trị nghịch Pháp gọi là Thiền Duyên. Thí dụ: Chi tâm đối trị Hôn Thùy v.v... Thiền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
374- Ðạo Duyên (Maggapaccayo). (*) V- Thế nào là Ðạo Duyên? Ð- Những Pháp như con đường, đưa chúng sanh đến nơi Khổ, chổ Vui và Niết Bàn gọi là Ðạo. Và những Pháp ấy hổ trợ các Pháp đồng sinh gọi là Ðạo Duyên. Thí dụ: Bát Chánh Ðạo là con đường đến Niết Bàn, 8 chi Ðạo trợ cho Tâm Ðạo và các sở hữu đồng sinh v.v... Ðạo Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
375- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo). (*) V- Thế nào là Tương Ưng Duyên? Ð- Tứ Danh Uẩn hổ trợ nhau bằng cách hòa hợp tương đồng gọi là Tương Ưng Duyên. Thí dụ: như chén nước mắm có đủ các thứ: nước, muối, thuốc (gia vị) cá ... phối hợp lại thành 1, mặc dù trong ấy có đủ mùi vị các thứ, nhưng không thể tách rời ra. Tương Ưng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
376- Bất Tương Ưng Duyên (Vippayuttapaccayo). (*) V- Thế nào là Bất Tương Ưng Duyên? Ð- Danh và Sắc hổ trợ nhau nhưng không hòa đồng nên gọi là Bất Tương Ưng Duyên. Thí dụ: Dầu và nước đổ chung, nhưng dầu và nước không bao giờ hòa nhau thành một. Bất Tương Ưng Duyên có 3:
377- Ðồng Sinh Bất Tương Duyên. (Sahajātavippayuttapaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Bất tương Ưng Duyên? Ð- Trợ giúp nhau bằng cách Ðồng Sinh, nhưng không hòa đồng gọi là Ðồng Sinh Bất Tương Ưng Duyên. Thí dụ: như Hội Liên Tôn hay Liên Hiệp Quốc v.v... Ðồng Sinh Bất Tương Ưng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
378- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo). V- Thế nào là Hiện Hữu Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách hiện diện, hiện hữu. Hiện hữu duyên phân ra có 6:
379- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo). V- Thế nào là Vô Hữu Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách khiếm diện, không hiện hữu gọi là Vô Hữu Duyên. Thí dụ: Sát na tâm Khai Ngũ Môn diệt mất nên Tâm Ngũ Song Thức mới sinh lên được ... (Vô Hữu Duyên tức Vô Gián Duyên). 380- Ly Duyên (Vigatapaccayo). V- Thế nào là Ly Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách khứ ly, xa lìa nhau gọi là Ly Duyên, thí dụ: Sát na tâm Ngũ Song Thức diệt mất nên Tâm Tiếp Thâu mới sinh lên được...(giống như Vô Hữu Duyên tức là Vô Gián Duyên hay Ðẳng Vô Gián Duyên. 381- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo). V- Thế nào là Bất Ly Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách đang sanh, đang có (tức Hiện Hữu Duyên). 382- Kết Luận Về Duyên Hệ. Như đã trình bày, Duyên Hệ đại khái có tất cả là 24 thứ. Tùy theo trường hợp các Duyên sinh khởi không thể tìm ra khởi điểm đầu tiên; bởi lẻ trùng trùng Duyên sinh, điệp điệp Duyên Hệ. Các bậc Viên Giác đoạn tận mọi Duyên Sinh, Duyên Hệ nên chẳng có thân sau; vì "Niết Bàn là Vô Duyên"! Từ trước đến đây đã trình bày về Tâm, sở hữu Tâm, Sắc Pháp và Niết Bàn là pháp thuộc về phần Chơn Ðế (Paramatthasacca). Bây giờ sẽ bàn đến phần Tục Ðế (Sammuttisacca). -ooOoo- |
Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 11-2003)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 21-01-2004
[04] 318- Hàm Tận Tập Yếu (Sabbasaṅgaho). V- Thế nào là Hàm Tận Tập Yếu? Ð- Hàm Tận Tập Yếu là gồm tất cả Pháp Chơn Ðế chia ra từng phần trong mỗi loại. Hàm Tận Tập Yếu có 4:
319- Năm Uẩn (Khandha). V- Thế nào là Năm Uẩn? Ð- Uẩn là khối, nhóm, đống, chùm. Cũng gọi là ấm, tích tựu, tập hợp v.v...Như vậy, Ngũ uẩn là năm nhóm tập hợp.
