Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
1- PHẦN XIỂN THUẬT(UDDESAVĀRA)
[1] Những Pháp nào là Thiện, tất cả pháp ấy là căn Thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là Thiện, tất cả pháp ấy là đồng căn (ekamūla)(1) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp chi là đồng căn với căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là đồng căn với căn Thiện, tất cả pháp ấy là hổ tương căn (aññamaññamūla)(2) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp chi là hỗ tương căn với căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là Thiện, tất cả pháp ấy là căn thiện căn (kusalamūla-mūlā) phải chăng?
Hay những pháp nào là căn thiện căn, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy có căn đồng căn (ekamūlamūla) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là căn hỗ tương căn (aññamaññamūlamūlā) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là Thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn thiện (kusalamūlaka) phải chăng?).
Hay những pháp nào nương căn Thiện, tất cả pháp ấy là Thiện phải chăng?
- Những pháp nào là Thiện, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn (ekamūlaka) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào nương đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
- Những pháp nào nương đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy thuộc hỗ tương căn (aññamaññamūlaka) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy điều nương căn thiện căn (Kusala-mūlaka) phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn thiện căn, tất cả pháp ấy, là thiện phải chăng?
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy điều nương căn đồng căn (Ekamūlamūlaka) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ tương căn (Aññamaññamūlamūlaka) với căn thiện phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
[2] Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy là căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy là đồng căn với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là đồng căn (ekamūlā) với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là hỗ tương căn (Aññamaññamūlā) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy có là căn bất thiện căn (Akusalamūlamūla) phải chăng?
Hay những pháp nào là căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy có căn đồng căn (ekamūlamūlā) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào có căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là căn hổ tương căn (aññamaññamūlamūlā) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào là căn hổ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn bất thiện (akusalamūlaka) phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp đều nương đồng căn (ekamūlāka) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào nương đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào nương đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp thuộc hỗ tương căn (aññamaññamūlaka) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc hổ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn bất thiện căn phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn bất thiện căn (akusalamūlamūlakā), tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn căn đồng căn (ekamūlamūlaka) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy thuộc căn hổ tương căn (aññamaññamūlamūlaka) với căn bất thiện phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc căn hổ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
[3] Những pháp nào là vô ký (Abyākata), tất cả pháp ấy là căn vô ký (Abyākatamūla) phải chăng?
Hay những pháp nào là căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy là đồng căn (Ekamūla) với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là hỗ tương căn (Aññamaññamūla) với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy là căn vô ký căn phải chăng?
Hay những pháp nào là căn vô ký căn, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy là căn đồng căn (Ekamūlamūla) với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào là căn đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là căn đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là căn hỗ tương căn (Aññamaññamūlamūlā) với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào nương đồng căn (Ekamūlakā) với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào nương đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy thuộc hỗ tương căn với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương căn vô ký căn (Abyākatamūlamūlaka) phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn vô ký căn, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương căn đồng căn (Ekamūlamūla) với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ tương căn với căn vô ký phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
[4] Những pháp nào là danh (Nāma) tất cả pháp ấy là căn danh (nāmamūla) phải chăng?
Hay những pháp nào là căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy là đồng căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào là đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy là căn danh căn (Nāmamūlamūla) phải chăng?
Hay những pháp nào là căn danh căn, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy là căn đồng căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào là căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là căn hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào nương đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào nương đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy đều thuộc hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn danh căn, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương căn đồng căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ nương căn với căn danh phải chăng?
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
[5] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy là nhân thiện (kusalahetu) phải chăng?
… trùng … là nhơn duyên thiện (Kusalanidāna) phải chăng?
… trùng … là căn bổn thiện (Kusalasambhava) phải chăng?
… trùng … là khởi nguồn thiện (Kusalappabhava) phải chăng?
… trùng … là cơ sở thiện (Kusalasamuṭṭhāna) phải chăng?
… trùng … là vật thực hiện (Kusalāhāra) phải chăng?
