BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
SÁU CỬA VÀO ÐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề
Đạt-Ma
Trúc Thiên dịch, 1969
[06] CỬA THỨ
SÁU Ba cõi dấy lên cùng về một tâm. Hỏi: Nếu chẳng lập văn tự thì lấy gì làm tâm? Ðáp: Ngươi hỏi ta, tức đó là tâm ngươi. Ta đáp ngươi, tức đó là tâm ta. Pháp tức là ý nghĩa của tâm. Tức tâm là Phật. Ngoài tâm vốn không Phật, sao còn vọng
thấy Phật, lại lần lượt phỉnh gạt nhau, đã không rõ suốt tâm mình lại còn
bị ngoại vật vô tình thâu nhiếp đến không còn chút tự do phân biệt nữa.
Nếu ngươi vẫn không tin điều ấy, là tự ngươi phỉnh gạt ngươi chứ có ích
gì. Phật chẳng độ Phật. Xưa có Tỳ kheo Thiện Tinh (1) tụng làu làu
mười hai bộ kinh, nhưng vẫn không thoát sanh tử luân hồi, chỉ vì không
thấy tánh. Thiện Tinh kia còn vậy, huống nữa người đời nay mới giảng được
năm ba bộ kinh đã coi đó là pháp Phật thì là kẻ ngu vậy. Nếu không thấu rõ
được tự tâm thì tụng đọc kinh sách gì cũng chỉ là hư văn, không dùng vào
đâu được. Nếu không thấy tánh thì suốt ngày lăng xăng cầu cạnh, tìm kiếm Phật ở ngoài, đời nào gặp được, dù rằng rốt cuộc không một vật nào khá hơn. Nếu cần thông hiểu nên tham vấn bậc thiện trí thức, nên thiết tha mà tu, công khó mà cầu, đem tâm hội giải lớn vấn đề lớn về sanh tử, đừng bỏ trôi suông, tự phỉnh mình vô ích. Ví châu báu chất cao như núi, bà con nhiều như cát sông Hằng, mở mắt thấy đó, nhắm mắt thấy gì đâu? Mới hay mọi pháp hữu vi đều là mộng mị. Nếu chẳng gấp tìm thầy, ắt uổng kiếp sống buông xuôi trong khi tánh Phật mình vẫn sẵn có. Nếu không nhờ thầy, quyết chẳng sáng tỏ
được. Nếu thấy tánh tức là Phật. * Hỏi: Nếu không thấy tánh thì niệm Phật, tụng kinh, bố thí, giữ giới, tinh tấn, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không? Ðáp: Không được. Lại hỏi: Sao không được? Ðáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi - pháp nhân quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không sáng tỏ lẽ sống chết, đời thuở nào thành được Phật đạo? Thành Phật cần thấy tánh. * Hỏi: Nếu trong bất kỳ lúc nào, bất cứ cử chỉ hành động nào cũng đều là tự tâm, sao trong khi mang sắc thân vô thường này tôi không thấy được bổn tâm? Ðáp: Bổn tâm luôn ở trước mắt, tại ngươi không chịu thấy? Hỏi: Tâm ở trước mất sao tôi không thấy? Sư hỏi: Ngươi thường nằm mộng chứ? Ðáp: Thường nằm mộng. Hỏi: Trong khi ngươi nằm mộng thì đó là bổn thân ngươi chứ? Ðáp: Ðúng là bổn thân tôi. Lại hỏi: Lời nói và việc làm của ngươi trong lúc ấy có khác hay chẳng khác với chính ngươi? Ðáp: Chẳng khác. Sư nói: Nếu chẳng khác thì thân ấy tức là pháp thân ngươi, pháp thân ấy tức là bổn tâm ngươi. Tâm ấy từ vô số kiếp đến nay vẫn y như hiện giờ, chẳng sai khác, chưa từng có sống chết, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng sạch chẳng dơ, chẳng tốt chẳng xấu, chẳng qua chẳng lại, cũng không phải trái, cũng không tướng nam nữ, cũng không tăng tục, già trẻ, không thánh phàm, cũng không Phật không chúng sanh, không tu chứng, không nhân quả, không gân cốt, không tướng mạo, giống như hư không , nắm chẳng được, bỏ chẳng được, núi sông tường đá không ngăn nổi, ẩn hiện qua lại thần thông tự tại, vượt núi ngũ uẩn, qua dòng sanh tử, không một nghiệp nào trói buộc được pháp thân ấy. Tâm ấy vi diệu khó thấy. Phật nói: Tất cả chúng sanh đều là người mê, do đó tạo nghiệp đọa vào dòng sanh tử, muốn thoát ra lại chìm xuống, chỉ vì không thấy tánh. Ví