Bản thể pháp của 5 Uẩn: Sắc Uẩn là 28 sắc pháp; Thọ Uẩn là sở hữu Thọ; Tưởng Uẩn là sở hữu Tưởng; Hành Uẩn là 50 sở hữu (trừ Thọ, Tưởng). Thức Uẩn là tất cả Tâm. 320- Mười Hai Xứ (Āyatana). V- Thế nào là Mười Hai Xứ? Ð- Xứ là nơi, chỗ. Theo Pāli chú giải "Pháp nào làm cho Tâm và sở hữu phát sanh gọi là Xứ". Xứ có 12:
321- Mười Tám Giới (Dhātu). V- Thế nào là mười tám Giới? Ð- Giới là bản chất có tướng trạng riêng biệt, mỗi vật có tánh chất khác nhau. Giới có 18:
322- Bốn Thánh Ðế (Ariyasaccāni). V- Thế nào là Bốn Thánh Ðế? Ð- Ðế là chơn thật. Thánh là những bậc siêu phàm tục. Như vậy 4 Thánh Ðế là 4 pháp chơn thật các bậc siêu nhân mới hiểu được; cũng gọi là Diệu Ðế là những chơn lý sâu xa mầu nhiệm. Thánh Ðế có 4:
323- Duyên Yếu Hiệp (Paccaya Samgaha). V- Thế nào là Duyên Yếu Hiệp? Ð- Duyên Yếu Hiệp là những yếu tố trợ sanh và ủng hộ. Duyên Yếu Hiệp có 2 loại: Duyên Sinh và Duyên Hệ. 324- Duyên Sinh (Paṭiccasamuppāda) (*) V- Thế nào là Duyên Sinh? Ð- Duyên Sinh là các nguyên nhân sanh khởi; và cái này có, cái kia có; nếu cái này không, cái kia không (imasmimsati, idam hoti; imasmim asati, idam na hoti). Duyên Sinh có 12 chi tập khởi: Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Nhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lảo Tử Ưu Bi Khổ Não.
325- Vô Minh Duyên Hành (Avijjā Paccayā Saṅkhārā). (*) V- Thế nào là Vô Minh duyên Hành?Ð- Vô Minh là không biết cái đáng biết: cái đáng biết là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, Nhân Quá Khứ, Quả Vị Lai, Nhân Quá Khứ và Quả Vị Lai, Duyên Sinh. Vô Minh tức là sở hữu Si. Vì không biết cái đáng biết ấy nên ý nghĩ tạo tác các việc Thiện, Bất Thiện; như Phúc Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Thiện Dục Giới, Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra Tâm Quả Thiện Dục Giới, Sắc Giới và Sắc Nghiệp Thiện), Phi Phúc Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Bất Thiện tạo ra Tâm Quả và sắc Nghiệp Bất Thiện). Bất Ðộng Hành (sở hữu Tư hiệp với Tâm Thiện Vô Sắc Giới tạo ra Tâm Quả Vô Sắc Giới). Hoặc Thân Hành (sở hữu Tư hợp với Tâm Thiện Dục Giới, Tâm Bất Thiện điều khiển Thân hành động). Khẩu Hành (sở hữu Tư...điều khiển khẩu nói năng). Tâm Hành (sở hữu Tư...ý suy nghĩ).
326- Hành Duyên Thức (Saṅkhāra Paccayā Viññāṇaṃ). (*) V- Thế nào là Hành duyên Thức? Ð- Hành ở đây là sở hữu Tư hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế tạo ra các Tâm Quả Hiệp Thế. Như sở hữu Tư Hiệp với 12 Tâm Bất Thiện tạo ra 7 tâm Quả Bất Thiện, sở hữu Tư Hiệp trong 8 Tâm Thiện Dục Giới tạo ra 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân. Sở Hữu Tư Hiệp trong 5 Tâm Thiện Sắc Giới tạo ra 5 Tâm Quả sắc Giới và sở hữu Tư Hiệp trong 4 Tâm Thiện Vô sắc Giới tạo ra 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới.
327- Thức Duyên Danh Sắc (Viññāṇa Paccayā Nāmarūpa). (*) V- Thế nào là Thức duyên Danh Sắc? Ð- Thức ở đây là Quả thức (Vipākaviññāṇa) và Nghiệp thức (Kammaviññāṇa). Quả Thức là 7 Tâm Quả Bất Thiện, 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân, 8 Tâm Quả Dục Giới Hữu Nhân, 5 Tâm Quả Sắc Giới và 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới. Nghiệp Thức là sở hữu Tư Hiệp với các Tâm Bất Thiện và Thiện Hiệp Thế trong thời Quá Khứ. Vì có hai thức này nên 35 sở hữu Tâm (trừ 3 giới Phần) hiệp trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế mới có. Và cũng vì có 2 loại Thức này nên sắc Nghiệp Tục Sinh (Patisandhikammajarūpa), Sắc Nghiệp Bình Nhựt (Pavattikammajarūpa) và Sắc Tâm Quả (Cittavipākajarūpa) mới được sanh lên.
328- Danh Sắc Duyên Lục Nhập (Nāmarūpa Paccayā Saḷāyatana). (*) V- Thế nào là Danh Sắc duyên Lục Nhập?Ð- Danh ở đây là 35 sở hữu (trừ Giới Phần) khi hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Còn sắc ở đây là sắc Nghiệp (5 Sắc Vật, 2 Sắc Tính, 8 Sắc Bất Ly do Nghiệp tạo, Mạng Quyền và Ý Vật. Vì có 2 phần danh và sắc này nên Nhãn Xứ, Nhĩ Xứ, Tỷ Xứ, Thiệt Xứ, Thân Xứ, và Ý Xứ (32 Tâm Quả Hiệp Thế) mới có.
329- Lục Nhập Duyên Xúc (Salāyatana Paccayā Phassa). (*) V- Thế nào là Lục Nhập duyên Xúc? Ð- Vì có Nhãn Vật nên mới có Nhãn Xúc (sự giáp mặt của Nhãn Vật, Nhãn Thức và Cảnh Sắc). Vì có Nhĩ Vật nên mới có Nhĩ Xúc (sự giáp mặt của Nhĩ Vật, Nhĩ Thức và cảnh Thinh). Vì có Tỷ Vật nên mới có Tỷ Xúc (sự giáp mặt của Tỷ Vật, tỷ Thức và Cảnh Khí). Vì có Thiệt Vật nên mới có Thiệt Xúc (sự giáp mặt của Thân Vật, thân Thức và Cảnh Xúc). Vì có Ý vật nên mới có Ý Xúc (sự giáp mặt của Ý Vật, Ý Thức và 6 Cảnh).
