Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Ba - Tương Ưng Giới »»

Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikāya) »» Chương Ba - Tương Ưng Giới

Donate

none

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 12.47 MB - Thời gian phát: 01 giờ,12 phút 37 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

I. Phẩm Sai Biệt
Phần Một: Nội Giới Năm Kinh

I. Giới (Tạp 16.51 Giới, Ðại 2, 115c) (S.ii,140)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông giới sai biệt. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
II. Xúc (Tạp 16.52-53 Xúc, Ðại 2, 116a) (S.ii,140)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhĩ giới... do duyên tỷ giới... do duyên thiệt giới... do duyên thân giới... do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi.
III. Và Không Phải Như Vậy (S.ii,141)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới... ý giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi; không phải do duyên nhãn xúc, nhãn giới sanh khởi... Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi; không phải do duyên ý xúc, ý giới sanh khởi.
7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
IV. Thọ (S.ii,141)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới... ý giới... này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhãn xúc, thọ do nhãn xúc sanh sanh khởi... Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi. Do duyên ý xúc, thọ do ý xúc sanh sanh khởi.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi.
V. Thọ (S.ii,142)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Nhãn giới... ý giới... này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi? Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
5-9) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhãn xúc, thọ do nhãn xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do nhãn xúc sanh, nhãn xúc sanh khởi. Không phải do duyên nhãn xúc, nhãn giới sanh khởi... (như trên) ...
10) Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi. Do duyên ý xúc, thọ do ý xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do ý xúc sanh, ý xúc sanh khởi. Không phải do duyên ý xúc, ý giới sanh khởi.
11) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
Phần Hai: Ngoại Giới Năm Kinh
VI. Giới (S.ii,143)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về giới sai biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới, thanh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, pháp giới.
4) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
VII. Tưởng (Tạp 16.54 Tưởng, Ðại 2, 116b) 16.52 Giới, 52 Xúc, 53 Thọ (S.ii,143)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi; do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi; do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi; do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi; do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi?
5-9) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi...
10) Này các Tỷ-kheo, do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp dục sanh khởi. Do duyên pháp dục, pháp nhiệt tình sanh khởi. Do duyên pháp nhiệt tình, pháp tầm cầu sanh khởi.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi.
VIII. Và Không Phải Như Vậy (S.ii,144)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới phân biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi.
3) Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
4-9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi? Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi? Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên sắc tầm cầu, sắc nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên sắc nhiệt tình, sắc dục sanh khởi. Không phải do duyên sắc dục, sắc tư duy sanh khởi. Không phải do duyên sắc tư duy, sắc tưởng sanh khởi. Không phải do duyên sắc tưởng, sắc giới sanh khởi.
12) Do duyên thanh giới...
13) Do duyên hương giới...
14) Do duyên vị giới...
15) Do duyên xúc giới...
16) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp dục sanh khởi... pháp tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên pháp tầm cầu, pháp nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên pháp nhiệt tình, pháp dục sanh khởi. Không phải do duyên pháp dục, pháp tư duy sanh khởi. Không phải do duyên pháp tư duy, pháp tưởng sanh khởi. Không phải do duyên pháp tưởng, pháp giới sanh khởi.
17) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
IX. Xúc (S.ii,146)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Do duyên thọ sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi? Do duyên tưởng sai biệt... sở đắc sai biệt sanh khởi?
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc xúc sanh khởi. Do duyên sắc xúc, thọ do sắc xúc sanh sanh khởi. Do duyên thọ do sắc xúc sanh, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi. Do duyên sắc tầm cầu, sắc sở đắc sanh khởi.
6) Do duyên thanh giới...
7) Do duyên hương giới...
8) Do duyên vị giới...
9) Do duyên xúc giới...
10) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp xúc sanh khởi. Do duyên pháp xúc, thọ do pháp xúc sanh sanh khởi. Do duyên thọ do pháp xúc sanh, pháp dục sanh khởi. Do duyên pháp dục, pháp nhiệt tình sanh khởi. Do duyên pháp nhiệt tình, pháp tầm cầu sanh khởi. Do duyên pháp tầm cầu, pháp sở đắc sanh khởi.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi.
