Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Giới Phân Tích (Dhātuvibhaṅgo) »»

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Giới Phân Tích (Dhātuvibhaṅgo)

Donate

Abhidhammatthasangaha

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tịnh Sự (Santakicca)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA.
Cung kỉnh ÐỨC THẾ TÔN – BẬC ỨNG CÚNG – ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC.
PHÂN THEO KINH (Suttantabhājanīyam)
[114] SÁU GIỚI là địa giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới, hư không giới và thức giới.
[115] Ở ÐÂY, ÐỊA GIỚI [1] LÀ THẾ NÀO?
Ðịa giới có hai thứ là nội phần và ngoại phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ ÐỊA GIỚI NỘI PHẦN[2]?
Chất gì là sự cứng sượng, tình trạng thô rắn, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc phần trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, mạng mỡ, dạ dày, phổi, ruột già, ruột non, vật thực mới, phẫn hay là có chất nào khác là sự thô rắn, tình trạng chai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc phần trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là địa giới nội phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ ÐỊA GIỚI NGOẠI PHẦN[3]?
Chất gì là sự thô rắn, tình trạng chai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là sắc, đồng, chì trắng, chì đen, bạch kim, ngọc trai, ngọc ước, ngọc lưu ly, xa cừ, cẩm thạch, san hô, bạc, vàng, ngọc ru-bi, ngọc thạch, cỏ, cây, sỏi, gạch, đất, đá, núi, hoặc có chất nào khác là sự khô rắn, tình trạng trai sượng, tình trạng cứng sượng, trạng thái cứng sượng thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là địa giới ngoại phần.
Ðịa giới nội phần và địa giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là địa giới.
[116] Ở ÐÂY, THỦY GIỚI[4] LÀ THẾ NÀO?
Thủy giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỦY GIỚI NỘI PHẦN[5]?
Chất gì là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là mật, đàm, mũ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, đầu da, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu, hoặc có thứ nào khác là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nôïi do thủ. Ðây gọi là thủy giới nôïi phần.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THỦY GIỚI NGOẠI PHẦN[6]?
Chất gì là sự tươm ướt, cách tươm ướt, sự quến dẻo, cách quến dẻo,trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là vị chất rễ cây, vị chất thân cây, vị chất da cây, vị chất lá cây, vị chất hoa, vị chất trái, sữa tươi, sữa đặc, bơ trong, bơ tươi, dầu, mật ong, đường mía, nước trong đất hay trên hư không, hoặc có chất nào khác là sự tươm ướt, cách tươm ướt, cách quến dẻo, sự quến dẻo, trạng thái khắn dính của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là thủy giới ngoại phần.
Thủy giới nội phần và thủy giới ngoại phần gồm lại. gom chung thành một phần. Ðây gọi là thủy giới.
[117] Ở ÐÂY, HỎA GIỚI[7] LÀ THẾ NÀO?
Hỏa giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỎA GIỚI NỘI PHẦN[8]?
Chất gì là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là chất mà làm nóng nãy, chất mà làm hao mòn, chất mà làm thiêu hủy và chất mà làm tiêu hóa chất ăn uống, nhai nếm, hoặc có chất nào khác là sự nóng bỏng, cách nóng bõng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nôïi do thủ. Ðây gọi là hỏa giới nôïi phần.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HỎA GIỚI NGOẠI PHẦN[9]?
Chất gì là sự nóng bỏng, cách nóng bỏng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp, thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là lửa củi, lửa đá, lửa cỏ, lửa phân bò, lửa trấu, lửa rác, lửa sấm sét, chất nóng của lửa, chất nóng của mặt trời, chất nóng trong đống gỗ, chất nóng trong đống cỏ, chất nóng trong đống lúa, chất nóng trong đống tro, hoặc có chất nào khác là sự nóng bỏng, cách nóng bõng, sự nực nội, cách nực nội, sự ấm áp, cách ấm áp thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là hỏa giới ngoại phần.
Hỏa giới nội phần và hỏa giới ngoại phần gồm lại. gom chung thành một phần. Ðây gọi là hỏa giới.