330- Xúc Duyên Thọ (Phassa Paccayā Vedanā). (*) V- Thế nào là Xúc duyên Thọ? Ð- Xúc đây là sở hữu Xúc hiệp với 32 Tâm Quả Hiệp Thế. Vì có sở hữu Xúc trong 32 Tâm Quả Hiệp Thế, nên sở hữu Thọ trong 32 tâm Quả Hiệp Thế mới có. Như: Nhãn Xúc duyên Nhãn Thọ, Nhĩ Xúc duyên Nhĩ Thọ, Tỷ Xúc duyên cho Tỷ Thọ, Thiệt Xúc duyên cho Thiệt Thọ, Thân Xúc duyên cho Thân Thọ, Ý Xúc duyên cho Ý Thọ (Ý Thọ là sở hữu Thọ hiệp với 2 Tâm Tiếp Thâu, 3 Tâm Quan sát, 8 Quả Dục Giới Hữu Nhân, 5 Quả sắc Giới và 4 Quả Vô Sắc.
331- Thọ Duyên Ái (Vedanā paccayā taṇhā). (*) V- Thế nào là Thọ duyên Ái? Ð- Thọ đã phân 6 loại như trên. Còn Ái đây là sở hữu Tham Hiệp với 8 Tâm Tham khởi lên trong Lộ Tâm Ngũ Môn và Ý Môn nơi chặn Ðổng Tốc (Javana) để hưởng Cảnh tốt. Thọ có 6 thì Ái cũng có 6: Nhãn Thọ duyên Sắc Ái, Nhĩ Thọ duyên Thinh Ái, Tỷ Thọ duyên Hương Ái, thiệt Thọ duyên Vị Ái, Thân Thọ duyên Xúc Ái, Ý Thọ duyên Pháp Ái (Pháp Ái là ưa thích các sự việc ...).
332- Ái Duyên Thủ (Taṇhā Paccayā Upādānaṃ). (*) V- Thế nào là Ái duyên Thủ? Ð- Ái có 6 loại như nói trên. Thủ cũng có 6 loại như Ái, nhưng nặng hơn. Thí dụ: thấy chiếc xe tốt khởi Tâm ưa thích là Ái, Tâm tha thiết luôn luôn muốn được chiếc xe tốt ấy là Thủ. Vì vậy Ái duyên Thủ cũng có 6: sắc Ái duyên Sắc Dục Thủ, Thinh Ái duyên Thinh Dục Thủ, Hương Ái duyên Hương Dục Thủ, Vị Ái duyên Vị Dục Thủ, Xúc Ái duyên Hương Dục Thủ, Pháp Ái duyên Pháp Dục Thủ (Dhammakāmupādāna, chớ không phải Dhammachanda là sự mong muốn chứng ngộ Ðạo, Quả Thiền Ðịnh...).
333- Thủ Duyên Hữu (Upādāna Paccayā Bhava). (*) V- Thế nào là Thủ duyên Hữu? Ð- Thủ có 6 loại như đã nói trên. Còn hữu ở đây có 2: Nghiệp Hữu (Kammabhava), và Sinh Hữu (Upapattibhava). Nghiệp Hữu là sở hữu Tư Hiệp với Tâm Bất Thiện và Tâm Thiện Hiệp Thế nương theo Thân Môn, Khẩu Môn và Ý Môn. Sinh Hữu là 23 Tâm Quả Hiệp Thế và sắc Nghiệp. Sinh Hữu có 3: Dục Hữu, Sắc Hữu và Vô Sắc Hữu.
334- Hữu Duyên Sinh (Bhava Paccayā Jāti). (*) V- Thế nào là Hữu duyên Sinh? Ð- Hữu ở đây là Nghiệp Hữu. Còn Sinh là sự phát khởi của Danh và sắc, có 2 thứ là Tâm Tục Sinh và Sắc Tục Sinh. Sinh có 3 loại:
Ngũ Uẩn Sinh là 10 Tâm Quả Tục Sinh Cõi Dục Giới, 5 Tâm Quả tục Sinh Cõi Sắc Giới và các Sắc Nghiệp Tục Sinh. Tứ Uẩn Sinh là 4 Tâm Quả tục Sinh Cõi Vô Sắc (4 Cõi Vô Sắc vì thiếu Sắc Uẩn nên gọi là Tứ Uẩn). Nhứt Uẩn Sinh là Sắc Mạng Quyền lúc tục sinh của người Vô Tưởng (cõi Vô Tưởng người chỉ có Sắc chớ không Tâm, nên gọi là Nhứt Uẩn). Như vậy, do có Nghiệp Hữu mới có Tâm Tục sinh và Sắc Tục Sinh nên gọi là "Hữu duyên Sinh".