… trùng … là cảnh thiện (Kusalārammaṇa) phải chăng?
… trùng … là duyên thiện (Kusalapaccaya) phải chăng?
… trùng … là tập khởi thiện (Kusalasamudaya) phải chăng?
Căn, nhân, và nhơn duyên.
Căn bổn, và khởi nguồn.
Cơ sở, vật thực, cảnh.
Duyên sanh, và tập khởi.
DỨT PHẦN XIỂN THUẬT (Uddesavāro) 2- PHẦN XIỂN MINH (NIDDESAVĀRO)
[6] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy là căn thiện phải chăng?
“Căn thiện chỉ có ba, những pháp thiện ngoài ra không phải là căn thiện”
Hay những pháp nào là căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy là đồng căn (Ekamūla) với căn thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay là những pháp nào là đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở khanh (Kusalasamuṭṭhānaṃ)(3) là pháp đồng căn với căn thiện, mà phi thiện; còn pháp thiện là pháp đồng căn với căn thiện, và cũng là thiện”.
- Những pháp nào là đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là hỗ tương căn (Aññamaññamūla) với căn thiện phải chăng?
Bất cứ các căn nào sanh chung nhau, thì những căn thiện, vừa là đồng căn, vừa là hỗ tương căn; còn các pháp ngoài ra đồng sanh với căn thiện là pháp đồng căn với căn thiện, nhưng không phải là hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn thiện tất cả pháp ấy là thiêïn phải chăng?
“Phải rồi!”.
[7] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy là căn thiện căn (Kusalamūlamulā) phải chăng?
“Căn thiện căn chỉ có ba, còn các pháp thiện ngoài ra không phải là căn thiện căn”
Hay những pháp nào là căn thiện căn, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy có căn đồng căn (Ekamūla-mūlā) với căn thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở sanh có căn đồng căn với căn thiện nhưng không phải là thiện, còn pháp thiện là căn đồng căn với căn thiện cũng vừa là thiện”.
- Những pháp nào có căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là căn hỗ tươngcăn với căn thiện phải chăng?
“Bất cứ các căn nào sanh chung nhau, thì những căn thiện vừa là có căn đồng căn vừa là căn hỗ tương căn (Aññamaññamūlamūlā) còn các pháp ngoài ra đồng sanh với căn thiện là có căn đồng căn với căn thiện, nhưng không phải là căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[8] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay những pháp nào nương căn thiện (Kusalamūlakā), tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở sanh nương căn thiện mà không phải là thiện; còn pháp thiện là pháp nương căn thiện và cũng là thiện”.
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn với căn thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay những pháp nào nương đồng căn với căn thiện tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở sanh nương đồng căn với căn thiện mà không phải là thiện; còn pháp thiện là nương đồng căn với căn thiện và cũng là thiện”.
- Những pháp nào nương đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy thuộc hỗ nương căn với căn thiện phải chăng?
“Bất cứ các căn nào sanh chung nhau, thì những căn thiện vừa là nương đồng căn, vừa thuộc hỗ tương căn còn những pháp câu sanh căn thiện ngoài ra đó thì là nương đồng căn với căn thiện mà không phải là hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[9] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn thiện căn phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay những pháp nào nương căn thiện căn (Kusalamūlamūlaka), tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở sanh nương căn thiện căn mà không phải là thiện; còn pháp thiện là nương căn thiện căn và cũng là thiện”.
- Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn đồng căn (Ekamū-lamūlākā) với căn thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện phải chăng?
“Sắc thiện sở sanh nương căn đồng căn với căn thiện mà không phải là thiện; còn pháp thiện thì nương căn đồng căn với căn thiện và cũng là thiện.”
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn thiện, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ tương căn với căn thiện phải chăng?
“Bất cứ các căn sanh chung nhau, thì các căn thiện vừa là nương căn đồng căn vừa thuộc căn hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh thiện ngoài ra đó nương căn đồng căn với căn thiện mà không phải thuộc căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn thiện, tất cả pháp ấy là thiện.
