Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Uẩn Phân Tích (Khandhavibhaṅgo) »»

Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) »» Uẩn Phân Tích (Khandhavibhaṅgo)

Donate

Abhidhammatthasangaha

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Tịnh Sự (Santakicca)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

PHÂN TÍCH THEO KINH (SUTTANTABHĀJANĪYA).
[1] Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
SẮC UẨN (Rūpakhandho)
[2] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ SẮC UẨN [1]?
Bất cứ sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại; bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là sắc nào xa gần mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là sắc uẩn.
[3] Ở ÐÂY SẮC QUÁ KHỨ[2] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoạt, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc quá khứ.
Ở ÐÂY SẮC VỊ LAI[3] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa khởi dậy, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Dây gọi là sắc vị lai.
Ở ÐÂY SẮC HIỆN TẠI[4] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc hiện tại.
[4] Ở ÐÂY SẮC BÊN TRONG[5] THẾ NÀO?
Sắc nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển, đây gọi là sắc bên trong.
Ở ÐÂY SẮC BÊN NGOÀI[6] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là bốn đại hiển, và sắc nương, bốn đại hiển. Ðây gọi là sắc bên ngoài.
[5] Ở ÐÂY SẮC THÔ[7] LÀ THẾ NÀO?
Tức nhãn xứ..(trùng).. xúc xứ. Ðây gọi là sắc thô.
Ở ÐÂY SẮC TẾ[8] LÀ THẾ NÀO?
Tức nữ quyền..(trùng)..đoàn thực. Ðây gọi là sắc tế.
[6] Ở ÐÂY SẮC XẤU[9] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào đối với các chúng sanh, bị khinh thường, khinh khi, khinh bỉ, khinh miệt, không ái mộ, xấu xa, biết là xấu xa, cho là xấu xa, không đáng ưa chuộng, không đáng ham thích, không đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc xấu.
Ở ÐÂY SẮC TỐT[10] LÀ THẾ NÀO?
Sắc nào đối với các chúng sanh, không bị khinh thường, không bị khinh khi, không bị khinh bỉ, không bị khinh miệt, được ái mộ, tốt đẹp, biết là tốt đẹp, cho là tốt đẹp, đáng ưa chuộng, đáng ham thích, đáng vừa lòng, như sắc, thinh, khí, vị, xúc. Ðây gọi là sắc tốt.
Hoặc do so sánh sắc nầy với sắc kia nên được nhận là sắc xấu sắc tốt.
[7] Ở ÐÂY SẮC XA[11] LÀ THẾ NÀO
Tức nữ quyền… (trùng)… đoàn thực; hoặc giả có thứ sắc nào khác không cận kề, không tiếp giáp, ở xa, không gần. Ðây gọi là sắc xa.
Ở ÐÂY SẮC GẦN[12] LÀ THẾ NÀO?
Tức là nhãn xứ..(trùng).. xúc xứ; hoặc giả có sắc nào khác cận kề, tiếp giáp, ở gần, không xa. Ðây gọi là sắc gần.
Hoặc do so sánh sắc nầy sắc kia, nên được nhận là sắc xa sắc gần.
THỌ UẨN (Vedanākhandho)
[8] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN?
Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là thọ nào xa, gần, mà gồm chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thọ uẩn.
[9] Ở ÐÂY, THỌ QUÁ KHỨ[13] LÀ THẾ NÀO?
Thọ nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biến diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ quá khứ.
Ở ÐÂY THỌ VỊ LAI[14] LÀ THẾ NÀO?
Thọ nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa khởi phát, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ vị lai.
Ở ÐÂY, THỌ HIỆN TẠI LÀ THẾ NÀO[15]?
Thọ nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ hiện tại.
[10] Ở ÐÂY THỌ BÊN TRONG[16] LÀ THẾ NÀO?
Thọ nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. đây gọi là thọ bên trong.
Ở ÐÂY THỌ BÊN NGOÀI[17] LÀ THẾ NÀO?
Thọ nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là thọ lạc, thọ khổ, thọ phi khổ phi lạc. Ðây gọi là thọ bên ngoài.
[11] Ở ÐÂY THỌ THÔ THỌ TẾ[18] LÀ THẾ NÀO?
Thọ bất thiện là thọ thô, thọ thiện và vô ký là tế; thọ thiện và bất thiện là thô, thọ vô ký là tế; thọ khổ là thô, thọ lạc và thọ phi khổ lạc là tế; thọ khổ và thọ lạc là thô, thọ phi khổ phi lạc là tế; thọ của người không nhập thiền là thô, thọ của người nhập thiền là tế; thọ cảnh lậu là thô, thọ phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh thọ nầy thọ kia nên được nhận là thọ thô thọ tế.
[12] Ở ÐÂY, THỌ XẤU THỌ TỐT[19] LÀ THẾ NÀO?
Thọ bất thiện là xấu, thọ thiện và vô ký là tốt; thọ thiện và bất thiện là xấu, thọ vô ký là tốt; thọ khổ là xấu, thọ lạc và thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ lạc và thọ khổ là xấu, thọ phi khổ phi lạc là tốt; thọ của người không nhập thiền là xấu, thọ của người nhập thiền là tốt; thọ cảnh lậu là xấu, thọ phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thọ nầy thọ kia nên được nhận là thọ xấu thọ tốt.
[13] Ở ÐÂY THỌ XA LÀ THẾ NÀO[20]?
Thọ bất thiện xa với thọ thiện và vô ký; thọ thiện và vô ký xa với thọ thiện; Thọ thiện xa với thọ bất thiện và vô ký; thọ bất thiện và vô ký xa với thọ thiện; thọ vô ký xa với thọ thiện và bất thiện; thọ thiện và bất thiện xa với thọ vô ký; thọ khổ xa với thọ lạc và phi khổ phi lạc; thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thọ khổ; thọ lạc xa với thọ khổ và phi khổ phi lạc; thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc xa với thọ lạc và thọ khổ; thọ lạc và thọ khổ xa với thọ phi khổ phi lạc; thọ của người không nhập thiền xa với thọ của người nhập thiền, thọ của người nhập thiền xa với thọ của người không nhập thiền, thọ cảnh lậu xa với thọ phi cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu xa với thọ cảnh lậu. Ðây được gọi là thọ xa.
Ở ÐÂY, THỌ GẦN[21] LÀ THẾ NÀO?
Thọ bất thiện gần với thọ bất thiện; Thọ thiện gần với thọ thiện; thọ vô ký gần với thọ vô ký; thọ khổ gần với thọ khổ; thọ lạc gần với thọ lạc; thọ phi khổ phi lạc gần với thọ phi khổ phi lạc, thọ của người không nhập thiền gần với thọ của người không nhập thiền, thọ của người nhập thiền gần với thọ của người nhập thiền, thọ cảnh lậu gần với thọ cảnh lậu; thọ phi cảnh lậu gần với thọ phi cảnh lậu. Ðây gọi là thọ gần.
Hoặc so sánh thọ nầy với thọ kia, nên được gọi là thọ xa thọ gần.
TƯỞNG UẨN (Saññakkhandho)
[14] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN?
Bất cứ tưởng gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là tưởng nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là tưởngï uẩn.
[15] Ở ÐÂY, TƯỞNG QUÁ KHỨ[22] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng quá khứ.
Ở ÐÂY TƯỞNG VỊ LAI[23] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng vị lai.
Ở ÐÂY, TƯỞNG HIỆN TẠI[24] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang hiện khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng hiện tại.
[16] Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN TRONG[25] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên trong.
Ở ÐÂY, TƯỞNG BÊN NGOÀI[26] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Ðây gọi là tưởng bên ngoài.
[17] Ở ÐÂY, TƯỞNG THÔ TƯỞNG TẾ[27] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng sanh từ xúc đối chiếu là thô, tưởng sanh từ xúc định danh là tế; Tưởng bất thiện là thô, tưởng thiện và vô ký là tế; tưởng thiện và bất thiện là thô, tưởng vô ký là tế; tưởng tương ưng thọ khổ là thô, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tế; tưởng tương ưng lạc và khổ là thô, tưởng tương ưng phi khổ phi lạc là tế; tưởng của người không nhập thiền là thô, tưởng của người nhập thiền là tế; tưởng cảnh lậu là thô, tưởng phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh tưởng nầy tưởng kia nên được nhận là tưởng thô tưởng tế.
[18] Ở ÐÂY, TƯỞNG XẤU TƯỞNG TỐT[28] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng bất thiện là xấu, tưởng thiện và vô ký là tốt; tưởng thiện và bất thiện là xấu, tưởng vô ký là tốt; tưởng tương ưng thọ khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; tưởng của người không nhập thiền là xấu, tưởng của người nhập thiền là tốt; tưởng cảnh lậu là xấu, tưởng phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh tưởng nầy tưởng kia nên được nhận là tưởng xấu tưởng tốt.
[19] Ở ÐÂY TƯỞNG XA[29] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng bất thiện xa với tưởng thiện và vô ký; tưởng thiện và vô ký xa với tưởng bất thiện; Tưởng thiện xa với tưởng bất thiện và vô ký; tưởng bất thiện và vô ký xa với tưởng thiện; tưởng vô ký xa với tưởng thiện và bất thiện; tưởng thiện và bất thiện xa với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ xa với tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc xa với tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; tưởng tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với tưởng tương ưng thọ lạc và khổ; tưởng tương ưng thọ lạc và khổ xa với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc; tưởng của người không nhập thiền xa với tưởng của người nhập thiền, tưởng của người nhập thiền xa với tưởng của người không nhập thiền, tưởng cảnh lậu xa với tưởng phi cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu xa với tưởng cảnh lậu. Ðây được gọi là tưởng xa.
Ở ÐÂY, TƯỞNG GẦN[30] LÀ THẾ NÀO?
Tưởng bất thiện gần với tưởng bất thiện; Tưởng thiện gần với tưởng thiện; tưởngï vô ký gần với tưởng vô ký; tưởng tương ưng thọ khổ gần với tưởng tương ưng thọ khổ; tưởng tương ưng thọ lạc gần với tưởng tương ưng thọ lạc; tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc, tưởng của người không nhập thiền gần với tưởng của người không nhập thiền, tưởng của người nhập thiền gần với tưởng của người nhập thiền, tưởng cảnh lậu gần với tưởng cảnh lậu; tưởng phi cảnh lậu gần với tưởng phi cảnh lậu. Ðây gọi là tưởng gần.
Hoặc do so sánh tưởng nầy với tưởng kia, nên được gọi là tưởng xa tưởng gần.
HÀNH UẨN (Sankhārakkhandho)
[20] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN?
Bất cứ hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, hay là hành nào xa, gần, mà gom chung, tóm lại thành một nhóm. Ðây gọi là hành uẩn.
[21] Ở ÐÂY, HÀNH QUÁ KHỨ[31] LÀ THẾ NÀO?
Hành nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành quá khứ.
Ở ÐÂY HÀNH VỊ LAI[32] LÀ THẾ NÀO?
Hành nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành vị lai.
Ở ÐÂY, HÀNH HIỆN TẠI[33] LÀ THẾ NÀO?
Hành nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang hiện khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành hiện tại.
[22] Ở ÐÂY HÀNH BÊN TRONG[34] LÀ THẾ NÀO?
Hành nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên trong.
Ở ÐÂY HÀNH BÊN NGOÀI[35] LÀ THẾ NÀO?
Hành nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Ðây gọi là hành bên ngoài.
[23] Ở ÐÂY HÀNH THÔ HÀNH TẾ[36] LÀ THẾ NÀO?
Hành bất thiện là thô, hành thiện và vô ký là tế; hành thiện và bất thiện là thô, hành vô ký là tế; hành tương ưng thọ khổ là thô, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; hành tương ưng thọ lạc và khổ là thô, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; hành của người không nhập thiền là thô, hành của người nhập thiền là tế; hành cảnh lậu là thô, hành phi cảnh lậu là tế; hoặc so sánh hành nầy hành kia nên được nhận là hành thô hành tế.