[118] Ở ÐÂY, PHONG GIỚI[10] LÀ THẾ NÀO?
Phong giới có hai loại là nội phần và ngoại phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ PHONG GIỚI NỘI PHẦN[11]?
Chất gì là sự thổi phồng, căng phồng, lây động của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ, như là gió thổi lên, gió thổi xuống, gió trong bụng, gió trong ruột, gió khắp chi thể, gió như vũ khí, gió như dao cạo, gió qua tim, hơi thở ra, hơi thở vào, hoặc có chất nào khác là sự thổi phồng, căng phồng, lây động của sắc thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ .Ðây gọi là phong giới nôïi phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ PHONG GIỚI NGOẠI PHẦN[12]?
Chất gì là sự thổi phồng, căng phồng, trạng thái lây động của sắc thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ, như là gió đông, gió nam, gió tây, gió bắc, gió cuốn bụi, gió không cuốn bụi, gió lạnh, gió nóng, gió nhỏ, gió lớn, gió độ thấp, gió độ cao, gió do cánh chim, gió do đại bàng, gió do quạt, gió do thổi, hoặc có chất nào khác là sự thổi phồng, căng phồng, trạng thái lây động của sắc bên ngoài, thành sắc ngoài phi do thủ. Ðây gọi là phong giới ngoại phần.
Phong giới nội phần và phong giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là phong giới.
[119] Ở ÐÂY, HƯ KHÔNG GIỚI[13] LÀ THẾ NÀO?
Hư không giới có hai thứ là nội phần và ngoại phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG GIỚI NỘI PHẦN[14]?
Cái gì là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với máu thịt, thuộc bên trong, phần riêng, thành sắc nội do thủ như là lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, lỗ nuốt thức ăn uống nhai nếm, chỗ chứa thức ăn uống nhai nếm, đường cho ra thức ăn uống nhai nếm theo phía dưới, hoặc có chi khác là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với máu thịt, thuộc phần riêng, bên trong, thành sắc nội do thủ. Ðây gọi là hư không giới nôïi phần.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HƯ KHÔNG GIỚI NGOẠI PHẦN[15]?
Cái gì là khoảng trống, hiện tượng khoảng trống, sự trống không, hiện tượng trống không, kẽ hở, hiện tượng kẽ hở, không đụng chạm với các sắc đại hiển, thuộc bên ngoài, thành sắc ngoại phi do thủ. Ðây gọi là hư không giới ngoại phần.
Hư không giới nội phần và hư không giới ngoại phần gồm lại, gom chung thành một phần. Ðây gọi là hư không giới.
[120] Ở ÐÂY, THỨC GIỚI[16] LÀ THẾ NÀO?
Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới. Ðây gọi là thức giới. Ðây gọi là sáu giới.
[121] Mặt khác, có sáu giới là lạc giới, khổ giới, hỷ giới, ưu giới, xả giới, vô minh giới.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ LẠC GIỚI[17]?
Cái chi là sự sãng khoái thuộc về thân, sự dễ chịu thuộc về thân, trạng thái cảm thọ sãng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc, sự cảm giác sãng khoái dễ chịu sanh từ thân xúc. Ðây gọi là lạc giới.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HỶ GIỚI[18]?
Cái chi là sự sãng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sãng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sãng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là hỷ giới.
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ KHỔ GIỚI[19]?
Cái chi là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, trạng thái cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ ƯU GIỚI[20]?
Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an, khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XẢ GIỚI[21]?
Cái chi là sự không vui không buồn thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là xả giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VÔ MINH GIỚI[22]?
Cái chi là sự không biết, không thấy… (trùng)…[23] vô minh then chốt, si là căn bất thiện. Ðây gọi là vô minh giới. Ðây cũng là sáu giới.
[122] Mặt khác, có sáu giới là dục giới, sân giới, hại giới, xuất ly giới, vô sân giới, bất hại giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ DỤC GIỚI[24]?