“Phải rồi!”.
[10] Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy là căn bất thiện phải chăng?
“Căn bất thiện chỉ có ba, các pháp bất thiện ngoài ra không phải là căn bất thiện”.
Hay những pháp nào là căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy có đồng căn với căn bất thiện phải chăng?
“Bất thiện vô nhân (4) không đồng căn với căn bất thiện; bất thiện hữu nhân mới có đồng căn với căn bất thiện”.
Hay là pháp nào có đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Sắc bất thiện sở sanh(5) có đồng căn với căn bất thiện nhưng chẳng phải là bất thiện, còn pháp bất thiện vừa có đồng căn với căn bất thiện vừa là bất thiện!”
- Những pháp nào có đồng căn với căn bất thện, tất cả pháp ấy là hỗ tương căn với căn bất thiện phải chăng?
“Những căn (bất thiện) nào sanh chung nhau, những căn bất thiện ấy có đồng căn mà cũng là hỗ tương căn; còn những pháp câu sanh bất thiện căn ngoài ra thì có đồng căn với căn bất thiện mà không phải là hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[11] Những pháp nào bất thiện, tất cả pháp ấy là căn bất thiện căn phải chăng?
“Căn bất thiện (Akusamūlamūla) chỉ có ba; các pháp bất thiện ngoài ra không phải là căn bất thiện căn”.
Hay những pháp nào là căn bất thiện căn, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy có căn đồng căn với căn bất thiện pải không?
“Bất thiện vô nhân không có căn đồng căn với căn bất thiện, bất thiện hữu nhân mới có căn đồng căn với căn bất thiện”.
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Sắc bất thiện sở sanh có căn đồng căn với căn bất thiện nhưng không phải là bất thiện; còn pháp bất thiện là có căn đồng căm với căn bất thiện và cũng là bất thiện”.
- Những pháp nào có căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là căn hỗ tương căn với căn bất thiện phải chăng?
“Những căn (bất thiện) nào sanh chung nhau, những căn bất thiện (ấy) vừacó căn đồng căn cũng là căn hỗ tương căn; còn những pháp câu sanh căn bất thiện ngoài ra thì có căn đồng căn với căn bất thiện, nhưng không phải là căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[12] Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn bất thiện; phải chăng ?
“Bất thiện vô nhân không nương căn bất thiện, chỉ có bất thiện hữn nhân mới nương căn bất thiện”
Hay những pháp nào nương căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Sắc bất thiện sở sanh có nương căn bất thiện mà không phải là bất thiện mà không phải là bất thiện; chỉ có pháp bất thiện là nương căn bất thiện cũng là bất thiện”.
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy có nương đồng căn với căn bất thiện phải chăng?
- “Bất thiện vô nhân không nương đồng căn với căn bất thiện, chỉ có bất thiện hữu nhân mới nương đồng căn với căn bất thiện”.
Hay những pháp nào nương đồng căn với căn bất thiện tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng
“Sắc bất thiện sở sanh nương đồng căn với căn bất thiện, mà không phải là bất thiện; còn pháp bất thiện vừa là nương đồng căn với căn bất thiện vừa là bất thiện”.
- Những pháp nào nương đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy thuộc hỗ tương căn với căn bất thiện phải chăng?
“Những căn (bất thiện) nào sanh chung nhau, những căn bất thiện ấy vừa là những đồng căn vừa là hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh bất thiện căn ngoài ra là nương đồng căn với căn bất thiện nhưng không thuộc hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[13] Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn bất thiện căn phải chăng?
“Bất thiện vô nhân không có nương căn bất thiện căn; chỉ có bất thiện hữu
nhân là nương căn bất thiện căn”.
Hay những pháp nào nương căn bất thiện căn, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Sắc bất thiện sở sanh có nương căn bất thiện căn, mà không phải là bất thiện; chỉ có pháp bất thiện vừa là nương căn bất thiện căn, vừa là bất thiện.”
- Những pháp nào là bất thiện, tất cả pháp ấy đều nương căn đồng căn với căn bất thiện phải chăng?
