"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikāya) »» Phẩm 18 đến phẩm 22 »»

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikāya) »» Phẩm 18 đến phẩm 22

Donate

Anguttara Nikāya

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 10.36 MB - Thời gian phát: 01 giờ,00 phút 19 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

XVIII. Phẩm Thiện Lương
(I) (178) Thiện , Bất Thiện
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành? Sát sanh, lấy của không cho... tà kiến. Này các Tỷ-kheo đây gọi là không lành.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành? Từ bỏ sát sanh... có chánh kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành.
(II-XI) (179-188)
- Thánh và phi thánh. Thiện và bất thiện. Mục đích, phi mục đích. Pháp và phi pháp. Với lậu hoặc hay không với lậu hoặc. Phạm tội, không phạm tội. Hối quá và không hối quá. Tăng trưởng và tổn giảm. Ðưa đến khổ và đưa đến lạc. Quả khổ, quả lạc.
XIX. Phẩm Thánh Ðạo
(I-X) (189-198)
(Như kinh trên. Các đề kinh khác như sau: Thánh đạo và phi Thánh đạo, Hắc đạo và bạch đạo. Diệu pháp, phi diệu pháp. Chân nhân pháp, phi chân nhân pháp. Cần làm cho sanh khởi, không cần làm cho sanh khởi. Cần phải thân cận. Cần phải tu tập. Cần phải làm cho sung mãn. Cần phải ức niệm... Cần phải cảnh giác ngộ (191, Diệu pháp). (192) Chân nhân pháp... (198) Cần phải chứng ngộ...
XX. Phẩm Các Hạng Người
(I) (199) Không Nên Thân Cận
(Giống như phẩm XVI, kinh 155, 156-166 không nên thân cận...).
XXI. Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh
(I) (200) Ðịa Ngục, Thiên Giới
1. Thành tựu mười pháp, tương xứng như vậy, như vậy bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình và sinh vật. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh trong các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì ông biết"; dầu không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này. Nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi Luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! ". Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! ". Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có thiện thí, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".
Thành tựu mười pháp này, người ấy như vậy tương xứng rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng, được sanh lên cõi Trời. Thế nào là mười?
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm; biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loài hữu tình và sinh vật; đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy; đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với các hạng nữ nhân, có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Người ấy đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này ông kia, hãy nói những gì ông biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết". Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi đến nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác. Những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui lòng nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói đúng Pháp, nói đúng Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích. Ở đây có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! ". Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân". Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau".
"Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(II) (201) Ðịa Ngục Và Thiên Giới
(Giống như kinh trước)
(III) (202) Nữ Nhân
1. Này các Tỷ-kheo, thành tựu mười pháp, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Sát sanh... lấy của không cho... tà hạnh trong các dục... nói láo... nói hai lưỡi... nói lời thô ác... nói lời phù phiếm... tham ái... sân tâm... tà kiến...
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
4. Ðoạn tận sát sanh... đoạn tận lấy của không cho... đoạn tận tà hạnh trong các dục... đoạn tận nói láo... đoạn tận nói hai lưỡi... đoạn tận nói lời thô ác... đoạn tận nói lời phù phiếm... đoạn tận tham ái... đoạn tận sân tâm... chánh kiến...
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, nữ nhân như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(IV) (203) Nữ Cư Sĩ
(Như kinh trên, chỉ thế nữ cư sĩ cho nữ nhân).
(204) Sợ Hãi Và Vô Úy
1. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có vô úy. Thế nào là mười?
2. Sát sanh... có tà kiến...
Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có vô úy.
3. Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình, không có sợ hãi.
4. Ðoạn tận sát sanh... có chánh tri kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người nữ cư sĩ sống ở gia đình không có sợ hãi.
(VI) (205) Pháp Môn Quanh Co
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về pháp môn quanh co và pháp môn Chánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Thế nào là pháp môn quanh co, này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn Chánh pháp?
