Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Sáu - Tương Ưng Lợi Ích Ðắc Cung Kính »»

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Sáu - Tương Ưng Lợi Ích Ðắc Cung Kính

Donate

Lābhasakkārasaṃyutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 7.52 MB - Thời gian phát: 43 phút 48 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

I. Phẩm Thứ Nhất
I. Khổ Lụy (S.ii,225)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi... tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau:
3) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Lưỡi Câu (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.
4) Người câu cá, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ma, lưỡi câu, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng.
5) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Con Rùa (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trong một hồ nước có một gia đình con rùa sống tại đấy đã lâu ngày.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, một con rùa nói với một con rùa khác:
" -- Này Rùa thân mến, chớ có đi đến chỗ ấy".
5) Con rùa này, này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ ấy và một thợ săn phóng trúng nó với cây lao có dây.
6) Rồi con rùa ấy đi đến con rùa kia.
7) Này các Tỷ-kheo, con rùa kia, thấy con rùa này từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với con rùa này:
" -- Này Rùa thân mến, có phải Bạn đi đến chỗ kia?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi đi đến chỗ kia".
8) " -- Này Rùa thân mến, bạn có bị thương, bị bắn trúng không?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi không bị thương, không bị bắn trúng. Nhưng có sợi dây này dính theo trên lưng tôi".
9) " -- Này Rùa thân mến, Bạn thật bị thương rồi, Bạn thật bị bắn trúng rồi. Này Rùa thân mến, chính do vật dụng của người thợ săn này, mà cha Bạn và Ông Bạn rơi vào bất hạnh, rơi vào tai họa. Nay Bạn hãy đi, Rùa thân mến. Nay Bạn không còn thuộc chúng ta nữa!"
10) Người thợ săn, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ác ma. Cái lao, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng. Sợi dây, này các Tỷ-kheo, chỉ cho hỷ tham.
11) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng, hưởng thọ và ái luyến; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo bị lao đâm phải, đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.
12) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
13) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu học.
IV. Lông Dài (S.ii,228)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con dê cái lông dài, đi vào một khóm cây gai gốc; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị trói buộc vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
4) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực. Chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị trói cột vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Trùng Phẩn (Tạp, Ðại 2, 346a) (S.ii,228)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con trùng phẩn, ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt có một đống phân lớn.
4) Nó khinh miệt các con trùng phẩn khác và nói: "Ta ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt ta, có đống phân lớn này".
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào làng hay thị trấn để khất thực. Vị ấy tại đây đã ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát của vị ấy được tràn đầy.
6) Vị ấy đi đến ngôi vườn (tịnh xá) và giữa chúng Tỷ-kheo khoe khoang như sau: "Ta ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát này của ta tràn đầy. Ta nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Nhưng các Tỷ-kheo khác công đức ít, ảnh hưởng ít, không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".
7) Vị ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, khinh miệt các Tỷ-kheo chánh hạnh khác. Này các Tỷ-kheo, như vậy sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho kẻ ngu si ấy.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VI. Sét Ðánh (S.ii,229)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, sét đánh (được ví như) một người hữu học với tâm nhiệt thành, khi bị các lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến?
4) Này các Tỷ-kheo, sét đánh chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VII. Trúng Ðộc (S.ii,229)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị mũi tên độc bắn trúng (được ví như) một người hữu học với tâm trí nhiệt thành, khi bị các lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến.
4) Mũi tên, này các Tỷ-kheo, chỉ cho các lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VIII. Con Giả Can (Tạp, Ðại 2, 346a) (S.ii,230)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm, khi trời gần sáng, có con giả can đang tru lớn tiếng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