Sự nghĩ ngợi tương ưng với dục, sự tầm cầu, sự tư duy, sự chăm chú, sự hướng tâm, đem tâm khắn khít, tà tư duy. Ðây gọi là dục giới. Phía dưới tận cùng là địa ngục vô gián, phía trên tột đỉnh là cỏi trời Tha Hóa Tự tại, trong khoảng giữa đó có uẩn xứ giới, sự hiện hành ở đấy, hệ thuộc ở đấy, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Ðây gọi là dục giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SÂN GIỚI[25]?
Sự nghĩ ngợi tương ưng với sân độc, sự tầm cầu… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sân giới. Hoặc là sự khiềm khích của tâm trong mười việc hiềm khích, thái độ phẫn nộ, phản kháng, chống đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại sự sân độc của tâm, ý ám hại, sự hiềm hận, thái độ hiềm hận, cách hiềm hận, sự hãm hại, cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản đối, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ HẠI GIỚI[26]?
Sự suy nghĩ tương ưng với não hại, sự tầm cầu… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là hại giới. Trong đời nầy có một số kẻ nhiểu hại chúng sanh bằng phương tiện nào đó như là bằng tay hoặc bằng cục đất, bằng gậy gộc, bằng khí giới, bằng sợi dây; việc như vậy là sự nhiểu nhương, nhiểu hại, hãm hiếp, hãm hại, kích nộ, cừu địch, uy hiếp người khác. Ðây gọi là hại giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XUẤT LY GIỚI[27]?
Sự nghĩ ngợi tương ưng với xuất ly, sự tầm cầu… (trùng)… chánh tư duy. Ðây gọi là xuất ly giới. Tất cả pháp thiện cũng là xuất ly giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VÔ SÂN GIỚI[28]?
Sự nghĩ ngợi tương ưng với vô sân độc, sự tầm cầu… (trùng)… chánh tư duy. Ðây gọi là vô sân giới. Sự thân thiện đối với các chúng sanh, hài hòa, thái độ hài hòa, có từ tâm giải thoát. Ðây gọi là vô sân giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ BẤT HẠI GIỚI[29]?
Sự suy nghĩ tương ưng với bất bại, sự tầm cầu, sự tư duy, sự chăm chú, sự hướng tâm, đem tâm khắn khít, chánh tư duy. Ðây gọi là bất hại giới. Sự thương xót đối với các chúng sanh, sự trắc ẩn, thái độ trắc ẩn, có bi tâm giải thoát. Ðây gọi là bất hại giới. Ðây cũng là sáu giới.
[123] Như thế, ba phần sáu giới này gom lại thành một là mười tám giới.
DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH
PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)
[124] MƯỜI TÁM GIỚI là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới.
[125] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN GIỚI[30]?
Con mắt là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó làng trống không. Ðây là nhãn giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ SẮC GIỚI[31]?
Sắc nào là ánh sáng nương bốn đại hiển… (trùng)… Ðó là sắc giới. Ðây gọi là sắc giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHÃN THỨC GIỚI[32]?
Tâm, ý, tâm địa[33], tâm trạng[34], bạch tịnh[35], ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mắt và cảnh sắc, nhãn thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhãn thức giới.
[126] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ GIỚI[36]?
Lỗ tai là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó là làng trống không. Ðây gọi là nhĩ giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THINH GIỚI[37]?
Tiếng nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu… (trùng)… đó là thinh giới. Ðây gọi là thinh giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ NHĨ THỨC GIỚI[38]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào tai và cảnh thinh, nhĩ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là nhĩ thức giới.
[127] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ GIỚI[39]?
Mũi là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó là làng trống không. Ðây gọi là tỷ giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHÍ GIỚI[40]?
Mùi hơi nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu… (trùng)… đó là khí giới. Ðây gọi là khí giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ TỶ THỨC GIỚI[41]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào mũi và cảnh khí, tỷ thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tỷ thức giới.
[128] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT GIỚI[42]?
Lưỡi là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó là làng trống không. Ðây gọi là thiệt giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ VỊ GIỚI[43]?