chúng sanh không mê sao lại thắc mắc hỏi làm gì chuyện ấy không một ai giải đáp được? Tự tay mình đưa, chân mình bước sao mình không biết? Mới hay thánh nhân chẳng sai lầm, chỉ tại người mê không tự sáng tỏ được. Mới hay lẽ khó tường ấy, chỉ mình Phật mới hiểu nổi, ngoài ra tất cả người, trời và các loài chúng sanh đều không sáng tỏ được. Nếu trí huệ chiếu sáng tâm ấy, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là giải thoát, mới hay tâm ấy không bị sanh tử buộc ràng, không một pháp nào trói mắc được, nên gọi là Ðại Tự Tại Vương Như Lai, cũng gọi là Bất Tư Nghị, cũng gọi là Thánh Ðế, cũng gọi là Trường sanh bất tử, cũng gọi là Ðại Tiên; tên gọi tuy khác nhau, bổn thể vẫn là một. Thánh nhân phân biệt tất cả mà vẫn không
lìa tự tâm. ...Sắc thân bốn đại tức là phiền não. * Hỏi: Tại sao không nên bái lạy chư Phật và Bồ tát? Ðáp: Các loài thiên ma ba tuần, a tu la
cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ tát, biến hóa đủ
cách, toàn là ngoại đạo, nào phải là Phật đâu. ...Nếu thấy được tánh thì chẳng cần đọc
kinh niệm Phật. Phật là người an nhàn. Phật trước Phật sau chỉ nói thấy tánh. Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần
cắt tóc cạo râu. * Hỏi: Hàng áo trắng có vợ con, dâm dục không trừ, bằng vào đâu thành Phật được? Ðáp: Tôi chỉ nói thấy tánh, chẳng nói dâm dục. Chỉ cần thấy được tánh mới vỡ lẽ rằng từ vô thỉ dâm dục vẫn là không tịch, chẳng có gì phải dối trá dứt trừ, mà cũng chẳng mắc vào dục lạc. Tại sao vậy? Vì tánh của mình vốn thanh tịnh, dù nó trụ ở sắc thân năm uẩn. Tánh ấy bổn lai thanh tịnh, không gì có thể nhuốm dơ được. Pháp thân bổn lai tự nó có, không do ai ban cho, không đói khát, không lạnh nóng, không bịnh, không ân ái, không bà con, không khổ vui, không xấu tốt, không dài ngắn, không mạnh yếu. Bổn lai không một vật nào khá được, vì chấp có sắc thân này nên mới có đủ tướng nóng lạnh, đói khát, chứng bịnh đủ thứ. Nếu chẳng chấp thì mặc tình đi đứng, được tự tại giữa dòng sống chết, chuyển vận tất cả pháp, cùng với thánh nhân tự tại vô ngại như nhau, không đâu chẳng an. ... Nếu thấy tánh, chiên đà la (2) cũng thành Phật được. * Hỏi: Chiên đà la gây nghiệp giết chóc, sao gọi là thành Phật được? Ðáp: Tôi nói thấy tánh, chẳng nói gây
nghiệp. Tuy nghiệp gây ra chẳng đồng nhau, nhưng dù sao vẫn không một
nghiệp nào ràng buộc được "nó" (tánh). Từ vô lượng kiếp đến nay, vì không
thấy tánh nên đọa vào địa ngục, do gây nghiệp sanh tử luân hồi. * Tâm động dụng động, Nên kinh nói: Ðộng mà không có sở động. Bởi vậy: Nên kinh nói: Lời nói làm cho đạo dứt, tâm
động làm cho giác ngộ tiêu (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). * Xin nói bài tụng vầy: 1.- Ngô bổn lai tư thổ,
2.- Giang tra phân ngọc lãng,
GHI CHÚ:
-ooOoo- |
Source: Hoa Sen, http://www.thuvienhoasen.org
[Trở
về trang Thư Mục]
updated:
14-09-2002
BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
SÁU CỬA VÀO ÐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề
Đạt-Ma
Trúc Thiên dịch, 1969
[06] CỬA THỨ
SÁU Ba cõi dấy lên cùng về một tâm. Hỏi: Nếu chẳng lập văn tự thì lấy gì làm tâm? Ðáp: Ngươi hỏi ta, tức đó là tâm ngươi. Ta đáp ngươi, tức đó là tâm ta. Pháp tức là ý nghĩa của tâm. Tức tâm là Phật. Ngoài tâm vốn không Phật, sao còn vọng
thấy Phật, lại lần lượt phỉnh gạt nhau, đã không rõ suốt tâm mình lại còn
bị ngoại vật vô tình thâu nhiếp đến không còn chút tự do phân biệt nữa.