[24] Ở ÐÂY, HÀNH XẤU HÀNH TỐT[37] LÀ THẾ NÀO?
Hành bất thiện là xấu, hành thiện và vô ký là tốt; hành thiện và bất thiện là xấu, hành vô ký là tốt; hành tương ưng thọ khổ là xấu, hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; hành tương ưng thọ lạc và khổ là xấu, hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; hành của người không nhập thiền là xấu, hành của người nhập thiền là tốt; hành cảnh lậu là xấu, hành phi cảnh lậu là tốt; hoặc do so sánh hành nầy hành kia mà được nhận là hành xấu hành tốt.
[25] Ở ÐÂY HÀNH XA[38] LÀ THẾ NÀO?
Hành bất thiện xa với hành thiện và vô ký; hành thiện và vô ký xa với hành bất thiện; hành thiện xa với hành bất thiện và vô ký; hành bất thiện và vô ký xa với hành thiện; hành vô ký xa với hành thiện và bất thiện; hành thiện và bất thiện xa với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ xa với hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc xa với hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; hành tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với hành tương ưng thọ lạc và khổ; hành tương ưng thọ lạc và khổ xa với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc; hành của người không nhập thiền xa với hành của người nhập thiền, hành của người nhập thiền xa với hành của người không nhập thiền, hành cảnh lậu xa với hành phi cảnh lậu; hành phi cảnh lậu xa với hành cảnh lậu. Ðây được gọi là hành xa.
Ở ÐÂY, HÀNH GẦN[39] LÀ THẾ NÀO?
Hành bất thiện gần với hành bất thiện; Hành thiện gần với hành thiện; hành vô ký gần với hành vô ký; hành tương ưng thọ khổ gần với hành tương ưng thọ khổ; hành tương ưng thọ lạc gần với hành tương ưng thọ lạc; hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc, hành của người không nhập thiền gần với hành của người không nhập thiền, hành của người nhập thiền gần với hành của người nhập thiền, hành cảnh lậu gần với hành cảnh lậu; hành phi cảnh lậu gần với hành phi cảnh lậu. Ðây gọi là hành gần.
Hoặc do so sánh hành nầy với hành kia, nên được gọi là hành xa hành gần.
THỨC UẨN (Viññānakkhandho)
[26] Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?
Bất cứ thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong hoặc bên ngoài, thô hoặc tế, xấu hoặc tốt, xa hoặc gần, mà gom chung, tổng kết lại. Ðây gọi là thức uẩn.
[27] Ở ÐÂY, THỨC QUÁ KHỨ[40] LÀ THẾ NÀO?
Thức nào đã qua, đã tiêu diệt, đã lìa mất, đã biến chuyển, đã biên diệt, đã biến hoại, đã sanh rồi diệt, đã vượt khỏi, gom lại thành phần quá khứ, tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Ðây gọi là thức quá khứ.
Ở ÐÂY THỨC VỊ LAI[41] LÀ THẾ NÀO?
Thức nào chưa sanh, chưa có, chưa thành, chưa xuất hiện, chưa phát khởi, chưa hiện khởi, chưa sanh khởi, chưa tương sanh, chưa dậy khởi, chưa ứng khởi, chưa xẩy đến, gom lại thành phần vị lai, tức là nhãn thức… (trùng)… ý thức. Ðây gọi là thức vị lai.
Ở ÐÂY, THỨC HIỆN TẠI[42] LÀ THẾ NÀO?
Thức nào đang sanh, đang có, đang thành, đang xuất hiện, đang hiện khởi, đang phát khởi, đang sanh khởi, đang tương sanh, đang dậy khởi, đang ứng khởi, đang sanh tồn, gom lại thành phần hiện tại; tức là nhãn thức… (trùng)… ý thức. Ðây gọi là thức hiện tại.
[28] Ở ÐÂY THỨC BÊN TRONG[43] LÀ THẾ NÀO?
Thức nào thuộc bên trong của mỗi chúng sanh, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ; tức là nhãn thức… (trùng)… ý thức. Ðây gọi là thức bên trong.
Ở ÐÂY THỨC BÊN NGOÀI[44] LÀ THẾ NÀO?
Thức nào thuộc bên trong của các chúng sanh khác, nhân vật khác, thuộc phần riêng, thuộc tư hữu, thuộc cá nhân, thành do thủ tức là từ nhãn thức… (trùng)… ý thức. Ðây gọi là thức bên ngoài.
[29] Ở ÐÂY THỨC THÔ THỨC TẾ[45] LÀ THẾ NÀO?
Thức bất thiện là thô, thức thiện và vô ký là tế; thức thiện và bất thiện là thô, thức vô ký là tế; thức tương ưng thọ khổ là thô, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ lạc là tế; thức tương ưng thọ lạc và khổ là thô, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tế; thức của người không nhập thiền là thô, thức của người nhập thiền là tế; thức cảnh lậu là thô, thức phi cảnh lậu là tế; hoặc do so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức thô thức tế.
[30] Ở ÐÂY, THỨC XẤU THỨC TỐT[46] LÀ THẾ NÀO?
Thức bất thiện là xấu, thức thiện và vô ký là tốt; thức thiện và bất thiện là xấu, thức vô ký là tốt; thức tương ưng thọ khổ là xấu, thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc là tốt; thức tương ưng thọ lạc là khổ là xấu, thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc là tốt; thức của người không nhập thiền là xấu, thức của người nhập thiền là tốt; thức cảnh lậu là xấu, thức phi cảnh lậu là tốt; hoặc so sánh thức nầy thức kia mà được nhận là thức xấu thức tốt.
[31] Ở ÐÂY THỨC XA[47] LÀ THẾ NÀO?
Thức bất thiện xa với thức thiện và vô ký; thức thiện và vô ký xa với thức bất thiện; thức thiện xa với thức bất thiện và vô ký; thức bất thiện và vô ký xa với thức thiện; thức vô ký xa với thức thiện và bất thiện; thức thiện và bất thiện xa với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ xa với thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ lạc và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc xa với thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc; thức tương ưng thọ khổ và phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc xa với thức tương ưng thọ lạc và khổ; thức tương ưng thọ lạc và thọ khổ xa với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc; thức của người không nhập thiền xa với thức của người nhập thiền, thức của người nhập thiền xa với thức của người không nhập thiền, thức cảnh lậu xa với thức phi cảnh lậu; thức phi cảnh lậu xa với thức cảnh lậu. Ðây được gọi là thức xa.
Ở ÐÂY, THỨC GẦN[48] LÀ THẾ NÀO?
Thức bất thiện gần với thức bất thiện; thức thiện gần với thức thiện; thức vô ký gần với thức vô ký; thức tương ưng thọ khổ gần với thức tương ưng thọ khổ; thức tương ưng thọ lạc gần với thức tương ưng thọ lạc; thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc gần với thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc, thức của người không nhập thiền gần với thức của người không nhập thiền, thức của người nhập thiền gần với thức của người nhập thiền, thức cảnh lậu gần với thức cảnh lậu; thức phi cảnh lậu gần với thức phi cảnh lậu. Ðây gọi là thức gần.
Hoặc do so sánh thức nầy với thức kia, nên được gọi là thức xa thức gần.
DỨT PHẦN PHÂN TÍCH THEO KINH
PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP
(ABHIDHAMMABHĀJANĪYA)

[32] Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
SẮC UẨN (Rūpakkhandho)
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ SẮC UẨN?
[33] Sắc uẩn phân theo một loại: Tất cả sắc là phi nhân, là vô nhân, là bất tương ưng nhân, là hữu duyên, là hữu vi, là thể hoại, là hiệp thế, là cảnh lậu, là cảnh triền, là cảnh phược, là cảnh bộc, là cảnh phối, là cảnh cái, là cảnh khinh thị, là cảnh thủ, là cảnh phiền não, là vô ký, là bất tri cảnh, là phi sở hữu tâm, là bất tương ưng tâm, là phi dị thục phi dị thục nhân, là phi phiền toái cảnh phiền não, là phi hữu tầm hữu tứ, là phi vô tầm hữu tứ, là phi vô tầm vô tứ, là phi câu hành hỷ, là phi câu hành lạc, là phi câu hành xả, là phi kiến đạo phi tiến đạo ưng trừ, là phi hữu nhân kiến đạo tiến đạo ưng trừ, là phi nhân đến tích tập, phi nhân đến tịch diệt, là phi hữu học phi vô học, là hy thiểu, là dục giới, là phi sắc giới, là phi vô sắc giới, là hệ thuộc, là bất định, là phi dẫn xuất, là hiện sanh, là được sáu thức ứng tri, là vô thường bị già chi phối. Sắc uẩn phân theo một loại là như vậy.
[34] SẮC UẨN PHÂN THEO HAI LOẠI:
- Có sắc thủ, có sắc phi thủ.
- Có sắc do thủ, có sắc phi do thủ.
- Có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ.
- Có sắc hữu kiến, có sắc vô kiến.
- Có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu.
- Có sắc quyền, Có sắc phi quyền.
- Có sắc đại hiển, Có sắc phi đại hiển.
- Có sắc biểu tri, Có sắc phi biểu tri.
- Có sắc do tâm sở sanh, Có sắc phi do tâm sở sanh.
- Có sắc đồng hiện hữu với tâm, Có sắc phi đồng hiện hữu với tâm.
- Có sắc tùy chuyển với tâm, Có sắc phi tùy chuyển với tâm.
- Có sắc nội phần, Có sắc ngoại phần.
- Có sắc thô, Có sắc tế.
- Có sắc viễn, Có sắc cận…(trùng)… Có sắc đoàn thực, Có sắc phi đoàn thực.
Sắc uẩn phân theo hai loại là như vậy.
[35] SẮC UẨN PHÂN THEO BA LOẠI:
- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc y sinh; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc y sinh, có sắc phi y sinh.
- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc do thủ, Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc do thủ, có sắc phi do thủ.
- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc do thủ cảnh; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ…(trùng)…
- Sắc nào là sắc nội phần ấy là sắc đoàn thực; Sắc nào là sắc ngoại phần ấy có sắc đoàn thực, có sắc phi đoàn thực.
Sắc uẩn phân theo ba loại là như vậy.
[36] SẮC UẨN PHÂN THEO BỐN LOẠI:
- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc do thủ có sắc phi do thủ; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc do thủ có sắc phi do thủ.
- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc do thủ, cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc do thủ cảnh thủ, có sắc phi do thủ cảnh thủ.
- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu, Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc hữu đối chiếu, có sắc vô đối chiếu.
- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc thô, có sắc tế; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc thô, có sắc tế.
- Sắc nào là sắc y sinh, sắc ấy có sắc viễn, có sắc cận; Sắc nào là sắc phi y sinh, sắc ấy có sắc viễn, có sắc cận…(trùng )…
- Sắc thấy được sắc nghe được, sắc cảm được, sắc biết được.
Sắc uẩn phân theo bốn loại là như vậy.
[37] SẮC UẨN PHÂN THEO NĂM LOẠI:
- Ðiạ giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới và sắc y sinh.
Sắc uẩn phân theo năm loại là như vậy.
[38] SẮC UẨN PHÂN THEO SÁU LOẠI
- Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý ứng tri[49].
Sắc uẩn phân theo sáu loại là như vậy.
[39] SẮC UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI
- Sắc nhãn ứng tri… (trùng)… sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri.
Sắc uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
[40] SẮC UẨN PHÂN THEO TÁM LOẠI
- Sắc nhãn ứng tri…(trùng)… sắc thân ứng tri có xúc lạc, có xúc khổ, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri.
Sắc uẩn phân theo tám loại là như vậy.
[41] SẮC UẨN PHÂN THEO CHÍN LOẠI
-Nhãn quyền[50], nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền và sắc phi quyền.
Sắc uẩn phân theo chín loại là như vậy.
