Từ điển Thiều Chửu
經 - kinh
① Thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được gọi là kinh, như thiên kinh địa nghĩa 天經地義 nói cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được. ||② Kinh sách, như Kinh Thi 詩經, Kinh Thư 書經, Hiếu Kinh 孝經, v.v. Sách của các tôn giáo cũng gọi là kinh, như kinh Phật có các kinh: Lăng Nghiêm 楞嚴經, Lăng Già 楞伽經, Bát Nhã 般若經, v.v. Các sách về các khoa lặt vặt cũng gọi là kinh, như ngưu kinh 牛經 sách xem tướng trâu và chữa trâu, mã kinh 馬經 sách xem tướng ngựa và chữa ngựa, v.v. ||③ Ðường dọc, sợi thẳng. ||④ Sửa, như kinh lí 經理 sửa trị, kinh doanh 經營 sửa sang, v.v. ||⑤ Qua, kinh lịch 經歷 trải qua, kinh thủ 經手 qua tay, v.v. ||⑥ Thắt cổ, như tự kinh 自經 tự tử, tự thắt cổ chết. ||⑦ Kinh nguyệt 經月, đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh. ||⑨ Chia vạch địa giới. ||⑩ Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ. ||⑪ Về đường sá thì phía nam bắc gọi là kinh 經, phía đông tây gọi là vĩ 緯. ||⑫ Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. Như kinh tuyến 經線 theo hướng nam bắc, vĩ tuyến 緯線 theo hướng đông tây.

Từ điển Trần Văn Chánh
經 - kinh
① Dọc, đường dọc, sợi thẳng: 經紗 Sợi dọc; ② (y) Mạch máu, kinh mạch: 經脈 Mạch máu; ③ (địa) Kinh độ, kinh tuyến: 東經110度 110 độ kinh (tuyến) đông; ④ Sửa, sửa sang, phụ trách, làm, quản lí: 經管行政事務 Phụ trách công việc hành chính; 經理 Sửa trị; 經營 Sửa sang; ⑤ Thường: 經常 Thường xuyên; ⑥ (Sách) kinh: 聖經 Kinh thánh; 念經 Tụng kinh; ⑦ Kinh nguyệt: 行經 Hành kinh; ⑧ Qua, trải qua: 經年累月 Năm này qua năm khác; ⑨ Chịu, chịu đựng: 經 不起 Không chịu nổi; 經得起考驗 Đã chịu đựng được thử thách; ⑩ (văn) Thắt cổ: 自經 Tự thắt cổ chết; ⑪ (văn) Chia vạch địa giới; ⑫ (văn) Hướng nam bắc (đối với vĩ là hướng đông tây); ⑬ [Jing] (Họ) Kinh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng
經 - kinh
Sợi tơ dọc trên khung cửi, trong khổ vải — Đường dọc theo chiều Bắc Nam trên bản đồ — Thường. Luôn có — Sách vở do thánh hiền trước tác — Trải qua, đi qua — Sắp đặt cho yên — Đường mạch đi trong thân thể — Chỉ sự thất tháng của phụ nữ.


阿彌陀經 - a di đà kinh || 阿含經 - a hàm kinh || 葩經 - ba kinh || 不見經傳 - bất kiến kinh truyện || 不經 - bất kinh || 不經事 - bất kinh sự || 不經意 - bất kinh ý || 閉經 - bế kinh || 祕經 - bí kinh || 枕經藉書 - chẩm kinh tạ thư || 真經 - chân kinh || 執經 - chấp kinh || 執經從權 - chấp kinh tòng quyền || 專經 - chuyên kinh || 易經膚說 - dịch kinh phu thuyết || 調經 - điều kinh || 動經 - động kinh || 開經 - khai kinh || 經邦 - kinh bang || 經久 - kinh cửu || 經典 - kinh điển || 經度 - kinh độ || 經營 - kinh doanh || 經陽王 - kinh dương vương || 經解 - kinh giải || 經教 - kinh giáo || 經期 - kinh kì || 經理 - kinh lí || 經歴 - kinh lịch || 經綸 - kinh luân || 經略 - kinh lược || 經練 - kinh luyện || 經脈 - kinh mạch || 經義 - kinh nghĩa || 經驗 - kinh nghiệm || 經月 - kinh nguyệt || 經年 - kinh niên || 經費 - kinh phí || 經過 - kinh quá || 經國 - kinh quốc || 經權 - kinh quyền || 經財 - kinh tài || 經濟 - kinh tế || 經水 - kinh thuỷ || 經傳 - kinh truyện || 經線 - kinh tuyến || 經院 - kinh viện || 楞伽經 - lăng già kinh || 楞嚴經 - lăng nghiêm kinh || 亂經 - loạn kinh || 六經 - lục kinh || 明經 - minh kinh || 擬經 - nghĩ kinh || 五經 - ngũ kinh || 月經 - nguyệt kinh || 唸經 - niệm kinh || 反經 - phản kinh || 佛經 - phật kinh || 三字經 - tam tự kinh || 曾經 - tằng kinh || 神經 - thần kinh || 聖經 - thánh kinh || 常經 - thường kinh || 誦經 - tụng kinh || 武經 - vũ kinh ||