Nếu ngươi vẫn không tin điều ấy, là tự ngươi phỉnh gạt ngươi chứ có ích
gì. Phật chẳng độ Phật. Xưa có Tỳ kheo Thiện Tinh (1) tụng làu làu
mười hai bộ kinh, nhưng vẫn không thoát sanh tử luân hồi, chỉ vì không
thấy tánh. Thiện Tinh kia còn vậy, huống nữa người đời nay mới giảng được
năm ba bộ kinh đã coi đó là pháp Phật thì là kẻ ngu vậy. Nếu không thấu rõ
được tự tâm thì tụng đọc kinh sách gì cũng chỉ là hư văn, không dùng vào
đâu được. Nếu không thấy tánh thì suốt ngày lăng xăng cầu cạnh, tìm kiếm Phật ở ngoài, đời nào gặp được, dù rằng rốt cuộc không một vật nào khá hơn. Nếu cần thông hiểu nên tham vấn bậc thiện trí thức, nên thiết tha mà tu, công khó mà cầu, đem tâm hội giải lớn vấn đề lớn về sanh tử, đừng bỏ trôi suông, tự phỉnh mình vô ích. Ví châu báu chất cao như núi, bà con nhiều như cát sông Hằng, mở mắt thấy đó, nhắm mắt thấy gì đâu? Mới hay mọi pháp hữu vi đều là mộng mị. Nếu chẳng gấp tìm thầy, ắt uổng kiếp sống buông xuôi trong khi tánh Phật mình vẫn sẵn có. Nếu không nhờ thầy, quyết chẳng sáng tỏ
được. Nếu thấy tánh tức là Phật. * Hỏi: Nếu không thấy tánh thì niệm Phật, tụng kinh, bố thí, giữ giới, tinh tấn, rộng ban điều phước lợi có thành Phật được không? Ðáp: Không được. Lại hỏi: Sao không được? Ðáp: Nếu có chút pháp nào chứng được thì đó là pháp hữu vi - pháp nhân quả, pháp thọ báo, pháp luân hồi. Không sáng tỏ lẽ sống chết, đời thuở nào thành được Phật đạo? Thành Phật cần thấy tánh. * Hỏi: Nếu trong bất kỳ lúc nào, bất cứ cử chỉ hành động nào cũng đều là tự tâm, sao trong khi mang sắc thân vô thường này tôi không thấy được bổn tâm? Ðáp: Bổn tâm luôn ở trước mắt, tại ngươi không chịu thấy? Hỏi: Tâm ở trước mất sao tôi không thấy? Sư hỏi: Ngươi thường nằm mộng chứ? Ðáp: Thường nằm mộng. Hỏi: Trong khi ngươi nằm mộng thì đó là bổn thân ngươi chứ? Ðáp: Ðúng là bổn thân tôi. Lại hỏi: Lời nói và việc làm của ngươi trong lúc ấy có khác hay chẳng khác với chính ngươi? Ðáp: Chẳng khác. Sư nói: Nếu chẳng khác thì thân ấy tức là pháp thân ngươi, pháp thân ấy tức là bổn tâm ngươi. Tâm ấy từ vô số kiếp đến nay vẫn y như hiện giờ, chẳng sai khác, chưa từng có sống chết, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng sạch chẳng dơ, chẳng tốt chẳng xấu, chẳng qua chẳng lại, cũng không phải trái, cũng không tướng nam nữ, cũng không tăng tục, già trẻ, không thánh phàm, cũng không Phật không chúng sanh, không tu chứng, không nhân quả, không gân cốt, không tướng mạo, giống như hư không , nắm chẳng được, bỏ chẳng được, núi sông tường đá không ngăn nổi, ẩn hiện qua lại thần thông tự tại, vượt núi ngũ uẩn, qua dòng sanh tử, không một nghiệp nào trói buộc được pháp thân ấy. Tâm ấy vi diệu khó thấy. Phật nói: Tất cả chúng sanh đều là người mê, do đó tạo nghiệp đọa vào dòng sanh tử, muốn thoát ra lại chìm xuống, chỉ vì không thấy tánh. Ví