335- Sinh Duyên Lão Tử (Jāti Paccayā Jarāmaraṇaṃ). (*) V- Thế nào là Sinh duyên Lão, Tử, Sầu, Khóc (Bi Lụy), Khổ, Ưu, Ai? Ð- Sinh có 2 thứ (3 loại) như đã nói trên. Do Danh và sắc sanh khởi nên Lão Tử Sầu Khóc Khổ Ưu Ai sanh khởi! Sinh là sanh khởi của Tâm và Sắc (Danh và sắc ở sát na Sinh). Lão là sự già của Tâm và Sắc (danh và sắc ở sát na Trụ). Tử là sự hoại diệt của Tâm và Sắc (Danh và sắc ở sát na Diệt). Sầu là Tâm buồn rầu, phiền muộn, ưu sầu (Tâm Sân thọ Ưu). Khóc là sự kêu la than khóc, nước mắt tuôn rơi (cách Khổ Tâm động Thân). Khổ là sự đau đớn của thể xác (Thân thức thọ Khổ). Ưu là sự buồn bực, ưu tư bất toại nguyện (sở hữu thọ Ưu). Ai là sự quá buồn, quá khổ Tâm, rất khó chịu sở hữu thọ Khổ. Ðể người đọc dễ nhận, xin thí dụ: Khổ như nước mía đang thắng trên lò lửa, sầu như nước mía đang sôi, Ai như nước mía sắt lại thành đường, Khóc như đường bị khét. Như vậy là toàn bộ Khổ Uẩn, Duyên Sinh tập khởi phân ra 3 thời, 12 chi, 20 hành tướng, 3 tục đoan, 4 yếu lược, 3 luân hồi và 2 căn.
336- Ba Thời (Addhā). V- Thế nào là 3 thời? Ð- Ba Thời là Quá Khứ, Hiện Tại và Vị Lai. Thời Quá Khứ gồm có 2 phần Duyên Sinh là Vô Minh và Hành. Thời Hiện Tại gồm có 8 Phần Duyên Sinh là Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ và Hữu. Thời Vị Lai gồm có 2 phần Duyên Sinh là Sanh và Lão Tử. 337- Mười Hai Chi (Aṅga). V- Thế nào là 12 Chi? Ð- Mười Hai Chi là Vô Minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Lão Tử... 338- Hai Mươi Hành Tướng (Visatākārā). V- Thế nào là hai mươi Hành Tướng? Ð- Vô Minh, Hành, Ái, Thủ và Hữu là nhân Hành Tướng Quá Khứ tạo ra Quả Hiện Tại: Thức, danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ là quả Hành Tướng của Hiện Tại. Ái, Thủ,Hữu, Vô Minh và Hành là nhân Hành Tướng của Hiện Tại tạo ra quả Vị Lai: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thọ trong Sanh và Lão Tử là quả hành Tướng của Vị Lai. 339- Ba Tục Ðoan (Tīsandhi). V- Thế nào là 3 Tục Ðoan? Ð- Hành và Thức là mối nối giữa Nhân Quá Khứ và Quả Hiện Tại.
340- Bố Yếu Lược (Tusaṅkhepa). V- Thế nào là 4 Yếu Lược? Ð- Hai mươi Hành Tướng nói tóm lại có 4 phần:
341- Ba Luân Hồi (Tīṇivavattāni). V- Thế nào là 3 Luân Hồi? Ð- Ba Luân Hồi là Phiền Não Luân Hồi, Nghiệp Luân Hồi và Quả Luân Hồi.
342- Hai Căn (Mūla). V- Thế nào là 2 Căn? Ð- Hai Căn là Quá Khứ Căn và Hiện tại Căn.
Như vậy là "Duyên sinh", là Pháp "Tập khởi" do cái này có, cái kia có. Nếu cái này không, cái kia không. Chúng sanh hay loại Hữu Tình dưới mọi hình thức (người, thú) dưới mọi danh xưng (Ông, bà..) chỉ là một bộ Ngũ Uẩn, nếu phân tóm lượt thì chỉ có 2 phần là Danh và Sắc. Danh và Sắc là 2 nguồn hiện tượng luôn luôn sanh và Diệt, không thể dừng lại, dù chỉ một giây phút ngắn. Ðã luôn luôn sanh diệt đổi thay, dĩ nhiên là không thể có một vật chi thường hằng bất biến! Ðó là định lý Vô Thường (Anicca). Vô Ngã (Anattā) của Ðạo Phật. (Thế nên người Phật Tử mà tin có một cá thể nào thường hằng bất biến là hiểu sai giáo lý Ðức Thế Tôn. Và có thể giống như các triết thuyết ngoại đạo tin tưởng vào chủ thuyết Thượng Ðế và Linh Hồn; hoặc Ðại Ngã và Tiểu Ngã; hoặc Chơn Tâm và Vọng Thức v.v..). 343- Duyên Hệ (Pāṭṭhānapaccayo) (*) V- thế nào là Duyên Hệ? Ð- Duyên Hệ là sự trợ giúp cho được sanh ra hoặc ủng hộ cho được tăng trưởng thêm; theo Phật Giáo không có cái gì tự hữu đơn thuần mà phải do nhiều yếu tố hiệp trợ. Thí dụ: cái đồng hồ không thể tự nhiên mà có, nhưng cũng không phải chỉ do một người thợ làm được cái đồng hồ và cũng không phải chỉ một bộ phận, một chất loại nào mà thành cái đồng hồ được! Trái lại sở dĩ có cái đồng hồ là do nhiều người thợ (làm các bộ phận), nhiều bộ phận, nhiều chất loại.. kết thành. Ðó là lý Duyên Hệ (paccayadhamma) của Ðạo Phật vậy. Duyên Hệ phần pháp căn bản có 24: Nhân Duyên, Cảnh Duyên, Trưởng Duyên, Vô Gián Duyên, Ðẳng Vô Gián Duyên, Ðồng Sanh Duyên, Hổ Tương Duyên, Y Chỉ Duyên, Thân Y Duyên, Tiền Sanh Duyên, Hậu Sanh Duyên, Tập Hành Duyên, Nghiệp Duyên, Quả Duyên, Thực Duyên, Quyền Duyên, Thiền Duyên, Ðạo Duyên, Tương Ưng Duyên, Bất Tương Ưng Duyên, Hiện Hữu Duyên, Vô Hữu Duyên, Ly Duyên và Bất Ly Duyên.
