Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
1. VẤN ÐỀ TỘI LỖI VÔ Ý
(Asanciccakathā)
Ðiểm tranh luận: Ngũ nghịch đại tội, dù cho không có sự cố ý, cũng tái sanh vào vô gián địa ngục sau khi chết.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Uttarapathakas.
(1) Th: - Nhưng Ngài cho rằng nếu tôi vô ý sát sanh thì tôi là kẻ sát nhân.
(2) Và (tương tự như thế đối với những hành động bất thiện). Nếu tôi vố ý lấy của không thì tôi là kẻ trộm cắp ... Nếu tôi vô ý nói lời không thật thì tôi là kẻ nói láo. Người từ khước. Nhưng Ngài loại trừ đối với ngũ nghịch đại tội.
(3) Có thể nào Ngài dẫn chứng cho tôi một bài kinh nói về sự vô ý phạm tội, chẳng hạn như "Một người vô ý giết mẹ thì phải chịu ngũ nghịch đại tội"? Ngài không thể nào dẫn chứng được. Vậy thì, Ngài không thể nào duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra.
(4) U: - Nhưng có phải không có hiện tượng người mẹ vẫn còn sống sau khi đã bị giết? Như vậy, người sát nhân vô tình này cũng phải chịu hình phạt ở địa ngục vô gián.
(5 - 7) Tương tự, đối với người vô tình giết cha, giết bậc A-la-hán, làm chảy máu Phật, cũng chịu hình phạt giống như thế.
(8) Th: - Ðối với tội phá hòa hợp tăng già, có phải Ngài cho rằng tất cả sự phá hòa hợp tăng đều phải chịu nghiệp vô gián? Ngài khước từ. Nhưng suy nghĩ lại, thì Ngài đồng ý. Và có phải một người phá hòa hợp tăng già một cách đúng pháp thì có tạo nghiệp vô gián không? Ngài từ khước. Nhưng hãy suy nghĩ lại! Ngài đồng ý. Và có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này Upali, quả phá hòa hợp tăng phải chịu hình phạt khổ đau ở địa ngục, không chịu hình phạt ở cõi này" (1)? Do vậy, thật không hữu lý khi nói rằng người phá hòa hợp tăng theo đúng pháp, với tâm chân chánh sẽ chịu tái sanh vào cõi vô gián.
(9) U: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn cũng đã từng thuyết rằng "người phá hòa hợp tăng sẽ phải chịu vào đường ác đạo, tái sanh vào cõi địa ngục luôn cả một đại kiếp" (2)? Do đó, chắc chắn rằng sự phá hòa hợp tăng sẽ chịu hình phạt ở địa ngục sau khi chết. 2. VẤN ÐỀ TUỆ VÀ PHÀM PHU
(Ñānakathā)
Ðiểm tranh luận: Tuệ không có đối với người phàm phu.
Theo chú giải: Tuệ (Ñāna) có 2 loại: phàm tuệ và thánh tuệ. Phàm tuệ liên quan đến nhiều sự chứng đạt khác nhau, còn thánh tuệ liên quan đến Ðạo và quả hay liên quan đến sự phân tích về Tứ đế. Phái Hetuvadins đã không phân biệt được hai tuệ này, chỉ thừa nhận tuệ đạo mới gọi là tuệ và vì vậy họ từ khước người phàm phu có tuệ.
(1) Th: - Nhưng Ngài bao hàm rằng người phàm phu không có tuệ phân tích, không có tuệ hiểu rõ, không có sự nghiên cứu, không có sự lựa chọn ... không có trạch pháp, không có tuệ quả. Có điều ngược lại mới hữu lý?
(2) Lại nữa, có phải Ngài chấp nhận? Người phàm phu không có nhập thiền sắc giới hay thiền vô sắc giới, không chứng đạt được hay không có khả năng bố thí từ vật dụng? Do vậy, chắc chắn rằng không hữu lý khi nói rằng người phàm phu không có tuệ.