4) -- Ðó là con giả can già, này các Tỷ-kheo, bị mắc bệnh ghẻ lở, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào nó đi, chỗ nào nó đứng, chỗ nào nó ngồi, chỗ nào nó nằm, tại các chỗ ấy, nó cảm thấy bất hạnh, tai họa.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào vị ấy đi, chỗ nào vị ấy đứng, chỗ nào vị ấy ngồi, chỗ nào vị ấy nằm, tại các chỗ ấy, vị ấy cảm thấy bất hạnh, tai họa.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IX. Cuồng Phong (Tăng, Ðại 2, 634b) (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Trên thượng tầng hư không, này các Tỷ-kheo, có gió thổi mạnh gọi là cuồng phong. Con chim đi đến chỗ ấy, bị cuồng phong thổi bạt đi; bị cuồng phong thổi bạt đi, các chân đi một ngả, các cánh đi một ngả, đầu đi một ngả, thân đi một ngả.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực,thân không chế ngự, lời nói không chế ngự, tâm không chế ngự, niệm không an trú, các căn không chế ngự.
5) Vị ấy thấy các phụ nữ, mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy. Vị ấy thấy các phụ nữ mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy, bị tham dục công phá tâm vị ấy. Do tham dục công phá tâm, vị ấy từ bỏ học tập, trở lại hoàn tục. Rồi có người lấy y phục, có người lấy bình bát, có người lấy tọa cụ, có người lấy ống kim của vị ấy, chẳng khác gì con chim bị cuồng phong thổi bạt.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
X. Kinh Với Bài Kệ (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
5) Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị cả hai cung kính và không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Ai khi được cung kính,
Khi không được cung kính,
Trong cả hai trường hợp,
Tâm định, không lay chuyển;
Sống hạnh không phóng dật,
Tâm thường nhập Thiền tư,
Với tâm tưởng tế nhị,
Chánh quán các sở kiến,
Không còn lạc chấp thủ,
Ðược gọi bậc Chơn nhơn.
II. Phẩm Thứ Hai
I. Bình Bát (Tăng, Ðại 2, 566-567) (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau: "Dầu cho vì một bình bát vàng đựng đầy phấn bạch ngân, vị này cũng không cố ý nói láo".
4) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiến, đã cố ý nói láo.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Bình Bát (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau: "Dầu cho vì một bình bát bạc đựng đầy phấn vàng, vị này cũng không có cố ý nói láo".
4) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Từ Một Ðồng Tiền Vàng Cho Ðến Người Mỹ Nhân Ðịa Phương (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau:
"Dầu cho vì một đồng tiền vàng Nikkha...
"Dầu cho vì một trăm đồng tiền vàng Nikkha...
"Dầu cho vì một đồng tiền vàng ròng Nikkha...
"Dầu cho vì một trăm đồng tiền vàng ròng Nikkha...
"Dầu cho vì quả đất đầy những vàng...
"Dầu cho vì mọi lợi ích vật chất...
"Dầu cho vì mạng sống...
"Dầu cho vì người mỹ nhân địa phương, vị ấy cũng không cố ý nói láo."
3) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị chinh phục, đã cố ý nói láo.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Phẩm Thứ Ba
I. Phụ Nữ (S.ii,234)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Với ai, này các Tỷ-kheo, tâm bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chinh phục và ngự trị, thời không một nữ nhân nào, với tâm của mình chinh phục và ngự trị tâm của người ấy.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Mỹ Nhân (S.ii,235)
... không một mỹ nhân nào...
III. Con Trai
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như gia chủ Citta, hãy giống như Hattaka ở Alava!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Hatthaka ở Alava.
5) "Này Con thân yêu, nếu con xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, này Con thân yêu, hãy giống như Sàriputta và Moggalàna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggalàna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình". Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo hữu học với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IV. Con Gái Một (Tăng, Ðại 2, 562) (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con gái độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như nữ cư sĩ Khujjutarà và Velu-kandakiyà, mẹ của Nanda!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjutarà và Velukandakiyà.
5) "Này Con thân yêu, nếu Con xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; này Con thân yêu, hãy giống như Tỷ-kheo-ni Khema và Uppàlavanna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppàlavanna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình!"
8) Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo-ni hữu học, với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
9) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Sa Môn , Bà La Môn (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, như Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, không có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
3) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, đuợc chấp nhận là vị Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VI. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không tự mình với thắng trì chứng ngộ, chứng đạt và an túc mục đích của Sa-môn hạnh và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt... của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với ta được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình giác ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VII. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii, 237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không biết sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết con đường đưa đến sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết được sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