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm họ làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, bạo ngược, bàn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình, sinh vật. Vị ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp của vị ấy quanh co, ngữ nghiệp của vị ấy quanh co, ý nghiệp của vị ấy quanh co, sanh thú quanh co, sanh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co. Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các địa ngục nhất hướng đau khổ hay các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các loài bàng sanh thuộc loại trườn bò? Loại rắn, bò cạp, rết, con ăn rắn, con mèo, con chuột, con cú, và bất cứ loài súc vật nào, khi thấy người, trườn bò mà đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo là các sinh vật, sự sanh khởi của sinh vật. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người lấy của không cho... có tà hạnh trong các dục... nói láo... nói hai lưỡi... nói lời thô ác... nói lời phù phiếm... có tham ái... có sân tâm... có tà kiến, có kiến điên đảo rằng: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự; không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ; không có cha; không có các loài hóa sanh; ở đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Người ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp quanh co, ngữ nghiệp quanh co, ý nghiệp quanh co, sanh thú quanh co, sinh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co, Ta nói rằng... Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm là nghiệp gì, thiện hay ác, họ thừa tự nghiệp ấy.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Vị ấy không quanh co với thân, không quanh co với lời, không quanh co với ý, thân nghiệp của vị ấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các Gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra, và được sinh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho... đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục... đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo... đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi... đoạn tận nói lời thô ác, từ bỏ nói lời thô ác... đoạn tận nói lời phù phiếm, từ bỏ nói lời phù phiếm... không có tham dục... không có sân tâm, có chánh kiến, không có các kiến điên đảo. Có bố thí, có cúng thí, có tế tự; có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ; có cha; có các loài hóa sanh. Ở đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Vị ấy không quanh co với thân, không quanh co với lời, không quanh co với ý. Thân nghiệp vị ấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là những kẻ thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.
(VII) (206) Ngọc Ma-Ni
1. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu kết quả ấy sanh khởi ngay trong đời hiện tại hay trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả), thời khổ không có thể chấm dứt được.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của thân nghiệp đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Ba phần là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba phần lầm lỗi, phạm tội của thân nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục?
2. Ở đây, này các này các Tỷ-kheo, có người sát sanh hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả các loài hữu tình, các sinh vật. Lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Sống tà hạnh trong các dục vọng, tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi phạm tội của thân nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục?
3. Người ấy nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì người biết"; dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: "Tôi không biết". Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: "Tôi có thấy"; hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi. Người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là lầm lỗi, phạm tội của ngữ nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục. Như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, và phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người ấy có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! ". Có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! ". Người ấy có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: "Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này và đời sau, và tuyên bố". Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là lầm lỗi, phạm tội của ý nghiệp, đã bất thiện tư niệm, dẫn đến khổ, đưa đến khổ dị thục.
5. Này các này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, sự lầm lỗi và phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
6. Ví như, này các Tỷ-kheo, một hòn ngọc ma ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Hay là này các Tỷ-kheo, do nhân bất thiện tư niệm, lầm lỗi phạm tội của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
7. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời khổ không có chấm dứt. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy, người ấy không lấy trộm tài vật ấy. Ðoạn tận sống tà hạnh trong các dục , không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh em che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của thân nghiệp, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
9. Ở đây, này các Tỷ-kheo có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì người biết", nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết", nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy"; nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận lời nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói thô ác, từ bỏ lời nói thô ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, từ bỏ lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói những lời chân thật, nói những lời có ý nghĩa, nói những lời về chánh Pháp, nói những lời về Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, có lợi ích. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn phần là sự thành đạt của ngữ nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục?
10. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không tham ái, không tham lam tài vật của kẻ khác, không có nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng món tài vật của người khác trở thành của mình! ". Lại có người không có sân tâm, không khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống không thù hận, không oán thù, không nhiễu loạn, được an lạc, lo nghĩ tự thân!". Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế tự, các hành vi thiện ác có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự mình chứng ngộ với thắng trí đời này và đời sau, rồi tuyên bố".
Như vậy, này các Tỷ-kheo, ba phần là thành đạt của ý nghiệp đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục.
11. Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt của thân nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân bốn phần là thành đạt của ngữ nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Này các Tỷ-kheo, do nhân ba phần là thành đạt của ý nghiệp, đã thiện tư niệm, dẫn đến lạc, đưa đến lạc dị thục, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
12. Ví như, này các Tỷ-kheo, hòn ngọc ma-ni viên mãn, được quăng lên và rơi xuống chỗ nào, tại chỗ ấy nó khéo an lập. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do nhân thiện tư niệm, thành đạt của thân nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ngữ nghiệp có bốn phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Hay là do nhân thiện tư niệm, thành đạt của ý nghiệp có ba phần, các chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
13. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã làm, đã tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời không chấm dứt, dầu cho quả ấy thuộc đời hiện tại, hay trong đời sau, và này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các nghiệp đã tư niệm, đã được làm, đã được tích tập, nếu chưa lãnh thọ (kết quả) thời khổ không được chấm dứt.
(VIII) (207) Tổn Giảm và Tăng Trưởng
(kinh này giống hẳn như kinh trước 206).
(IX) (208) Phạm Thiên Trú
1. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt, dầu quả ấy thuộc trong đời hiện tại, hay thuộc trong đời sau. Ta tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, các nghiệp được tư niệm, được làm, được tích tập, nếu không cảm thọ (kết quả) thời không có chấm dứt. Vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, như vậy từ bỏ tham, từ bỏ sân, từ bỏ si, tỉnh giác, chánh niệm, với tâm câu hữu với từ, an trú biến mãn một phương; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy nữa, nó sẽ không đứng trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập từ tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
2. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi mang đi. Này các Tỷ-kheo, con đường phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: "Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo ta và được hiện hữu về sau". Như vậy, này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát được tu tập đưa đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa.
3. Với tâm câu hữu với bi... với tâm hầu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả, vị ấy biến mãn một phương và an trú, như vậy phương thứ hai, như vậy phương thứ ba, như vậy phương thứ tư. Như vậy phía trên, phía dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy biết rõ như sau: "Trước kia, tâm này của ta là nhỏ, không tu tập. Nhưng nay, tâm này của ta là vô lượng, khéo tu tập. Lại nữa, phàm nghiệp gì được làm có giới hạn, nay nó sẽ không sống trong giới hạn ấy nữa, nó không đứng trong giới hạn ấy nữa". Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, nếu đứa trẻ này, từ tuổi trẻ trở lên tu tập xả tâm giải thoát, nó có thể làm nghiệp ác không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Do không làm điều ác, nó có cảm giác khổ hay không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Không làm điều ác, bạch Thế Tôn, từ đâu nó sẽ cảm giác khổ được?
4. Này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát này cần phải tu tập bởi nữ nhân hay nam nhân. Này các Tỷ-kheo, thân này không bị nam nhân hay nữ nhân cầm lấy rồi đem đi. Này các Tỷ-kheo, con người phải chết này ở giữa những tư tưởng. Vị ấy rõ biết như sau: "Phàm ác nghiệp nào do ta làm từ trước với cái thân do nghiệp làm ra này, tất cả cần phải cảm thọ ở đây, nó không thể theo và được hiện hữu về sau". Như vậy, này các Tỷ-kheo, xả tâm này được tu tập, đưa đến không có trở lui, đối với Tỷ-kheo có trí tuệ, có được trong đời này, nhưng vị ấy chưa thể nhập sự giải thoát hơn thế nữa.
(X) (209) Sau Khi Chết
1. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?
- Do nhân phi pháp hành và bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này?
- Do nhân pháp hành và bình đẳng hành, này Bà-la-môn, như vậy ở đây, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên Thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
- Lời tuyên bố vắn tắt này của Sa-môn Gotama, con không hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama, như vậy thuyết pháp cho con, để con có thể như vậy hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Sa-môn Gotama.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả.
Vị Bà-la-môn ấy vâng đáp Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama nói như sau:
2. Này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba; phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn; phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba? ... (Xem kinh 206, đoạn 2).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về thân có ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn? ... (Xem kinh 206, đoạn 3).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về lời có bốn. Và như thế nào, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba? ... (Xem kinh 206, đoạn 4).
Như vậy, này Bà-la-môn, phi pháp hành, bất bình đẳng hành về ý có ba.
Như vậy, do nhân phi hành pháp, bất bình đẳng hành, này Bà-la-môn như vậy ở đây có các loài chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
3. Này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba; pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn; pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba. Như thế nào, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba? ... (như kinh trước 206, đoạn 8)...
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về thân có ba. Và này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn? ... (Xem kinh 206, đoạn 9).
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về lời có bốn. Và này Bà-la-môn, như thế nào pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba? ... (Xem kinh 206, đoạn 10).
Như vậy, này Bà-la-môn, pháp hành, bình đẳng hành về ý có ba.
Như vậy, này Bà-la-môn, do nhân pháp hành, bình đẳng hành, như vậy, một số chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! ... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
XXII. Không Có Ðầu Ðề
(I) (210) Mười Pháp
1. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là mười?
2. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm, tham ái, sân tâm, tà kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu mười pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là mười?
4. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời thô ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không sân, tâm chánh kiến.
Thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(II) (211) Hai Mươi Pháp
1. Thành tựu hai mươi pháp, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là hai mươi?
2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo và khuyến khích người khác nói láo; tự mình nói hai lưỡi và khuyến khích người khác nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác và khuyến khích người khác nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm ; tự mình tham và khuyến khích người khác tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm; tự mình có tà kiến và khuyến khích người khác có tà kiến.
Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là hai mươi?
4. Tự mình từ bỏ sát sanh và khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo và khuyến khích người khác từ bỏ nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi và khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm; tự mình không tham và khuyến khích người khác không tham; tự mình không có sân tâm và khuyến khích người khác không có sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến.
Thành tựu hai mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(III) (212) Ba Mươi Pháp
1. Thành tựu ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là ba mươi?
2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh, và tùy thuận sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho, và tùy thuận lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục, và tùy thuận tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo; khuyến khích người khác nói láo, và tùy thuận nói láo; tự mình nói hai lưỡi; khuyến khích người khác nói hai lưỡi, và tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác; khuyến khích người khác nói lời thô ác, và tùy thuận nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm; và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, và tùy thuận nói lời phù phiếm; tự mình có tham, khuyến khích người khác có tham, và tùy thuận có tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm, và tùy thuận sân tâm; tự mình có tà kiến và khuyến khích người khác có tà kiến, và tùy thuận tà kiến.
Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là ba mươi?
4. Tự mình từ bỏ sát sanh, khuyến khích người khác từ bỏ sát sanh, và không tùy thuận sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, khuyến khích người khác từ bỏ lấy của không cho, và không tùy thuận lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục, và không tùy thuận tà hạnh trong các dục; tự mình từ bỏ nói láo; khuyến khích người khác từ bỏ nói láo, và không tùy thuận nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi; khuyến khích người khác từ bỏ nói hai lưỡi, và không tùy thuận nói hai lưỡi; tự mình từ bỏ nói lời thô ác; khuyến khích người khác từ bỏ nói lời thô ác, và không tùy thuận nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm; và khuyến khích người khác từ bỏ nói lời phù phiếm, và không tùy thuận nói lời phù phiếm; tự mình từ bỏ tham, khuyến khích người khác từ bỏ tham, và không tùy thuận tham; tự mình từ bỏ sân tâm và khuyến khích người khác từ bỏ sân tâm, và không tùy thuận sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến, và tùy thuận chánh kiến.
Thành tựu với ba mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(IV) (213) Bốn Mươi Pháp
1. Thành tựu với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là bốn mươi?
