Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikāya) »» Phẩm 14 đến phẩm 16 »»

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikāya) »» Phẩm 14 đến phẩm 16

Donate

Anguttara Nikāya

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 6.72 MB - Thời gian phát: 39 phút 07 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

XIV. Phẩm Loài Người
(I) (131) Kiết Sử
1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, nhưng các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một hạng người, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.
2. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử không được đoạn tận, các kiết sử khiến được tái sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?
Ðối với vị Nhất Lai. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử ... các kiết sử khiến được sanh ... các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
3. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh không được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?
Ðối với hạng người Thượng lưu, đi đến Sắc cứu kính. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, ... các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
4. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận?
Ðối với hạng người Trung gian Bát-Niết-bàn. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu không được đoạn tận.
5. Ðối với hạng người nào, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận?
Ðối với bậc A-la-hán. Ðối với hạng người này, này các Tỷ-kheo, các hạ phần kiết sử được đoạn tận, các kiết sử khiến được sanh được đoạn tận, các kiết sử khiến được hữu được đoạn tận.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(II) (132) Trả Lời
1. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Trả lời tương ứng, trả lời không tự tại; trả lời tự tại, trả lời không tương ứng; trả lời tương ứng và trả lời tự tại; trả lời không tương ứng và trả lời không tự tại.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(III) (133) Lanh Trí
1. Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Biết một cách tổng quát, biết một cách rộng rãi với các chi tiết, biết cần phải hướng dẫn, chỉ giỏi về chữ nghĩa.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(IV) (134) Nỗ Lực
- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Sống nhờ kết quả của nỗ lực, sống nhờ kết quả của hành động, sống không nhờ kết quả của hành động, sống không nhờ kết quả của nỗ lực; Sống nhờ kết quả của nỗ lực và sống nhờ kết quả của hành động; Sống không nhờ kết quả của nỗ lực và sống không nhờ kết quả của hành động.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(V) (135) Có Tội
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Có tội, nhiều tội, ít tội, không có tội.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có tội?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp có tội, thành tựu với khẩu nghiệp có tội, thành tựu với ý nghiệp có tội. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có tội.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người nhiều tội?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp có tội nhiều, không tội ít, thành tựu với khẩu nghiệp có tội nhiều, không tội ít, thành tựu với ý nghiệp có tội nhiều, không tội ít. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người với nhiều tội.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người với ít tội?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu thân nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít, thành tựu khẩu nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít, thành tựu ý nghiệp với không tội nhiều, với có tội ít. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người ít tội.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không tội?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thành tựu với thân nghiệp không có tội, thành tựu với khẩu nghiệp không có tội, thành tựu với ý nghiệp không có tội. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không có tội.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(VI) (136) Có Giới (1)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, không đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, không đầy đủ về tuệ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người đầy đủ về giới, đầy đủ về định, đầy đủ về tuệ.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(VII) (137) Có Giới (2)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người không kính trọng giới, không xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng, Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, không kính trọng định, không xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng. Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, không kính trọng tuệ, không xem tuệ là tốt thượng, Ở đây, này các tỷ-kheo, có hạng người kính trọng giới, xem giới là tốt thượng, kính trọng định, xem định là tốt thượng, kính trọng tuệ, xem tuệ là tốt thượng,
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(VIII) (138) Viễn Ly
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Thân viễn ly, tâm không viễn ly; thân không viễn ly, tâm viễn ly; thân không viễn ly, tâm không viễn ly; thân viễn ly và tâm viễn ly.
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly, tâm không viễn ly?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly, nhưng tâm không viễn ly.
3. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm vô sân, nghĩ đến tầm bất hại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, nhưng tâm viễn ly.
4. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân không viễn ly, tâm không viễn ly?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người không sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; Tại đấy, vị ấy nghĩ đến dục tầm, nghĩ đến sân tầm, nghĩ đến hại tầm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân không viễn ly, tâm không viễn ly.
5. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân viễn ly và tâm viễn ly?
- Ở đây, này các Tỷ-kheo, các hạng người sống tại các núi non, khóm rừng, các trú xứ xa vắng; vị ấy tại đó nghĩ đến tầm xuất ly, nghĩ đến tầm không sân, nghĩ đến tầm không hại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thân viễn ly và tâm viễn ly.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(IX) (139) Thuyết Pháp
1. - Có bốn hạng người thuyết pháp này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, ít nói và không liên hệ đến vấn đề; và hội chúng không thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, ít nói và liên hệ đến vấn đề; và hội chúng thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, nói nhiều và không liên hệ đến vấn đề; và hội chúng không thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thuyết pháp, nói nhiều và liên hệ đến vấn đề; và hội chúng thiện xảo về liên hệ hay không liên hệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người thuyết pháp và vị ấy được xem là hạng người thuyết pháp cho một hội chúng tương tự.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người thuyết pháp này.
(X) (140) Hạng Thuyết Trình
- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thuyết trình này. Thế nào là bốn?
Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về nghĩa, không về văn; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về văn, nhưng không về nghĩa; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn; Có hạng thuyết trình, này các Tỷ-kheo, không đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng thuyết trình này.
Không có trường hợp nào, này các Tỷ-kheo, không có cơ hội này, là một người thành tựu bốn vô ngại giải, lại đi đến ngõ bí về nghĩa cũng như về văn.
XV. Phẩm Ánh Sáng
(I) (141) Hào Quang.
- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại hào quang. Thế nào là bốn?
Hào quang mặt trăng, hào quang mặt trời, hào quang ngọn lửa, hào quang trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại hào quang này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại hào quang là hào quang trí tuệ.
(II) (142) Ánh Sáng
- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn?
Ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời, ánh sáng ngọn lửa, ánh sáng trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh sáng này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh sáng là ánh sáng trí tuệ.
(III) (143) Ánh Lửa
- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh lửa. Thế nào là bốn?
Ánh lửa mặt trăng, ánh lửa mặt trời, ánh lửa ngọn lửa, ánh lửa trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh lửa này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh lửa là ánh lửa trí tuệ.
(IV) (144) Ánh Chiếu
- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh chiếu. Thế nào là bốn?
Ánh chiếu mặt trăng, ánh chiếu mặt trời, ánh chiếu ngọn lửa, ánh chiếu trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh chiếu này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh chiếu là ánh chiếu trí tuệ.
(V) (145) Ánh Ðèn
- Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh đèn. Thế nào là bốn?
Ánh đèn mặt trăng, ánh đèn mặt trời, ánh đèn ngọn lửa, ánh đèn trí tuệ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại ánh đèn này. Và này các Tỷ-kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh đèn là ánh đèn trí tuệ.
(VI) (146) Thời Gian (1)
- Có bốn loại thời gian này. Thế nào là bốn?
Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại thời gian này.
(VII) (147) Thời Gian (2)
1. - Có bốn thời gian này, này các Tỷ-kheo, nếu khéo tu tập, nếu khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là bốn?
Nghe pháp đúng thời, đàm luận về pháp đúng thời, chỉ đúng thời, quán đúng thời.
Bốn thời gian này, này các Tỷ-kheo, nếu khéo tu tập, khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
2. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đỉnh núi, trời mưa nặng hột, và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thời ao nhỏ được tràn đầy. Ao nhỏ được tràn đầy, thời ao lớn được tràn đầy. Ao lớn được tràn đầy, thời sông nhỏ được tràn đầy. Sông nhỏ được tràn đầy, thời sông lớn được tràn đầy. Sông lớn được tràn đầy, thời biển lớn đại dương được tràn đầy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, bốn thời gian này, nếu khéo tu tập, nếu khéo vận chuyển, tuần tự đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
(VIII) (148) Hạnh Ác Về Lời Nói
- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh ác về lời nói này. Thế nào là bốn?
Nói láo, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh ác về lời nói này.
(IX) (149) Hạnh Thiện Về Lời Nói.
- Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh thiện về lời nói này. Thế nào là bốn?
Nói thật, không nói hai lưỡi, nói lời nhu hòa, nói lời thông minh.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạnh thiện về lời nói này.
(X) (150) Lõi (Tinh túy)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn lõi này. Thế nào là bốn?
Lõi về giới, lõi về định, lõi về tuệ, lõi về giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại lõi này.
XVI. Phẩm Các Căn
(I) (151) Các Căn
- Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này. Thế nào là bốn?
Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.
Này các Tỷ-kheo, có bốn căn này.
(II) (152) Lực (1)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?
Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.
(III) (153) Lực (2)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?
Tuệ lực, tấn lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.