344- Nhân Duyên (Hetupaccayo). (*) V- Thế nào là Nhân Duyên? Ð- Nhân Duyên là cách tương trợ giúp bằng 6 Nhân Tương Ưng (Tham, Sân, Si, Vô Tham, Vô Sân và Vô Si); hay nói cách khác, Nhân Tương Ưng ủng hộ và trợ sanh các Tâm Pháp tương ưng và Sắc Pháp đồng sanh gọi là Nhân Duyên. Nhân Duyên tính theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
345- Cảnh Duyên (Ārammaṇapaccayo). (*) V- Thế nào là Cảnh Duyên? Ð- Cảnh Duyên là cách trợ giúp bằng đối tượng; hay nói cách khác, cái gì bị Tâm biết gọi là Cảnh và Cảnh trợ cho Tâm sanh khởi nên gọi là Cảnh Duyên. Trong bộ Pāṭṭhāna có giải: Sắc Xứ làm Duyên cho Nhản Thức Giới và các Pháp tương ưng với Nhản Thức Giới bằng Cảnh Duyên Thinh Xứ...Khí Xứ...Vị Xứ...Xúc Xứ...Cả 5 Xứ (Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc) làm Duyên cho Ý Giới và Pháp tương ứng với Ý Giới bằng Cảnh Duyên. Tất cả Pháp làm Duyên cho Ý thức Giới và Pháp tương ứng với Ý Thức Giới bằng Cảnh Duyên. Cảnh Duyên tính theo Tam Ðề Thiện có 9 cách:
346- Trưởng Duyên (Adhipatipaccayo) (*) V- Thế nào là Trưởng Duyên? Ð- Trưởng Duyên là pháp trợ giúp phải lớn hơn, mạnh hơn các Pháp đồng sanh. Trong bộ Paṭṭhāna có giải Dục lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Tâm lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Tinh Tấn lớn trội hơn làm Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Trí tuệ lớn trội hơn Duyên cho Tâm Pháp tương ứng và làm chỗ nương cho Sắc sanh ra gọi là Trưởng Duyên. Nói tóm lại, những Pháp chỉ làm cho Tâm và sở hữu Tâm sanh ra biết Cảnh nặng về Pháp nào thì pháp ấy là Năng Trưởng Duyên. Trưởng Duyên được chia thành 2 loại: Cảnh Trưởng Duyên và Ðồng Sanh Trưởng Duyên.
347- Cảnh Trưởng Duyên (Ārammanādhipatipaccayo). V- Thế nào là Cảnh Trưởng Duyên? Ð- Cảnh Trưởng Duyên là đối tượng quá tốt đẹp làm cho thứ Tâm đã biết được Cảnh ấy thường diễn tiến trên các Lộ trình nhiều hơn thứ Tâm khác. Cảnh Trưởng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
348- Ðồng Sinh trưởng Duyên (Sahajātādhipatipaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Trưởng Duyên? Ð- Ðồng Sinh chung một sát na, một đối tượng nhưng Pháp nào lớn mạnh hơn và hỗ trợ các Pháp đồng sinh, Pháp ấy được gọi là "Ðồng Sinh Trưởng Duyên". Có 4 Pháp có thể làm Trưởng Duyên được là Dục, Cần, Tâm và Thẩm. Ðồng Sinh Trưởng Duyên phân theo Tam Ðề thiện có 7 cách:
349- Vô Gián Duyên(1) (Anantarapaccayo). (*) V- Thế nào là Vô Gián Duyên? Ð- Vô Gián Duyên là trợ giúp bằng cách "nối nhau sinh diệt" (tương tục sinh) tức sát na Tâm trước vừa diệt trợ cho sát na Tâm sau sinh lên luôn luôn như vậy, từ vô thủy cho đến khi vào chung kết (Niết Bàn). Trong một cái chớp nhoáng, dòng tâm thức đã diễn tiến đến triệu triệu sát na thì đã có đến triệu triệu lần Vô Gián Duyên; đối với vị chứng Thiền Diệt (Nirodha-samāpatti) liên tiếp 7 ngày không có Tâm, thì sát na Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (trước khi chứng Thiền Diệt) sẽ trợ cho sát na Tâm Quả A Na hàm hoặc A La Hán (sau khi chứng Thiền Diệt) bằng Vô Gián Duyên. Như vậy đối với vị chứng Thiền Diệt, trong thời gian 7 ngày ấy chỉ có một lần Vô Gián Duyên; nhưng đối với Vị Trời Vô Tưởng từ khi sinh đến tử thờigian của tuổi thọ đến 500 đại kiếp (Mahākappa) cũng chỉ có 1 lần Vô Gián Duyên; vì Vị Trời Vô Tưởng không có tâm thức, nên kể sát na Tâm Tử (trước khi thành Người Vô Tưởng) trợ cho sát na Tâm Tục Sinh (sau khi chết của người Vô Tưởng) bằng Vô Gián Duyên. (Có một số Luận Sư của các học phái tân tiến chủ trương rằng "vị Trời Vô Tưởng vẫn còn thức A-lại-da duy trì chủng tử và khi Niết Bàn vẫn còn thức A-lại-da dưới danh nghĩa Bạch Tịnh Thức để chấp trì hạt giống Bồ Ðề và chờ cơ hội sẽ thị hiện độ đời! " Ðây là một chủ thuyết trái ngược với Tông chỉ của Ðạo Phật! Xin các bực Trí Thức bình tâm xét lại!) Vô Gián Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
