Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
(Download file MP3 - 5.56 MB - Thời gian phát: 32 phút 21 giây.) Kính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.
Font chữ:
XIII. Phẩm Sợ Hãi
(I) (121) Tự Trách
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này. Thế nào là bốn? Sợ hãi tự mình trách, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú.
2.-Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi tự mình trách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?". Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi tự trách.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về người khác trách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét: "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời các người khác có thể trách ta về phương diện giới: "Sao lại làm nghiệp ấy?". Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi người khác trách.
4.- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi hình phạt?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình (lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng), hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, cắt thịt thành hình đồng tiền, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, chuyển hình (bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn), cao đạp đài (lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân). Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau: "Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác ... họ lấy gươm chặt đầu". Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi trộm, cướp tài sản người khác.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi hình phạt.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sợ hãi ác thú?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau: "Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác ... với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục?". Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi ác thú.
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sợ hãi này.
(II) (122) Sóng Biển
1. - Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ. Có bốn sự sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi với người đi xuống nước.
2. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này, có bốn sự sợ hãi được chờ đợi. Thế nào là bốn? Sợ hãi về sóng, sợ hãi về cá sấu, sợ hãi về nước xoáy, sợ hãi về cá dữ.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về sóng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: "Thầy cần phải đi ra như vậy, Thầy cần phải đi về như vậy, Thầy cần phải ngó tới như vậy, Thầy cần phải ngó quanh như vậy. Thầy cần phải co tay như vậy, Thầy cần phải duỗi tay như vậy, Thầy cần phải mang y sanghati như vậy, mang bát y như vậy". Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, chính chúng ta giảng dạy, khuyên giáo người khác. Những người này giống như con chúng ta, giống như cháu chúng ta, lại nghĩ rằng cần phải giảng dạy chúng ta, cần phải khuyên giáo chúng ta". Vị ấy phẫn nộ, không hoan hỷ, từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người này được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi về sóng. Này các Tỷ Kheo sợ hãi về sóng là đồng nghĩa với phẫn não. Này các Tỷ Kheo đây gọi là sợ hãi về sóng.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá sấu?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện gia nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này được các vị đồng Phạm hạnh giảng dạy, khuyên giáo: "Thầy cần phải nhai cái này, Thầy không nên nhai cái này; Thầy nên ăn cái này, Thầy không nên ăn cái này; Thầy nên nếm cái này, Thầy không nên nếm cái này; Thầy nên uống cái này, Thầy không nên uống cái này. Cái gì Thầy được phép, Thầy nên nhai; cái gì Thầy không được phép, Thầy không nên nhai. Cái gì được phép, Thầy nên ăn; cái gì không được phép, Thầy không nên ăn. Cái gì được phép, Thầy nên nếm, cái gì không được phép, Thầy không nên nếm. Cái gì được phép, Thầy nên uống, cái gì không được phép, Thầy không nên uống. Đúng thời, Thầy nên nhai; không đúng thời, Thầy không nên nhai. Đúng thời, Thầy nên ăn; không đúng thời, Thầy không nên ăn. Đúng thời, Thầy nên nếm; không đúng thời, Thầy không nên nếm. Đúng thời, Thầy nên uống; không đúng thời, Thầy không nên uống". Vị ấy suy nghĩ như sau: "Trước kia, khi chúng ta chưa xuất gia, cái gì chúng ta muốn, chúng ta nhai, cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nhai. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta ăn; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không ăn. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta nếm; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không nếm. Cái gì chúng ta muốn, chúng ta uống; cái gì chúng ta không muốn, chúng ta không uống. Cái gì được phép, chúng ta nhai; cái gì không được phép, chúng ta cũng nhai. Cái gì được phép, chúng ta ăn; cái gì không được phép, chúng ta cũng ăn. Cái gì được phép, chúng ta nếm; cái gì không được phép, chúng ta cũng nếm. Cái gì được phép, chúng ta uống; cái gì không được phép, chúng ta cũng uống. Cái gì đúng thời, chúng ta nhai; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nhai. Cái gì đúng thời, chúng ta ăn; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng ăn. Cái gì đúng thời, chúng ta nếm; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng nếm. Cái gì đúng thời, chúng ta uống; cái gì không đúng thời, chúng ta cũng uống. Khi các gia đình có tín tâm cúng dường chúng ta ban ngày, phi thời, những món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, hình như những món này, chúng ta bị chận đứng lại trên miệng". Như vậy, vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ kheo, đây được gọi là vị Tỷ kheo bị sợ hãi với sự sợ hãi về cá sấu, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với tham ăn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự sợ hãi về cá sấu.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về nước xoáy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta nay bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không phòng hộ, hưởng thụ được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong ấy. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Chúng ta xưa kia chưa xuất gia đã hưởng thọ, được cung cấp đầy đủ, được thực hiện năm dục trưởng dưỡng và cảm thấy hoan hỷ trong đó. Vì nhà ta có tài sản, ta có thể vừa hưởng thụ tài sản, vừa làm các công đức". Vị ấy từ bỏ học tập và trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về nước xoáy, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về nước xoáy là đồng nghĩa với năm dục trưởng dưỡng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về nước xoáy.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sợ hãi về cá dữ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy suy nghĩ như sau: "Ta bị sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não áp bức, bị khổ áp bức, bị khổ chi phối. Tuy vậy, ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này". Khi được xuất gia như vậy, vị này buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực, không phòng hộ thân, không phòng hộ lời, không phòng hộ tâm, niệm không an trú, các căn không chế ngự. Vị này thấy ở đây những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh. Khi thấy những phụ nữ mặc y phục không đoan chánh hay đắp y phục không đoan chánh, ái dục phá hoại tâm của vị ấy. Vị này, tâm bị ái dục phá hoại, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo bị sợ hãi bởi sự sợ hãi về cá dữ, từ bỏ học tập, trở về hoàn tục. Này các Tỷ-kheo, sợ hãi về cá dữ là đồng nghĩa với phụ nữ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sợ hãi về cá dữ.
