Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
Rồi Mahāpajāpatī Gotamī cùng với khoảng năm trăm Tỷ-kheo-ni đi đến bên Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Mahāpajāpatī Gotamī bạch Thế Tôn:
2. Then Mahāpajāpatī Gotamī together with five hundred bhikkhunīs went to the Blessed One. After paying homage to the Blessed One, she stood at one side and said to him:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho Tỷ-kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giảng dạy cho Tỷ-kheo-ni! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni!
“Venerable sir, let the Blessed One advise the bhikkhunīs, let the Blessed One instruct the bhikkhunīs, let the Blessed One give the bhikkhunīs a talk on the Dhamma.”
Lúc bấy giờ, các Thượng tọa (Trưởng lão) Tỷ-kheo thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Nhưng Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Ānanda và nói:
3. Now on that occasion the elder bhikkhus were taking turns in advising the bhikkhunīs, but the venerable Nandaka did not want to advise them when his turn came.1318 Then the Blessed One addressed the venerable Ānanda:
-- Này Ānanda, hôm nay đến phiên ai giáo giới Tỷ-kheo-ni?
“Ānanda, whose turn is it today to advise the bhikkhunīs?”
-- Bạch Thế Tôn, chính là phiên của Nandaka thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nandaka không muốn thay phiên giáo giới Tỷ-kheo-ni.
“Venerable sir, it is the venerable Nandaka’s turn to advise the bhikkhunīs, but he does not want to advise them even though it is his turn.”
Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Nandaka:
4. Then the Blessed One addressed the venerable Nandaka:
-- Này Nandaka, hãy giáo giới Tỷ-kheo-ni! Này Nandaka, hãy giảng dạy Tỷ-kheo-ni! Này Bà-la-môn, hãy thuyết pháp cho Tỷ-kheo-ni!
“Advise the bhikkhunīs, Nandaka. Instruct the bhikkhunīs, Nandaka. Give the bhikkhunīs a talk on the Dhamma, brahmin.”
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Nandaka ấy vâng đáp Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī để khất thực. Sau khi khất thực ở Sāvatthī xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, không có người thứ hai cùng đi, đi đến Rajakarama (Vương Tự).
“Yes, venerable sir,” [271] the venerable Nandaka replied. Then, in the morning, the venerable Nandaka dressed, and taking his bowl and outer robe, went into Sāvatthī for alms. When he had wandered for alms in Sāvatthī and had returned from his almsround, after his meal he went with a companion to the Rājaka Park.
Các Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi đến, sau khi thấy liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân. Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ ngồi đã soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân. Các Tỷ-kheo-ni ấy sau khi đảnh lễ Tôn giả Nandaka, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni đang ngồi một bên:
The bhikkhunīs saw the venerable Nandaka coming in the distance and prepared a seat and set out water for the feet. The venerable Nandaka sat down on the seat made ready and washed his feet. The bhikkhunīs paid homage to him and sat down at one side. When they were seated, the venerable Nandaka told the bhikkhunīs:
-- Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết, hãy trả lời: "Tôi biết". Những ai không biết, hãy trả lời: "Tôi không biết". Nếu có ai nghi ngờ hay nghi hoặc, ở đây, ta cần được hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? Ý nghĩa việc này là gì?"
5. “Sisters, this talk will be in the form of questions. When you understand you should say: ‘We understand’; when you do not understand you should say: ‘We do not understand’; when you are doubtful or perplexed you should ask me: ‘How is this, venerable sir? What is the meaning of this?’”
-- Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa mãn với Tôn giả Nandaka, vì rằng Tôn giả đã mời chúng con (hỏi).
“Venerable sir, we are satisfied and pleased with the master Nandaka in that he invites us even with this much.”
-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?
6. “Sisters, what do you think? Is the eye permanent or impermanent?”
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?
-- Thưa Tôn giả, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
— “No, venerable sir.”
-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?... Ý là thường hay vô thường?
“Sisters, what do you think? Is the ear… the nose… the tongue… the body… the mind permanent or impermanent?”
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
-- Thưa Tôn giả, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, [272] and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu nội xứ này là vô thường".
— “No, venerable sir. Why is that? Because, venerable sir, we have already seen this well as it actually is with proper wisdom thus: ‘These six internal bases are impermanent.’”1319
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử.
“Good, good, sisters! So it is with a noble disciple who sees this as it actually is with proper wisdom.
Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
-- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?... Hương là thường hay vô thường?... Vị là thường hay vô thường?.... Xúc là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?
7. “Sisters, what do you think? Are forms… sounds… odours… flavours… tangibles… mind-objects permanent or impermanent?”
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
-- Thưa Tôn giả, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu ngoại xứ này là vô thường".