350- Ðẳng Vô Gián Duyên (Samanantarapaccayo). V- Thế nào là Ðẳng Vô Gián Duyên? Ð- Năng trợ Sở bằng cách nối liền nhau gọi là Ðẳng Vô gián Duyên. Chi Pháp giống như Vô Gián Duyên chẳng khác, chỉ vì sự lợi ích cho một số chúng sanh khi nghe Vô Gián Duyên chưa được tỏ ngộ nên Ðức Chánh Biến Tri thuyết thêm Ðẳng Vô Gián Duyên vậy thôi. 351- Ðồng Sinh Duyên (Sahajātapaccayo). (*) V- Thế nào là Ðồng Sinh Duyên? Ð- Hổ trợ nhau bằng sự hiện diện đồng thời, gọi là Ðồng Sinh Duyên. Thí dụ: chiếc xe có 4 bánh, ghế bàn có 4 chân...Ðồng Sinh Duyên nếu kể đại khái có:
Ðồng Sinh Duyên phân theo Tâm Ðề Thiện có 9 cách:
352- Hổ Tương Duyên (Aññamannapaccayo). (*) V- Thế nào là Hổ Tương Duyên? Ð- Cách giúp qua giúp lại, hay hổ trợ cho nhau gọi là Hổ Tương Duyên. Hổ Tương Duyên nếu phân đại khái có 3:
Hổ Tương Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
353- Y Chỉ Duyên (Nissayapaccayo). (*) V- Thế nào là Y Chỉ Duyên? Ð- Làm chổ nương nhờ cho Pháp khác gọi là Y Chỉ Duyên. Thí dụ: như cây mọc trên đất. Ðất là chỗ nương nhờ của cây. Y Chỉ Duyên có thể phân ra nhiều loại: Ðồng Sinh Y Chỉ Duyên (tức là Ðồng Sinh Duyên). Vật Sinh Tiền Bất Hiệp Duyên (tức Vật Sinh Tiền Y Duyên sẽ giải). Cảnh vật Sinh Tiền Bất Hiệp Duyên (tức cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên sẽ giải).
354- Vật Sinh Tiền Y Duyên (Vatthupurejātanissayapaccayo). V- Thế nào là Vật Sinh Tiền Y Duyên? Ð- Sắc vật sinh trước làm chổ nương cho Tâm Thức sinh sau gọi là Vật Sinh Tiền Y Duyên. Vật Sinh Tiền Y Duyên phân theo Tam Ðề Thiện, có 3 cách:
355- Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên. (Vatthārammanapurejāta nissaya paccayo). V- Thế nào là Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên? Ð- Sắc sinh trước làm Cảnh cho tâm sinh sau nương nhờ gọi là CảnhVật Sinh Tiền Y Duyên. Thí dụ: Sắc Tâm đồng sinh với Tâm thứ 17 từ Tâm Tử, đếm trở lại, làm Duyên cho những Tâm sinh theo Lộ Cận Tử...Cảnh Vật Sinh Tiền Y Duyên phân theo tam Ðề Thiện có 3 cách:
356- Thân Y Duyên (Upanissyapaccayo). V- Thế nào là Thân Y Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách thường nương nhờ gọi là Thân Y Duyên. Thí dụ: như người Thiện Tín thường Bố Thí Trì giới thành thói quen, hoặc người ác thường sát sanh trộm cắp, tà dâm ... thành cố tật v.v...Thân Y Duyên chia ra có 3:
357- Thường Thân Y Duyên (Pakatūpanissyapaccayo). V- Thế nào là Thường Thân Y Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách thường làm trở thành tập quán gọi là Thường Thân Y Duyên. Thí dụ: Thầy tu mở miệng hay nói "Mô Phật", hoặc kẻ nói chuyện quen tật văng tục ... Thường Thân Y Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 9 cách:
358- Tiền Sinh Duyên (Purejātapaccayo). (*) V- Thế nào là Tiền Sinh Duyên? Ð- Sắc Pháp sinh trước trợ cho tâm khởi lên gọi là Tiền Sinh Duyên. Tiền Sinh Duyên có 2: Vật Tiền Sinh Duyên (tức Vật Sinh Y Duyên); Cảnh Tiền Sinh Duyên.
