Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Sāriputta (Xá-lợi-phất) là bậc Hiền trí; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Ðại tuệ; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Quảng tuệ; này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Hỷ tuệ (hāsupaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Tiệp tuệ (javanapaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Lợi tuệ (tikkhapaññā); này các Tỷ-kheo, Sāriputta là bậc Quyết trạch tuệ (nibbedhikapaññā). Này các Tỷ-kheo, cho đến nửa tháng, Sāriputta quán bất đoạn pháp quán. Này các Tỷ-kheo, đây là do bất đoạn pháp quán của Sāriputta:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi an trú, được Sāriputta biết đến khi đoạn diệt. Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt".
Sāriputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm.
Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.
Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.
Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như xả bất khổ bất lạc thọ (upekkhā adukkhamasukhā vedana), vô quán niệm tâm (cetaso anābhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.
Và những pháp thuộc về Không vô biên xứ như hư không, vô biên xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.
Và những pháp thuộc về Thức vô biên xứ như Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.
Và những pháp thuộc về Vô sở hữu xứ, như Vô sở hữu xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sāriputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sāriputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sāriputta biết đến khi chúng an trú, được Sāriputta biết đến khi chúng đoạn diệt.
Sāriputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt lên hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu chúng đoạn diệt".
Sāriputta đối với những pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.
Sāriputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sāriputta vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận.
Với chánh niệm, Sāriputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sāriputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy, trước không có nơi ta, sau có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt".
Sāriputta đối với các pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế.
Sāriputta biết: "Không có sự giải thoát nào vô thượng hơn thế nữa. Ðối với Sāriputta, không có việc phải làm nhiều hơn thế nữa".
Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát. Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: "Sāriputta được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giới, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh định, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh tuệ, được tự tại, được cứu cánh trong Thánh giải thoát".
Này các Tỷ-kheo, nếu nói một cách chơn chánh, một người có thể nói về người ấy như sau: "Người này là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất". Nói một cách chơn chánh về Sāriputta, người ấy có thể nói như sau: "Sāriputta là con chánh tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, sanh ra từ Pháp, do Pháp hóa thành, thừa tự Chánh pháp, không thừa tự vật chất".
Sāriputta, này các Tỷ-kheo, chơn chánh chuyển Pháp luân vô thượng đã được Như Lai chuyển vận.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hết phần 111. Kinh Bất Đoạn (Anupada sutta) (Lên đầu trang)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.81.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.