— “No, venerable sir. Why is that? Because, venerable sir, we have already seen this well as it actually is with proper wisdom thus: ‘These six external bases are impermanent.’”
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?
“Good, good, sisters! So it is with a noble disciple who sees this as it actually is with proper wisdom.
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
-- Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Tỷ thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Thân thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Ý thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu thức thân này là vô thường".
-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại.
Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng: "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại"; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không?
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!
-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại.
Nếu có người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!
-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không?
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.
-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử.
Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không? "
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.
-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau:
Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ.
Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham.
Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược.
Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Thế nào là bảy?
Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán: -- Chư Hiền tỷ, hãy đi về, giờ đã đến rồi.
Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên: -- Này các Tỷ-kheo-ni, hãy đi. Giờ đã đến rồi.
Rồi các Tỷ-kheo-ni ấy, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Rồi Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, gọi các vị Tỷ-kheo và nói:
-- Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày mười bốn, quần chúng không có nghi ngờ hay nghi hoặc rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn vì khi ấy mặt trăng chưa tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, dầu cho các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Nandaka, nhưng tâm trí của họ chưa được thỏa mãn.
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Nandaka:
-- Vậy này Nandaka, ngày mai, Ông sẽ giáo giới cho các Tỷ-kheo-ni ấy với bài giáo giới.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Nandaka vâng đáp Thế Tôn.
Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sāvatthī (Xá-vệ) để khất thực. Sau khi đi khất thực ở Sāvatthī xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, tự thân một mình đi đến Rajarama.
Các vị Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Nandaka từ xa đi lại; sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và sắp đặt nước rửa chân. Tôn giả Nandaka ngồi trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, liền rửa chân. Các vị Tỷ-kheo-ni ấy đảnh lễ Tôn giả Nandaka rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Nandaka nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang ngồi một bên:
-- Các Hiền tỷ, sẽ có cuộc luận thuyết bằng cách đặt câu hỏi. Ở đây, những ai biết hãy trả lời: "Tôi biết". Những ai không biết, hãy trả lời "Tôi không biết". Nếu ai có nghi ngờ hay do dự, ở đây, ta cần được hỏi như sau: "Thưa Tôn giả, sự việc này là thế nào? " Ý nghĩa việc này là gì?"
-- Thưa Tôn giả, cho đến đây, chúng con rất hoan hỷ và thỏa mãn với Tôn giả Nandaka, vì rằng Tôn giả đã mời chúng con (hỏi)!
-- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Mắt là thường hay vô thường?
8. “Sisters, what do you think? Is eye-consciousness… [273]…
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi xem cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
-- Các Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tai là thường hay vô thường?... Mũi là thường hay vô thường?... Lưỡi là thường hay vô thường?.. Thân là thường hay vô thường?... Ý là thường hay vô thường?
ear-consciousness… nose-consciousness… tongue-consciousness… body-consciousness… mind-consciousness permanent or impermanent?
-- Thưa Tôn giả, vô thường
— “Impermanent, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
— “Is what is impermanent suffering or happiness?”
-- Thưa Tôn giả, là khổ.
— “Suffering, venerable sir.”
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
— “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu nội xứ này là vô thường".
— “No, venerable sir. Why is that? Because, venerable sir, we have already seen this well as it actually is with proper wisdom thus: ‘These six classes of consciousness are impermanent.’”
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
“Good, good, sisters! So it is with a noble disciple who sees this as it actually is with proper wisdom.
-- Thưa Tôn giả, vô thường
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
-- Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Tiếng là thường hay vô thường?... Hương là thường hay vô thường?... Vị là thường hay vô thường?.... Xúc là thường hay vô thường?... Pháp là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu ngoại xứ này là vô thường".
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử. Chư Hiền tỷ, các Hiền tỷ nghĩ thế nào? Nhãn thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả.
-- Này các Hiền tỷ, nhĩ thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Tỷ thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Thân thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Ý thức là thường hay vô thường?
-- Thưa Tôn giả, vô thường.
-- Cái gì vô thường, là khổ hay lạc?
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Trước đây, thưa Tôn giả, chúng con đã khéo thấy như chơn, với chánh trí tuệ rằng: "Sáu thức thân này là vô thường".
-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn, với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử.
Ví như, chư Hiền tỷ, một ngọn đèn dầu được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; ánh sáng là vô thường, chịu sự biến hoại.
9. “Sisters, suppose an oil-lamp is burning: its oil is impermanent and subject to change, its wick is impermanent and subject to change, its flame is impermanent and subject to change, and its radiance is impermanent and subject to change.
Chư Hiền tỷ, nếu có ai nói rằng: "Ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa là vô thường, chịu sự biến hoại; nhưng ánh sáng ấy là thường còn, thường trú, thường hằng không chịu sự biến hoại"; chư Hiền tỷ, nói như vậy là có nói chân chánh không?