“Bất thiện vô nhân không có nương căn đồng căn với căn bất thiện; chỉ có bất thiện hữu nhân là nương căn đồng căn với căn bất thiện”.
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Sắc bất thiện sở sanh nương căn đồng căn với căn bất thiện, nhưng không phải là bất thiện; còn pháp bất thiện vừa là nương căn đồng căn với căn bất thiện, vừa là bất thiện”.
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ nương căn với căn bất thiện phải chăng?
“Những căn (bất thiện) nào sanh chung nhau, những căn bất thiện (ấy) vừa là nương căn đồng căn vừa thuộc căn hỗ nương căn; còn các pháp câu sanh bất thiện căn ngoài ra là nương căn đồng căn với căn bất thiện mà không thuộc căn hỗ nương căn.
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ nương căn với căn bất thiện, tất cả pháp ấy là bất thiện phải chăng?
“Phải rồi!”.
[14] Những pháp nào là vô ký (Abyākata), tất cả pháp ấy là căn vô ký phải chăng?
“Căn vô ký chỉ có ba, các pháp vô ký ngoài ra không phải là căn vô ký”.
Hay những pháp nào là căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đồng căn với căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân (6) không đồng căn với căn vô ký, chỉ có vô ký hữu nhân (7) mới đồng căn với căn vô ký”.
Hay những pháp nào đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy đều là hỗ tương căn với căn vô ký phải chăng?
“Những căn (Vô ký) nào sanh chung nhau, những căn vô ký ấy vừa là đồng căn vừa là hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh căn vô ký ngoài ra thì đồng căn nhưng không là hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn vô ký tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
[15] Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy là căn vô ký căn (Abyākatamūlamūlā) phải chăng?
“Căn vô ký căn chỉ có ba, các pháp vô ký ngoài ra không phải là căn vô ký căn”.
Hay những pháp nào là căn vô ký căn, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là vô ký, tất cả các pháp ấy là căn đồng căn với căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân không phải là căn đồng căn với căn vô ký; chỉ là vô ký hữu nhân mới là căn đồng với căn vô ký”.
Hay những pháp nào là căn đồng căn với căn vô ký tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là căn đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là căn hổ tương căn với căn vô ký phải chăng?
“Những căn (vô ký) nào sanh chung nhau, những căn vô ký ấy vừa là căn đồng căn cũng vừa là căn hỗ tương căn còn các pháp câu sanh căn vô ký ngoài ra thì là căn đồng căn nhưng không phải là căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
[16] Những pháp nào là vô ký, tất cả các pháp ấy đều nương căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân không nương căn vô ký (Abyakatamūlaka) : chỉ có vô ký hữu nhân mới nương căn vô ký”.
Hay những pháp nào nương căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi”.
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn với căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân không nương đồng căn với căn vô ký chỉ có vô ký hữu nhân mới nương đồng căn với vô ký”.
Hay những pháp nào nương đồng căn, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”
- Những pháp nào nương đồng căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy thuộc hỗ nương căn với căn vô ký phải chăng?
“Những căn (vô ký) nào sanh chung nhau, những căn vô ký ấy vừa là nương đồng căn vừa thuộc hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh vô ký căn ngoài ra thì là nương đồng căn nhưng không thuộc hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc hỗ nương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi”.
[17] Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy đều nương căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân không nương căn vô ký căn, chỉ có vô ký hữu nhân là nương căn vô ký căn”.
Hay những pháp nào nương căn vô ký căn, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”
- Những pháp nào là vô ký, tất cả pháp ấy nương căn đồng căn với căn vô ký phải chăng?
“Vô ký vô nhân không nương căn đồng căn với căn vô ký, chỉ có vô ký hữu nhân mới nương căn đồng căn với căn vô ký”.
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn vô ký tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ tương căn với căn vô ký phải chăng?