2. Tự mình sát sanh, khuyến khích người khác sát sanh, tùy thuận sát sanh, và tán thán sát sanh; tự mình lấy của không cho, khuyến khích người khác lấy của không cho, tùy thuận lấy của không cho, và tán thán lấy của không cho; tự mình tà hạnh trong các dục; khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục, tùy thuận tà hạnh trong các dục, và tán thán tà hạnh trong các dục; tự mình nói láo; khuyến khích người khác nói láo, tùy thuận nói láo, và tán thán nói láo; tự mình nói hai lưỡi; khuyến khích người khác nói hai lưỡi, tùy thuận nói hai lưỡi, và tán thán nói hai lưỡi; tự mình nói lời thô ác; khuyến khích người khác nói lời thô ác, tùy thuận nói lời thô ác, và tán thán nói lời thô ác; tự mình nói lời phù phiếm; và khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, tùy thuận nói lời phù phiếm, và tán thán nói lời phù phiếm; tự mình có tham, khuyến khích người khác có tham, tùy thuận có tham, và tán thán có tham; tự mình có sân tâm và khuyến khích người khác có sân tâm, tùy thuận sân tâm, và tán thán có sân tâm; tự mình có tà kiến và khuyến khích người khác có tà kiến, tùy thuận có tà kiến, và tán thán có tà kiến.
Thành tựu bốn mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
3. Thành tựu với bốn mươi pháp, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới. Thế nào là bốn mươi?
4. Tự mình từ bỏ sát sanh, không khuyến khích người khác sát sanh, không tùy thuận sát sanh, và không tán thán sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, không khuyến khích người khác lấy của không cho, không tùy thuận lấy của không cho, và không tán thán lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục; không khuyến khích người khác tà hạnh trong các dục, không tùy thuận tà hạnh trong các dục, và không tán thán tà hạnh trong các dục; tự mình không nói láo; không khuyến khích người khác nói láo, không tùy thuận nói láo, và không tán thán nói láo; tự mình từ bỏ nói hai lưỡi; không khuyến khích người khác nói hai lưỡi, không tùy thuận nói hai lưỡi, và không tán thán nói hai lưỡi; tự mình không nói lời thô ác; không khuyến khích người khác nói lời thô ác, không tùy thuận nói lời thô ác, và không tán thán nói lời thô ác; tự mình từ bỏ nói lời phù phiếm; không khuyến khích người khác nói lời phù phiếm, không tùy thuận nói lời phù phiếm, và không tán thán nói lời phù phiếm; tự mình từ bỏ tham, không khuyến khích người khác tham, không tùy thuận tham, và không tán thán tham; tự mình từ bỏ sân tâm và không khuyến khích người khác sân tâm, không tùy thuận sân tâm, và không tán thán sân tâm; tự mình có chánh kiến và khuyến khích người khác có chánh kiến, tùy thuận có chánh kiến, và tán thán có chánh kiến.
Thành tựu bốn mươi pháp này, này các Tỷ-kheo, như vậy tương xứng được sanh lên Thiên giới.
(V) (214) Tổn Hại
- Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại... đem theo mình một tự ngã không bị tổn hại... không bị hủy hoại... thành tựu với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo... thành tựu với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo... thành tựu với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại... không đem theo mình một tự ngã bị tổn hại, bị hủy hoại.
(VI) (215) Sau Khi Chết (1)
- Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, ở đây có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... ở đây có người sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, ở đây có người sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... ở đây có người, sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này...
(VII) (216) Sau Khi Chết (2)
- Thành tựu với mười pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu cần phải được biết... người hiền trí cần phải được biết... Với hai mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với ba mươi pháp, này các Tỷ-kheo... Với bốn mươi pháp, này các Tỷ-kheo, người ngu cần phải được biết... người hiền trí cần phải được biết.
Thành tựu với mười pháp này, này các Tỷ-kheo, người hiền trí cần phải được biết...
(VIII) (217) Tham Ái (1)
1. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. Thế nào là mười?
2. Bất tịnh tưởng, tưởng chết, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham, tưởng đoạn diệt.
Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, mười pháp này cần phải tu tập.
3. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. Thế nào là mười?
4. Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng nhàm chán trong các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng bộ xương, tưởng trùng ăn, tưởng xanh ứ, tưởng nước mủ chảy ra, tưởng nứt nẻ, tưởng trương phồng lên.
Ðể thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, mười pháp này cần phải tu tập.
(IX) (218) Tham Ái (2)
1. Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ-kheo, mười pháp cần phải tu tập.
(X) (219) Tham Ái, Sân
1. Này các Tỷ-kheo, để biến tri, để biến diệt, để đoạn tận, để trừ diệt, để hủy diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để an tịnh, để bỏ đi, để từ bỏ tham, mười pháp này cần phải tu tập...
2. Ðể biến tri, để biến diệt, để đoạn tận, để trừ diệt, để hủy diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để an tịnh, để bỏ đi, để từ bỏ sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, gièm pha, não hại, tật đố, xan tham, mê hoặc, gian trá, cứng đầu, bồng bột, mạn, quá mạn, đắm say, phóng dật, mười pháp này cần phải tu tập.
Hết phần Phẩm 18 đến phẩm 22 (Anguttara Nikāya)

(Lên đầu trang)


Chương Mười Pháp có tổng cộng 7 phần.
Xem phần trước           ||


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Kinh Bi Hoa


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.81.47 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (126 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...