Chim Việt Cành Nam            Trở Về   ]            [ Trang chủ ]               [ Tác giả ]

 

BASHÔ VÀ HAIKU

Năm chặng đường đi t́m một phong cách nghệ thuật

Nguyên tác: Ueda Makoto

Biên dịch và b́nh chú: Nguyễn Nam Trân

Dẫn nhập:

Có nhà nghiên cứu phỏng định rằng cứ 100 người ngoại quốc muốn t́m hiểu về văn học Nhật Bản th́ đă có 80 người đặt trọng tâm vào haiku và cứ 100 người học hỏi haiku th́ đă có 80 người chọn Bashô làm chủ đề. Thế mới biết vai tṛ của Bashô trong văn học Nhật Bản quan trọng như thế nào.

Ueda Makoto là một nhà giáo đă có công phổ biến văn học Nhật Bản trong cộng đồng người nước ngoài. Ông sinh năm 1931 tại Kobe, tốt nghiệp Đại học Kobe năm 1954, chuyên ngành Văn học đối chiếu. Xong Cao học Đại học Nebraska (1956) , ông hoàn thành học vị Tiến sĩ tại Đại học Washington (1961). Đă giảng dạy các đại học Washington, Indiana và Toronto trước khi trở thành giáo sư Đại học Stanford. Tác phẩm “Matsuo Bashô, The Master Haiku Poet” (1970) của ông viết bằng Anh ngữ mà chúng tôi sử dụng là một quyển sách khổ nhỏ và mỏng (chưa đến 200 trang) nhưng có tính sư phạm cao, giúp người ngoại quốc chúng ta có một cái nh́n toàn diện về Bashô, không riêng về lănh vực haiku theo nghĩa hẹp mà cả trong nghĩa rộng của nó, bao gồm các thể loại renku (liên cú), haibun (bài văn) cũng như hairon (bài luận) nghĩa là thi pháp nói chung. Tuy nhiên, bài viết dưới đây chỉ phỏng dịch chương thứ hai của quyển sách đề cập đến haiku theo nghĩa hẹp. Tựa đề do người dịch đặt tạm. Chú thích cũng của Nguyễn Nam Trân dựa trên quyển Zuchin Bashô Zenku (Tụ trân Bashô toàn cú, 2004) của nhà nghiên cứu Hori Nobuo và những tư liệu khác. 

Trong bài này, thuật ngữ chính thức dùng cho thể thơ này là haiku nhưng xin nhớ cho rằng, vào thời Edo, những từ haikai (bài hài) hay hokku (phát cú) mới thật thông dụng. Thuật ngữ haiku tuy được thấy một đôi lần trong tác phẩm Bashô nhưng chỉ phổ cập từ khi có Masaoka Shiki (1867-1902), một nhà thơ cách tân thời Meiji.

 ***

 

 

Tượng Matsuo Bashô (1644-1694)

Ngày nay, haiku do Bashô tự tay viết ra và để lại có độ 1000 bài (thực ra là 982, NNT). Nh́n số lượng th́ thấy chẳng có ǵ đáng kể, nhất là khi ta biết thể thơ này cực kỳ ngắn[1]. Rơ ràng Bashô không phải là nhà thơ có sức sáng tác phong phú, có lẽ v́ ông rất kén trong việc lựa chọn câu chữ và h́nh thức diễn đạt. Tuy số haiku ông làm ra ít thật đấy nhưng phạm vi của nó rất rộng răi. Nh́n chung, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy ông đề cập đến nhiều đề tài và bằng lắm bút pháp. Lư do là Bashô luôn luôn tiến bộ, cho dù đến khi đă thành danh rồi, ông vẫn không ngừng trau dồi để t́m ra những hướng mới cho thơ.

Để tiện việc nghiên cứu, chúng ta có thể phân chia đời thơ của Bashô qua năm chặng đường để có thể đánh giá sự trưởng thành của ông:

1)      Thời kỳ thứ nhất dành để tập tành, có tính cách tiêu khiển, kéo dài cho đến năm ông lên Edo (1672). Lúc đó ông đang ở trong lứa tuổi hai mươi và haiku chỉ là một tṛ tiêu khiển không hơn không kém.

2)      Thời kỳ thứ hai này bao trùm giai đoạn ông định cư ở Edo, đến thời điểm ông về ở một nơi tên gọi là Am Bashô (1680). Lúc này, ông bận rộn với việc nghiên cứu và khám phá. Ông t́m hiểu những khuynh hướng thơ đang lưu hành và biến đổi nhanh chóng trong một đại đô thị đang đà phát triển.