“Những căn (vô ký) nào sanh chung nhauṇhưng căn vô ký ấy vừa là nương căn đồng căn vừa thuộc căn hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh căn vô ký ngoài ra thì nương căn đồng căn nhưng không phải thuộc căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn vô ký, tất cả pháp ấy là vô ký phải chăng?
“Phải rồi!”.
[18] Những pháp nào là danh (nāma)(8) tất cả pháp ấy là căn danh (nāmamūla)(9) phải chăng?
“Căn danh chỉ có chín, các pháp danh ngoài ra không phải là căn danh”.
Hay những pháp nào là căn danh, tất cả pháp ấy đều là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy có đồng căn với căn danh phải chăng?
“Danh vô nhân không đồng căn với căn danh chỉ có Danh hữu nhân mới có đồng căn với căn danh”.
Hay những pháp nào đó đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải không?
“Sắc do danh sở sanh (Nāmasamuṭṭhānaṃ) là đồng căn với căn danh nhưng không phải là danh; còn danh pháp vừa là đồng căn với căn danh vừa là danh”.
- Những pháp nào có đồng căn với căn danh tất cả pháp ấy là hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
“Những căn (danh) nào sanh chung nhau, những căn danh ấy vừa là đồng căn vừa là hỗ tương căn, còn các pháp câu sanh căn danh ngoài ra thì là đồng căn với căn danh, nhưng không phải là hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
[19] Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy là căn danh căn (Nāmamūlamūlā) phải chăng?
“Căn danh chỉ có chín; các pháp danh còn lại không phải là căn danh căn”.
Hay những pháp nào là căn danh căn, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy có căn đồng căn với căn danh phải chăng?
“Danh vô nhân không có căn đồng căn với căn danh; chỉ có danh hữu nhân mới có căn đồng căn với căn danh”.
Hay những pháp nào có căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Sắc do danh sở sanh có căn đồng căn với căn danh nhưng không phải là danh; còn danh pháp vừa là có căn đồng căn với căn danh, vừa là danh”.
- Những pháp nào có căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là căn hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
“Những căn (danh) nào sanh chung nhau, những căn danh ấy vừa là có căn đồng căn vừa là có căn hỗ tương căn, còn các pháp câu sanh căn danh ngoài ra thì có căn đồng căn với căn danh nhưng không phải là căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào là căn hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
[20] Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương căn danh (Nāmamūlakā) phải chăng?
“Danh vô nhân không có nương căn danh; chỉ có danh hữu nhân mới nương căn danh”.
Hay những pháp nào nương căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Sắc do danh sở sanh nương căn danh mà không phải là danh, còn danh pháp vừa là nương căn danh vừa là danh”.
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương đồng căn (Ekamūlakā) với căn danh phải chăng?
“Danh vô nhân không nương đồng căn với căn danh chỉ có danh hữu nhân
mới nương đồng căn với căn danh”.
Hay là những pháp nào nương đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Sắc do danh sở sanh nương đồng căn với căn danh mà không phải là danh; còn danh pháp vừa là nương đồng căn với căn danh, vừa là danh”.
- Những pháp nào nương đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy thuộc hỗ tương căn với căn danh phải chăng?
“Những căn (danh) nào sanh chung nhau, những căn danh ấy vừa là nương đồng căn và thuộc hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh căn danh ngoài ra thì nương đồng căn với căn danh nhưng không thuộc hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
[21] Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy đều nương căn danh phải chăng?
“Danh vô nhân không nương căn danh căn (Nāmamūlamūlakā); chỉ có danh hữu nhân mới nương căn danh căn”.
Hay những pháp nào nương căn danh căn, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Sắc do danh sở sanh nương căn danh căn mà không phải là danh, chỉ có danh pháp vừa là nương căn danh căn vừa là danh”.
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy nương căn đồng căn với căn danh phải chăng?
“Danh vô nhân không nương căn đồng căn; chỉ có danh hữu nhân mới nương căn đồng căn với căn danh”.
Hay những pháp nào nương căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Sắc do danh sở sanh nương căn đồng căn với căn danh mà không phải là danh; còn danh pháp vừa là nương căn đồng căn với căn danh, vừa là danh”.