Now would anyone be speaking rightly who spoke thus: ‘While this oil-lamp is burning, its oil, wick, and flame are impermanent and subject to change, but its radiance is permanent, everlasting, eternal, not subject to change’?”
-- Thưa không vậy, Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, ngọn đèn dầu này được đốt cháy; dầu là vô thường, chịu sự biến hoại; bấc cũng là vô thường, chịu sự biến hoại; ngọn lửa cũng là vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến ánh sáng, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!
“No, venerable sir. Why is that? Because, venerable sir, while that oil-lamp is burning, its oil, wick, and flame are impermanent and subject to change, so its radiance must be impermanent and subject to change.”
-- Như vậy là phải, này các Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu ngoại xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này, tôi có cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?
“So too, sisters, would anyone be speaking rightly who spoke thus: ‘These six internal bases are impermanent and subject to change, but the pleasant, painful, or neither-painful-nor-pleasant feeling that one experiences in dependence upon the six internal bases is permanent, everlasting, eternal, not subject to change’?”
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.
“No, venerable sir. Why is that? Because each feeling arises in dependence upon its corresponding condition,1320 [274] and with the cessation of its corresponding condition, the feeling ceases.”
-- Lành thay, lành thay, các Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử.
“Good, good, sisters! So it is with a noble disciple who sees this as it actually is with proper wisdom.
Ví như, này các Hiền tỷ, có cây to lớn đứng thẳng, có lõi cây, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, với bóng cây vô thường, chịu sự biến hoại.
10. “Sisters, suppose a great tree is standing possessed of heartwood: its root is impermanent and subject to change, its trunk is impermanent and subject to change, its branches and foliage are impermanent and subject to change, and its shadow is impermanent and subject to change.
Nếu có người nói như sau: "Có cây lớn đứng thẳng có lõi cây này, với rễ vô thường, chịu sự biến hoại, với thân cây vô thường, chịu sự biến hoại, với cành lá vô thường, chịu sự biến hoại, nhưng bóng mát của cây ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói một cách chân chánh không?
Now would anyone be speaking rightly who spoke thus: ‘The root, trunk, branches, and foliage of this great tree standing possessed of heartwood are impermanent and subject to change, but its shadow is permanent, everlasting, eternal, not subject to change’?”
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, cây to lớn đứng thẳng có lõi cây này, có rễ vô thường, chịu sự biến hoại, có thân cây vô thường; chịu sự biến hoại, có cành lá vô thường, chịu sự biến hoại. Còn nói gì đến bóng mát, cũng là vô thường, chịu sự biến hoại!
“No, venerable sir. Why is that? Because, venerable sir, the root, trunk, branches, and foliage of this great tree standing possessed of heartwood are impermanent and subject to change, so its shadow must be impermanent and subject to change.”
-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh không?
“So too, sisters, would anyone be speaking rightly who spoke thus: ‘These six external bases are impermanent and subject to change, but the pleasant, painful, or neither-painful-nor-pleasant feeling that one experiences in dependence upon the six external bases is permanent, everlasting, eternal, not subject to change’?”
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả, do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.
“No, venerable sir. Why is that? Because each feeling arises in dependence upon its corresponding condition, and with the cessation of its corresponding condition, the feeling ceases.”
-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ tử.
“Good, good, sisters! So it is with a noble disciple who sees this as it actually is with proper wisdom.
Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không? "
11. “Sisters, suppose a skilled butcher or his apprentice were to kill a cow and carve it up with a sharp butcher’s knife. Without damaging the inner mass of flesh and without damaging the outer hide, he would cut, sever, and carve away the inner tendons, sinews, and ligaments with the sharp butcher’s knife. [275] Then having cut, severed, and carved all this away, he would remove the outer hide and cover the cow again with that same hide. Would he be speaking rightly if he were to say: ‘This cow is joined to this hide just as it was before’?”
-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.
“No, venerable sir. Why is that? Because if that skilled butcher or his apprentice were to kill a cow… and cut, sever, and carve all that away, even though he covers the cow again with that same hide and says: ‘This cow is joined to this hide just as it was before,’ that cow would still be disjoined from that hide.”
-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là đồng nghĩa với sáu ngoại xứ, Chư Hiền tỷ, dây thịt phía trong, dây gân phía trong, dây khớp xương phía trong là đồng nghĩa với dục hỷ và tham. Chư Hiền tỷ, con dao đồ tể giết bò sắc bén là đồng nghĩa với Thánh trí tuệ. Với Thánh trí tuệ này cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt nội phiền não, nội kiết sử, nội triền phược.