3)      Thời kỳ thứ ba gồm giữa khoảng 1681-1685. Người ta thấy lúc ấy, về phong cách, Bashô lần lần tách ra khỏi những nhà thơ khác và xác định vị trí của ḿnh như một nhà thơ.

4)      Thời kỳ thứ tư là đỉnh cao của thi ca Bashô, kéo từ 1686 đến 1691. Lúc này ông hoạt động mạnh mẽ, đă tự tạo một phong cách riêng và lôi cuốn được nhiều đệ tử. Khái niệm sabi được khai triển vào thời này.

5)      Thời kỳ thứ năm gói ghém trong ba năm cuối cuộc đời của nhà thơ (1692-1694), lúc mà thi pháp của ông xem như hoàn thành. Tuy nhiên, dù đă trở thành một nhà thơ tên tuổi, người ta vẫn chứng kiến nơi ông những nỗ lực cải thiện thơ ḿnh cho đến giây phút cuối cùng trên giường bệnh. Lúc này, ông có khuynh hướng thoát khỏi thiên nhiên để khai thác chủ đề con người.                  

Ngôi nhà được xem như nơi Bashô sinh ra ở Iga 

Trong những trang sau đây, chúng ta sẽ chứng minh sự hiện hữu của năm chặng đường đó bằng các ví dụ cụ thể, nghĩa là qua thơ tiêu biểu cho mỗi giai đoạn. Nói thế không phải cố t́nh ép voi bỏ rọ nhưng chỉ để cho thấy năm thời kỳ đều có đặc trưng của nó. Lư do là phạm vi rộng răi và tính đa dạng của thi ca Bashô không cho phép chúng ta khép chặt nó vào một khung thời gian nào nhất định[2].

A)    Thời kỳ thứ nhất: Tập tành và xem haiku như một tṛ tiêu khiển (1662-1672):

Trong những bài haiku Bashô c̣n để lại cho đến nay, bài thơ sớm nhất có lẽ là bài làm ra vào mùa đông năm 1662[3], lúc ông 18 tuổi, chính xác hơn là vào ngày 29 tháng 12 âm lịch, xem như hai hôm trước Tết (kotsugomori). Thế nhưng năm ấy tiết lập xuân đáng lư ra nhằm ngày mùng một tháng giêng lại rơi đúng vào ngày cuối năm. Như thế là mùa xuân đến sớm hơn trên tờ lịch. Bashô đă viết bài haiku như sau:

Haru ya koshi
Toshi ya yukiken

Kotsugomori

(Hori 149, đông)[4]

Có phải mùa xuân đến,
Hay năm cũ ra đi,

Nhằm
hai ngày trước Tết.[5]

Bài thơ này ư vừa sáo ṃn, cách viết vừa dụng công. Nó tập trung vào sự ngỡ ngàng của tác giả trước một sự t́nh cờ hiếm có trong thời tiết. Nhiều thi nhân đời xưa đă sử dụng mô-típ này nên không có ǵ gọi là sáng tạo cả. Người ta nhớ một nhà thơ có tiếng vào thế kỷ thứ 10 là Ariwara Motokata (888-953) đă làm bài tanka với 31 âm như sau:

Toshi no uchi ni
Haru wa kinikeri
Hitotose wo
Kozo to iwamu
Kotoshi to ya iwamu

Trong khi năm chưa tàn,
Mùa xuân vội đến nơi.
Những ngày c̣n sót lại,
Gọi là năm cũ chăng,
Hay đă vào năm mới?

Để làm sống lại một đề tài thường sáo, Bashô đă lấy nó ra từ một bài thơ t́nh nổi tiếng thấy trong Ise Monogatari (伊勢物語Truyện Ise), một tác phẩm cổ điển của văn chương cung đ́nh Nhật Bản. Bài tanka này do một người đàn bà gửi cho một người đàn ông, nhắc đến kỷ niệm êm ái khó quên sau một đêm gặp gỡ người t́nh:

Kimi ya koshi
Ware ga yukikemu
Omooezu
Yume ka utsutsuka
Nete ka samete ka

Có phải khi chàng đến,
Là lúc em ra đi.
Không làm sao nhớ nữa
Mộng mơ hay cơi thực,
Đang ngủ hay c̣n thức?