chúng sanh không mê sao lại thắc mắc hỏi làm gì chuyện ấy không một ai giải đáp được? Tự tay mình đưa, chân mình bước sao mình không biết? Mới hay thánh nhân chẳng sai lầm, chỉ tại người mê không tự sáng tỏ được. Mới hay lẽ khó tường ấy, chỉ mình Phật mới hiểu nổi, ngoài ra tất cả người, trời và các loài chúng sanh đều không sáng tỏ được. Nếu trí huệ chiếu sáng tâm ấy, cũng gọi là pháp tánh, cũng gọi là giải thoát, mới hay tâm ấy không bị sanh tử buộc ràng, không một pháp nào trói mắc được, nên gọi là Ðại Tự Tại Vương Như Lai, cũng gọi là Bất Tư Nghị, cũng gọi là Thánh Ðế, cũng gọi là Trường sanh bất tử, cũng gọi là Ðại Tiên; tên gọi tuy khác nhau, bổn thể vẫn là một. Thánh nhân phân biệt tất cả mà vẫn không
lìa tự tâm. ...Sắc thân bốn đại tức là phiền não. * Hỏi: Tại sao không nên bái lạy chư Phật và Bồ tát? Ðáp: Các loài thiên ma ba tuần, a tu la
cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ tát, biến hóa đủ
cách, toàn là ngoại đạo, nào phải là Phật đâu. ...Nếu thấy được tánh thì chẳng cần đọc
kinh niệm Phật. Phật là người an nhàn. Phật trước Phật sau chỉ nói thấy tánh. Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần
cắt tóc cạo râu. * Hỏi: Hàng áo trắng có vợ con, dâm dục không trừ, bằng vào đâu thành Phật được? Ðáp: Tôi chỉ nói thấy tánh, chẳng nói dâm dục. Chỉ cần thấy được tánh mới vỡ lẽ rằng từ vô thỉ dâm dục vẫn là không tịch, chẳng có gì phải dối trá dứt trừ, mà cũng chẳng mắc vào dục lạc. Tại sao vậy? Vì tánh của mình vốn thanh tịnh, dù nó trụ ở sắc thân năm uẩn. Tánh ấy bổn lai thanh tịnh, không gì có thể nhuốm dơ được. Pháp thân bổn lai tự nó có, không do ai ban cho, không đói khát, không lạnh nóng, không bịnh, không ân ái, không bà con, không khổ vui, không xấu tốt, không dài ngắn, không mạnh yếu. Bổn lai không một vật nào khá được, vì chấp có sắc thân này nên mới có đủ tướng nóng lạnh, đói khát, chứng bịnh đủ thứ. Nếu chẳng chấp thì mặc tình đi đứng, được tự tại giữa dòng sống chết, chuyển vận tất cả pháp, cùng với thánh nhân tự tại vô ngại như nhau, không đâu chẳng an. ... Nếu thấy tánh, chiên đà la (2) cũng thành Phật được. * Hỏi: Chiên đà la gây nghiệp giết chóc, sao gọi là thành Phật được? Ðáp: Tôi nói thấy tánh, chẳng nói gây
nghiệp. Tuy nghiệp gây ra chẳng đồng nhau, nhưng dù sao vẫn không một
nghiệp nào ràng buộc được "nó" (tánh). Từ vô lượng kiếp đến nay, vì không
thấy tánh nên đọa vào địa ngục, do gây nghiệp sanh tử luân hồi. * Tâm động dụng động, Nên kinh nói: Ðộng mà không có sở động. Bởi vậy: Nên kinh nói: Lời nói làm cho đạo dứt, tâm
động làm cho giác ngộ tiêu (ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt). * Xin nói bài tụng vầy: 1.- Ngô bổn lai tư thổ,
2.- Giang tra phân ngọc lãng,
GHI CHÚ:
-ooOoo- |
Source: Hoa Sen, http://www.thuvienhoasen.org
[Trở
về trang Thư Mục]
updated:
14-09-2002