Này các Tỷ-kheo, có bốn sự sợ hãi này, ở đây, một số thiện nam tử xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong Pháp và Luật này.
(III) (123) Hạng Người Sai Khác (1)
1. - Có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp này, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Quang âm thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba, vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng các chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
(IV) (124) Các Hạng Người Sai Khác (2)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người ly dục, ly ác pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất. Ở đây, về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc tưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng với các hàng phàm phu.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ ... Thiền thứ hai ... Thiền thứ ba ... Thiền thứ tư và an trú. Vị ấy, ở đây về các pháp thuộc sắc, thuộc thọ, thuộc trưởng, thuộc hành, thuộc thức, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là ung nhọt, là mũi tên, là bất hạnh, là bệnh hoạn, là hướng ngoại, là hoại diệt, là trống không, là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Sự sanh khởi này, này các Tỷ-kheo, không có chung cùng các hàng phàm phu.
Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.
(V) (125) Từ (1)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy . Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi ... với tâm cùng khởi với hỷ ... với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
(VI) (126) Từ (2)
- Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm cùng khởi với từ ... (như kinh 125, 1Ẩ) không hận, không sân. ... (như kinh 121, 1) là vô ngã. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Tịnh cư Thiên. Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi này, không có chung cùng các hàng phàm phu. Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
(VII) (127) Vi Diệu (1)
1- Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có xuất hiện. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát từ bỏ thân ở cõi trời Ðâu-suất, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu thai, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Bồ-tát chánh niệm tỉnh giác, từ bụng mẹ sanh ra, khi ấy, một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có thế giới của chư Thiên, thế giới Ma vương và Phạm thiên, quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến những thế giới ở chặng giữa bất hạnh, không có nền tảng, tối tăm u ám, tại đấy, mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu ánh sáng. Trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thâm diệu thắng xa uy lực chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh, sanh tại đấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chứng ngộ được vô thượng Chánh Ðẳng Giác, khi ấy trong thế giới chư Thiên ... (như trên)... "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi Như Lai chuyển bánh xe pháp vô thượng, khi ấy trong thế giới chư Thiên.. (như trên)... "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, xuất hiện, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.
Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán,Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.
(VIII) (128) Vi Diệu (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích chấp giữ, thích thú chấp giữ, hoan hỷ chấp giữ, khi pháp không chấp giữ được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ nhất xuất hiện.
2. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích kiêu mạn, thích thú kiêu mạn, hoan hỷ kiêu mạn, khi pháp không kiêu mạn được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ hai xuất hiện.
3. Này các Tỷ-kheo, quần chúng ưa thích không an tịnh, thích thú không an tịnh, hoan hỷ không an tịnh, khi pháp an tịnh được Như Lai thuyết giảng, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ ba xuất hiện.
4. Này các Tỷ-kheo, quần chúng đi đến vô minh, trở thành mù quáng, bị trói buộc che đậy, khi Như Lai thuyết pháp nhiếp phục vô minh, họ khéo nghe, lắng tai, chánh trí an trú tâm. Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, đây là sự vi diệu chưa từng có thứ tư xuất hiện.
Này các Tỷ-kheo, khi Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này xuất hiện.
(IX) (129) Vi Diệu (3)
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đi đến yết kiến Ananda, hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Ở đây, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni ... nếu chúng nam cư sĩ ... nếu chúng nữ cư sĩ đi đến yết kiến Ananda. Hội chúng ấy hoan hỷ được yết kiến Ananda. Tại đấy, nếu Ananda thuyết pháp, hội chúng ấy được hoan hỷ với lời thuyết giảng. Chúng Tỷ-kheo-ni ... nếu chúng nam cư sĩ, chúng nữ cư sĩ sẽ không được vui vẻ, này các Tỷ-kheo, nếu Ananda giữ im lặng.
(X) (130) Vi Diệu (4)
1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Sát-đế-lỵ đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sát-đế-lỵ bị thất vọng.
2. Này các Tỷ-kheo, nếu có chúng Bà-la-môn, ... nếu có chúng gia chủ , nếu có chúng Sa-môn đến yết kiến vua Chuyển Luân, hội chúng ấy được hoan hỷ vì được yết kiến vua Chuyển Luân. Tại đấy, nếu vị vua Chuyển Luân nói chuyện, hội chúng được hoan hỷ với bài nói chuyện. Và nếu vua Chuyển Luân im lặng, chúng Sa-môn bị thất vọng.
Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về vua Chuyển Luân.
3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda. Thế nào là bốn?
Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo đến để yết kiến Ananda ... nếu Ananda giữ im lặng.
4. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng Tỷ-kheo-ni ...
5. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nam cư sĩ ...
6. Này các Tỷ-kheo, nếu chúng nữ cư sĩ ...
Này các Tỷ-kheo, có bốn pháp vi diệu chưa từng có này về Ananda.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.116.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (47 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.