Mục đích của bài haiku Bashô làm ra lúc ấy là để mua vui người đọc khi ông vay mượn một câu trong bài thơ có sẳn nhưng áp dụng vào một t́nh huống khác.

Trong một bài thơ đầu tiên khác của Bashô, ông vẫn hăy c̣n nghịch ngợm với lối chơi chữ. Bài thơ ấy được viết vào khoảng năm 1664, liên quan đến một giống anh đào có tên là hoa vú già, thông xưng là hoa bà lăo (乳母桜ubazakura):

Ubazakura
Saku ga rôgo no
Omoiide
(Hori 2, xuân)

Cội anh đào bà lăo,
Nở hoa như tưởng nhớ,
Thời xuân sắc xa xưa.

Tác giả cố t́nh gieo nghĩa mù mờ khi viết nên bài thơ. Bề mặt, ta thấy ông tŕnh bày quang cảnh một cây anh đào già cỗi nhưng vẫn tươi tắn ra hoa. Thế nhưng chữ ubazakura gợi cho ta h́nh ảnh một người phụ nữ luống tuổi nhưng hăy cố giữ một số nét đẹp thời thanh xuân. Ngoài ra, cụm từ rôgo no omoide (老後の思い出kư ức lúc về già) vốn mượn chữ từ vở tuồng Nô cổ điển nhan đề Sanemori (実盛Lăo tướng Sanemori)[6] kể lại cuộc chiến cuối cùng của một viên tướng già nhuộm tóc cho đen để ra quân trước những địch thủ trẻ tuổi. Điển cố ấy giúp cho ư nghĩa của bài thơ trải rộng ra với một kích thước lớn hơn và sự dàn trải đó là dụng ư của tác giả muốn truyền đạt tới độc giả.

Hoa anh đào và người lữ khách

Cũng chơi chữ đấy nhưng không quá dụng công có lẽ là bài thơ sau đây mà Bashô đă viết ra ít lâu sau:

Akikaze no
Yarido no kuchi ya
Togarigoe
(Hori 12, thu)

Gió thu đâm thốc vào,
Kẻ hở khung cửa kéo,
Nghe như tiếng thét gào.
 

Trong bài thơ này, tác giả sử dụng hai lối chơi chữ. Một là yarido (遣り戸cửa kéo) hàm chứa chữ đồng âm yari (ngọn giáo) và động từ yaru ( c̣n đọc là yaburu 破るphá vỡ) cho ta thấy sức mạnh của ngọn gió luồng. Thứ đến chữ kuchi (kẻ hở) c̣n có nghĩa là cái miệng, làm cho ta liên tưởng đến tiếng ai đang gào. Thế nhưng, ngoài tṛ chơi chữ này, bài thơ không đem đến một thi vị đặc biệt nào.

Nhiều bài haiku Bashô viết lúc đầu đời chỉ có dụng ư mua vui và nếu thành công th́ cũng là nhờ sự khéo léo của ông khi sử dụng ngôn ngữ. Nó không thể hiện bao lăm xúc cảm của chính nhà thơ, ngay cả trong những t́nh huống mà đáng lư ra ông có thể tŕnh bày một cảm xúc đặc biệt. Chẳng hạn bài haiku sau đây viết trong ngôi nhà mà chủ nhân vừa có một đứa con bị chết:

Shiorefusu ya
Yo wa sakasama no

Yuki
no take
(Hori 20, đông)

Thân kia đà oằn xuống
Giữa ḍng đời đảo ngược.
Cây tre nằm dưới tuyết.
 

Một lần nữa, Bashô đă dựa vào nghệ thuật chơi chữ.Trong Nhật ngữ, yo 世、代vừa có nghĩa là cuộc đời, vừa có nghĩa là cành cây (eda) hay lóng tre, đốt lau (fushi). Cuộc đời điên đảo, ngược ngạo đă làm cho đứa con phải chết trước cha mẹ cũng như ngọn tre oằn xuống và chạm đất trước thân tre. Ngoài ra, nó c̣n ngụ ư nói đến vở tuồng Nô nhan đề Take no yuki (Tuyết trên thân tre), trong đó, một người mẹ thương khóc đứa con ḿnh bị chết giá trong khi anh ta t́m cách gạt tuyết khỏi lùm tre. Kỹ thuật chơi chữ này có cái hay là kết hợp hai tŕnh độ ngữ nghĩa với nhau và tạo ra một sự mơ hồ cần có của một bài thơ. Khổ thay, nó cũng có cái dở: sự dàn dựng phức tạp và dụng công của nó đă làm mất đi chất trữ t́nh. Không thể nào một bài thơ trữ t́nh thiếu tính nghệ thuật và diễn tả quá trực tiếp có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp ai điếu người chết.     