Vị chất nào nương theo bốn đại hiển, vô kiến hữu đối chiếu… (trùng)… đó là vị giới. Ðây gọi là vị giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THIỆT THỨC GIỚI[44]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào lưỡi và cảnh vị, thiệt thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thiệt thức giới.
[129] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN GIỚI[45]?
Thân là tinh chất nương bốn đại hiển… (trùng)… đó là làng trống không. Ðây gọi là thân giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ XÚC GIỚI[46]?
Ðịa giới… (trùng)… đó là xúc giới. Ðây gọi là xúc giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ THÂN THỨC GIỚI[47]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh khởi y cứ vào thân và cảnh xúc, thân thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là thân thức giới.
[130] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý GIỚI[48]?
Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh ra rồi… (trùng)… của nhĩ thức giới đã sanh ra rồi… (trùng)… của tỷ thức giới đã sanh ra rồi… (trùng)… của thiệt thức giới đã sanh ra rồi. Tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh ra rồi. Hay là sự sơ khởi[49] thu cảnh đối với các pháp. Ðây gọi là ý giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ PHÁP GIỚI[50]?
Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cùng sắc mà vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và vô vi giới. Ở đây thọ uẩn là thế nào? Thọ uẩn phân theo một loại là thọ tương ưng xúc. Thọ uẩn phân theo hai loại là có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân. Thọ uẩn phân theo ba loại là có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký… (trùng)… thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là thọ uẩn.
Ở đây tưởng uẩn là thế nào? Tưởng uẩn phân theo một loại là tưởng tương ưng xúc. Tưởng uẩn phân theo hai loại là có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân. Tưởng uẩn phân theo ba loại là có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký… (trùng)… tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là tưởng uẩn.
Ở đây hành uẩn là thế nào? Hành uẩn phân theo một loại là hành tương ưng tâm. Hành uẩn phân theo hai loại là có hành nhân, có hành phi nhân. Hành uẩn phân theo ba loại là có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký… (trùng)… hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy. Ðây gọi là hành uẩn.
Ở đây sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ là thế nào? Tức là nữ quyền… (trùng)… đoàn thực. Ðây gọi là sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.
Ở đây vô vi giới là thế nào? Tức là sự đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. Ðây gọi là vô vi giới. Ðây gọi là pháp giới.
Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ Ý THỨC GIỚI[51]?
Ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của nhãn thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm tạng… (trùng)… ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới… (trùng)… của nhĩ thức giới… (trùng)… của tỷ thức giới… (trùng)… của thiệt thức giới… (trùng)… ý giới sanh tiếp nối sát na diệt của thân thức giới đã sanh rồi; tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh tiếp nối sát na diệt của ý giới, hay là tâm, ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn sanh ý cứ vào ý và cảnh pháp, ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là ý thứ giới.
DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP
PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)
[131] MƯỜI TÁM GIỚI là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. TRONG MƯỜI TÁM GIỚI CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?
[132] MƯỜI SÁU[52] giới là vô ký; hai giới[53] có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.
Mười giới không nên nói là tương ưng thọ lạc, hay tương ưng thọ khổ hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc; năm giới là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thân thức giới có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ; ý thức giới có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc; pháp giới có thể là tương ưng thọ khổ, có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc, có thể không nên nói là tương ưng thọ lạc hay tương ưng thọ khổ, hay tương ưng thọ phi khổ phi lạc
Mười giới là pháp phi dị thục phi dị thục nhân; năm giới là dị thục; hai giới có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là pháp phi dị thục phi dị thục nhân.
Mười giới là do thủ cảnh thủ; thinh giới là phi do thủ cảnh thủ; năm giới có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ; hai giới có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ.
Mười sáu giới là phi phiền toái cảnh phiền não; hai giới có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Mười lăm giới là vô tầm vô tứ; ý giới là hữu tầm hữu tứ; ý thức giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể là vô tầm vô tứ; pháp giới có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, hay vô tầm hữu tứ hay vô tầm vô tứ.
