Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
Tạng Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) có 7 bộ, đã được Ngài Đại Trưởng lão Tịnh Sự phiên dịch từ nguyên bản Thái ngữ và hoàn tất vào năm 1982. Dịch phẩm chỉ mới được ấn bản ronéo thì đến năm 1984 Ngài viên tịch.
Sau này, năm 1988 do nhu cầu nghiên cứu Đại tạng Phật giáo Việt nam, Thành hội Phật giáo và cố Hòa Thượng Siêu Việt, nguyên Tăng Trưởng Phật giáo hệ phái Nam Tông, đã đề xướng chỉ đạo công việc tu chỉnh để in thành sách những dịch phẩm Tạng Diệu Pháp của Ngài Trưởng lão Tịnh Sự. Cho đến nay đã in xong sáu bộ, chỉ còn lại bộ cuối cùng nữa là hoàn tất bảy bộ Diệu pháp.
Bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna – Vị trí hay Xứ luận. Bộ này, có số lượng lớn nhất trong bảy bộ Diệu pháp. Gồm 9.400 (chín ngàn bốn trăm) pháp môn, có cả thảy sáu quyển theo Tạng Pāli, mỗi quyển dày trung bình 600 trang.
Nội dung pháp trong Bộ Paṭṭhāna thật thâm sâu ý nghĩa hàm tàng rất khó thông đạt; khó hiểu với trí tuệ thông thường; cần phải học hỏi nghiên cứu trước từ nơi sách chú giải (Atthakathā) mới có thể đọc hiểu qua Chánh Tạng.
Quyển 1 của bộ Vị Trí Luận (Patthāna) gồm 672 trang (theo Chánh Tạng) 1767 đoạn, luận 24 duyên theo năm Tam Ðề (Tikamātikā)
1- Tam đề Thiện (Kusalattika)
2- Tam đề Thọ (Vedanāttika
3- Tam đề Quả (Vipākattika)
4- Tam đề Bị Thủ (Upādinnattika)
5- Tam đề Phiền Toái (Saṅkiliṭṭhattika)
Lúc đầu chúng tôi dự tính sẽ in thành hai tập, nhưng như vậy mỗi tập sẽ quá mỏng vả lại sẽ bất tiện cho việc tra cứu từ vựng. Vì vậy chúng tôi quyết định cho in thành một quyển như nguyên bản Pāli, có thể sẽ hơi nhiều số lượng trang, dày nặng dù thế vẫn chấp nhận được nếu so với một vài cuốn sách hàng ngàn trang hiện nay.
Làm công việc tu chỉnh này, chúng tôi luôn luôn với tâm niệm kính trọng và tri ân bậc Thầy tổ, vì thế hết sức gìn giữ văn phong lẫn nghĩa từ mà Ngài cố Hòa Thượng Tịnh Sự đã phiên dịch trước đây; chúng tôi chỉ làm cái việc biên khảo và sắp xếp theo cách trình bày trong văn bản Pāli, cùng biên thêm phần trích cú từ điển, như trong chánh tạng đã có.
Chúng tôi rất phấn khởi để làm phận sự này cũng nhờ sự khích lệ của Thượng tọa Giác Chánh, Sư Trưởng của chúng tôi; đồng thời cũng nhờ lòng hảo tâm nhiệt tình hộ pháp của các vị cư sĩ như Bà Tín nữ Ðịnh-Tri (Vĩnh Phúc) và các đạo hữu của Bà.
Mặt khác, chúng tôi cũng hết sức cảm kích công đức phục vụ của những Phật tử thư ký đã không mệt mỏi giúp ghi chép bản thảo và làm kỹ thuật vi tính (computer), nhờ đó mà công việc ấn loát từng giai đoạn được hình thành.
Chúng tôi chân thành cảm niệm công đức của các vị ân nhân ấy, nguyện cầu phước báu hộ trì cho tất cả đều được an vui tiến hóa.
Thành kính dâng công đức nầy đến các bậc hữu ân Cha Mẹ và Thầy Tổ.
Xin hồi hướng phước đến muôn loài chúng sanh, cầu mong vạn loại sớm thoát khỏi trầm luân.