(IV) (154) Lực (3)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?
Niệm lực, định lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.
(V) (155) Lực (4)
- Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này. Thế nào là bốn?
Giản trạch lực, tu tập lực, vô tội lực, năng nhiếp lực.
Này các Tỷ-kheo, có bốn lực này.
(VI) (156) Kiếp
- Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này. Thế nào là bốn?
Khi kiếp chuyển thành, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì để ước tính có bao nhiêu năm như vậy, có nhiều trăm năm như vậy, có nhiều ngàn năm như vậy. Có nhiều trăm ngàn năm như vậy.
Khi kiếp đã chuyển thành và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính như vậy.
Khi kiếp chuyển hoại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính có nhiều năm như vậy ... như vậy.
Khi kiếp đã chuyển hoại và dừng lại, này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì ước tính ... như vậy.
Này các Tỷ-kheo, có bốn vô lượng của kiếp này.
(VII) (157) Bệnh
1. - Này các Tỷ-kheo, có hai loại bệnh này. Thế nào là hai? Bệnh về thân và bệnh về tâm.
Này các Tỷ-kheo, chúng ta thấy có chúng sanh tự nhận mình là không thân bệnh được một năm, tự nhận mình là không thân bệnh được hai năm, được ba ... được bốn ... được năm ... được mười ... được hai mươi ... được ba mươi ... được bốn mươi ... tự nhận mình là không thân bệnh được năm mươi năm, tự nhận mình là không thân bệnh được một trăm năm. Các chúng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, rất khó tìm được ở đời là những chúng sanh tự nhận mình là không tâm bệnh dầu chỉ trong một khoảnh khắc, trừ những vị đã đoạn trừ các lậu hoặc.
2. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại bệnh này cho người xuất gia. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người có dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các đồ vật như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Người ấy vì nhiều dục lớn, bực bội tức tối, không tự bằng lòng với các vật dụmg như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khởi lên thèm khát, ác dục, muốn được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy nỗ lực, cố gắng, tinh tấn để được các điều không được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Vị ấy sau khi tính toán, đi đến các gia đình; sau khi tính toán, ngồi xuống; sau khi tính toán, thuyết pháp; sau khi tính toán, ngưng nín tiểu tiện, đại tiện. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bốn chứng bệnh của người xuất gia.
3. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ta sẽ không có dục lớn, bực bội tức tối, tự bằng lòng với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Ta sẽ không khởi lên thèm khát, ác dục, muốn được các điều không đáng được tán thán, muốn được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ không nỗ lực, không cố gắng, không tinh tấn để được các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng. Ta sẽ kham nhẫn lạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm với ruồi và muỗi, với gió và mưa và các vật bò sát, (kham nhẫn) các hình thức nói phô khó chịu, khó chấp nhận. Ta sẽ chịu đựng các khổ thọ về thân, khởi lên khổ đau, nhói đau, mãnh liệt, kịch liệt, không khả hỷ, không khả ý, đứt mạng sống". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
(IX) (158) Thối Ðọa
1. Tại đây, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
- Thưa vâng, Hiền giả.
Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta. Tôn giả Sàriputta nói như sau:
- Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: "Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp ". Ðây được Thế Tôn gọi là thối đọa. Thế nào là bốn?
Tham ái tăng thịnh, sân tăng thịnh, si tăng thịnh, đối với các vấn đề có mặt, không có mặt, không có tuệ nhãn soi thấu.
Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: "Tôi thối đọa khỏi các thiện pháp ". Ðây được Thế Tôn gọi là thối đọa.
2. Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: "Tôi không thối đọa khỏi các thiện pháp ". Ðây được Thế Tôn gọi là không thối đọa. Thế nào là bốn?
Tham ái giảm thiểu, sân giảm thiểu, si giảm thiểu. Ðối với các vấn đề có mặt, không có mặt, có tuệ nhãn soi thấu.
Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni nào thấy trên tự thân có bốn pháp này, cần phải đi đến kết luận rằng: "Ta không thối đọa khỏi các thiện pháp ". Ðây được Thế Tôn gọi là không thối đọa.
(IX) (159) Tỷ-Kheo Ni
1. Một thời, Tôn giả Ananda trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita. Rồi một Tỷ-kheo ni gọi một người và nói:
"- Hãy đến đây, thưa Ông. Hãy đi đến Tôn giả Ananda, và nhân danh tôi, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và nói: "Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên là ... bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Tỷ-kheo-ni với đầu đảnh lễ Tôn giả Ananda và nói như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn".
"- Thưa vâng, nữ Tôn giả". Người ấy vâng đáp Tỷ-kheo-ni ấy, đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Ananda, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy nói với Tôn giả Ananda:
- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo-ni tên này bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và nói như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả đi đến trú xứ của Tỷ-kheo-ni, đi đến Tỷ-kheo-ni ấy vì lòng từ mẫn".
Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.
2. Rồi Tôn giả Ananda, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ Tỷ-kheo-ni. Tỷ-kheo-ni ấy thấy Tôn giả Ananda từ xa đi đến, sau khi thấy, liền trùm đầu và nằm trên giường. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tỷ-kheo-ni ấy, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Ananda nói với Tỷ-kheo-ni ấy:
3. - Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Này chị, thân này do dâm dục được tác thành, y cứ vào dâm dục; dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.
4. Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến. Này chị, ở đây, Tỷ-kheo như lý quán sát thọ dụng món ăn không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu, và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ cảm thọ cũ và không cho khởi lên cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn". Vị ấy sau một thời gian, dầu cho y cứ vào đồ ăn, vẫn không đắm trước đồ ăn.
Này chị, thân này do đồ ăn được tác thành, y cứ vào đồ ăn; đồ ăn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, chính do duyên này được nói đến.
5. Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe: "Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy suy nghĩ: "Thật vậy, ta cũng do đoạn tận các lậu hoặc ... ta sẽ chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào ái, đoạn tận ái.
Này chị, thân này do ái được tác thành, y cứ vào ái; ái cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, do duyên này được nói đến.
6. Này chị, thân này do kiêu mạn được tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đoạn tận. Như vậy, được nói đến, y cứ vào gì được nói đến như vậy? Ở đây, này chị, Tỷ-kheo nghe: "Tỷ-kheo tên này do đoạn diệt các lậu hoặc ... vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Vị ấy suy nghĩ: "Vậy sao ta không như vậy?". Vị ấy, sau một thời gian, dầu y cứ vào kiêu mạn, đoạn tận kiêu mạn.
Này chị, thân này do kiêu mạn tác thành, y cứ vào kiêu mạn; kiêu mạn cần phải đọan tận. Như vâỵ được nói đến, do duyên này được nói đến.
7. Này chị, thân này do dâm dục tác thành, dâm dục, sự phá đổ cây cầu được Thế Tôn nói đến.
8. Rồi Tỷ-kheo-ni ấy, từ giường đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, với đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa với Tôn giả Ananda:
- Một lỗi con đã vi phạm, thưa Tôn giả, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Thưa Tôn giả, mong Tôn giả Ananda chấp nhận cho con tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai !
9. - Thật vậy, này chị, thật sự chị đã phạm tội vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Chị đã làm như vậy. Này chị, vì Chị thấy phạm tội là phạm tội, và như Pháp phát lộ, nên chúng tôi chấp nhận tội ấy cho chị. Này chị, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng khi thấy được phạm tội là phạm tội, và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.
(X) (160) Luật Của Bậc Thiện Thệ
1. - Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thiện Thệ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai có mặt ở đời, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Nghự Trượng Phu, Thiên Nhân sư, Phật, Thế Tôn. Này các Tỷ-kheo, đây là bậc Thiện Thệ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Luật của bậc Thiện Thệ?
Vị ấy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, nói lên Phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây là Luật của bậc Thiện Thệ.
Này các Tỷ-kheo, khi bậc Thiện Thệ hay Luật của Thiện Thệ an trú ở đời là vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người.
3. Có bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp hỗn loạn. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh, được lãnh thọ sai lầm, với văn cú sắp đặt bị đảo lộn. Do văn cú bị sắp đặt đảo lộn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý bị hướng dẫn sai lạc. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người khó nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành khó nói, khó kham nhẫn. Họ không kính trọng lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy không nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh bị cắt đứt tại gốc rễ, không có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo là những vị sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ sau tiếp nối theo tà kiến của họ. Thế hệ ấy cũng sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, không cố gắng tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp hỗn loạn và biến mất.
7. Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp này đưa đến diệu pháp an trú, không hỗn loạn và không biến mất. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo học thuộc lòng kinh được khéo lãnh thọ, với văn cú sắp đặt đúng đắn. Do văn cú được sắp đặt đúng đắn, này các Tỷ-kheo, nên nghĩa lý được hướng dẫn đúng đắn. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo là những người dễ nói, thành tựu với những pháp khiến cho trở thành dễ nói, kham nhẫn. Họ kính trọng những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo nghe nhiều, thông hiểu các tập A-hàm, bậc trì Pháp, trì Luật, trì toát yếu. Các vị ấy nói lại kinh cho người khác một cách cẩn thận. Khi họ mệnh chung, kinh không bị cắt đứt tại gốc rễ, có chỗ ý cứ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Trưởng lão Tỷ-kheo không là những vị sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và những thế hệ về sau tiếp nối theo chánh kiến của họ. Thế hệ ấy không sống đầy đủ, không lười biếng, không dẫn đầu về đọa lạc, không bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly, cố gắng, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt được, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư đưa đến Diệu pháp an trú không hỗn loạn và không biến mất.
Này các Tỷ-kheo, bốn pháp này đưa đến diệu pháp được an trú, không bị hỗn loạn, không biến mất.
Hết phần Phẩm 14 đến phẩm 16 (Anguttara Nikāya)

(Lên đầu trang)


Chương Bốn Pháp có tổng cộng 15 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.111.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...