Mười giới không nên nói là câu hành hỷ, hay câu hành lạc, hay câu hành xả; năm giới là câu hành xả; thân thức giới câu hành hỷ, mà có thể là câu hành lạc, không phải câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành lạc; hai giới có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ hay câu hành lạc hay câu hành xả.
Mười sáu giới là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thề là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ
Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Mười sáu giới là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; hai giới có thể là nhân đến tích lập, có thể là nhân đến tịch diệt, có thể là phi nhân đến tịch tập phi nhân đến tịch diệt.
Mười sáu giới là phi hữu học phi vô học; hai giới có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học phi vô học.
Mười sáu giới là hy thiểu, hai giới có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng.
Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới là biết cảnh hy thiểu; hai giới có thể là biết cảnh hy thiểu, có thể là biết cảnh đáo đại, có thể là biết cảnh vô lượng, có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu hay biết cảnh đáo đại, hay biết cảnh vô lượng.
Mười sáu giới là trung bình; hai giới có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương.
Mười sáu giới là phi cố định; hai giới có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định.
Mười giới là vô cảnh; sáu giới không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng; hai giới có thể là có đạo thành cảnh, có thể có đạo thành nhân, có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành cảnh hay có đạo thành nhân hay có đạo thành trưởng.
Mười giới có thể là sinh tồn, có thể là chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh; thinh giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, không nên nói là chuẩn sanh; sáu giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh; pháp giới có thể là sinh tồn, có thể là vị sanh tồn, có thể là chuẩn sanh, có thể không nên nói là sanh tồn hay vị sanh tồn hay chuẩn sanh.
Mười bảy giới có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại; pháp giới có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại, có thể không nên nói là quá khứ, hay vị lai, hay hiện tại.
Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới là biết cảnh hiện tại; hai giới có thể biết cảnh quá khứ, có thể biết cảnh vị lai, có thể biết cảnh hiện tại, có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, hay biết cảnh vị lai, hay biết cảnh hiện tại.
(Mười tám giới) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.
Mười giới là bất tri cảnh; sáu giới có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần, hai giới có thể biết cảnh nội phần, có thể biết cảnh ngoại phần, có thể biết cảnh nội ngoại phần, có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, hay biết cảnh ngoại phần, hay biết cảnh nội ngoại phần.
Sắc giới là hữu kiến hữu đối chiếu; chín giới là vô kiến hữu đối chiếu; tám giới là vô kiến vô đối chiếu.
[133] MƯỜI BẢY GIỚI là phi nhân; pháp giới có thể là nhân, có thể là phi nhân.
Mười sáu giới là vô nhân[54], hai giới có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân.
Mười sáu giới không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân; ý thứ giới không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân, ý thức giới không nên nói là nhân hữu nhân, mà có thể nói là hữu nhân phi nhân; pháp giới có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là nhân hữu nhân hay hữu nhân phi nhân.
Mười sáu giới không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân; ý thức giới không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà có thể là tương ưng nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; pháp giới có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, cũng có thể không nên nói là nhân tương ưng nhân hay tương ưng nhân phi nhân.
Mười sáu giới là phi nhân vô nhân; ý thức giới có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân; pháp giới có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân, cũng có thể không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.
[134] MƯỜI BẢY GIỚI là hữu duyên; pháp giới có thể là hữu duyên, có thể là vô duyên.
Mười bảy giới là hữu vi; pháp giới có thể là hữu vi, có thể là vô vi.
Mười bảy giới là vô kiến, sắc giới là hữu kiến.
Mười giới là hữu đối chiếu; tám giới là vô đối chiếu
Mười giới là sắc, bảy giới là phi sắc; pháp giới có thể là sắc, có thể là phi sắc.
Mười sáu giới là hiệp thế; hai giới có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế.
(Mười tám giới) đáng vài tâm biết, không đáng vài tâm biết.
[135] MƯỜI BẢY GIỚI là phi lậu[55]; pháp giới có thể là lậu, có thể là phi lậu.
Mười sáu giới là cảnh lậu; hai giới có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu.
Mười sáu giới là bất tương ưng lậu; hai giới có thể là tương ưng lậu, có thể là bất tương ưng lậu.