- Những pháp nào nương căn đồng căn với căn danh, tất cả pháp ấy thuộc căn hỗ nương căn với căn danh phải chăng?
“Những căn (danh) nào sanh chung nhau những căn danh ấy vừa nương căn đồng căn, vừa thuộc căn hỗ tương căn; còn các pháp câu sanh căn danh ngoài ra thì nương căn đồng căn với căn danh mà không thuộc căn hỗ tương căn”.
Hay những pháp nào thuộc căn hỗ tương căn với căn danh, tất cả pháp ấy là danh phải chăng?
“Phải rồi!”.
[22] Những pháp nào là thiện, tất cả pháp ấy là nhân thiện (Kusala-hetu) phải chăng?
… Là nhơn duyên thiện (Kusalanidāna) …
… Là căn bổn thiện (Kusalasambhava) …
… Là căn khởi nguồn thiện (Kusalappabhava) …
… Là căn cơ sở thiện (Kusalasamuṭṭhāna) …
… Là vật thực hiện (Kusalāhāra) …
… Là cảnh thiện (Kusalārammaṇa) …
… Là duyên thiện (Kusalupaccaya) …
… Là tập khởi thiện (Kusalasamudaya) phải chăng?
- Những pháp nào là bất thiện …
- Những pháp nào là vô ký …
- Những pháp nào là danh, tất cả pháp ấy là nhân danh (Nāmahetu) phải chăng?
… Là nhơn duyên danh (Nāmanidāna) …
… Là căn bổn danh (Nāmasambhava) …
… Là khởi nguồn danh (Nāmappabhava) …
… Là cơ sở danh (Nāmasamuṭṭhāna) …
… Là vật thực danh (Nāmāhāra) …
… Là cảnh danh (Nāmārammaṇa) …
… Là duyên danh (Nāmapaccaya) …
… Là tập khởi danh (Nāmasamudaya) phải chăng?
Căn, nhân, và nhơn duyên.
Căn bổn, và khởi nguồn.
Cơ sở, vật thực, cảnh.
Duyên sanh, và tập khởi.
DỨT PHẦN XIỂN MINH
KẾT THÚC CĂN SONG Chú thích:
(1) Ðồng căn (ekamūla) tức là có cùng một gốc sanh ra.
(2) Hổ tương căn (aññamaññamūla) tức là các pháp nhân có cùng bản chất và cùng hổ trợ với nhau, như căn vô tham hổ trợ nương căn vô sân và vô si, ngược lại …
(3) Kusalasamuṭṭhānaṃ rūpaṃ, sắc do thiện trợ sanh, sắc có thiện làm cơ sở sanh ra.
(4) Bất thiện vô nhân (ahetukaṃ akulalaṃ) là sở hữu si (mohacetasika) trong hai tâm si, tám tâm tham và hai tâm sân cùng hai mươi bảy sở hữu hợp, là bất thiện hữu nhân (sahetūkaṃ kasalaṃ) .
(5) Sắc bất thiện hay sắc sở sanh (akusalasamuṭṭhānarūpa) tức là sắc tâm bất thiện hay sắc pháp do tâm bất thiện trợ sanh .
(6) Vô ký vô nhân (alutuka abyākata) là 18 tâm vô nhân cùng 12 sở hữu tâm hợp theo 28 Sắc pháp + Níp bàn.
(7) Vô ký hữu nhân (salutuka abyākata) là 54 tâm vô ký tương ưng nhân và 38 sở hữu phối hợp .
(8) Danh (nāma) chử về bản thể ngoài vật chất, ở đây gồm có tâm, sở hữu tâm và Níp-Bàn.
(9) Căn danh (nāmamūla) tức là nhân tương ưng hợp theo danh pháp hữu vi, Có 9 căn là : 3 căn thiện; 3 căn bất thiện và 3 căn vô ký.
Hết phần Tập Một - I. Căn Song (Mūlayamakaṃ) (Abhidhammatthasangaha) (Lên đầu trang)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.113.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.