Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
1. VẤN ÐỀ LỜI NGUYỆN KẾT GIAO
(Ekādhippayokathā)
Ðiểm tranh luận: Sự liên hệ giới tính có thể khởi đầu bằng một lời ước nguyện kết giao (Ekādhippayo).
Theo chú giải: Phái Andhakas và Vetulyakas cho rằng: Một lời nguyện như vậy được quyết định bởi hai người có tình cảm hoặc lòng thương hại lẫn nhau (không đơn thuần là tình dục) họ đã thề trước tượng Phật và kháo khát được kết giao suốt trong một đời sau. Thực ra, không có một sự phản đối nào đối với những quan hệ được khởi đầu như vậy, trừ phi đối với vị sa môn hoặc vị Tỳ kheo trong giáo hội Tăng già.
(1) Th.: - Có phải Ngài bao hàm rằng một lời ước nguyện kết giao có thể được quyết định như vậy. Không xứng đáng với một vị Sa môn, không trở thành một vị Tỳ kheo, hoặc là điều đó có thể được quyết định bởi một người đã đoạn tận được nguồn gốc của sự tái sanh, hay là khi có một sự kết giao sẽ dẫn đến tội bất cộng trụ?
Hay là khi có sự kết giao, có thể bị phỉ báng như tội: vọng ngôn, lưỡng thiệt, tội trộm cắp, tà dâm...?
(Ngài phải phân biệt rõ hơn trong cách dùng từ "bằng một lời ước nguyện kết giao") 2. VẤN ÐỀ HÀNH DÂM VỚI BẬC A-LA-HÁN GIẢ HIỆU
(Arahanlāvannakathā)
Ðiểm tranh luận: Hàng phi nhân có thể hành dâm với bậc "A-la-hán".
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas - Sở dĩ có quan niệm này vì danh hiệu A-la-hán được sử dụng một cách không chính xác, những vị phàm tăng, tâm còn ái dục vẫn được gọi là bậc A-la-hán hay đi trên con đường đến A-la-hán (A-la-hán hướng).
(1) Th.: - Có phải Ngài cho rằng những hạng người như vậy giả thành bậc A-la-hán để phạm bất cứ tội nào như đã kể trên (XXIII 1)? Ngài khước từ, nhưng tại sao chỉ giới hạn trong một tội duy nhất (tình dục)? 3. VẤN ÐỀ THỊ HIỆN CỦA BỒ TÁT
(Issariyakamakarkathā)
Ðiểm tranh luận: Một vị bồ tát đi vào (a) địa ngục, (b) thai sanh, (c) quy y, (d) làm lễ rửa tội với các giáo pháp khác theo sự mong muốn.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas.
(1) Th.: - Ngài cho rằng: Bồ tát đi vào và phải chịu hình phạt ở cõi địa ngục, địa ngục đại châm thọ lâm ... đại địa ngục?
Nếu Ngài khước từ, làm thế nào Ngài có thể duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra?
Có thể nào Ngài viện dẫn cho tôi một bài kinh để minh chứng cho luận điểm này không?
(2) Ngài có thể duy trì rằng bồ tát nhập vào thai mẹ như ý muốn. Có phải Ngài bao hàm rằng bồ tát chọn tái sanh vào địa ngục hay bàng sanh? Vị Bồ tát có thần thông chăng? Ngài khước từ. Tôi hỏi lại lần nữa thì Ngài đồng ý. như vậy có phải vị Bồ tát có tu tập Tứ như ý túc: Dục, cần, tâm, thẩm? Ngài không thể nào viện dẫn được một bài kinh để chứng minh cho luận điểm này.
(3) Hơn nữa Ngài duy trì rằng vị Bồ tát mong muốn thực hành khổ hạnh. Có phải bằng cách đó, Ngài cho rằng bậc Bồ tát còn trở lại những tà kiến như là: "Thế giới thường tồn, thế giới vô hạn...". "Linh hồn và thể xác giống nhau, khác nhau". "Như lai hiện hữu sau khi chết ", "Không hiện hữu..." ? Ngài có thể nào viện dẫn cho tôi một bài kinh để chứng minh điều này không?
(4) Hơn nữa, Ngài duy trì vị Bồ tát mong muốn làm lễ quy y với các giáo chủ khác. Như vậy có phải điều này bao hàm rằng vị Bố tát có những quan điểm của các vị giáo chủ không? Có thể nào Ngài viện dẫn cho tôi một bài kinh để chứng minh điểu này? 4. NHỮNG VẤN ÐỀ TRẠNG THÁI GIẢ HIỆN CỦA TÂM
(Ragapatirupakadikathā)
Ðiểm tranh luận: Có những pháp không phải là tham, sân, si, và phiền não, nhưng là gỉa hiện của từng pháp ấy.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas.
(1) Th.: - Có phải Ngài bao hàm có những pháp phi xúc, phi thọ, phi niệm, phi tưởng, phi hành, phi thức, phi tín, phi cần, phi niệm, phi định, phi tuệ, nhưng có sự giả hiện của mỗi pháp ấy chăng?
(2) Lý luận tương tự đối với các pháp sân, si và phiền não. 5. VẤN ÐỀ BẤT ÐỊNH PHÁP
(Apurinipphanakathā)
Ðiểm tranh luận: Uẩn, Xứ, Quyền trừ khổ và bất định. (Aparinipphana)
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarāpathakas và Hetuvadins .
(1) Th.: - Có phải duy trì rằng sắc không là vô thường, không là hữu vi, không là pháp y tương snh, không là pháp tiêu hoại, không là pháp dục, không là pháp tiêu diệt hay thay đổi? Có phải sự thật thì không ngược lại hay sao?
(2) Có phải Ngài bao hàm rằng chỉ có Khổ mới là nguyên nhân? Ngài đồng ý ư? Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng: Bất cứ cái gì vô thường cái đó chính là khổ? Nếu như thế vì sắc pháp cũng là vô thường. Ngài không thể nào duy trì chỉ có khổ mới được xác định.
(3) Lý luận tương tự được áp dụng cho Tứ danh uẩn, 12 xứ, 22 quyền.
Hết phần Chương XXIII (Abhidhammatthasangaha) (Lên đầu trang)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.252.215 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.