Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 127. Kinh A-na-luật »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 127. Kinh A-na-luật

Donate

Anuruddha sutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà viên), chỗ tinh xá của ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc). Rồi thợ mộc Pañcakanga bảo một người:

-- Hãy đến, này Người kia, hãy đi đến Tôn giả Anuruddha (A-na-luật), nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, thợ mộc Pañcakanga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, và thưa: Mong rằng Tôn giả Anuruddha cùng ba vị nữa, ngày mai nhận lời dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakanga. Mong rằng Tôn giả Anuruddha đến thật sớm, vì thợ mộc Pañcakanga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

-- Thưa vâng, Tôn giả.
Người ấy vâng đáp thợ mộc Pañcakanga, đi đến Tôn giả Anuruddha, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Anuruddha, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa Tôn giả Anuruddha:

-- Thợ mộc Pañcakanga cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Anuruddha và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha với ba vị nữa ngày mai đến dùng bữa ăn với thợ mộc Pañcakanga. Thưa Tôn giả, mong rằng Tôn giả Anuruddha đến cho thật sớm, vì thợ mộc Pañcakanga có nhiều công việc, có nhiều bổn phận phải làm đối với vua".

Tôn giả Anuruddha im lặng nhận lời.

Rồi Tôn giả Anuruddha, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ thợ mộc Pañcakanga, sau khi đến liền ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi thợ mộc Pañcakanga tự tay mời mọc và làm cho thỏa mãn Tôn giả Anuruddha với các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm. Và sau khi Tôn giả Anuruddha đã ăn xong, đã cất tay khỏi bình bát, thợ mộc Pañcakanga lấy một ghế thấp rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thợ mộc Pañcakanga thưa cùng Tôn giả Anuruddha:

-- Ở đây, thưa Tôn giả, các Trưởng lão Tỷ-kheo đến và nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập vô lượng tâm giải thoát". Có một số vị Trưởng lão lại nói như sau: "Này Gia chủ, hãy tu tập đại hành tâm giải thoát". Thưa Tôn giả, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn, hay đồng nghĩa, chỉ khác biệt về văn?

-- Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông.

-- Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: "Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn".

-- Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, những pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn.

Và này Cư sĩ, thế nào là vô lượng tâm giải thoát?

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

...với tâm câu hữu với bi, ... với tâm câu hữu với hỷ, ... an trú, biến mãn, một phương với tâm câu hữu với xả, ... quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là vô lượng tâm giải thoát.

Này Cư sĩ, thế nào là đại hành tâm giải thoát?

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát.

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát.

Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền). Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là đại hành tâm giải thoát. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn này, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa, vừa khác văn.

Này Cư sĩ, có bốn hữu sanh này (bhavuppattiyo: bốn sự sanh khởi cho một đời sống mới). Thế nào là bốn?

Ở đây, này Cư sĩ, có người, với hào quang hạn lượng (parittabha) an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiểu Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang vô lượng, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Vô Lượng Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang tạp nhiễm, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Tạp Nhiễm Quang thiên.

Ở đây, này Cư sĩ, có người với hào quang thanh tịnh, an trú, biến mãn và thấm nhuần. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Biến Tịnh Quang thiên.

Này Cư sĩ, có bốn loại hữu sanh này.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang.

Ví như, này Cư sĩ, có người cầm nhiều cây đèn dầu đi vào trong một nhà. Khi các cây đèn dầu ấy được đem vào trong nhà, có thấy sự sai khác về ngọn lửa, nhưng không có thấy sự sai khác về ánh sáng.

Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên kia tập họp tại một chỗ. Khi các vị này tập họp tại một chỗ, có thấy sự sai khác về màu sắc, không có thấy sự sai khác về hào quang.

Có thời, này Cư sĩ, chư Thiên ấy, đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang.

Ví như, này Cư sĩ, có người đem nhiều cây đèn dầu ra khỏi ngôi nhà ấy, khi các cây đèn dầu ấy được đem ra khỏi ngôi nhà kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về ánh sáng.

Cũng vậy, này Cư sĩ, có thời chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia. Khi chư Thiên ấy đi ra khỏi từ chỗ kia, có thấy sự sai khác về màu sắc và cũng có thấy sự sai khác về hào quang.

Này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú, thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên ấy sống trong thoải mái.