359- Cảnh Tiền Sinh Duyên (Ārammanapurejātapaccayo). V- Thế nào là Cảnh Tiền Sinh Duyên? Ð- 18 Hiển Sắc (đất, nước, lửa, gió, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, sắc, tiếng, mùi, vị, nam tính, nữ tính, Ý vật mạng quyền và Vật thực) sinh trước làm cảnh cho Tâm khởi lên gọi là Cảnh Tiền sinh duyên. Cảnh Tiền sinh duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
360- Hậu Sinh Duyên (Pacchājātapaccayo). (*) V- Thế nào là Hậu Sinh Duyên? Ð- Tâm sinh sau trợ cho sắc sinh trước gọi là Hậu Sinh Duyên. Thí dụ: các điềm lành dữ xảy ra do việc họa phước sắp phát hiện... Hậu Sinh Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
361- Tập Hành Duyên (Asevanapaccayo). (*) V- Thế nào là Tập Hành Duyên? Ð- Sát na Tâm Ðổng Tốc trước trợ cho sát na Ðổng Tốc sau được thuần thục và mạnh hơn gọi là Tập Hành Duyên. Thí dụ: như người học sinh nhờ năm học đầu giúp cho năm học kế giỏi hơn. Tập Hành Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
362- Nghiệp Duyên (Kammapaccayo). (*) V- Thế nào là Nghiệp Duyên? Ð- Sở hữu Tư (cetanā) hướng dẫn và điều hành các Tâm, những sở hữu cùng phối hợp và các Sắc Pháp đồng sinh gọi là Nghiệp Duyên. Nghiệp Duyên có 2 loại: Ðồng Sinh Nghiệp Duyên và Dị Thời Nghiệp Duyên.
363- Ðồng Sinh Nghiệp Duyên (Sahajātakammapaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Nghiệp Duyên? Ð- Sở hữu Tư hướng dẫn Pháp đồng sinh (Tâm và sở hữu) điều khiển Thân hành động, Khẩu nói năng ... gọi là Ðồng Sinh Nghiệp Duyên. Thí dụ: như viên Quản lý điều hành các công nhân trong một xí nghiệp. Ðồng Sinh Duyên Nghiệp Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
365- Dị Thời Nghiệp Duyên (Nānakkanikakammapaccayo). V- Thế nào là Dị ThờiNghiệp Duyên? Ð- Sự lưu tồn của Nghiệp lực (Bījanidhānakicca) tạo ra Tâm Quả và Sắc Nghiệp gọi là Dị Thời Nghiệp Duyên. Hay nói cách khác, những hành vi nào đó có khả năng làm khác thời gian mà được kết Quả (Dị thời nhi thục) gọi là Dị Thời Nghiệp Duyên. Thí dụ: Ðem cây xoài đi trồng, 5 năm sau có trái...Dị Thời Nghiệp Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 2 cách:
365- Quả Duyên (Vipākā paccayo). (*) V- Thế nào là Quả Duyên? Ð- Quả trợ giúp cho Quả (dù Tương ưng hay Ðồng Sinh) gọi là Quả Duyên. Thí dụ: lúc Tục Sinh, Tâm Quả và Sắc Nghiệp đồng sinh và đồng trợ cho nhau, hoặc Tâm Quả sinh lên có 4 Danh Uẩn. Uẩn Quả này trợ cho Uẩn Quả kia ... Quả Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1 cách:
366- Thực Duyên (Āhārapaccayo). (*) V- Thế nào là Thực Duyên? Ð- Nuôi dưỡng Tâm pháp và sắc Pháp được tồn tại và tăng trưởng gọi là Thực duyên. Có 4 loại:
367- Sắc Thực Duyên (Rūpa Āhārapaccayo). V- Thế nào là Sắc Thực Duyên? Ð- Trợ giúp bằng chất dinh dưỡng cho Sắc Pháp được sinh trưởng gọi là Sắc Thực Duyên. Thí dụ: nhờ cơm cháo ... mà con người được sống. Sắc Thực Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1 cách:
368- Danh Thực Duyên (Nāma Āhārapaccayo). V- Thế nào là Danh Thực Duyên? Ð- Trợ giúp các Pháp đồng sanh bằng cách thu hút đối tượng (Cảnh) làm chất dinh dưỡng gọi là Danh Thực Duyên. Hay nói cách khác; Tâm, Xúc và Tư giúp cho các tâm Pháp sinh khởi, tồn tại và tăng trưởng nên gọi là Danh Thực Duyên. Thí dụ: như một tiệm buôn, nhờ người chủ tổ chức, nhờ viên Quản lý điều hành mọi công việc và người bán hàng giao tiếp với khách hàng, tiệm buôn mới được sinh hoạt đều đều và các công nhân trong tiệm được sống lâu dài. Người chủ như Tâm, Quản lý như Tư, người bán hàng như Xúc. Danh Thực Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
369- Quyền Duyên (Indriyapaccayo). (*) V- Thế nào là Quyền Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách cai Quản, điều hành các Pháp đồng sinh gọi là Quyền Duyên, thí dụ: như vị tướng chỉ huy các binh sĩ. Quyền Duyên phân ra có 3:
370- Ðồng Sinh Quyền Duyên (Sahajātindriyaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Quyền Quyên? Ð- Năng và Sở đồng sinh, nhưng năng giúp cho Sở bằng cách điều khiển gọi là Ðồng Sinh Quyền Duyên. Có 8 chi pháp căn bản của Ðồng Sinh Quyền Duyên: Tín Quyền, Cần Quyền, Niệm Quyền, Ðịnh Quyền, Tuệ Quyền, Ý Quyền, Thọ Quyền (Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả), Mạng Quyền (danh) (Vị Tri Quyền, Dỉ Tri Quyền và Cụ Tri Quyền thuộc về Tuệ Quyền). Ðồng Sinh Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