VIII. Da (Tăng, Ðại 2, 570c) (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IX. Dây (S.ii, 238)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, một lực sĩ lấy dây ngựa cứng chắc, vấn xung quanh cổ chân và siết chặt lại. Dây ấy cắt đứt da ngoài, cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
5) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt giây gân. Sau khi cắt đứt giây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
X. Tỷ Kheo (S.ii,238)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Vị Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là bậc Ứng Cúng, đã đoạn tận các lậu hoặc; Ta nói, lợi đắc, cung kính, danh vọng vẫn là pháp chướng ngại cho vị Tỷ-kheo ấy.
3) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, với vị Tỷ-kheo, lậu hoặc nào được đoạn tận thì các lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp?
4) -- Ðối với vị đã chứng bất động tâm giải thoát, Ta không nói rằng, các lợi đắc, cung kính, danh vọng trở thành một chướng ngại pháp cho vị ấy.
5) Và này Ananda, đối với những ai sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần; những người chứng được hiện tại lạc trú; đối với những người ấy, Ta nói rằng, lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp.
6) Như vậy, khổ lụy, này Ananda, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này Ananda, cần phải học tập như vầy: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
8) Như vậy, này Ananda, Ông cần phải học tập.
IV. Phẩm Thứ Tư
I. Cắt (S.ii,239)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, Devadatta, phá hoại Tăng chúng.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Gốc (S.ii,240)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện căn của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Pháp.
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện pháp của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IV. Trắng (S.ii,240 )
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối và tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, bạch pháp của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Bỏ Ði (S.ii,241)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjàgaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại núi Gujjhakuuta (Linh Thứu), sau khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) bỏ đi không bao lâu.
2) Rồi Thế Tôn nhân vì Devadatta, bảo các Tỷ-kheo:
3) -- Này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
4) Ví như cây chuối, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
5) Ví như cây tre, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
6) Ví như cây lau, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
7) Ví như con lừa có thai đưa đến tự hại, có thai đưa đến diệt vong. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
10) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói như sau:
Như cây chuối sanh quả,
Sanh quả đem tự hại,
Cũng vậy, quả cây tre,
Cũng vậy, quả cây lau,
Cũng vậy với kẻ ngu,
Cung kính đem tự hại,
Như con lừa mang thai,
Mang thai đem tự hại.
VI. Xe (Tạp, Ðại 2, 276b, Biệt Tạp, Ðại 2, 347b, Tăng, Ðại 2, 570b; 614a) (S.ii,242)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
2) Lúc bấy giờ, hoàng tử Ajàtasattu (A-xà-thế) sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.
3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch với Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.
5) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có thèm lợi đắc, cung kính, danh vọng của Devadatta. Chừng nào, này các Tỷ-kheo, hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, đem bóp nát lá gan trước lỗ mũi một con chó dữ. Như vậy, con chó ấy lại càng dữ tợn bội phần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, chừng nào hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe, và còn cúng dường các món đồ ăn trong năm trăm chiếc mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.
7) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VII. Mẹ (S.ii,242)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau: "Dầu cho vì bà mẹ đáng kính cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.
4) Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
38-43 VIII. Cha
IX. Anh
X. Chị
XI. Con Trai
XII. Con Gái
XIII. Vợ (S.ii,243)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật tà đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau:
"Dầu cho vì người cha đáng kính...".
"Dầu cho vì người anh...".
"Dầu cho vì người chị...".
"Dầu cho vì con trai...".
"Dầu cho vì con gái...".
"Dầu cho vì người vợ, cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm đã cố ý nói láo.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp do sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Hết phần Chương Sáu - Tương Ưng Lợi Ích Ðắc Cung Kính (Lābhasakkārasaṃyutta)

(Lên đầu trang)


Tập II - Thiên Nhân Duyên có tổng cộng 10 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.55.193 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...