[42] SẮC UẨN PHÂN THEO MƯỜI LOẠI
- Nhãn quyền …(trùng)… mạng quyền, sắc phi quyền có loại hữu đối chiếu[51], có loại vô đối chiếu.
Sắc uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[43] SẮC UẨN PHÂN THEO MƯỜI MỘT LOẠI:
- Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, và sắc vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ.
Sắc uẩn phân theo mười một loại là như vậy.
ÐÂY GỌI LÀ SẮC UẨN
THỌ UẨN (Vedanākkhandho)
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỌ UẨN?
[44] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký.
- Thọ uẩn phân theo bốn loại: Có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc.
- Thọ uẩn phân theo năm loại: Có thọ lạc quyền, có thọ khổ quyền, có thọ hỷ quyền, có thọ ưu quyền, có thọ xả quyền.
- Thọ uẩn phân theo sáu loại: Thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc.
Thọ uẩn phân theo sáu loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo bảy loại: Thọ sanh từ nhãn xúc …(trùng)… thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc.
Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo tám loại: Thọ sanh từ nhãn xúc …(trùng)… thọ sanh từ thân xúc có lạc, có khổ, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc.
Thọ uẩn phân theo tám loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo chín loại: Thọ sanh từ nhãn xúc …(trùng)… thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký.
Thọ uẩn phân theo chín loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo mười loại: Thọ sanh từ nhãn xúc …(trùng)… thọ sanh từ thân xúc có lạc, có khổ, thọ sanh từ ý giới xúc, thọ sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký.
Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[45] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân, có thọ vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, Có thọ phi dị thục, phi dị thục nhân.
Có thọ do thủ cảnh thủ, Có thọ phi do thủ cảnh thủ, Có thọ phi do thủ phi cảnh thủ.
Có thọ phiền toái cảnh phiền não, Có thọ phi phiền toái cảnh phiền não, Có thọ phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Có thọ hữu tầm hữu tứ, Có thọ vô tầm hữu tứ, có thọ vô tầm vô tứ.
Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ[52], Có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ[53],Có thọ không đáng do kiến đạo đoạn trừ .
Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có thọ nhân đến tích tập[54],có thọ nhân đến tịch diệt[55], có thọ phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
Có thọ hữu học, có thọ vô học, Có thọ phi hữu học phi vô học.
Có thọ hy thiểu, có thọ đáo đại, có thọ vô lượng.
Có thọ biết cảnh hy thiểu, có thọ biết cảnh đáo đại, có thọ biết cảnh vô lượng.
Có thọ ty hạ, có thọ trung bình, có thọ tinh lương.
Có thọ cố định phần tà, có thọ cố định phần chánh, có thọ phi cố định.
Có thọ đạo thành cảnh, có thọ đạo thành nhân, có thọ đạo thành trưởng.
Có thọ sanh tồn, có thọ vị sanh tồn, có thọ chuẩn sanh.
Có thọ quá khứ, có thọ vị lai, có thọ hiện tại.
Có thọ biết cảnh quá khứ, có thọ biết cảnh vị lai, có thọ biết cảnh hiện tại.
Có thọ nội phần, có thọ ngoại phần, có thọ nội ngoại phần.
Có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại… (trùng) ….
Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlakaṃ)
[46] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng nhân, Có thọ bất tương ưng nhân.
Có thọ phi nhân hữu nhân, Có thọ phi nhân vô nhân.
Có thọ hiệp thế, có thọ siêu thế.
Có thọ đáng vài tâm biết[56], Có thọ không đáng vài tâm biết[57]
Có thọ cảnh lậu, có thọ phi cảnh lậu.
Có thọ tương ưng lậu, có thọ bất tương ưng lậu.
Có thọ bất tương ưng lậu, Có thọ tương ưng lậu phi cảnh lậu.
Có thọ cảnh triền, có thọ phi cảnh triền.
Có thọ tương ưng triền, có thọ bất tương ưng triền.
Có thọ bất tương ưng triền cảnh triền, có thọ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
Có thọ cảnh phược, có thọ phi cảnh phược.
Có thọ tương ưng phược, có thọ bất tương ưng phược.
Có thọ bất tương ưng phược cảnh phược, có thọ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
Có thọ cảnh bộc, có thọ phi cảnh bộc.
Có thọ tương ưng bộc, có thọ bất tương ưng bộc.
Có thọ bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thọ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
Có thọ cảnh phối, có thọ phi cảnh phối.
Có thọ tương ưng phối, có thọ bất tương ưng phối.
Có thọ bất tương ưng phối cảnh phối, có thọ bất tương ưng phối phi cảnh phối.
Có thọ cảnh cái, có thọ phi cảnh cái, có thọ tương ưng cái, có thọ bất tương ưng cái.
Có thọ tương ưng cái cảnh cái, có thọ bất tương ưng cái phi cảnh cái.
Có thọ cảnh khinh thị[58], có thọ phi cảnh khinh thị.
Có thọ tương ưng khinh thị, có thọ bất tương ưng khinh thị.
Có thọ bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thọ bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
Có thọ do thủ, có thọ phi do thủ.
Có thọ cảnh thủ, có thọ phi cảnh thủ.
Có thọ tương ưng thủ, có thọ bất tương ưng thủ.
Có thọ bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thọ bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
Có thọ cảnh phiền não, có thọ phi cảnh phiền não.
Có thọ phiền toái, có thọ phi phiền toái.
Có thọ tương ưng phiền não, có thọ bất tương ưng phiền não.
Có thọ bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thọ bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có thọ hữu tầm, có thọ vô tầm.
Có thọ hữu tứ, có thọ vô tứ.
Có thọ hữu hỷ, có thọ vô hỷ.
Có thọ câu hành hỷ, có thọ phi câu hành hỷ.
Có thọ dục giới, có thọ phi dục giới.
Có thọ sắc giới, có thọ phi sắc giới.
Có thọ vô sắc giới, có thọ phi vô sắc giới.
Có thọ hệ thuộc[59], có thọ phi hệ thuộc.
Có thọ dẫn xuất[60], có thọ phi dẫn xuất.
Có thọ cố định[61], có thọ phi cố định.
Có thọ hữu thượng[62], có thọ vô thượng.
Có thọ hữu tranh[63], có thọ vô tranh.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký…(trùng)… Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[47] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh, có thọ vô tranh.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biệt cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần…(trùng)…
Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT CĂN NHỊ ÐỀ
PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlakaṃ)
[48] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký… (trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh có thọ vô tranh.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký… (trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu tranh có thọ vô tranh.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục[64], có thọ dị thục nhân[65], có thọ phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT CĂN TAM ÐỀ
PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhakaṃ).
[49] Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hữu nhân có thọ vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký… (trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng nhân, có thọ bất tươmg ưng nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ phi nhân hữu nhân, có thọ phi nhân vô nhân.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ do thủ cảnh thủ, có thọ phi do thủ cảnh thủ, có thọ phi do thủ phi cảnh thủ…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ hiệp thế, có thọ siêu thế.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ phiền toái cảnh phiền não, có thọ phi phiền toái cảnh phiền não, có thọ phi phiền toái phi cảnh phiền não…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ đáng vài tâm biết, có thọ không đáng vài tâm biết.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu tầm hữu tứ, có thọ vô tầm hữu tứ, có thọ vô tầm vô tứ…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh lậu, có thọ phi cảnh lậu.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng lậu, có thọ bất tươmg ưng lậu.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thọ hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thọ phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: thọ bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thọ bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ nhân đến tích tập, có thọ nhân đến tịch diệt, có thọ phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh triền, có thọ phi cảnh triền.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hữu học, có thọ vô học, có thọ phi hữu học phi vô học…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng triền, có thọ bất tương ưng triền.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ hy thiểu, có thọ đáo đại, có thọ vô lượng…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng triền cảnh triền, có thọ bất tương ưng triền phi cảnh triền.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh hy thiểu, có thọ biết cảnh đáo đại, có thọ biết cảnh vô lượng…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh phược, có thọ phi cảnh phược.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ ty hạ, có thọ trung bình, có thọ tinh lương…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng phược, có thọ bất tương ưng phược.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ cố định phần tà, có thọ cố định phần chánh, có thọ phi cố định…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng phược cảnh phược, có thọ bất tương ưng phược phi cảnh phược.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ đạo thành cảnh, có thọ đạo thành nhân, có thọ đạo thành trưởng…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh bộc, có thọ phi cảnh bộc.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ sanh tồn, có thọ vị sanh tồn, có thọ chuẩn sanh…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng bộc, có thọ bất tương ưng bộc.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ quá khứ, có thọ vị lai, có thọ hiện tại…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thọ bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh quá khứ, có thọ biết cảnh vị lai, có thọ biết cảnh hiện tại…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ cảnh phối, có thọ phi cảnh phối.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ nội phần, có thọ ngoại phần, có thọ nội ngoại phần…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thọ uẩn phân theo một loại: Thọ tương ưng xúc.
- Thọ uẩn phân theo hai loại: Có thọ tương ưng phối, có thọ bất tương ưng phối.
- Thọ uẩn phân theo ba loại: Có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần…(trùng)… thọ uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI
PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)
[50] THỌ UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có thọ thiện, có thọ bất thiện, có thọ vô ký, có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc. Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
Mặt khác, thọ uẩn phân theo bảy loại: Có thọ dị thục, có thọ dị thục nhân, có thọ phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có thọ biết cảnh nội phần, có thọ biết cảnh ngoại phần, có thọ biết cảnh nội ngoại phần, có thọ dục giới, có thọ sắc giới, có thọ vô sắc giới, có thọ phi hệ thuộc. Thọ uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
[51] Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại: Thọ uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; thọ sanh từ nhãn xúc, thọ sanh từ nhĩ xúc, thọ sanh từ tỷ xúc, thọ sanh từ thiệt xúc, thọ sanh từ thân xúc, thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
Mặt khác, thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dị thục, có dị thục nhân, có phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; thọ sanh từ nhãn xúc… (trùng)…, thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
[52] Thọ uẩn phân theo ba mươi loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, thọ uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thiệt xúc..(trùng)… thọ uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc…(trùng)…, thọ sanh từ ý xúc… (trùng)… Thọ uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.
[53] Thọ uẩn phân thọ nhiều loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ uẩn do duyên nhĩ xúc …(trùng)… thọ uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc… (trùng)…, thọ sanh từ ý xúc… (trùng)… Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Mặt khác, thọ uẩn phân theo nhiều loại: thọ uẩn do duyên nhãn xúc có dị thục, có dị thục nhân, có phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thọ uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thọ sanh từ nhãn xúc… (trùng)…, thọ sanh từ ý xúc. Thọ uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Ðây gọi là thọ uẩn.
DỨT PHẦN PHÂN ÐA
TƯỞNG UẨN (Sannākkhāndho)
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ TƯỞNG UẨN?
[54] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.
Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký.
- Tưởng uẩn phân theo bốn loại: Có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới; có tưởng phi hệ thuộc.
- Tưởng uẩn phân theo năm loại: Có tưởng tương ưng lạc quyền, có tưởng tương ưng khổ quyền, có tưởng tương ưng ưu quyền, có tưởng tương ưng hỷ quyền có tưởng tương ưng xả quyền.
- Tưởng phân theo sáu loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc.
- Tưởng uẩn phân theo bảy loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo tám loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ thân xúc có câu hành lạc[66], có câu hành khổ[67], tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc. Tưởng uẩn phân theo tám loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo chín loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Tưởng uẩn phân theo chín loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo mười loại: Tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, tưởng sanh từ ý giới xúc, tưởng sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Tưởng uẩn phân theo mười loại là như thế.
[55] Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng tưởng lạc, có tưởng tương ưng tưởng khổ, có tưởng tương ưng tưởng phi khổ phi lạc.
Có tưởng dị thục, có tưởng dị thục nhân, có tưởng phi dị thục, phi dị thục nhân.
Có tưởng do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ phi cảnh thủ.
Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Có tưởng hữu tầm hầm tứ, có tưởng vô tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm vô tứ.
Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng câu hành lạc, có tưởng câu hành xả.
Có tưởng đáng đo kiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng đo tiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng đo kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng là nhân đến tích tập, có tưởng là nhân đến tịch diệt, có tưởng là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
Có tưởng hữu học, có tưởng vô học, có tưởng phi hữu học phi vô học.
Có tưởng hy thiểu, có tưởng đáo đại, có tưởng vô lượng.
Có tưởng biết cảnh hy thiểu, có tưởng biết cảnh đáo đại, có tưởng biết cảnh vô lượng.
Có tưởng ty hạ, có tưởng trung bình, có tưởng tinh lương.
Có tưởng cố định phần tà, có tưởng cố định phần chánh, có tưởng phi cố định.
Có tưởng đạo thành cảnh, có tưởng đạo thành nhân, có tưởng đạo thành trưởng.
Có tưởng hiện sanh[68], có tưởng vị sanh tồn[69], có tưởng chuẩn sanh[70].
Có tưởng quá khứ, có tưởng vị lai, có tưởng hiện tại.
Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại.
Có tưởng nội phần, có tưởng ngoại phần, có tưởng nội ngoại phần.
Có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần…(trùng) ….
Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlakaṃ)
[56] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.
Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng nhân, có tưởng bất tương ưng nhân.
Có tưởng phi nhân hữu nhân, có tưởng phi nhân vô nhân.
Có tưởng hiệp thế, có tưởng siêu thế.
Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.
Có tưởng cảnh lậu, có tưởng phi cảnh lậu.
Có tưởng bất tương ưng lậu cảnh lậu, có tưởng bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
Có tưởng cảnh triền, có tưởng phi cảnh triền.
Có tưởng tương ưng triền, có tưởng bất tương ưng triền.
Có tưởng bất tương ưng triền cảnh triền, có tưởng bất tương ưng triền phi cảnh triền.
Có tưởng cảnh phược, có tưởng phi cảnh phược.
Có tưởng tương ưng phược, có tưởng bất tương ưng phược.
Có tưởng bất tương ưng phược cảnh phược, có tưởng bất tương ưng phược phi cảnh phược.
Có tưởng cảnh bộc, có tưởng phi cảnh bộc.
Có tưởng tương ưng bộc, có tưởng bất tương ưng bộc.
Có tưởng bất tương ưng bộc cảnh bộc, có tưởng bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
Có tưởng cảnh phối, có tưởng phi cảnh phối.
Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.
Có tưởng bất tương ưng phối cảnh phối, có tưởng bất tương ưng phối phi cảnh phối.
Có tưởng cảnh cái, có tưởng phi cảnh cái.
Có tưởng tương ưng cái, có tưởng bất tương ưng cái.
Có tưởng bất tương ưng cái cảnh cái, có tưởng bất tương ưng cái phi cảnh cái.
Có tưởng cảnh khinh thị, có tưởng phi cảnh khinh thị.
Có tưởng tương ưng khinh thị, có tưởng bất tương ưng khinh thị.
Có tưởng bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có tưởng bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
Có tưởng do thủ, có tưởng phi do thủ.
Có tưởng cảnh thủ, có tưởng phi cảnh thủ.
Có tưởng tương ưng thủ, có tưởng bất tương ưng thủ.
Có tưởng bất tương ưng thủ cảnh thủ, có tưởng bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
Có tưởng cảnh phiền não, có tưởng phi cảnh phiền não.
Có tưởng phiền toái, có tưởng phi phiền toái.
Có tưởng tương ưng phiền não, có tưởng bất tương ưng phiền não.
Có tưởng tương ưng phiền não cảnh phiền não, có tưởng bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
Có tưởng đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có tưởng hữu tầm, có tưởng vô tầm.
Có tưởng hữu tứ, có tưởng vô tứ.
Có tưởng hữu hỷ, có tưởng vô hỷ.
Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng phi câu hành hỷ.
Có tưởng câu hành lạc, có tưởng phi câu hành lạc.
Có tưởng câu hành xả, có tưởng phi câu hành xả.
Có tưởng dục giới, có tưởng phi dục giới.
Có tưởng sắc giới, có tưởng phi sắc giới.
Có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi vô sắc giới.
Có tưởng hệ thuộc, có tưởng phi hệ thuộc.
Có tưởng dẫn xuất, có tưởng phi dẫn xuất.
Có tưởng cố định, có tưởng phi cố định.
Có tưởng hữu thượng, có tưởng vô thượng.
Có tưởng hữu tranh, có tưởng vô tranh.
- TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BA LOẠI: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[57] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh, có tưởng vô tranh.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biệt cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ
PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlakaṃ)
[58] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.
Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân, có tưởng vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký… (trùng)… tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh có tưởng vô tranh.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân có tưởng vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu tranh có tưởng vô tranh.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ
PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhakaṃ).
[59] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hữu nhân có tưởng vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký…(trùng)… tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng nhân, có tưởng bất tương ưng nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng phi nhân hữu nhân, có tưởng phi nhân vô nhân.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng dị thục, có tưởng dị thục nhân, có tưởng phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng hiệp thế, có tưởng siêu thế.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ cảnh thủ, có tưởng phi do thủ phi cảnh thủ… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng đáng vài tâm biết, có tưởng không đáng vài tâm biết.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái cảnh phiền não, có tưởng phi phiền toái phi cảnh phiền não… (trùng) … Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh lậu, có tưởng phi cảnh lậu.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm hữu tứ, có tưởng vô tầm vô tứ… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng lậu, có tưởng bất tương ưng lậu.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng câu hành hỷ, có tưởng câu hành lạc, có tưởng câu hành xả… (trùng)… tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng lậu cảnh lậu, có tưởng bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh triền, có tưởng phi cảnh triền.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có tưởng hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có tưởng phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng triền, có tưởng bất tương ưng triền
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng nhân đến tích tập, có tưởng nhân đến tịch diệt, có tưởng phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt … (trùng)…
Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng triền cảnh triền, có tưởng bất tương ưng triền phi cảnh triền.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hữu học, có tưởng vô học, có tưởng phi hữu học phi vô học… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh phược, có tưởng phi cảnh phược.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hy thiểu, có tưởng đáo đại, có tưởng vô lượng… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phược, có tưởng bất tương ưng phược.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh hy thiểu, có tưởng biết cảnh đáo đại, có tưởng biết cảnh vô lượng… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng phược cảnh phược, có tưởng bất tương ưng phược phi cảnh phược.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng ty hạ, có tưởng trung bình, có tưởng tinh lương… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh bộc, có tưởng phi cảnh bộc.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng cố định phần tà, có tưởng cố định phần chánh, có tưởng phi cố định… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng bộc, có tưởng bất tương ưng bộc.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng đạo thành cảnh, có tưởng đạo thành nhân, có tưởng đạo thành trưởng… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng bộc cảnh bộc, có tưởng bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng hiện sanh, có tưởng vị sanh, có tưởng chuẩn sanh… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh phối, có tưởng phi cảnh phối.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng quá khứ, có tưởng vị lai, có tưởng hiện tại… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng tương ưng phối, có tưởng bất tương ưng phối.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh quá khứ, có tưởng biết cảnh vị lai, có tưởng biết cảnh hiện tại… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng bất tương ưng phối cảnh phối, có tưởng bất tương ưng phối phi cảnh phối.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng nội phần, có tưởng ngoại phần, có tưởng nội ngoại phần… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Tưởng uẩn phân theo một loại: Tưởng tương ưng xúc.
- Tưởng uẩn phân theo hai loại: Có tưởng cảnh cái, có tưởng phi cảnh cái.
- Tưởng uẩn phân theo ba loại: Có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI
PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)
[60] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có tưởng thiện, có tưởng bất thiện, có tưởng vô ký, có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi hệ thuộc[71]. Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
Mặt khác, tưởng uẩn phân theo bảy loại: Có tưởng tương ưng thọ lạc, có tưởng tương ưng thọ khổ, có tưởng tương ưng phi khổ phi lạc… (trùng)… có tưởng biết cảnh nội phần, có tưởng biết cảnh ngoại phần, có tưởng biết cảnh nội ngoại phần, có tưởng dục giới, có tưởng sắc giới, có tưởng vô sắc giới, có tưởng phi hệ thuộc. Tưởng uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
[61] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc … (trùng)… tưởng uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thân xúc…(trùng)… tưởng uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; tưởng sanh từ nhãn xúc, tưởng sanh từ nhĩ xúc, tưởng sanh từ tỷ xúc, tưởng sanh từ thiệt xúc, tưởng sanh từ thân xúc, tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
Mặt khác, tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ … (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc …(trùng)… tưởng uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thân xúc…(trùng)… tưởng uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
[62] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.
[63] TƯỞNG UẨN PHÂN THEO NHIỀU LOẠI: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc… (trùng)… Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Mặt khác, tưởng uẩn phân theo nhiều loại: Tưởng uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng) … có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng uẩn do duyên nhĩ xúc … (trùng)… tưởng uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… tưởng uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tưởng sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tưởng sanh từ ý xúc. Tưởng uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Ðây gọi là tưởng uẩn
DỨT PHẦN ÐA
Chú thích:
[1] Rūpakhandha.
[2] Atītarūpa.
[3] Anāgatarūpa.
[4] Paccuppannarūpa.
[5] Ajjhattarūpa.
[6] Bahiddhārūpa.
[7] Olārikarūpa.
[8] Sukhumarūpa.
[9] Hīnarūpa.
[10] Paṇītarūpa.
[11] Dūrerūpa.
[12] Santike rūpa.
[13] Atītavedanā.
[14] Anāgatavedanā.
[15] Paccupannavedanā.
[16] Ajjhattavedanā.
[17] Bahiddhāvedanā.
[18] Vedanā olārikā sukhumā.
[19] Vedanā hīnā panītā.
[20] Vedanā dūre.
[21] Vadanā santike.
[22] Saññā atītā.
[23] Sañña anāgatā.
[24] Sañña paccupannā.
[25] Sañña ajjhattā.
[26] Sañña bahiddhā.
[27] Sañña olātikā sukhumā.
[28] Sañña hīnā panītā.
[29] Sañña dūre.
[30] Sañña santike.
[31] Sankhārā atītā.
[32] Sankhāra anāgatā.
[33] Sankhāra paccuppannā.
[34] Sankhāra ajjhattā.
[35] Sankhāra bahiddhā
[36] Sankhāra olārikā sukhumā.
[37] Sankhāra hīnā panītā.
[38] Sankhāra dūre.
[39] Sankhāra santike.
[40] Vīnnānam atitam.
[41] Vīnnānam anāgatam.
[42] Vīnnānam paccuppannām.
[43] Vīnnānam ajjhattam.
[44] Vīnnānam bahiddhā.
[45] Vīnnānam clārikam sukhumam.
[46] Vīnnānam hīnam panitam.
[47] Vīnnānam durè.
[48] Vīnnānam santike.
[49] Ứng tri: Viññeyya, đáng bị biết bởi. Sắc nhãn ứng tri: cakkhuvinneyyam rūpam: Sắc đáng bị mắt thấy v.v…
[50] Quyền – Indriya; nhãn quyền (cakkhudriya): khả năng giới hạn của mắt v.v…
[51] Hữu đối chiếu – Sappatigha ; sắc có đối tượng.
[52] Do kiến đạo đoạn trừ – dassanena pahātabbā, là tưởng bất thiện mà đáng bị đoạn trừ bởi trí Sơ đạo hay Tu Ðà Hườn đạo.
[53] Do tiến đạo đoạn trừ – bhāvanāya pahātabbā, là tưởng bất thiện mà đáng bị đoạn trừ bởi trí Nhị đạo, Tam đạo và Tứ đạo.
[54] Tưởng trong bất thiện và thiện hiệp thế là nghiệp đưa đến quả luân hồi, nên gọi là tưởng đến tích tập (ācayagāmī vedana).