371- Tiền Sinh Quyền Duyên (Purejātindriyaccayo). V- Thế nào là Tiền Sinh Quyền Duyên? Ð- Năm Sắc Vật sinh trước có khả năng điều khiển Ngũ Song Thức và 7 sở hữu Biến Hành cùng hiệp sắp sinh gọi là Tiền Sinh Quyền Duyên. Thí dụ: Sắc Nhãn Vật đối chiếu với Cảnh sắc, Nhãn Thức mới sinh khởi v.v...Tiền Sinh Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 1 cách:
372- Sắc Mạng Quyền Duyên (Rūpajīvitindrīyapaccayo). V- Thế nào là Sắc mạng Quyền Duyên? Ð- Sắc Mạng Quyền trợ cho Sắc Nghiệp đồng sinh gọi là Sắc Mạng Quyền Duyên. Thí dụ: nước nuôi dưỡng các loại thủy thảo được sống còn v.v... Sắc Mạng Quyền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện chỉ có 1cách:
373- Thiền Duyên (Jhānapaccayo). (*) V- Thế nào là Thiền Duyên? Ð- Trợ giúp các Pháp đồng sinh bằng cách đối trị nghịch Pháp gọi là Thiền Duyên. Thí dụ: Chi tâm đối trị Hôn Thùy v.v... Thiền Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
374- Ðạo Duyên (Maggapaccayo). (*) V- Thế nào là Ðạo Duyên? Ð- Những Pháp như con đường, đưa chúng sanh đến nơi Khổ, chổ Vui và Niết Bàn gọi là Ðạo. Và những Pháp ấy hổ trợ các Pháp đồng sinh gọi là Ðạo Duyên. Thí dụ: Bát Chánh Ðạo là con đường đến Niết Bàn, 8 chi Ðạo trợ cho Tâm Ðạo và các sở hữu đồng sinh v.v... Ðạo Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 7 cách:
375- Tương Ưng Duyên (Sampayuttapaccayo). (*) V- Thế nào là Tương Ưng Duyên? Ð- Tứ Danh Uẩn hổ trợ nhau bằng cách hòa hợp tương đồng gọi là Tương Ưng Duyên. Thí dụ: như chén nước mắm có đủ các thứ: nước, muối, thuốc (gia vị) cá ... phối hợp lại thành 1, mặc dù trong ấy có đủ mùi vị các thứ, nhưng không thể tách rời ra. Tương Ưng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
376- Bất Tương Ưng Duyên (Vippayuttapaccayo). (*) V- Thế nào là Bất Tương Ưng Duyên? Ð- Danh và Sắc hổ trợ nhau nhưng không hòa đồng nên gọi là Bất Tương Ưng Duyên. Thí dụ: Dầu và nước đổ chung, nhưng dầu và nước không bao giờ hòa nhau thành một. Bất Tương Ưng Duyên có 3:
377- Ðồng Sinh Bất Tương Duyên. (Sahajātavippayuttapaccayo). V- Thế nào là Ðồng Sinh Bất tương Ưng Duyên? Ð- Trợ giúp nhau bằng cách Ðồng Sinh, nhưng không hòa đồng gọi là Ðồng Sinh Bất Tương Ưng Duyên. Thí dụ: như Hội Liên Tôn hay Liên Hiệp Quốc v.v... Ðồng Sinh Bất Tương Ưng Duyên phân theo Tam Ðề Thiện có 3 cách:
378- Hiện Hữu Duyên (Atthipaccayo). V- Thế nào là Hiện Hữu Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách hiện diện, hiện hữu. Hiện hữu duyên phân ra có 6:
379- Vô Hữu Duyên (Natthipaccayo). V- Thế nào là Vô Hữu Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách khiếm diện, không hiện hữu gọi là Vô Hữu Duyên. Thí dụ: Sát na tâm Khai Ngũ Môn diệt mất nên Tâm Ngũ Song Thức mới sinh lên được ... (Vô Hữu Duyên tức Vô Gián Duyên). 380- Ly Duyên (Vigatapaccayo). V- Thế nào là Ly Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách khứ ly, xa lìa nhau gọi là Ly Duyên, thí dụ: Sát na tâm Ngũ Song Thức diệt mất nên Tâm Tiếp Thâu mới sinh lên được...(giống như Vô Hữu Duyên tức là Vô Gián Duyên hay Ðẳng Vô Gián Duyên. 381- Bất Ly Duyên (Avigatapaccayo). V- Thế nào là Bất Ly Duyên? Ð- Trợ giúp bằng cách đang sanh, đang có (tức Hiện Hữu Duyên). 382- Kết Luận Về Duyên Hệ. Như đã trình bày, Duyên Hệ đại khái có tất cả là 24 thứ. Tùy theo trường hợp các Duyên sinh khởi không thể tìm ra khởi điểm đầu tiên; bởi lẻ trùng trùng Duyên sinh, điệp điệp Duyên Hệ. Các bậc Viên Giác đoạn tận mọi Duyên Sinh, Duyên Hệ nên chẳng có thân sau; vì "Niết Bàn là Vô Duyên"! Từ trước đến đây đã trình bày về Tâm, sở hữu Tâm, Sắc Pháp và Niết Bàn là pháp thuộc về phần Chơn Ðế (Paramatthasacca). Bây giờ sẽ bàn đến phần Tục Ðế (Sammuttisacca). -ooOoo- |
Chân thành cám ơn anh Lê Trung Thành đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 11-2003)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 21-01-2004