X. Xúc (S.ii,147)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt... dục... thọ... xúc... tư duy... tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... tầm cầu... sở đắc... Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi... dục... thọ... xúc... Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi... (như trên) ...
6) Do duyên thanh giới...
7) Do duyên hương giới...
8) Do duyên vị giới...
9) Do duyên xúc giới...
10) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng... pháp tầm cầu sanh khởi. Do duyên pháp tầm cầu, pháp sở đắc sanh khởi. Không phải do duyên pháp sở đắc, pháp tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên pháp tầm cầu, pháp nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên pháp nhiệt tình, pháp dục sanh khởi. Không phải do duyên pháp dục, thọ do pháp xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do pháp xúc sanh, pháp xúc sanh khởi. Không phải do duyên pháp xúc, pháp tư duy sanh khởi. Không phải do duyên pháp tư duy, pháp tưởng sanh khởi. Không phải do duyên pháp tưởng, pháp giới sanh khởi.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tư duy... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... tầm cầu... sở đắc... Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do dục sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
II. Phẩm Thứ Hai
I. Bảy (Pháp) Này (Tạp 17.1, Ðại 2, 116c) (S.ii,149)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
Thế nào là bảy? Quang giới, Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, Diệt thọ tưởng giới.
Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, và Diệt thọ tưởng giới. Bạch Thế Tôn, những giới này do duyên cái gì được hiển lộ?
4) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này do duyên u ám, giới này được hiển lộ.
5) Này các Tỷ-kheo, Tịnh giới này do duyên bất tịnh, giới này được hiển lộ.
6) Này các Tỷ-kheo, Không vô biên xứ giới này, do duyên sắc, giới này được hiển lộ.
7) Này các Tỷ-kheo, Thức vô biên xứ giới này do duyên Không vô biên xứ giới này được hiển lộ.
8) Này các Tỷ-kheo, Vô sở hữu xứ giới này do duyên Thức vô biên xứ giới này được hiển lộ.
9) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ này do duyên Vô sở hữu xứ giới này được hiển lộ.
10) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này do duyên diệt này được hiển lộ.
11) -- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, với Diệt thọ tưởng giới; bạch Thế Tôn, bảy giới này Thiền chứng (Samàpatti) như thế nào?
12) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, những giới này lấy tưởng Thiền chứng (Sannàsamàpatti) được chứng đắc.
13) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới này lấy hành hữu dư Thiền chứng được chứng đắc.
14) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này lấy diệt đẳng nhập được chứng đắc.
II. Có Nhân (Ðại 2, 115c, Ðan Tạp 2, Ðại 2,497c, Ðại 2, 504) (S.ii,151)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
3) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dục tư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dục nhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sân giới, sân tưởng sanh khởi. Do duyên sân tưởng, sân tư duy sanh khởi... sân dục... sân nhiệt tình... sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu sân tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên hại giới, hại tưởng sanh khởi... hại tư duy... hại dục... hại nhiệt tình... hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu hại tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Nếu người ấy không dập tắt gấp với tay và chân; như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ gặp bất hạnh và tai họa.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với tưởng bất chánh khởi lên, không gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong đau khổ, với phiền lao, với sầu não, với nhiệt não; và sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ác thú.
9) Này các Tỷ-kheo, có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xuất ly giới, xuất ly tưởng sanh khởi. Do duyên xuất ly tưởng, xuất ly tư duy sanh khởi. Do duyên xuất ly tư duy, xuất ly dục (chanda) sanh khởi. Do duyên xuất ly dục, xuất ly nhiệt tình sanh khởi. Do duyên xuất ly nhiệt tình, xuất ly tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu xuất ly tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
12) Này các Tỷ-kheo, do duyên vô sân giới, vô sân tưởng sanh khởi. Do duyên vô sân tưởng, vô sân tư duy sanh khởi... vô sân dục... vô sân nhiệt tình... vô sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu vô sân tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
13) Này các Tỷ-kheo, do duyên bất hại giới, bất hại tưởng sanh khởi. Do duyên bất hại tưởng, bất hại tư duy sanh khởi. Do duyên bất hại tư duy, bất hại dục sanh khởi. Do duyên bất hại dục, bất hại nhiệt tình sanh khởi. Do duyên bất hại nhiệt tình, bất hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do duyên tầm cầu bất hại tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném một bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Người ấy với tay và chân gấp dập tắt bó đuốc ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ không gặp bất hạnh và tai họa.
15) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với tưởng bất chánh khởi lên, gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong an lạc, không có phiền lao, không có sầu não, không có nhiệt não; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú.
III. Căn Nhà Bằng Gạch (Tạp, Ðại 2, 117a) (S.ii,153)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Natika, tại căn nhà bằng gạch.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo"-- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới, tưởng sanh khởi, kiến sanh khởi, tầm sanh khởi.
4) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Saddha Kaccàyana bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, kiến này giữa những vị không Chánh Ðẳng Chánh Giác, có vị Chánh Ðẳng Chánh Giác. Bạch Thế Tôn, kiến này do duyên gì được hiển lộ?
5) -- Lớn thay, này Kaccàyana, là giới này, tức là vô minh giới.
6) Này Kaccàyana, do duyên liệt (hìna) giới, liệt tưởng, liệt kiến, liệt tầm, liệt tư (cetanà), liệt hy vọng (patthanà), liệt ước nguyện, liệt nhân (puggalà), liệt ngữ sanh khởi. Liệt là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng liệt là sự thọ sanh (uppatti) của vị ấy.
7) Này Kaccàyana, do duyên trung giới, trung tưởng, trung kiến, trung tầm, trung tư, trung hy vọng, trung ước nguyện, trung nhân, trung ngữ sanh khởi. Trung là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng trung là sự thọ sanh của vị ấy.
8) Này Kaccàyana, do duyên thắng giới, thắng tưởng, thắng kiến, thắng tầm, thắng tư, thắng hy vọng, thắng ước nguyện, thắng nhân, thắng ngữ sanh khởi. Thắng là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng thắng là sự thọ sanh của vị ấy.
IV. Liệt Ý Chí (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,154)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
V. Nghiệp (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakùta (Linh Thứu) .
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
3) Tôn giả Mahàmoggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
4) Tôn giả Mahà Kassapa cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Tôn giả Anuruddha cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
6) Tôn giả Punna Mantàniputta cùng với... bao nhiêu.
7) Tôn giả Upàli cùng với... bao nhiêu.
8) Tôn giả Ananda cùng với... bao nhiêu.
9) Tôn giả Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
10) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại trí tuệ.
11) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Moggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại thần thông.
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy chủ trương hạnh đầu đà.
13) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc có thiên nhãn.
14) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Punna Mantàniputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc thuyết pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Upàli cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc trì luật.
16) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đa văn.
17) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là ác dục.
18) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
19) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
20) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
21) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
VI. Kinh Với Các Bài Kệ (Tạp, Ðại 2,115a) (S.ii,157)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, phẩn cùng hòa hợp, cùng đi với phẩn; nước tiểu cùng hòa hợp, cùng đi với nước tiểu; nước miếng cùng hòa hợp, cùng đi với nước miếng; mủ cùng hòa hợp, cùng đi với mủ; máu cùng hòa hợp, cùng đi với máu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
II
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
12) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
13) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, sữa cùng hòa hợp, cùng đi với sữa; dầu cùng hòa hợp, cùng đi với dầu; thục tô cùng hòa hợp, cùng đi với thục tô; mật ong cùng hòa hợp, cùng đi với mật ong; mật mía cùng hòa hợp, cùng đi với mật mía. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
15) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
16) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
17) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
18) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Liên lạc, dục tình sanh,
Liên lạc, không được đoạn,
Như leo tấm ván nhỏ,
Bị chìm giữa sóng lớn.
Cũng vậy, đến kẻ nhác,
Kẻ sống thiện cũng chìm.
Do vậy, hãy tránh xa
Kẻ nhác, không tinh tấn,
Hãy cọng trú bậc Hiền,
Bậc Thánh sống viễn ly,
Thường siêng năng tinh tấn,
Tinh cần tu Thiền tịnh.