Ví như, này Cư sĩ, khi các con ruồi bị mang đi trong đòn gánh hay trong cái giỏ, chúng nó không có nghĩ: "Ðây là sự thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào các con ruồi kia an trú, tại chỗ ấy, các con ruồi ấy sống trong thoải mái.

Cũng vậy, này Cư sĩ, chư Thiên ấy không có nghĩ: "Ðây là thường còn, thường trú hay thường hằng cho chúng tôi". Nhưng chỗ nào, chỗ nào chư Thiên ấy an trú, tại chỗ ấy, chư Thiên ấy sống trong thoải mái.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Tốt lành thay, Tôn giả Anuruddha! Ở đây, tôi có câu này cần phải hỏi thêm. Thưa Tôn giả, chư Thiên có hào quang, tất cả đều có hào quang có hạn lượng? Hay là ở đây có một số chư Thiên có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, tùy theo trường hợp, ở đây một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, dầu cho chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, lại có một số chư Thiên có hào quang hạn lượng và có một số chư Thiên khác có hào quang vô lượng?

-- Này Hiền giả Kaccāna, ở đây Ta sẽ hỏi Hiền giả. Nếu Hiền giả kham nhẫn, Hiền giả sẽ trả lời. Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến một gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba gốc cây, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo, cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm này, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến một ruộng làng, an trú, biến mãn, và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba ruộng làng, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo, cho đến một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Tỷ-kheo cho đến một đại vương, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến hai hay ba một đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần rộng lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, Hiền giả nghĩ thế nào? Tỷ-kheo cho đến hai hay ba đại vương quốc, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), và Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn cho đến như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm nào rộng lớn hơn?

-- Thưa Tôn giả, Tỷ-kheo cho đến giải đất tận hải biên, an trú, biến mãn và thấm nhuần lớn như vậy (trong khi tu Thiền), trong hai sự tu tập tâm ấy, sự tu tập tâm này rộng lớn hơn.

-- Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa các chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.

-- Lành thay, Tôn giả Anuruddha ! Tôi có một câu cần phải hỏi thêm nữa. Thưa Tôn giả, về hào quang chư Thiên, có phải tất cả hào quang là tạp nhiễm hay có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

-- Tùy theo trường hợp, này Hiền giả Kaccāna, ở đây có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, trong chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, có một số hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh?

Này Hiền giả Kaccāna, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ. Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói.

Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một cây đèn đang cháy với dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ.

Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục. Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang tạp nhiễm.

Ví như, này Hiền giả Kaccāna, một ngọn đèn dầu được đốt cháy, với dầu sạch sẽ và với tim đèn cũng được sạch sẽ. Do dầu được sạch sẽ và cũng do tim đèn được sạch sẽ, nên cây đèn ấy được cháy không có mù mờ.

Cũng vậy, này Hiền giả Kaccāna, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang thanh tịnh. Thân dâm hạnh của vị này được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục. Do thân dâm hạnh được khéo chấm dứt, do hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, do trạo cử hối quá được khéo nhiếp phục, nên vị ấy được cháy lên không có mù mờ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Này Hiền giả Kaccāna, do nhân này, do duyên này, giữa chư Thiên ấy sanh khởi cùng trong một Thiên chúng, có một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna thưa với Tôn giả Anuruddha:

-- Thật lành thay, Tôn giả Anuruddha! Thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha không có nói như sau: "Như vậy tôi nghe", hay "Sự việc đúng như vậy". Trái lại, thưa Tôn giả, Tôn giả Anuruddha chỉ nói: "Chư Thiên này là như vậy và chư Thiên kia là như vậy". Thưa Tôn giả, tôi nghĩ như sau: "Tôn giả Anuruddha chắc chắn đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy".

-- Này Hiền giả Kaccāna, lời nói này của Hiền giả đến gần như thử thách Ta phải tuyên bố, nhưng Ta sẽ trả lời cho Hiền giả. Này Hiền giả Kaccāna, đã từ lâu, Ta đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy.

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccāna nói với thợ mộc Pañcakanga:

-- Thật lợi ích thay cho Ông, này Cư sĩ, rằng Ông đã đoạn trừ được điều nghi ngờ từ trước, và cũng được dịp nghe pháp môn này.


Hết phần 127. Kinh A-na-luật (Anuruddha sutta)

(Lên đầu trang)


Tập 3 có tổng cộng 52 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Về mái chùa xưa


Đừng đánh mất tình yêu


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.124.80 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...