Mười sáu giới không nên nói là lậu cảnh lậu mà là cảnh lậu phi lậu; ý thức giới không nên nói là lậu cảnh lậu, mà có thể là cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; pháp giới có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu.
Mười sáu giới không nên nói là lậu tương ưng lậu, hay tương ưng lậu phi lậu; ý thức giới không nên nói là lậu tương ưng lậu, mà có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; pháp giới có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu
Mười sáu giới là bất tương ưng lậu cảnh lậu; hai giới có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
[136] MƯỜI BẢY GIỚI là phi triền[56]; pháp giới có thề là triền, có thể là phi triền.
Mười sáu giới là cảnh triền; hai giới có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền.
Mười sáu giới là bất tương ưng triền; hai giới có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền.
Mười sáu giới không nên nói là triền cảnh triền, mà là cảnh triền phi triền; ý thức giới không nên nói là triền cảnh triền, mà có thể nói là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là cảnh triền phi triền; pháp giới có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền.
Mười sáu giới không nên nói là triền tương ưng triền, hay tương ưng triền phi triền; ý thức giới không nên nói là triền tương ưng triền, mà có thể là tương ưng triền phi triền, cũng có thể không nên nói là tương ưng triền phi triền; pháp giới có thể là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền.
Mười sáu giới là bất tương ưng triền cảnh triền; hai giới có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền.
[137] MƯỜI BẢY GIỚI là phi phược[57]; pháp giới có thể là phược, có thể là phi phược.
Mười sáu giới là cảnh phược; hai giới có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược.
Mười sáu giới là bất tương ưng phược; hai giới có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược.
Mười sáu giới không nên nói là phược cảnh phược, mà là cảnh phược phi phược; ý thức giới không nên nói là phược cảnh phược, mà có thể là cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói là cảnh phược phi phược; pháp giới có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, có thể không nên nói là phược cảnh phược hay cảnh phược phi phược.
Mười sáu giới không nên nói là phược tương ưng phược, hay tương ưng phược phi phược; ý thức giới không nên nói là phược tương ưng phược, mà có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; pháp giới có thể là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược
Mười sáu giới là bất tương ưng phược cảnh phược; hai giới có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể là bất tương ưng phược phi cảnh phược, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.
[138] Mười bảy giới là phi bộc[58]… (trùng)… phi phối[59]… (trùng)… phi cái[60]; pháp giới có thể là cái, có thể là phi cái.
Mười sáu giới là cảnh cái; hai giới có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái.
Mười sáu giới là bất tương ưng cái; hai giới có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái.
Mười sáu giới không nên nói là cái cảnh cái, mà là cảnh cái phi cái; ý thức giới không nên nói là cái cảnh cái, mà có thể là cảnh cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cảnh cái phi cái; pháp giới có thể là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái.
Mười sáu giới không nên nói là cái tương ưng cái, hay tương ưng cái phi cái; ý thức giới không nên nói là cái tương ưng cái, mà có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái; pháp giới có thể là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái
Mười sáu giới là bất tương ưng cái cảnh cái; hai giới có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng cái cảnh cái hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.
[139] MƯỜI BẢY GIỚI là phi khinh thị[61]; pháp giới có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị.
Mười sáu giới là cảnh khinh thị; hai giới có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị.
Mười sáu giới là bất tương ưng khinh thị; ý thức giới có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, pháp giới có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, có thể không nên nói là tương ưng khinh thị, hay bất tương ưng khinh thị.
Mười sáu giới không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, mà là cảnh khinh thị phi khinh thị; ý thức giới không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, mà có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là cảnh khinh thị phi khinh thị; pháp giới có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị.
Mười sáu giới là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; hai giới có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
[140] MƯỜI GIỚI là bất tri cảnh; bảy giới là hữu tri cảnh; pháp giới có thể là bất tri cảnh, có thể là hữu tri cảnh.
Mười một giới là phi tâm; bảy giới là tâm.
Mười bảy giới là phi sở hữu tâm; pháp giới có thể là sở hữu tâm, có thể là phi sở hữu tâm.