TM. Ban Tu Chỉnh
Bodhisīlabhikkhu – Tỳ Khưu Giác Giới. TẠNG DIỆU PHÁP – BỘ VỊ TRÍ
PHẦN THỨ NHẤT
Kính lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri
PHẦN YẾU LƯỢC ÐẦU ÐỀ (MĀTIKĀNIKKHEPAVĀRO)
[1] Nhân duyên (hetupaccayo), Cảnh duyên (ārammaṇapaccayo), Trưởng duyên (adhipatipaccayo),Vô gián duyên (anantarapaccayo), Ðẳng vô gián duyên (samanantarapaccayo), Câu sanh duyên (sahajātapaccayo), Hỗ tương duyên (aññamaññapaccayo), Y chỉ duyên (nissayapaccayo), Cận y duyên (upanissayapaccayo), Tiền sanh duyên (purejātapaccayo), Hậu sanh duyên (pacchājātapaccaya), Trùng dụng duyên (āsevanapaccaya), Nghiệp duyên (kammapaccaya), Dị thục quả duyên (vipākapaccaya), Vật thực duyên (āhāra-paccaya), Quyền duyên (indriyapaccaya), Thiền na duyên (jhānapaccaya), Ðồ đạo duyên (maggapaccaya), Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya), Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccaya), Hiện hữu duyên (atthipaccaya), Vô hữu duyên (natthipaccaya), Ly khứ duyên (vigatapaccaya), Bất ly duyên (avigatapaccaya).
PHẦN PHÂN GIẢI DUYÊN (PACCAYAVIBHAṄGAVĀRO)
[2] Nhân duyên (hetupaccaya) như là Nhân trợ các pháp tương ưng nhân và các sắc tâm sở sanh (taṃsamutthāna) bằng cách nhân duyên.
[3] Cảnh duyên (Ārammaṇapaccaya) như là Sắc xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Khí xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Vị xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Xúc xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; tất cả pháp trợ ý thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Chư pháp mà sanh khởi như chư pháp tâm và sở hữu tâm, nắm bắt pháp nào thì pháp ấy trợ chư pháp đó bằng cách cảnh duyên.
[4] Trưởng duyên (Adhipatipaccaya) như là dục trưởng (chandādhipati) trợ cho các pháp tương ưng dục (chanda) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Cần trưởng trợ cho các pháp tương ưng cần (viriya) các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Tâm trưởng trợ cho các pháp tương ưng tâm (citta) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Thẩm trưởng trợ cho các pháp tương ưng thẩm (vīmaṃsā) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.
Chư pháp mà sanh khởi như tâm và sở hữu tâm, lấy pháp chi làm trọng điểm, thì pháp ấy trợ chư pháp đó bằng cách trưởng duyên.
[5] Vô gián duyên (Anantarapaccaya) như là nhãn thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên [Pháp tương ưng (taṃsampayuttaka) là các sở hữu tâm (cetasika) đồng sanh hiệp với tâm nhãn thức giới v.v… ].
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Nhĩ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Tỷ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương tương ưng bằng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Thiệt thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Thân thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.
Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký, sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm mà sanh khởi tiếp nối với pháp nào, thì pháp ấy trợ cho các pháp đó bằng vô gián duyên.
[6] Ðẳng vô gián duyên (samanantarapaccaya) như là nhãn thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Nhĩ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Tỷ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Thiệt thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Thân thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm mà sanh khởi tiếp nối với pháp nào, thì pháp ấy trợ cho các pháp đó bằng đẳng vô gián duyên.
[7] Câu sanh duyên (sahajātapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên [Pháp phi sắc (arūpī) là danh uẩn thọ, tưởng, hành, thức.].
Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên [Bốn đại hiển (mahābhūta) là sắc tứ đại đất, nước, lửa, gió.].
Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ cho các sắc tâm sanh bằng câu sanh duyên.
Sắc đại hiển trợ cho sắc y sinh bằng câu sanh duyên.
Các pháp sắc đôi khi cũng trợ cho các pháp phi sắc bằng câu sanh duyên; đôi khi cũng trợ bằng phi câu sanh duyên.
[8] Hỗ tương duyên (aññamaññapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ nhau bằng câu hỗ tương duyên.
Bốn đại hiển trợ nhau bằng hỗ tương duyên.
Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ nhau bằng hỗ tương duyên.
[9] Y chỉ duyên (nissayapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.
Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.
Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ cho các sắc tâm sanh bằng y chỉ duyên.
Sắc đại hiển, trợ cho sắc y sinh bằng y chỉ duyên.
Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
Tỹ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
Ý giới và ý thức giới diễn tiến nương sắc nào thì sắc ấy trợ cho ý giới và ý thức giới cùng pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.
[10] Cận y duyên (upanissayapaccaya) như là pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau bằng cận y duyên.
Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, số nào đó, bằng cận y duyên.
Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau, số nào đó, bằng cận y duyên.
Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.
Người (puggala) cũng trợ được bằng cận y duyên.
Trú xứ (senāsana) cũng trợ được bằng cận y duyên.
[11] Tiền sanh duyên (purejātapaccaya) như là nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Tỹ xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Khí xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.