12. “Sisters, I have given this simile in order to convey a meaning. This is the meaning: ‘The inner mass of flesh’ is a term for the six internal bases. ‘The outer hide’ is a term for the six external bases. ‘The inner tendons, sinews, and ligaments’ is a term for delight and lust. ‘The sharp butcher’s knife’ is a term for noble wisdom — the noble wisdom that cuts, severs, and carves away the inner defilements, fetters, and bonds.
Chư Hiền tỷ, có bảy giác chi, do tu tập, làm cho sung mãn bảy giác chi này, vị Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, tự mình chứng tri ngay trong hiện tại với thượng trí; chứng đạt và an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
13. “Sisters, there are these seven enlightenment factors1321 through the development and cultivation of which a bhikkhu, by realising for himself with direct knowledge, here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.
Thế nào là bảy? Ở đây, chư Hiền tỷ, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ; tu tập trạch pháp giác chi, tu tập tinh tấn giác chi, tu tập hỷ giác chi, tu tập khinh an giác chi, tu tập định giác chi, tu tập xả giác chi, y chỉ viễn ly, y chỉ ly tham, y chỉ đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.
What are the seven? Here, sisters, a bhikkhu develops the mindfulness enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and ripens in relinquishment. He develops the investigation-of-states enlightenment factor… the energy enlightenment factor… the rapture enlightenment factor… the tranquillity enlightenment factor… the concentration enlightenment factor… the equanimity enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and ripens in relinquishment.
Chư Hiền tỷ, bảy giác chi này, do tu tập, làm cho sung mãn, Tỷ-kheo với sự đoạn tận các lậu hoặc, sau khi tự mình chứng tri ngay trong hiện tại, với thượng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
These are the seven enlightenment factors through the development and cultivation of which a bhikkhu, by realising for himself with direct knowledge, here and now enters upon and abides in the deliverance of mind and deliverance by wisdom that are taintless with the destruction of the taints.” [276]
Rồi Tôn giả Nandaka, sau khi giáo giới các Tỷ-kheo ni ấy với lời giáo giới, liền cho giải tán: -- Chư Hiền tỷ, hãy đi về, giờ đã đến rồi.
14. When the venerable Nandaka had advised the bhikkhunīs thus, he dismissed them, saying: “Go, sisters, it is time.”
Rồi các Tỷ-kheo ni ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Nandaka dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Nandaka, thân phía hữu hướng về Tôn giả, rồi đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo-ni ấy đang đứng một bên: -- Này các Tỷ-kheo-ni, hãy đi. Giờ đã đến rồi.
Then the bhikkhunīs, having delighted and rejoiced in the venerable Nandaka’s words, rose from their seats, and after paying homage to the venerable Nandaka, departed keeping him on their right. They went to the Blessed One, and after paying homage to him, stood at one side. The Blessed One told them: “Go, sisters, it is time.” Then the bhikkhunīs paid homage to the Blessed One and departed keeping him on their right.
15. Soon after they had left, the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus, just as on the Uposatha day of the fourteenth people are not doubtful or perplexed as to whether the moon is incomplete or full, since then the moon is clearly incomplete, so too, those bhikkhunīs are satisfied with Nandaka’s teaching of the Dhamma, but their intention has not yet been fulfilled.”
16–26. Then the Blessed One addressed the venerable Nandaka: “Well then, Nandaka, tomorrow too you should advise those bhikkhunīs in exactly the same way.”
“Yes, venerable sir,” the venerable Nandaka replied. Then, the next morning, the venerable Nandaka dressed… (repeat verbatim §§4–14 above, as far as) [277]… Then the bhikkhunīs paid homage to the Blessed One and departed keeping him on their right.
Thế Tôn, sau khi các Tỷ-kheo-ni ấy ra đi không bao lâu, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói:
27. Soon after they had left, the Blessed One addressed the bhikkhus:
-- Này các Tỷ-kheo, ví như vào ngày Bố-tát, ngày rằm, quần chúng không có nghi ngờ hay phân vân rằng mặt trăng là không tròn hay mặt trăng là tròn, vì khi ấy mặt trăng đã tròn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo-ni ấy hoan hỷ với bài thuyết pháp của Tôn giả Nandaka, và tâm tư của họ được thỏa mãn.
“Bhikkhus, just as on the Uposatha day of the fifteenth people are not doubtful or perplexed as to whether the moon is incomplete or full, since then the moon is clearly full, so too, those bhikkhunīs are satisfied with Nandaka’s teaching of the Dhamma and their intention has been fulfilled.
Này các Tỷ-kheo, trong năm trăm Tỷ-kheo-ni ấy, Tỷ-kheo-ni cuối cùng chứng được Dự lưu, không còn bị đọa lạc, và chắc chắn đạt đến chánh giác.
Bhikkhus, even the least advanced of those five hundred bhikkhunīs is a stream-enterer, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment.”1322
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.