VII. Bất Tín (S.ii,159)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trí tuệ.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau.
6) Kẻ bất tín đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ ác tuệ.
Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Kẻ bất tín sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ ác tuệ.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
II
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ, cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
VIII. Năm Kinh Về Căn Bản Bất Tín (S.ii,160)
1) ... Trú tại Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ. Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau...
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau...
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau...
Kẻ bất tín... với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ...Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
II
6) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Như vậy, cần phải hiểu rộng.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
7) ... thời quá khứ...
8) ... thời vị lai...
9) ... thời hiện tại...
III
10) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
11) ... thời quá khứ...
12) ... thời vị lai...
13) ... thời hiện tại...
IV
14) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới...
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ tinh cần. .. với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
15) ... thời quá khứ...
16) ... thời vị lai...
17) ... thời hiện tại...
V
18) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
19) ... thời quá khứ...
20) ... thời vị lai...
21) ... thời hiện tại...
IX. Bốn Kinh Về Căn Bản Không Biết Thẹn (S.ii,162)
1) ... Trú ở Sàtthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy theo giới...
Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn, Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
II
3) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
III
4) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
IV
5) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
6-8) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
X. Ba Kinh Về Căn Bản Không Biết Sợ (S.ii,163)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
10) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
11-13) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XI. Hai Kinh Về Ít Nghe (Tạp 16.50 Thiếu văn đẳng. Ðại 2,115c) (S.ii,164)
1) Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều. .. với kẻ nghe nhiều. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm.... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XII. Biếng Nhác (S.ii,165)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm. .. với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
III. Phẩm Nghiệp ÐạoThứ Ba
I. Không Tịch Tịnh (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn. .. với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ không tịch tịnh... với kẻ không tịch tịnh. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ có tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ tịch tịnh. .. với kẻ tịch tịnh. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
II. Ác Giới (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn. .. với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác giới... với kẻ ác giới. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ có tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ trì giới... với kẻ trì giới. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
III. Năm Học Pháp (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho. .. với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục.. . với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ đắm say rượu men, rượu nấu cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ đắm say rượu men, rượu nấu.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho... với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ không tà hạnh trong các dục... với kẻ không tà hạnh trong các dục. Kẻ không nói láo... với kẻ không nói láo. Kẻ không đắm say rượu men, rượu nấu cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không đắm say rượu men, rượu nấu.
IV. Bảy Nghiệp Ðạo (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho... với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục... với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ nói hai lưỡi...với kẻ nói hai lưỡi. Kẻ ác ngữ... với kẻ ác ngữ. Kẻ nói lời phù phiếm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nói lời phù phiếm.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho. .. với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục... với kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục. Kẻ từ bỏ nói láo... với kẻ từ bỏ nói láo. Kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi... với kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi. Kẻ từ bỏ ác ngữ... với kẻ từ bỏ ác ngữ. Kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm.
V. Mười Nghiệp Ðạo (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho. .. với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục... với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ nói hai lưỡi... với kẻ nói hai lưỡi. Kẻ ác ngữ... với kẻ ác ngữ. Kẻ nói lời phù phiếm... cùng đi với kẻ nói lời phù phiếm. Kẻ có tham tâm... với kẻ có tham tâm. Kẻ có sân tâm... với kẻ có sân tâm. Kẻ có tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tà kiến.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho... với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục... với kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục. Kẻ từ bỏ nói láo... với kẻ từ bỏ nói láo. Kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi... với kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi. Kẻ từ bỏ ác ngữ... với kẻ từ bỏ ác ngữ. Kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm... với kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm. Kẻ từ bỏ tham tâm... với kẻ từ bỏ tham tâm. Kẻ từ bỏ sân tâm... với kẻ từ bỏ sân tâm. Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến.
VI. Tám Chi (S.ii,,168)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà kiến. Kẻ tà tư duy... Kẻ tà ngữ... Kẻ tà nghiệp... Kẻ tà mạng... Kẻ tà tinh tấn... Kẻ tà niệm... Kẻ tà định cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà định.
4) Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến. Kẻ chánh tư duy... Kẻ chánh ngữ... Kẻ chánh nghiệp... Kẻ chánh mạng... Kẻ chánh tinh tấn... Kẻ chánh niệm... Kẻ chánh định cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh định.