Ý giới và ý thức giới diễn tiến nương vào sắc nào, thì sắc trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên, nhưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng có khi bằng tiền sanh duyên có khi bằng phi tiền sanh duyên.
[12] Hậu sanh duyên (pacchājātapaccaya), như là các pháp tâm và sở hữu tâm sanh sau trợ cho thân này sanh trước bằng hậu sanh duyên.
[13] Trùng dụng duyên (āsevanapaccaya) như là các pháp thiện sanh kế trước trợ cho các pháp thiện sanh kế sau bằng trùng dụng duyên.
Pháp bất thiện sanh kế trước trợ pháp bất thiện sanh kế sau bằng trùng dụng duyên.
Pháp vô ký tố (kiriyābyākata) sanh kế trước trợ cho pháp vô ký to ásanh kế sau bằng trùng dụng duyên.
[14] Nghiệp duyên (Kammapaccaya), như là nghiệp thiện và bất thiện trợ các uẩn quả và sắc nghiệp tái tục (kaṭattārūpa) bằng nghiệp duyên
Tư (Cetanā) trợ các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng nghiệp duyên.
[15 ] Dị thục quả duyên (vipākapaccaya) như là bốn uẩn phi sắc quả trợ lẫn nhau bằng dị thục quả duyên.
[16] Vật thực duyên (āhārapaccaya) như là đoàn thực (Kabaliṅkāro āhāro) trợ cho thân này bằng vật thực duyên.
Các thực phi sắc trợ cho các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng vật thực duyên. [Arūpiro āhārā = nāmāhārā, Danh vật thực: xúc thực, tư niệm thực, thức thực.]
[17] Quyền duyên (Indriyapaccaya) như là nhãn quyền trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.
Nhĩ quyền trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.
Tỹ quyền trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.
Thiệt quyền trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.
Thân quyền trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.
Mạng quyền sắc trợ sắc nghiệp tạo, bằng quyền duyên.
Các quyền phi sắc trợ các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng quyền duyên. [Quyền phi sắc (arūpī – indriya) là Quyền danh (nāma-indriya), tức ý quyền, mạng quyền, thọ quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền.]
[18] Thiền na duyên (jhānapaccaya) như là các chi thiền trợ các pháp tương ưng thiền và các sắc tâm sanh bằng Thiền na duyên. [chi thiền (jhānaṅga) là tầm, tứ, hỷ, lạc định, xả, ưu.]
[19] Ðồ đạo duyên (maggapaccaya) như là các chi đạo trợ các pháp tương ưng đạo vá các sắc tâm sanh bằng đồ đạo duyên. [Chi đạo (maggaṅga) là trí, tầm, 3 giới phần cần, niệm, định, tà kiến.]
[20] Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya) như là bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng tương ưng duyên.
[21] Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccaya) như là các pháp sắc trợ các pháp phi sắc bằng bất tương ưng duyên.
Các pháp phi sắc trợ các pháp sắc bằng bất tương ưng duyên.
[22] Hiện hữu duyên (atthipaccaya) như là bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.
Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.
Vào sát na tục sinh, danh và sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ các sắc tâm sanh bằng hiện hữu duyên.
Sắc đại hiển trợ sắc y sinh bằng hiện hữu duyên.
Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Tỹ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Khí xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
Ýgiới và ý thức giới diễn tiến nhờ nương, sắc nào thì sắc ấy trợ ý giới và ý thức giới cùng pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.
[23] Vô hữu duyên (natthipaccaya) như là pháp tâm và sở hữu tâm vừa mới diệt trợ cho pháp tâm và sở hữu tâm tiếp tục sanh, bằng cách vô hữu duyên.
[24] Ly khứ duyên (vigatapaccaya) tức là pháp tâm và sở hữu tâm vừa mới diệt trợ cho pháp tâm và sở hữu tâm tiếp tục sanh, bằng cách ly khứ duyên.
[25] Bất ly duyên (avigatapaccaya) tức là, bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.
Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.
Vào sát na tục sinh, danh và sắc trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.
Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ các sắc tâm sanh bằng cách bất ly duyên.
Sắc đại hiển trợ sắc y sinh bằng bất ly duyên.
Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Tỷ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Khí xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.
Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và pháp tương ưng bằng bất ly duyên.
Ý giới và ý thức giới diễn tiến nhờ nương vào sắc nào, thì sắc ấy trợ ý giới và ý thức giới cùng các pháp tương ưng bằng bất ly duyên.
DỨT PHẦN PHÂN GIẢI DUYÊN.
Hết phần Tập Một - Lời Nói Ðầu (Abhidhammatthasangaha) (Lên đầu trang)
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.218.5.216 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.