Mười giới là bất tương ưng tâm; pháp giới có thể là tương ưng tâm, có thể là bất tương ưng tâm; bảy giới không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm.
Mười giới phi hòa với tâm, pháp giới có thể là hòa với tâm, có thể là phi hòa với tâm; bảy giới không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm.
Mười hai giới là phi tâm sở sanh; sáu giới có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh.
Mười bảy giới là phi đồng hiện hữu với tâm; pháp giới có thể là đồng hiện hữu với tâm, có thể là không phi đồng hiện hữu với tâm.
Mười bảy giới là phi tùy chuyển với tâm; pháp giới có thể là tùy chuyển với tâm, có thể là phi tùy chuyển với tâm.
Mười bảy giới là phi hòa tâm tâm sở sanh; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh.
Mười bảy giới phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm.
Mười bảy giới phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm; pháp giới có thể là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm, có thể là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm.
Mười hai giới thuộc nội phần; sáu giới thuộc ngoại phần.
Chín giới là y sinh; tám giới là phi y sinh; pháp giới có thể là y sinh, có thể là phi y sinh.
Mười giới là do thủ; thinh giới là phi do thủ; bảy giới có thể là thủ, có thể là phi do thủ.
[141] MƯỜI BẢY GIỚI là phi thủ[62]; pháp giới có thể là thủ, có thể là phi thủ.
Mười sáu giới là cảnh thủ; hai giới có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ.
Mười sáu giới là bất tương ưng thủ; hai giới có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ.
Mười sáu giới không nên nói là thủ cảnh thủ, mà là cảnh thủ phi thủ; ý thức giới không nên nói là thủ cảnh thủ, mà có thể là cảnh thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là cảnh thủ phi thủ; pháp giới có thể là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ.
Mười sáu giới không nên nói là thủ tương ưng thủ, hay tương ưng thủ phi thủ; ý thức giới không nên nói là thủ tương ưng thủ, mà có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ; pháp giới có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ
Mười sáu giới là bất tương ưng thủ cảnh thủ; hai giới có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
[142] MƯỜI BẢY GIỚI là phi phiền não[63]; pháp giới là có thể là phiền não, có thể là phi phiền não.
Mười sáu giới là cảnh phiền não; hai giới có thể là cảnh phiền não, có thể là phi cảnh phiền não.
Mười sáu giới là phi phiền toái[64]; hai giới có thể là phiền toái, có thể là phi phiền toái.
Mười sáu giới là bất tương ưng phiền não; hai giới có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não.
Mười sáu giới không nên nói là phiền não cảnh phiền não, mà là cảnh phiền não phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não cảnh phiền não, mà có thể là cảnh phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là cảnh phiền não phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não phi phiền não.
Mười sáu giới không nên nói là phiền não phiền toái hay phiền toái phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, cũng có thể không nên nói là phiền toái phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não phiền toái, có thể phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói là phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não.
Mười sáu giới không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, hay tương ưng phiền não phi phiền não; ý thức giới không nên nói là phiền não tương ưng phiền não, mà có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; pháp giới có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể là tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não.
Mười sáu giới là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não; hai giới có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não hay bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
[143] MƯỜI SÁU GIỚI không đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Mười sáu giới là không đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Mười sáu giới là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ; hai giới có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Mười lăm giới là vô tầm; ý giới là hữu tầm; hai giới có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm.
Mười lăm giới là vô tứ; ý giới là hữu tứ; hai giới có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ.
Mười sáu giới là vô hỷ[65]; hai giới có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ.
Mười sáu giới là phi câu hành hỷ; hai giới có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ.
Mười lăm giới là phi câu hành lạc; ba giới có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc.
Mười một giới là phi câu hành xả; năm giới là câu hành xả; hai giới có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả.
Mười sáu giới là dục giới; hai giới có thể là dục giới, có thể là phi dục giới.
Mười sáu giới là phi sắc giới; hai giới có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới.
Mười sáu giới là phi vô sắc giới; hai giới có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới.