[55] Tưởng trong thiện siêu thế (đạo) là nhân đưa đến quả Níp Bàn, dứt luân hồi, nên gọi là tưởng nhân đến tịch diệt (apacayyagāmī vedanā)
[56] Kenaci vinneyo, là loại tưởng chỉ có một số tâm biết thôi, thí dụ: Tưởng siêu thế chỉ có tâm đổng lực dục giới hợp trí biết .v.v…
[57] Kenaci na vinneyo, là loại tưởng không được một số tâm biết. Thí dụ: Tưởng siêu thể, tâm bất thiện không biết được .v.v…
[58] Parāmattha – Cảnh khinh thị, là ám chỉ đối tượng của tà kiến. Parāmāsa (khinh thị) là tà kiến.
[59] Pariyāpanna, hệ thuộc, liên quan luân hồi,. Ở đây chỉ cho pháp hiệp thế.
[60] Niyyanika, dẫn xuất, đem khỏi luân hồi. Ở đây chỉ cho phép siêu thế.
[61] Niyata, pháp cố định, là tưởng trong tâm thiện hay bất thiện mà nhất định sanh quả.
[62] Sa-uttara, hữu thượng, pháp còn tương đối, còn có pháp cao hơn, tức là chỉ cho pháp hiệp thế.
[63] Sarana (sa + rana) , pháp có sự rối loạn, đấu tranh, nên gọi là pháp hữu tranh, tức là chỉ có bất thiện.
[64] Tưởng dị thục (vipākavedanā), tưởng uẩn thuộc tâm quả.
[65] Tưởng dị thục nhân (Vipākadhamma), tưởng uẩn thuộc pháp nhan, tức là tưởng trong tâm thiện và tâm bất thiện.
[66] Câu hành lạc – Sukhasahagata, tức là đồng sanh với lạc tưởng.
[67] Câu hành khổ – dhukkhasahagata, tức là đồng sanh với khổ tưởng.
[68] Uppanno – Hiện sanh, là tưởng uẩn hiệp trong 121 tâm đang sanh khởi.
[69] Anuppanno – Vị sanh, là tưởng uẩn sẽ sanh và cũng chưa chắc gì sanh ra, như là tưởng uẩn trong tâm thiện và tâm tố.
[70] Uppādi – Chuẩn sanh-, là tưởng uẩn sẵn sàng sanh ra, như là tưởng uẩn trong tâm quả, vì rằng đã có nhân tố.
[71] Tưởng phi hệ thuộc (apariyāpannā) là chỉ do Tưởng uẩn Siêu thế (lokuttara).
HÀNH UẨN (Sannākkhāndho)
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ HÀNH UẨN?
[64] HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.
Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký.
- Hành uẩn phân theo bốn loại: Có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới; có hành phi hệ thuộc[1].
- Hành uẩn phân theo năm loại: Có hành tương ưng lạc quyền, có hành tương ưng khổ quyền, có hành tương ưng hỷ quyền, có hành tương ưng ưu quyền.
Có hành tương ưng xả quyền.
- Hành phân theo sáu loại: Tư [2] sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ nhĩ xúc, tư sanh từ tỷ xúc, tư sanh từ thiệt xúc, tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo sáu loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo bảy loại: Tư sanh từ nhãn xúc …(trùng)… tư sanh từ thân xúc, tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo tám loại: Tư sanh từ nhãn xúc …(trùng)… tư sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, từ sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc. Hành uẩn phân theo tám loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo chín loại: Tư sanh từ nhãn xúc …(trùng)… tư sanh từ ý giới xúc, tư sanh từ ý thức giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Hành uẩn phân theo chín loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo mười loại: Tư sanh từ nhãn xúc …(trùng)… tư sanh từ thân xúc có câu hành lạc, có câu hành khổ, tư sanh từ ý giới xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký. Hành uẩn phân theo mười loại là như thế.
[65] HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc.
Có hành dị thục, có hành dị thục nhân, có hành phi dị thục, phi dị thục nhân.
Có hành do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ phi cảnh thủ.
Có hành phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Có hành hữu tầm hữu tứ, có hành vô tầm hữu tứ, có hành vô tầm vô tứ.
Có hành câu hành hỷ, có hành câu hành lạc, có hành câu hành xả.
Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có hành nhân đến tích tập, có hành nhân đến tịch diệt, có hành phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
Có hành hữu học, có hành vô học, có hành phi hữu học phi vô học.
Có hành hy thiểu, có hành đáo đại, có hành vô lượng.
Có hành biết cảnh hy thiểu, có hành biết cảnh đáo đại, có hành biết cảnh vô lượng.
Có hành ty hạ, có hành trung bình, có hành tinh lương.
Có hành cố định phần tà, có hành cố định phần chánh, có hành phi cố định.
Có hành đạo thành cảnh, có hành đạo thành nhân, có hành đạo thành trưởng.
Có hành hiện sanh, có hành vị sanh, có hành chuẩn sanh[3].
Có hành quá khứ, có hành vị lai, có hành hiện tại.
Có hành biết cảnh quá khứ, có hành biết cảnh vị lai, có hành biết cảnh hiện tại.
Có hành nội phần, có hành ngoại phần, có hành nội ngoại phần.
Có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần…(trùng) ….
Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlakam)
[66]- HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.
Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu nhân, có hành vô nhân.
Có hành tương ưng nhân, có hành bất tương ưng nhân.
Có hành nhân hữu nhân, có hành hữu nhân phi nhân.
Có hành nhân tương ưng nhân, có hành tương ưng nhân phi nhân.
Có hành phi nhân hữu nhân, có hành phi nhân vô nhân.
Có hành hiệp thế, có hành siêu thế.
Có hành đáng vài tâm biết, có hành không đáng vài tâm biết.
Có hành lậu, có hành phi lậu.
Có hành cảnh lậu, có hành phi cảnh lậu.
Có hành tương ưng lậu, có hành bất tương ưng lậu.
Có hành lậu cảnh lậu, có hành phi lậu cảnh lậu.
Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
Có hành triền, có hành phi triền.
Có hành cảnh triền, có hành phi cảnh triền.
Có hành tương ưng triền, có hành bất tương ưng triền.
Có hành triền cảnh triền, có hành cảnh triền phi triền.
Có hành triền tương ưng triền, có hành tương ưng triền phi triền.
Có hành bất tương ưng triền cảnh triền, có hành bất tương ưng triền phi cảnh triền.
Có hành phược, có hành phi phược.
Có hành cảnh phược, có hành phi cảnh phược.
Có hành tương ưng phược, có hành bất tương ưng phược.
Có hành phược cảnh phược, có hành cảnh phược phi phược.
Có hành phược tương ưng phược, có hành tương ưng phược phi phược.
Có hành bất tương ưng phược cảnh phược, có hành bất tương ưng phược phi cảnh phược.
Có hành bộc, có hành phi bộc.
Có hành cảnh bộc, có hành phi cảnh bộc.
Có hành tương ưng bộc, có hành bất tương ưng bộc.
Có hành bộc cảnh bộc, có hành cảnh bộc phi bộc.
Có hành bộc tương ưng bộc, có hành tương ưng bộc phi bộc.
Có hành bất tương ưng bộc cảnh bộc, có hành bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
Có hành phối, có hành phi phối.
Có hành cảnh phối, có hành phi cảnh phối.
Có hành tương ưng phối, có hành bất tương ưng phối.
Có hành phối cảnh phối, có hành cảnh phối phi phối.
Có hành phối tương ưng phối, có hành tương ưng phối phi phối.
Có hành bất tương ưng phối cảnh phối, có hành bất tương ưng phối phi cảnh phối.
Có hành cái, có hành phi cái.
Có hành cảnh cái, có hành phi cảnh cái.
Có hành tương ưng cái, có hành bất tương ưng cái.
Có hành cái cảnh cái, có hành cảnh cái phi cái.
Có hành cái tương ưng cái, có hành bất tương ưng cái cảnh cái.
Có hành bất tương ưng cái cảnh cái, có hành bất tương ưng cái phi cảnh cái.
Có hành khinh thị, có hành phi khinh thị.
Có hành cảnh khinh thị, có hành phi cảnh khinh thị.
Có hành tương ưng khinh thị, có hành bất tương ưng khinh thị.
Có hành khinh thị cảnh khinh thị, có hành cảnh khinh thị phi khinh thị.
Có hành bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có hành bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
Có hành do thủ, có hành phi do thủ.
Có hành thủ, có hành phi thủ.
Có hành cảnh thủ, có hành phi cảnh thủ.
Có hành tương ưng thủ, có hành bất tương ưng thủ.
Có hành thủ cảnh thủ, có hành cảnh thu phi thủ.
Có hành thủ tương ưng thủ, có hành tương ưng thủ phi thủ.
Có hành bất tương ưng thủ cảnh thủ, có hành bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
Có hành phiền não, có hành phi phiền não.
Có hành cảnh phiền não, có hành phi cảnh phiền não.
Có hành phiền toái, có hành phi phiền toái.
Có hành tương ưng phiền não, có hành bất tương ưng phiền não.
Có hành phiền não cảnh phiền não, có hành cảnh phiền não phi cảnh phiền não.
Có hành phiền não phiền toái, có hành phiền toái phi phiền não.
Có hành phiền não tương ưng phiền não, có hành tương ưng phiền não phi phiền não.
Có hành bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có hành bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có hành hữu tầm, có hành vô tầm.
Có hành hữu tứ, có hành vô tứ.
Có hành hữu hỷ, có hành vô hỷ.
Có hành câu hành hỷ, có hành phi câu hành hỷ.
Có hành câu hành lạc, có hành phi câu hành lạc.
Có hành câu hành xả, có hành phi câu hành xả.
Có hành dục giới, có hành phi dục giới.
Có hành sắc giới, có hành phi sắc giới.
Có hành vô sắc giới, có hành phi vô sắc giới.
Có hành hệ thuộc, có hành phi hệ thuộc.
Có hành dẫn xuất, có hành phi dẫn xuất.
Có hành cố định, có hành phi cố định.
Có hành hữu thượng, có hành vô thượng.
Có hành hữu tranh, có hành vô tranh.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký… (trùng)… Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[67] HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh, có hành vô tranh.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần… (trùng) …
Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ
PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tīkamūlakaṃ)
[68] HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm.
Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh có hành vô tranh.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành là nhân có hành phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu tranh có hành vô tranh.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ
PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhakaṃ).
[69] HÀNH UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Hành tương ưng tâm
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân, có hành phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hữu nhân, có hành vô nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)…
Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng nhân, có hành bất tương ưng nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành dị thục, có hành dị thục nhân, có hành phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân hữu nhân, có hành hữu nhân phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ cảnh thủ, có hành phi do thủ phi cảnh thủ… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành nhân tương ưng nhân, có hành tương ưng nhân phi nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái cảnh phiền não, có hành phi phiền toái phi cảnh phiền não… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành phi nhân hữu nhân, có hành phi nhân vô nhân.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu tầm hữu tứ, có hành vô tầm hữu tứ, có hành vô tầm vô tứ… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành hiệp thế, có hành siêu thế.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành câu hành hỷ, có hành câu hành lạc, có hành câu hành xả… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành đáng vài tâm biết, có hành không đáng vài tâm biết.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng) … hành uẩn phân theo mười loại là như vậy
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu, có hành phi lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có hành hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có hành phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành cảnh lậu, có hành phi cảnh lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành nhân đến tích tập, có hành nhân đến tịch diệt, có hành phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt … (trùng)…
Hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng lậu, có hành bất tương ưng lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hữu học, có hành vô học, có hành phi hữu học phi vô học… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu cảnh lậu, có hành cảnh lậu phi lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hy thiểu, có hành đáo đại, có hành vô lượng…(trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành lậu tương ưng lậu, có hành tương ưng lậu phi lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cảnh hy thiểu, có hành cảnh đáo đại, có hành cảnh vô lượng… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành biết cảnh hy thiểu, có hành biết cảnh đáo đại, có hành biết cảnh vô lượng… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng lậu cảnh lậu, có hành bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành ty hạ, có hành trung bình, có hành tinh lương… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền, có hành phi triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cố định phần tà, có hành cố định phần chánh, có hành phi cố định… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành cảnh triền, có hành phi cảnh triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành đạo thành cảnh, có hành đạo thành nhân, có hành đạo thành trưởng… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành tương ưng triền, có hành bất tương ưng triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành hiện sanh, có hành vị sanh, có hành chuẩn sanh… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền cảnh triền, có hành cảnh triền phi triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành quá khứ, có hành vị lai, có hành hiện tại… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành triền tương ưng triền, có hành tương ưng triền phi triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành biết cảnh quá khứ, có hành biết cảnh vị lai, có hành biết cảnh hiện tại… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành bất tương ưng triền cảnh triền, có hành bất tương ưng triền phi cảnh triền.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành nội phần, có hành ngoại phần, có hành nội ngoại phần… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Hành uẩn phân theo một loại: Hành tương ưng tâm.