VII. Mười Chi (S.ii,168)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà kiến. Kẻ tà tư duy... Kẻ tà ngữ... Kẻ tà nghiệp... Kẻ tà mạng... Kẻ tà tinh tấn... Kẻ tà niệm... Kẻ tà định... Kẻ tà trí... Kẻ tà giải thoát cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà giải thoát.
4) Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến. Kẻ chánh tư duy... Kẻ chánh ngữ... Kẻ chánh nghiệp... Kẻ chánh mạng... Kẻ chánh tinh tấn... Kẻ chánh niệm... Kẻ chánh định... Kẻ chánh trí... Kẻ chánh giải thoát cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh giải thoát.
IV. Phẩm Thứ Tư
I. Bốn (S.ii,169)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này.
Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn giới này.
II. Trước (S.ii,169)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa thành Chánh Ðẳng Giác, khi Ta còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:
3) "Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của địa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thủy giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của hỏa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của phong giới?"
4) Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:
5) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên địa giới, đó là vị ngọt của địa giới. Cái gì vô thường, khổ, biến hoại của địa giới, đó là nguy hiểm của địa giới. Sự nhiếp phục dục và tham (chandaràga), sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của địa giới".
6) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên thủy giới...".
7) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên hỏa giới...".
8) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên phong giới, đó là vị ngọt của phong giới. Cái gì vô thường, khổ, biến hoại của phong giới, đó là nguy hiểm của phong giới. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của phong giới".
9) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này Ta chưa như thực thắng tri (abbhannàsim) như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta chưa được chứng ngộ, chưa chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác, đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
10) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta đã chứng ngộ, đã chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
11) Tri và kiến đã khởi lên ở nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời sống này là tối hậu, nay không còn tái sanh nữa".
III. Ta Ðã Ði (S.ii,171)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của địa giới. Ta đã tìm được vị ngọt của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy vị ngọt ấy.
3) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm nguy hiểm của địa giới. Ta đã tìm được nguy hiểm của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy nguy hiểm ấy.
4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm sự xuất ly của địa giới. Ta đã tìm được sự xuất ly của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy sự xuất ly ấy.
5-7) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của thủy giới...
8-10) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của hỏa giới...
11) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của phong giới. Ta đã tìm được vị ngọt của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy vị ngọt ấy.
12) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm nguy hiểm của phong giới. Ta đã tìm sự được nguy hiểm của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy nguy hiểm ấy.
13) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm sự xuất ly của phong giới. Ta đã tìm được sự xuất ly của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy sự xuất ly ấy.
14) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta chưa như thật thắng tri, như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta chưa được chứng ngộ, chưa được chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, và đối với chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người.
15) Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta đã như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta đã chứng ngộ, đã chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, và đối với chúng Sa-môn, Bà-la- môn với chư Thiên và loài Người.
16) Tri và kiến đã khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời sống này là tối hậu, nay không còn tái sanh nữa".
IV. Nếu Không Có Cái Này (S.ii,177)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của địa giới, thời chúng sanh có thể không tham đắm địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của địa giới, do vậy chúng sanh tham đắm địa giới.
3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hiểm của địa giới, thời chúng sanh có thể không nhàm chán địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hiểm của địa giới, do vậy chúng sanh nhàm chán địa giới.
4) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly địa giới thời, chúng sanh có thể không xuất ly địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly của địa giới, do vậy chúng sanh xuất ly địa giới.
5-7) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thủy giới...
8-10) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của hỏa giới...
11) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của phong giới, thời chúng sanh có thể không tham đắm phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của phong giới, do vậy chúng sanh tham đắm phong giới.
12) Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hiểm của phong giới, thời chúng sanh có thể không nhàm chán phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hiểm của phong giới, do vậy chúng sanh nhàm chán phong giới.
13) Và này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly của phong giới, thời chúng sanh có thể không xuất ly phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly phong giới, do vậy chúng sanh xuất ly phong giới.
14) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các chúng sanh đối với bốn giới này chưa như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, các chúng sanh này không sống với tâm viễn ly, không tương quan, không liên hệ, với những chướng ngại được từ bỏ đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
15) Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các chúng sanh đối với bốn giới này đã như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, các chúng sanh này sống với tâm viễn ly, không tương quan, không liên hệ với những chướng ngại được từ bỏ đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
V. Khổ (S.ii,173)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, nếu địa giới thuần khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; thời các chúng sanh có thể không tham đắm địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, địa giới là lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ, do vậy chúng sanh tham đắm địa giới.
3) Này các Tỷ-kheo, nếu thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo, nếu hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, nếu phong giới thuần khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc, thời chúng sanh có thể không có tham đắm phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, phong giới là lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; do vậy các chúng sanh tham đắm phong giới.
6) Này các Tỷ-kheo, nếu địa giới thuần lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; thời các chúng sanh có thể không nhàm chán địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, địa giới là khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; do vậy các chúng sanh nhàm chán địa giới.
7) Này các Tỷ-kheo, nếu thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo, nếu hỏa giới...
9) Này các Tỷ- kheo, nếu phong giới thuần lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; thời các chúng sanh không nhàm chán phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, phong giới là khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; do vậy các chúng sanh nhàm chán phong giới.
VI. Hoan Hỷ (S.ii,174)
I
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ địa giới, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
3) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ phong giới, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
II
6) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ địa giới, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
7) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ phong giới, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khổ.
VII. Sanh Khởi (S.ii,175)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi, sự an trú, sự tái sanh, sự tái hiện hữu của địa giới là sự sanh khởi của khổ, sự an trú của tham, sự tái hiện hữu của già chết.
3) Này các Tỷ-kheo... của thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo... của hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi, sự an trú, sự tái sanh, sự tái hiện hữu của phong giới là sự sanh khởi của khổ, sự an trú của tham, sự tái hiện hữu của già chết.
6) Này các Tỷ-kheo, sự đoạn diệt, tịnh chỉ, tiêu diệt của địa giới là sự đoạn diệt của khổ, sự tịnh chỉ của tham, sự tiêu diệt của già chết.
7) Này các Tỷ-kheo... của thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo. .. của hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, sự đoạn diệt, tịnh chỉ, tiêu diệt của phong giới là sự đoạn diệt của khổ, sự tịnh chỉ của tham, sự tiêu diệt của già chết.
VIII. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,175)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
3) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với bốn giới này không như thật quán tri (pajànati) vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những Sa-môn, không được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa những Bà-la-môn không được chấp nhận là Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại cũng không với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
4) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với bốn giới này như thật quán tri vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những Sa-môn, được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa những Bà-la-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
IX. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,176)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
3) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với bốn giới này, không như thật quán tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy... mục đích của Ba-la-môn hạnh.
4) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với bốn giới này, như thật quán tri... mục đích của Ba-la-môn hạnh.
X. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,176)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tri địa giới tập khởi, không quán tri địa giới đoạn diệt, không quán tri con đường đưa đến địa giới đoạn diệt...
3) Này các Tỷ-kheo... không quán tri thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo... không quán tri hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tri phong giới, không quán tri phong giới tập khởi, không quán tri phong giới đoạn diệt, không quán tri con đường đưa đến phong giới đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những vị Sa-môn, không được chấp nhận là Sa-môn, giữa những vị Bà-la-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn. Và những vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại không thể tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
6) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tri địa giới, quán tri địa giới tập khởi, quán tri địa giới đoạn diệt, quán tri con đường đưa đến địa giới đoạn diệt...
7) ... quán tri thủy giới...
8) ... quán tri hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tri phong giới, quán tri phong giới tập khởi, quán tri phong giới đoạn diệt, quán tri con đường đưa đến phong giới đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các vị Sa-môn, được chấp nhận là Sa-môn, giữa các vị Bà-la-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
Hết phần Chương Ba - Tương Ưng Giới

(Lên đầu trang)


Tập II - Thiên Nhân Duyên có tổng cộng 10 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Kinh Đại Bát Niết-bàn


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.209.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...