(3) H.: - nếu người phàm phu có tuệ, có phải người này có tuệ biết khổ, trừ được tật, thấy rõ diệt và phát triển đạo chăng? Ngài thừa nhận người phàm phu không có tuệ đó. Do đó.... 3. VẤN ÐỀ DIÊM VƯƠNG
(Nirayapātakathā)
Ðiểm tranh luận: Trong cõi địa ngục không có Diêm vương.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Andhakas, cho rằng không có một chúng sanh như vậy.
(1) Th: - Có phải Ngài cho rằng không có hình phạt ở cõi địa ngục? có phải Ngài duy trì quan điểm ngược lại? Nhưng Ngài không thể nào duy trì cả 2 lập luận trên được.
(2) Có phải Ngài chấp nhận ở quả đất có những hình phạt và nhưng người đao phủ thủ? Nhưng Ngài vẫn từ khước vua Diêm Vương hiện hữu ở cõi địa ngục...
(3) Hơn nữa, có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Dù cho bậc pháp chủ cũng không diệt được chúa ngạ quỷ, không giết được Nguyệt vương, Diêm Vương, Ða văn thiên vương, không giết được nghiệp của người khác..."? Do đó có Diêm Vương ở cõi địa ngục.
(4) Hơn nữa, có phải Ðức Thế tôn cũng đã từng thuyết rằng "Này chư Tỳ kheo, các người coi giữa địa ngục, bắt nó phải chịu hình phạt gọi là 5 cọc, chúng lấy cọc sắt nung đỏ đóng vào một tay, đóng vào bàn tay thứ 2, đóng vào bàn chân thứ nhất, đóng vào bàn chân thứ 2, đóng vào giữa ngực. Ở đây người ấy thọ lãnh cảm giác đau khổ, thống khổ khốc liệt. Nhưng nó không thể mệnh chung cho đến khi ác nghiệt của nó chưa được tiêu trừ"? (3)
(5) Lại nữa, có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này chư Tỳ kheo, người giữ địa ngục, dựng được chân phía và đầu phía dưới và lấy búa chặt nó... các người coi giữ địa ngục cột nó vào một chiếc xe, kéo nó chạy tời lui trên đất, đã được đốt cháy đỏ, cháy thành ngọn, cháy đỏ rực... rồi này các Tỳ kheo, ở đây người ấy bị nấu với bọt nước sôi sùng sục, khi thì nổi lên trên, khi thì chìm xuống đáy. Khi thì trôi dạt ngang... rồi này các Tỳ kheo, những người coi giữ địa ngục quăng nó vào đại địa ngục"? (4) Do đó, chắc chắn có diêm vương trong cõi địa ngục. 4. VẤN ÐỀ BÀNG SANH
(Piracchāna kathā)
Ðiểm tranh luận: Bàng sanh vẫn hiện hữu ở cõi Chư thiên.
Theo chú giải: Trong cõi Chư thiên, nhiều vị có hình dáng giống bàng sanh như Erāvana; có hình dáng giống voi hay ngựa, nhưng không có các loài bàng sanh tái sanh trong cõi này. Nhưng phái Andhakas, lại cho rằng trên cõi Chư thiên, có sự tái sanh của loài bàng sanh.
(1) Th: - Có phải Ngài cũng quan niệm ngược lại là Chư thiên tái sanh trong loài bàng sanh? hay là thế giới Chư thiên chính là thế giới bàng sanh? cào cào, châu chấu, muỗi ruồi, rắn, bò cạp vẫn có ở cõi Chư thiên chăng? Ngài khước từ tất cả những điều này. Do đó, Ngài không thể nào duy trì luận điểm mà Ngài đưa ra ...
(2) A.: - Nhưng có phải có voi thần Erāvana ở trên cõi Chư thiên kéo được mấy ngàn chiếc xe trên cõi ấy?
(3) Th.: - Nhưng có phải ở cõi Chư thiên cũng có ngựa, có người giữ ngựa, có người huấn luyện voi chăng? ... 5. VẤN ÐỀ THÁNH ÐẠO
(Maggakathā)
Ðiểm tranh luận: Thánh đạo chỉ có 5 chi.