- Hành uẩn phân theo hai loại: Có hành phược, có hành phi phược.
- Hành uẩn phân theo ba loại: Có hành cảnh nội phần, có hành cảnh ngoại phần, có hành cảnh nội ngoại phần… (trùng)… hành uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI
PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)
[70] HÀNH UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có hành thiện, có hành bất thiện, có hành vô ký, có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới, có hành phi hệ thuộc. Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
Mặt khác, hành uẩn phân theo bảy loại: Có hành tương ưng thọ lạc, có hành tương ưng thọ khổ, có hành tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có hành biết cảnh nội phần, có hành biết cảnh ngoại phần, có hành biết cảnh nội ngoại phần, có hành dục giới, có hành sắc giới, có hành vô sắc giới, có hành phi hệ thuộc… (trùng)… Hành uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
[71] HÀNH UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Hành uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, hành uẩn do duyên nhĩ xúc … (trùng)… hành uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; tư sanh từ nhãn xúc, tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
Mặt khác, hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại: hành uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ … (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, hành uẩn do duyên nhĩ xúc … (trùng)… hành uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
[72] HÀNH UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: hành uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, hành uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành sanh từ nhãn xúc… (trùng)… hành sanh từ ý xúc… (trùng)… Hành uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.
[73] HÀNH UẨN PHÂN THEO NHIỀU LOẠI: hành uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc… (trùng)… Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Mặt khác, hành uẩn phân theo nhiều loại: hành uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; hành uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… hành uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; tư sanh từ nhãn xúc… (trùng)… tư sanh từ ý xúc. Hành uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Ðây gọi là hành uẩn.
DỨT PHẦN PHÂN ÐA
THỨC UẨN (Vinnānakkhandho)
Ở ÐÂY THẾ NÀO LÀ THỨC UẨN?
[74] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.
Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký.
- Thức uẩn phân theo bốn loại: có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới; có thức phi hệ thuộc.
- Thức uẩn phân theo năm loại: Có thức tương ưng lạc quyền, có thức tương ưng khổ quyền, có thức tương ưng hỷ quyền, có thức tương ưng ưu quyền có thức tương ưng xả quyền.
- Thức phân theo sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Thức uẩn phân theo sáu loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo bảy loại: nhãn thức …(trùng)…, thân thức, ý giới thức, ý thức giới. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo tám loại: Nhãn xúc …(trùng)… thân thức có câu hành lạc, có câu hành khổ, ý giới, ý thức giới. Thức uẩn phân theo tám loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo chín loại: Nhãn thức …(trùng)… thân thức, ý giới, ý thức giới, có thiện, có bất thiện, có vô ký. Thức uẩn phân theo chín loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo mười loại: Nhãn thức …(trùng)… thân thức có câu hành lạc, có câu hành khổ, ý giới, ý giới thức có thiện, có bất thiện, có vô ký. Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[75] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, Có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc.Có thức dị thục, có thức dị thục nhân, có thức phi dị thục, phi dị thục nhân.
Có thức do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ phi cảnh thủ.
Có thức phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái phi cảnh phiền não.
Có thức hữu tầm hữu tứ, có thức vô tầm hữu tứ, có thức vô tầm vô tứ.
Có thức câu hành hỷ, có thức câu hành lạc, có thức câu hành xả.
Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, Có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, Có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.
Có thức nhân đến tích tập, có thức nhân đến tịch diệt, có thức là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.
Có thức hữu học, có thức vô học, có thức phi hữu học phi vô học.
Có thức hy thiểu, có thức đáo đại, có thức vô lượng.
Có thức biết cảnh hy thiểu, có thức biết cảnh đáo đại, có thức biết cảnh vô lượng.
Có thức ty hạ, có thức trung bình, có thức tinh lương.
Có thức cố định phần tà, có thức cố định phần chánh, có thức phi cố định.
Có thức đạo thành cảnh, có thức đạo tành nhân, có thức đạo thành trưởng.
Có thức hiện sanh, có thức vị sanh, có thức chuẩn sanh[4].
Có thức biết cảnh quá khứ, có thức biết cảnh vị lai, có thức biết cảnh hiện tại.
Có thức nội phần, có thức ngoại phần, có thức nội ngoại phần.
Có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần…(trùng) ….
Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ (Dukamūlakaṃ)
[76] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.
Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng nhân, có thức bất tương ưng nhân.
Có thức phi nhân hữu nhân, có thức phi nhân vô nhân.
Có thức hiệp thế, có thức siêu thế.
Có thức đáng vài tâm biết, có thức không đáng vài tâm biết.
Có thức cảnh lậu, có thức phi cảnh lậu.
Có thức tương ưng lậu, có thức bất tương ưng lậu.
Có thức bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thức bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
Có thức cảnh triền, có thức phi cảnh triền.
Có thức tương ưng triền, có thức bất tương ưng triền.
Có thức bất tương ưng triền cảnh triền, có thức bất tương ưng triền phi cảnh triền.
Có thức cảnh phược, có thức phi cảnh phược.
Có thức tương ưng phược, có thức bất tương ưng phược.
Có thức bất tương ưng phược cảnh phược, có thức bất tương ưng phược phi cảnh phược.
Có thức cảnh bộc, có thức phi cảnh bộc.
Có thức tương ưng bộc, có thức bất tương ưng bộc.
Có thức bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thức bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
Có thức cảnh phối, có thức phi cảnh phối.
Có thức tương ưng phối, có thức bất tương ưng phối.
Có thức bất tương ưng phối cảnh phối, có thức bất tương ưng phối phi cảnh phối.
Có thức cảnh cái, có thức phi cảnh cái.
Có thức tương ưng cái, có thức bất tương ưng cái.
Có thức bất tương ưng cái cảnh cái, có thức bất tương ưng cái phi cảnh cái.
Có thức cảnh khinh thị, có thức phi cảnh khinh thị.
Có thức tương ưng khinh thị, có thức bất tương ưng khinh thị.
Có thức bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thức bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
Có thức do thủ, có thức do phi thủ.
Có thức cảnh thủ, có thức phi cảnh thủ.
Có thức tương ưng thủ, có thức bất tương ưng thủ.
Có thức bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thức bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
Có thức cảnh phiền não, có thức phi cảnh phiền não.
Có thức phiền toái, có thức phi phiền toái.
Có thức tương ưng phiền não, có thức bất tương ưng phiền não.
Có thức bất tương ưng phiền não cảnh phiền não, có thức bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ.
Có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ.
Có thức hữu tầm, có thức vô tầm.
Có thức hữu tứ, có thức vô tứ.
Có thức hữu hỷ, có thức vô hỷ.
Có thức câu hành hỷ, có thức phi câu hành hỷ.
Có thức câu hành lạc, có thức phi câu hành lạc.
Có thức câu hành xả, có thức phi câu hành xả.
Có thức dục giới, có thức phi dục giới.
Có thức sắc giới, có thức phi sắc giới.
Có thức vô sắc giới, có thức phi vô sắc giới.
Có thức hệ thuộc, có thức phi hệ thuộc.
Có thức dẫn xuất, có thức phi dẫn xuất.
Có thức cố định, có thức phi cố định.
Có thức hữu thượng, có thức vô thượng.
Có thức hữu tranh, có thức vô tranh.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký…(trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
[77] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh, có thức vô tranh.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần … (trùng) …
Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN NHỊ ÐỀ
PHẦN CĂN TAM ÐỀ (Tikamūlakaṃ)
[78] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc.
Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký… (trùng)… thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh có thức vô tranh.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân có thức vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu tranh có thức vô tranh.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN CĂN TAM ÐỀ
PHẦN LƯỠNG LỢI (Ubhatovaddhakaṃ).
[79] THỨC UẨN PHÂN THEO MỘT LOẠI: Thức tương ưng xúc
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hữu nhân, có thức vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký… (trùng)… thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng nhân, có thức bất tương ưng nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)…
Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức phi nhân hữu nhân, có thức phi nhân vô nhân.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức dị thục, có thức dị thục nhân, có thức phi dị thục phi dị thục nhân… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức hiệp thế, có thức siêu thế.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ cảnh thủ, có thức phi do thủ phi cảnh thủ… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức đáng vài tâm biết, có thức không đáng vài tâm biết.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái cảnh phiền não, có thức phi phiền toái phi cảnh phiền não… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh lậu, có thức phi cảnh lậu.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu tầm hữu tứ, có thức vô tầm hữu tứ, có thức vô tầm vô tứ… (trùng)… thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng lậu, có thức bất tương ưng lậu.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức câu thức hỷ, có thức câu thức lạc, có thức câu thức xả… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thức bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng) … Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh triền, có thức phi cảnh triền.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thức hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thức phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại:. Có thức tương ưng triền, có thức bất tương ưng triền.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức nhân đến tích tập, có thức nhân đến tịch diệt, có thức phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt… (trùng)…
Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng triền cảnh triền, có thức bất tương ưng triền phi cảnh triền.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hữu học, có thức vô học, có thức phi hữu học phi vô học… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh phược, có thức phi cảnh phược.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hy thiểu, có thức đáo đại, có thức vô lượng… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng phược, có thức bất tương ưng phược.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh hy thiểu, có thức biết cảnh đáo đại, có thức biết cảnh vô lượng… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng phược cảnh phược, có thức bất tương ưng phược phi cảnh phược.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức ty hạ, có thức trung bình, có thức tinh lương… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh bộc, có thức phi cảnh bộc.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức cố định phần tà, có thức cố định phần chánh, có thức phi cố định… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng bộc, có thức bất tương ưng bộc.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức đạo thành cảnh, có thức đạo thành nhân, có thức đạo thành trưởng…(trùng)… thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng bộc cảnh bộc, có thức bất tương ưng bộc phi cảnh bộc.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức hiện sanh, có thức vị sanh, có thức chuẩn sanh… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh phối, có thức phi cảnh phối.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức quá khứ, có thức vị lai, có thức hiện tại…(trùng)… thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức tương ưng phối, có thức bất tương ưng phối.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh quá khứ, có thức biết cảnh vị lai, có thức biết cảnh hiện tại… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức bất tương ưng phối cảnh phối, có thức bất tương ưng phối phi cảnh phối.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức nội phần, có thức ngoại phần, có thức nội ngoại phần… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
- Thức uẩn phân theo một loại: Thức tương ưng xúc.
- Thức uẩn phân theo hai loại: Có thức cảnh cái, có thức phi cảnh cái.
- Thức uẩn phân theo ba loại: Có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần… (trùng)… Thức uẩn phân theo mười loại là như vậy.