Mười sáu giới là hệ thuộc[66]; hai giới có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc[67].
Mười sáu giới là phi dẫn xuất; hai giới có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất.
Mười sáu giới là phi cố định; hai giới có thể là cố định, có thể là phi cố định.
Mười sáu giới là hữu thượng; hai giới có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng.
Mười sáu giới là vô tranh; hai giới có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh.
DỨT PHẦN VẤN ÐÁP
TRỌN VẸN GIỚI PHÂN TÍCH
[1] Pathavīdhātu.
[2] Ajjhattikā pathavīdhātu.
[3] Bāhirā pathavīdhātu.
[4] Āpodhātu.
[5] Ajjhattikā āpodhātu.
[6] Bāhirā āpodhātu.
[7] Tejodhātu.
[8] Ajjhattikā tejodhātu.
[9] Bāhirā tejodhātu.
[10] Vāyodhātu.
[11] Ajjhattikā vāyodhātu.
[12] Bāhirā vāyodhātu.
[13] Ākāsadhātu.
[14] Ajjhattikā ākāsadhātu.
[15] Bāhirā ākāsadhātu.
[16] Vinnanadhātu.
[17] Sukhadhātu.
[18] Somanassadhātu.
[19] Dukkhadhātu.
[20] Domanassadhātu.
[21] Upekkhadhātu.
[22] Avijjādhātu.
[23] Xem Bộ Pháp Tụ (Dhammasanginī), bài 300.
[24] Kāmadhātu.
[25] Byāpādadhātu.
[26] Vihimsādhātu.
[27] Nekkhammadhātu.
[28] Abyāpādadhātu.
[29] Avihimsādhātu.
[30] Cakkhudhātu.
[31] Rūpadhātu.
[32] Cakkhuviññānadhātu.
[33] Mānasa: Một tên gọi cho tâm.
[34] Hadaya: Một tên gọi cho tâm, không phải chỉ cho sắc trái tim.
[35] Paṇdara: Một tên gọi cho tâm. Vì tâm không có màu sắc như xanh, vàng hay trắng… nên gọi là bạch tịnh.
[36] Sotadhātu.
[37] Saddadhātu.
[38] Sotāviññaṇadhātu.
[39] Ghānadhātu.
[40] Gandhadhātu.
[41] Ghānaviññāṇadhātu
[42] Jivhādhātu.
[43] Rasadhātu.
[44] Jivhāviññāṇadhātu
[45] Kāyadhātu.
[46] Phoṭṭhabbadhātu.
[47] Kāyaviññāṇadhātu.
[48] Manodhātu.
[49] Pathamasamannāhāra, sự thu cảnh sơ khởi, là chỉ cho tâm khai ngũ môn (pañcadvārāvajjanacitta), tâm nầy sanh trước tiên của lộ tâm ngũ môn, thuộc tâm ý giới.
[50] Dhammadhātu.
[51] Manoviññāṇadhātu.
[52] Những số lượng trình bày tóm tắt trong phần nầy, bậc trí nên hiểu theo chi pháp.
[53] Những số lượng trình bày tóm tắt trong phần nầy, bậc trí nên hiểu theo chi pháp.
[54] Nhân (hetu).
[55] Lậu (āsava).
[56] Triền (sañiojana).
[57] Phược (gantha).
[58] Bộc (ogha).
[59] Phối (yoga).
[60] Cái (nīvarana).
[61] Khinh thị (parāmāsa).
[62] Thủ (upādāna).
[63] Phiền não (kilesa).
[64] Phiền toái (sankilittha).
[65] Hỷ (pīti). Ở đây là pīticetasika (sở hữu hỷ, hỷ tâm sở), chớ không phải là somanassavedanā (thọ hỷ).
[66] Hệ thuộc (pariyāpanna) là pháp hiệp thế (lokiya).
[67] Phi hệ thuộc (apariyāpannā) là pháp Siêu thế (lokuttara).
Hết phần Giới Phân Tích (Dhātuvibhaṅgo) (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Phân Tích có tổng cộng 20 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Tổng quan về Nghiệp


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.44.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...