Theo chú giải: Quan niệm này của phái Mahimsāsakas, cho rằng thánh đạo trong ý nghĩa chung chỉ có 5 chi. Họ hiểu vấn đề từ đoạn kinh "Một người được hoàn toàn thanh tịnh ..." không cần có ba chi Chánh ngữ. Chánh nghiệp, Chánh mạng vì ba chi này không phải là trạng thái tâm giống như 5 chi còn lại.
(1) Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng tuyên bố rằng có 8 chi đạo là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
(2) Và có phải Ngài cũng đã từng thuyết rằng "Trong tất cả các con đường, Bát chánh đạo là tối thượng. Trong tất cả sự thật. Từ đế đến tối thượng. Trong tất cả các pháp, ly dục là tối thượng. Trong tất cả nhân loại Ðức Thế tôn là bậc tối thượng" (5) Do vậy chắc chắn đạo có 8 chi.
(3) Nhưng Ngài nói với tôi rằng 3 chi đạo: Chánh Ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là chi đạo mặc dù chúng không là đạo.
(4) Trong khi năm đạo khác vừa là chi đạo vừa là đạo. Tại sao có sự phân biệt này?
(5) M.: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Người nào với nghiệp thanh tịnh về thân, khẩu và có Chánh mạng thì người ấy sẽ phát triển được Bát Chánh Ðạo"? Do đó, chắc chắn rằng có 5 chi đạo.
(6) Th: - Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng "Này Subhada, thánh đạo có 8 chi, không thể có pháp và luật khác, dù ... sa môn cũng không có ... Sa môn thứ 2 ... Sa môn thứ 3 .... Sa môn thứ 4, mà chỉ có trong pháp và luật này, mới có bát chánh đạo và các vị sa môn" (6)? Do vậy, chắc chắn rằng Ðạo có 8 chi. 6. VẤN ÐỀ TUỆ
(Ñānakathā)
Ðiểm tranh luận: Tuệ có 12 phần là Tuệ siêu thế.
Theo chú giải: Quan niệm này của pháp Pubhaseliyas, có liên quan đến 12 phần trong bài kinh Chuyển pháp luân.
(1) Th.: - Có phải Ngài cho rằng có 12 loại Tuệ? Ngài khước từ. Tôi lập lại câu hỏi thì Ngài chấp nhận. Như vậy có phải có 12 loại tuệ của Ðạo Dự lưu? 12 Tuệ của Quả Dự lưu? ... hay 12 Tuệ của những Ðạo quả khác? ...
(2) P.:- Nhưng có phải Ðức Thế tôn đã từng thuyết rằng:
- (i) Ðây là Khổ Thánh Ðế, này chư Tỳ kheo, đối với các pháp chưa từng được nghe trước kia, phát sanh đến Như lai nhãn quan, Tri kiến, trí tuệ, minh sát tuệ và ánh sáng. (ii) Khổ Thánh Ðế này phải được nhận thức; (iii) Khổ Thánh Ðế này được nhận thức;
- (i) Ðây là Tập Khổ Thánh Ðế; (ii) Tập Khổ Thánh Ðế này phải được nhận thức (iii) Tập Khổ Thánh Ðế này đã được nhận thức;
- (i) Ðây là Diệt Khổ Thánh Ðế; (ii) Diệt Khồ Thánh Ðế này phải được chứng ngộ; (iii) Diệt Khổ Thánh Ðế này đã được chứng ngộ;
- (i) Ðây là Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế; (ii) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế này phải được phát triển; (iii) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế này đã được phát triển"? (7)
Do đó, Tuệ có 12 phần là Tuệ siêu thế. Chú thích:
(1) Vin. ii 205, 202, 203
(2) Sách đã dẫn
(3) M. iii 182; A.i 141
(4) Sách đã dẫn
(5) Dhp. Câu 273.
(6) Dl. ii 166
(7) Vin. i. 96f
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.121.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.