DỨT PHẦN LƯỠNG LỢI
PHẦN PHÂN ÐA (Bahuvidhavāro)
[80] THỨC UẨN PHÂN THEO BẢY LOẠI: Có thức thiện, có thức bất thiện, có thức vô ký, có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới, có thức phi hệ thuộc. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
Mặt khác, thức uẩn phân theo bảy loại: Có thức tương ưng thọ lạc, có thức tương ưng thọ khổ, có thức tương ưng phi khổ phi lạc… (trùng)… có thức biết cảnh nội phần, có thức biết cảnh ngoại phần, có thức biết cảnh nội ngoại phần, có thức dục giới, có thức sắc giới, có thức vô sắc giới, có thức phi hệ thuộc. Thức uẩn phân theo bảy loại là như vậy.
[81] THỨC UẨN PHÂN THEO HAI MƯƠI BỐN LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, thức uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thân xúc…(trùng)… thức uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký; nhãn thức… (trùng)… ý thức. Thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
Mặt khác, thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại: thức uẩn do duyên nhãn xúc có tương ưng lạc thọ, có tương ưng khổ thọ, có tương ưng phi khổ phi lạc thọ … (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, thức uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; nhãn thức… (trùng)… ý thức. Thức uẩn phân theo hai mươi bốn loại là như vậy.
[72] THỨC UẨN PHÂN THEO BA MƯƠI LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới, có phi hệ thuộc, thức uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên ý xúc có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức… (trùng)… ý thức. Thức uẩn phân theo ba mươi loại là như vậy.
[83] THỨC UẨN PHÂN THỨC NHIỀU LOẠI: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thức uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên ý xúc có thiện, có bất thiện, có vô ký, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức… (trùng)… ý thức. Thức uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
Mặt khác, thức uẩn phân theo nhiều loại: Thức uẩn do duyên nhãn xúc có tuơng ưng thọ lạc, có tương ưng thọ khổ, có tương ưng thọ phi khổ phi lạc… (trùng)… có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần, có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; thức uẩn do duyên nhĩ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên tỷ xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thiệt xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên thân xúc… (trùng)… thức uẩn do duyên ý xúc có biết cảnh nội phần, có biết cảnh ngoại phần, có biết cảnh nội ngoại phần; có dục giới, có sắc giới, có vô sắc giới; có phi hệ thuộc; nhãn thức… (trùng)… ý thức. Thức uẩn phân theo nhiều loại là như vậy.
DỨT PHẦN PHÂN ÐA
DỨT PHÂN TÍCH THEO VI DIỆU PHÁP
PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakam)
[84] NGŨ UẨN là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. đối với năm uẩn có bao nhiêu uẩn thiện? – Bao nhiêu uẩn bất thiện?- Bao nhiêu uẩn vô ký?… (trùng)… Bao nhiêu uẩn hữu tranh[5]? – Bao nhiêu uẩn vô tranh[6].
[85] SẮC UẨN là vô ký; bốn uẩn[7] có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký. Hai uẩn[8] không nên nói là tương ưng thọ lạc, tương ưng thọ khổ, tương ưng thọ phi khổ phi lạc; ba uẩn có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng tho khổ, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc. Sắc uẩn là phi dị thục phi dị thục nhân; bốn uẩn có thể là dị thục, có thể là dị thục nhân, có thể là phi dị thục phi dị thục nhân. Sắc uẩn có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, bốn uẩn có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ. Sắc uẩn là phi phiền toái cảnh phiền não, bốn uẩn có thể là phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái cảnh phiền não, có thể là phi phiền toái phi cảnh phiền não. Sắc uẩn là vô tầm vô tứ; ba uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ; hành uẩn có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ, có thể không nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ. Sắc uẩn không nên nói là câu hành hỷ, câu hành lạc, câu hành xả; thọ uẩn có thể là câu hành hỷ, không là câu hành lạc, không là câu hành xả, có thể không nên nói là câu hành hỷ; ba uẩn có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả. Sắc uẩn là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể không đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt; bốn uẩn có thể là nhân đến tích tập, có thể là nhân đến tịch diệt có thể là phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt. Sắc uẩn là phi hữu học phi vô học; bốn uẩn có thể là hữu học, có thể là vô học, có thể là phi hữu học, phi vô học. Sắc uẩn là hy thiểu; bốn uẩn có thể là hy thiểu, có thể là đáo đại, có thể là vô lượng. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh hy thiểu; có thể là biết cảnh đáo đại; có thể là biết cảnh vô lượng; có thể không nên nói là biết cảnh hy thiểu, biết cảnh đáo đại, biết cảnh vô lượng. Sắc uẩn là trung bình; bốn uẩn có thể là ty hạ, có thể là trung bình, có thể là tinh lương. Sắc uẩn là phi cố định; bốn uẩn có thể là cố định phần tà, có thể là cố định phần chánh, có thể là phi cố định. Sắc uẩn là vô cảnh; bốn uẩn có thể là đạo thành cảnh, có thể là đạo thành nhân, có thể là đạo thành trưởng. Ngũ uẩn có thể là hiện sanh, có thể là vị sanh, có thể là chuẩn sanh, có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh quá khứ, có thể là biết cảnh vị lai, có thể là biết cảnh hiện tại; có thể không nên nói là biết cảnh quá khứ, biết cảnh vị lai, biết cảnh hiện tại. Ngũ uẩn có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần. Sắc uẩn là bất tri cảnh; bốn uẩn có thể là biết cảnh nội phần, có thể là biết cảnh ngoại phần, có thể là biết nội ngoại phần; có thể không nên nói là biết cảnh nội phần, biết cảnh ngoại phần, biết cảnh nội ngoại phần. Bốn uẩn là vô kiến vô đối chiếu; sắc uẩn có thể là hữu kiến hữu đối chiếu, có thể là vô kiến hữu đối chiếu, có thể là vô kiến vô đối chiếu[9].
[86] Bốn uẩn là phi nhân[10], hành uẩn có thể là nhân, có thể là phi nhân. Sắc uẩn là vô nhân[11], bốn uẩn có thể là hữu nhân, có thể là vô nhân. Sắc uẩn là bất tương ưng nhân; bốn uẩn có thể là tương ưng nhân, có thể là bất tương ưng nhân. Sắc uẩn không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân phi nhân; ba uẩn không nên nói là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là hữu nhân phi nhân; hành uẩn có thể là nhân hữu nhân, có thể là hữu nhân phi nhân, có thể không nên nói là nhân hữu nhân, hay hữu nhân mà phi nhân. Sắc uẩn không nên nói là nhân tương ưng nhân, hay tương ưng nhân mà phi nhân; ba uẩn không nên nói là nhân và tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nên nói là tương ưng nhân phi nhân; hành uẩn có thể là nhân tương ưng nhân, có thể là tương ưng nhân phi nhân, có thể không nói là nhân tương ưng nhân, tương ưng nhân phi nhân. Sắc uẩn là phi nhân vô nhân; ba uẩn có thể là phi nhân hữu nhân, có thể là phi nhân vô nhân; hành uẩn có thể là phi nhân hữu nhân; có thể là phi nhân vô nhân; có thể là không nên nói là phi nhân hữu nhân, phi nhân vô nhân[12].
[87] Ngũ uẩn là hữu duyên, là hữu vi. Bốn uẩn là vô kiến, sắc uẩn có thể là hữu kiến, có thể là vô kiến. Bốn uẩn là vô đối chiếu; sắc uẩn có thể là hữu đối chiếu, có thể là vô đối chiếu. Sắc uẩn là sắc; bốn uẩn là phi sắc. Sắc uẩn là hiệp thế; bốn uẩn có thể là hiệp thế, có thể là siêu thế. Ngũ uẩn đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết[13].
[88] Bốn uẩn là phi lậu; hành uẩn có thể là lậu[14], có thể là phi lậu. Sắc uẩn là cảnh lậu; bốn uẩn có thể là cảnh lậu, có thể là phi cảnh lậu. Sắc uẩn là bất tương ưng lậu; bốn uẩn có thể là tương ưng lậu, có thể bất tương ưng lậu. Sắc uẩn không nên nói là lậu cảnh lậu, nhưng là cảnh lậu phi lậu; ba uẩn không nên nói là lậu cảnh lậu; có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là cảnh lậu phi lậu; hành uẩn có thể là lậu cảnh lậu, có thể là cảnh lậu phi lậu, có thể không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Sắc uẩn không nên nói là lậu tương ưng lậu, hay tương ưng lậu phi lậu; ba uẩn không nên nói là lậu tương ưng lậu, nhưng có thể là tương ưng lậu phi lậu, cũng có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu; hành uẩn có thể là lậu tương ưng lậu, có thể là tương ưng lậu phi lậu, có thể không nên nói là tương ưng lậu phi lậu hay lậu tương ưng lậu. Sắc uẩn là bất tương ưng lậu cảnh lậu; bốn uẩn có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu; bốn uẩn có thể là bất tương ưng lậu cảnh lậu, có thể là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu, có thể không nên nói là bất tương ưng lậu cảnh lậu hay bất tương ưng lậu phi cảnh lậu[15].
[89] Bốn uẩn là phi triền[16]; hành uẩn có thể là triền, có thể là phi triền. Sắc uẩn là cảnh triền; bốn uẩn có thể là cảnh triền, có thể là phi cảnh triền. Sắc uẩn là bất tương ưng triền; bốn uẩn có thể là tương ưng triền, có thể là bất tương ưng triền. Sắc uẩn không nên nói là triền cảnh triền, nhưng là cảnh triền mà phi triền; ba uẩn không nên nói là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể là không nên nói là cảnh triền phi triền; hành uẩn có thể là triền cảnh triền, có thể là cảnh triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền cảnh triền hay cảnh triền phi triền. Sắc uẩn không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền; ba uẩn không nên nói là triền tương ưng triền, cũng có thể là tương ưng triền phi triền, có thể không nên nói tương ưng triền phi triền; hàn uẩn có thể là triền tương ưng triền, có thể là tương ưng triền phi triền, cũng có thể không nên nói là triền tương ưng triền hay tương ưng triền phi triền. Sắc uẩn là bất tương ưng triền cảnh triền; bốn uẩn có thể là bất tương ưng triền cảnh triền, có thể là bất tương ưng triền phi cảnh triền, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng triền cảnh triền hay bất tương ưng triền phi cảnh triền[17].
[90] Bốn uẩn là phi phược[18], hành uẩn có thể là phược, có thể là phi phược. sắc uẩn là cảnh phược; bốn uẩn có thể là cảnh phược, có thể là phi cảnh phược. Bốn uẩn có thể là tương ưng phược, có thể là bất tương ưng phược; sắc uẩn không nên nói là tương ưng phược hay bất tương ưng phược. Sắc uẩn không nên nói là phược cảnh phược, nhưng là cảnh phược phi phược; ba uẩn không nên nói là phược cảnh phược, có thể cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói là cảnh phược phi phược; hành uẩn có thể là phược cảnh phược, có thể là cảnh phược phi phược, cũng có thể không nên nói phược cảnh phược hay cảnh phược mà phi phược. Sắc uẩn không nên nói phược tương ưng phược hay tương ưng phược mà phi phược; ba uẩn không nên nói phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là tương ưng phược phi phược; hành uẩn có thể là phược tương ưng phược, có thể là tương ưng phược phi phược, cũng có thể không nên nói là phược tương ưng phược hay tương ưng phược phi phược. Sắc uẩn là bất tương ưng phược cảnh phược; bốn uẩn có thể là bất tương ưng phược cảnh phược, có thể bất tương ưng phược phi cảnh phược, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng phược cảnh phược hay bất tương ưng phược phi cảnh phược.
[91] Bốn uẩn là phi bộc[19]…(trùng)… là phi phối[20]…(trùng)… là phi cái[21]; hành uẩn có thể là cái, có thể là phi cái. Sắc uẩn là cảnh cái; bốn uẩn có thể là cảnh cái, có thể là phi cảnh cái. Sắc uẩn là bất tương ưng cái, bốn uẩn có thể là tương ưng cái, có thể là bất tương ưng cái. Sắc uẩn không nên nói là cái cảnh cái, nhưng là cảnh cái phi cái; ba uẩn không nên nói là cái cảnh cái, có thể là cảnh cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái cảnh cái hay cảnh cái phi cái. Sắc uẩn không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái; ba uẩn không nên nói là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là tương ưng cái phi cái; hành uẩn có thể là cái tương ưng cái, có thể là tương ưng cái phi cái, cũng có thể không nên nói là cái tương ưng cái hay tương ưng cái phi cái. Sắc uẩn là bất tương ưng cái cảnh cái; Bốn uẩn có thể là bất tương ưng cái cảnh cái, có thể là bất tương ưng cái phi cảnh cái cũng không nên nói bất tương ưng cái cảnh cái, hay bất tương ưng cái phi cảnh cái.
[92] Bốn uẩn là phi khinh thị[22]; hành uẩn có thể là khinh thị, có thể là phi khinh thị. Sắc uẩn là cảnh khinh thị; bốn uẩn có thể là cảnh khinh thị, có thể là phi cảnh khinh thị. Sắc uẩn là bất tương ưng khinh thị; ba uẩn có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị. hành uẩn có thể là tương ưng khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị, cũng có thể không nên nói tương ưng khinh thị hay bất tương ưng khinh thị. Sắc uẩn không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, nhưng là cảnh khinh thị mà phi khinh thị; ba uẩn không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là khinh thị phi khinh thị. Hành uẩn có thể là khinh thị cảnh khinh thị, có thể là cảnh khinh thị phi khinh thị, cũng có thể không nên nói là khinh thị cảnh khinh thị hay cảnh khinh thị phi khinh thị. Sắc uẩn bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị; bốn uẩn có thể là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị, có thể là bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng khinh thị cảnh khinh thị hay bất tương ưng khinh thị phi cảnh khinh thị.
[93] Sắc uẩn là bất tri cảnh[23]; bốn uẩn là hữu tri cảnh. Bốn uẩn là phi tâm; thức uẩn là tâm. Ba uẩn là sở hữu tâm; hai uẩn là phi sở hữu tâm. Ba uẩn là tương ưng tâm; sắc uẩn là bất tương ưng tâm; thức uẩn không nên nói là tương ưng tâm hay bất tương ưng tâm. Ba uẩn là hòa với tâm, sắc uẩn phi hòa với tâm; thức uẩn không nên nói là hòa với tâm hay phi hòa với tâm. Ba uẩn có tâm sở sanh[24]; thức uẩn là phi tâm sở sanh; sắc uẩn có thể là tâm sở sanh, có thể là phi tâm sở sanh. Ba uẩn là đồng hiện hữu với tâm; thức uẩn là phi đồng hiện hữu với tâm; sắc uẩn có thể đồng hiện hữu với tâm, có thể phi đồng hiện hữu với tâm. Ba uẩn là tùy chuyển với tâm; thức uẩn là phi tùy chuyển với tâm; sắc uẩn có thể tùy chuyển với tâm, có thể phi tùy chuyển với tâm. Ba uẩn hòa tâm tâm sở sanh; hai uẩn phi hòa tâm tâm sở sanh. Ba uẩn là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; hai uẩn là phi hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Ba uẩn là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển tâm; hai uẩn là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Ba uẩn là ngoại phần; thức uẩn là nội phần; sắc uẩn có thể là nội phần, có thể là ngoại phần. Bốn uẩn là phi y sinh; sắc uẩn có thể là y sinh, có thể là phi y sinh; có thể thành do thủ, có thể phi thành do thủ.
[94] Bốn uẩn là phi thủ[25]; hành uẩn có thể là thủ, có thể là phi thủ. Sắc uẩn là cảnh thủ; bốn uẩn có thể là cảnh thủ, có thể là phi cảnh thủ. Sắc uẩn là bất tương ưng thủ; bốn uẩn có thể là tương ưng thủ, có thể là bất tương ưng thủ. Sắc uẩn không nên nói là thủ cảnh thủ, nhưng là cảnh thủ mà phi thủ; ba uẩn không nên nói là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói cảnh thủ phi thủ. Hành uẩn có thể là thủ cảnh thủ, có thể là cảnh thủ phi thủ, có thể không nên nói là thủ cảnh thủ hay cảnh thủ phi thủ. Sắc uẩn không nên nói thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ; ba uẩn không nên nói thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thủ phi thủ, cũng có thể không nên nói là tương ưng thủ phi thủ, hành uẩn có thể là thủ tương ưng thủ, có thể là tương ưng thu phi thủ, có thể không nên nói là thủ tương ưng thủ hay tương ưng thủ phi thủ. Sắc uẩn là bất tương ưng thủ cảnh thủ, bốn uẩn có thể là bất tương ưng thủ cảnh thủ, có thể là bất tương ưng thủ phi cảnh thủ, cũng có thể không nên nói là bất tương ưng thủ cảnh thủ hay bất tương ưng thủ phi cảnh thủ.
[95] Bốn uẩn là phi phiền não[26]; hành uẩn có thể là phiền não, có thể là phi phiền não. Sắc uẩn có thể là cảnh phiền não; bốn uẩn có thể là cảnh phiền não có thể là phi cảnh phiền não. Sắc uẩn là phi cảnh phiền toái [27]; bốn uẩn có thể là phiền toái có thể là phi phiền toái. Sắc uẩn là bất tương ưng phiền não; bốn uẩn có thể là tương ưng phiền não, có thể là bất tương ưng phiền não. Sắc uẩn không nên nói là phiền não cảnh phiền não, nhưng là cảnh phiền não phi phiền não; ba uẩn không nên nói là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói cảnh phiền não phi phiền não. Hành uẩn có thể là phiền não cảnh phiền não, có thể là cảnh phiền não phi phiền não, có thể không nên nói phiền não cảnh phiền não hay cảnh phiền não mà phi phiền não. Sắc uẩn không nên nói phiền não phiền toái, hay phiền toái phi phiền não, ba uẩn không nên nói phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não, có thể không nên nói phiền toái phi phiền não, hành uẩn có thể là phiền não phiền toái, có thể là phiền toái phi phiền não; có thể không nên nói phiền não phiền toái hay phiền toái mà phi phiền não. Sắc uẩn không nên nói phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não phi phiền não; ba uẩn không nên nói phiền não tương ưng phiền não, có thể là phiền tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói là tương ưng phiền não phi phiền não; hành uẩn có thể là phiền não tương ưng phiền não, có thể tương ưng phiền não phi phiền não, cũng có thể không nên nói phiền não tương ưng phiền não hay tương ưng phiền não mà phi phiền não. Sắc uẩn là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não;bốn uẩn có thể là bất tương ưng phiền não cảnh phiền não có thể là bất tương ưng phiền não phi cảnh phiền não.
[96] Sắc uẩn là không đáng do kiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn không đáng do tiến đạo đoạn trừ; bốn uẩn có thể là đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, bốn uẩn có thể là hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ, có thể là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Sắc uẩn là vô tầm; bốn uẩn có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Sắc uẩn là vô tứ, bốn uẩn có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Sắc uẩn là vô hỷ, bốn uẩn có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Sắc uẩn là phi câu hành hỷ, bốn uẩn là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Hai uẩn là phi câu hành lạc, ba uẩn có thể là câu hành lạc. có thể là phi câu hành lạc. Hai uẩn là phi câu hành xả, ba uẩn có thể là câu hành xả. có thể là phi câu hành xả. Sắc uẩn là dục giới; bốn uẩn có thể là dục giới, có thể là phi dục giới. Sắc uẩn là phi sắc giới; bốn uẩn có thể là sắc giới, có thể là phi sắc giới. Sắc uẩn là phi vô sắc giới, bốn uẩn có thể là vô sắc giới, có thể là phi vô sắc giới. Sắc uẩn là hệ thuộc; bốn có thể là hệ thuộc, có thể là phi hệ thuộc. Sắc uẩn là phi dẫn xuất; bốn có thể là dẫn xuất, có thể là phi dẫn xuất. Sắc uẩn là phi cố định; bốn có thể là cố định, có thể là phi cố định. Sắc uẩn là hữu thượng; bốn uẩn có thể là hữu thượng, có thể là vô thượng. Sắc uẩn là vô tranh; bốn uẩn có thể là hữu tranh, có thể là vô tranh[28].
DỨT PHẦN VẤN ÐÁP
HOÀN THÀNH UẨN PHÂN TÍCH
Chú thích:
[1] Hành phi hệ thuộc – apariyāpanna, là chỉ cho hành uẩn siêu thế.
[2] Năm mươi sở hữu tâm (cetasika) ngoài thọ và tưởng, được xem là hành uẩn, trong đó Tư tâm sở (cetanācetasika) được kể là căn của hành uẩn.
[3] Xem chú thích ở phần tưởng uẩn: hiện sanh, vị sanh , chuẩn sanh.
[4] Xem chú thích: Hiện sanh , vị sanh, chuẩn sanh trong phần tưởng uẩn.
[5] Hữu tranh – Sarana (Sa + rana).
[6] Vô tranh – arana (a + rana)
[7] Bốn uẩn nầy là bốn danh uẩn: Thọ tưởng, hành, thức. Nhưng ở một vài chỗ khác trong đây, nói bốn uẩn nên hiểu chưa hẳn chỉ bốn danh uẩn.
[8] Hai uẩn nầy là sắc uẩn và thọ uẩn. Trong mọi chỗ khác thì không nên hỏi luôn luôn là như vậy, tùy chi pháp.
[9] Cả đoạn (85) là phần vấn đáp ngũ uẩn theo đầu đề tam (titamātikā) . Xem trong bộ Dhammasagina (Pháp tụ)
[10] Phi nhân (nahetu), không phải là nhân. sáu tâm sở hành uẩn là tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si là nhân (hetu), còn pháp ngoài ra là phi nhân.
[11] Vô nhân (ahetuka), tức là pháp không có nhân phối hợp.
[12] Ðoạn (86) là phần vấn đáp ngũ uẩn theo đầu đề nhị (dukamatikā) . Xem trong bộ Dhammasangini Phần Tụ Nhân (hetugocchaka)
[13] Phần nhị đề Tiểu Ðỉnh ( Cūlantaraduka)
[14] Lậu (āsava)
[15] Phần Tụ Lậu (āsavagocchaka) trong đầu đề nhị (dukamātikā)
[16] Triền (Saññojana)
[17] Phần Tụ triền (Saññojanagocchaka) trong Ðầu đề nhị (Dukamātikā)
[18] Phược (gantha). Phần tự phược (ganthagocchaka).
[19] Bộc (ogha) . Phần Tụ bộc (oghagocchaka)
[20] Phối (yoga). Phần Tụ phối (yogagocchaka)
[21] Cái (Nīvarana). Phần Tụ cái (Nivaranagocchaka)
[22] Khinh thị (parāmāsa) . Phần tụ khinh thị (pārāmāsagocchaka)
[23] Phần Nhị đề đại đỉnh (mahantaraduka)
[24] Có tâm sở sanh (cittasamutthāna), l2 pháp có tâm làm nhân sanh ra, tức là sở hữu tâm và sắc tâm (cittajarūpa)
[25] Thủ (upādāna). Phần tự thủ (upādānagocchaka).
[26] Phiền não (kilesa), chỉ cho mười phiền não là: Tham, sân, si, mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô úy (Theo Vi Diệu Pháp), Phần Tụ phiền não (kilesagocchaka).
[27] Phiền toái (sankilittha), chỉ cho pháp bất thiện là mười hai tâm bất thện và mười bốn sở hữu tâm bất thiện.
[28] Phần Nhị Ðề Yêu Bối (pitthiduka) trong đầu đề nhị (Dukamātika). Xem bộ Dhammasaṅginī.
Hết phần Uẩn Phân Tích (Khandhavibhaṅgo) (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Phân Tích có tổng cộng 20 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Giọt mồ hôi thanh thản


San sẻ yêu thương


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.130.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...