Làm như thế, chàng tuổi trẻ Bashô cũng chỉ đi theo những qui ước của thời đại ḿnh đang sống. Lúc mới bước vào làng thơ, Bashô chịu ảnh hưởng của thi phái Teimon 貞門,[7] một trường phái haikai đặt nặng vấn đề kỹ thuật. Thế nhưng như chúng ta sẽ thấy, càng trưởng thành, Bashô càng không thỏa măn và sau đó đă xa rời thi phái ấy. Trong thi tập Kaiôi (貝おおいTṛ chơi bốc vỏ ṣ)[8] năm 1672, đă có một bài thơ chứng minh điều đó: 

Kite mo miyo
Jinbê ga haori

Hanagoromo

(Hori 38, xuân

Đến đây mà xem nào
Người ta khoác áo chẻn,
Làm áo hội anh đào

Vẫn c̣n có có một chút chơi chữ v́ chữ kite trong Nhật ngữ có nghĩa là “hăy đến” 来てmà cũng có nghĩa là “hăy mặc”着て. Kite mo miyo “Đến xem nào, xem nào!” là một lối nói thông tục, hay xuất hiện trong những bài hát rao thời ấy. Cái áo khoác haori kiểu anh chàng Jinbê[9] lại là thứ áo vải thường, cộc tay của người hàng tỉnh, không có ǵ là cao sang. (Từ đây, đi ngắm hoa anh đào nở cũng chẳng cần chi ăn mặc đẹp đẽ cầu kỳ, NNT). Hai câu đầu đă đưa cái chuyện xem hoa (花見hanami) - vốn là một cái thú tao nhă - từ trời xuống đất đen. Điều đó cho ta thấy Bashô bắt đầu đi theo một hướng mới, bởi v́ những bài haiku đầu tiên của ông chỉ giới hạn trong cái đẹp thanh tao và những tṛ chơi chữ đầy cơ trí. Lúc đó, ông cũng thường xuyên móc nối thơ ḿnh với những bài thơ cung đ́nh và bản tuồng Nô, thú vui của tầng lớp quí tộc. Nay th́ với thi tập Kaiôi (Tṛ chơi bốc vỏ ṣ), dường như ông đă hạ ḿnh xuống bằng cách sử dụng nhưng tư liệu dân dă hơn như cách nói chuyện thường ngày của người b́nh dân hay câu chữ có tính đại chúng. 

 

B)    Thời kỳ thứ hai: Nghiên cứu các khuynh hướng đă có và khám phá kỹ thuật mới (1673-1680): 

Thời kỳ quá độ từ khuynh hướng làm dáng và cơ trí qua đến nụ cười có tính cách b́nh dân của Bashô có lẽ chỉ xảy ra sau khi ông đặt chân đến Edo. Lúc này, ông chịu ảnh hưởng của thi phái Danrin, một trường phái sinh ra như phản ứng chống lại Teimon. Danrin 檀林[10] bắt đầu chi phối làng thơ từ năm 1675. Trường phái mới này có đặc điểm là nới rộng khuôn khổ thơ haikai về mặt chủ đề cũng như cách diễn đạt. Nó muốn đi sâu hơn nữa vào tâm t́nh của quần chúng b́nh dân. Những chủ đề thanh tao và lối diễn đạt bay bướm của các thi sĩ cổ điển cung đ́nh đều bị họ nhại và đem ra làm tṛ cười. Kỹ thuật ẩn dụ và chơi chữ th́ vẫn được dùng nhưng không phải để khoa trương cái cơ trí (wit) của người tỉnh thành mà chỉ nhằm bộc lộ tính cách hài hước do sự tương phản nằm trong những chủ đề thế tục thường nhật. 

Lùm chuối am Bashô [11] 

Một trong những bài thơ Bashô làm khi vừa đến Edo mà chúng tôi trích dẫn sau đây đă nói lên điều đó.Thực ra bài này vẫn lấy nguồn hứng từ một đề tài cổ điển được các nhà thơ cung đ́nh yêu chuộng: người đàn bà đập áo trong cảnh chiều thu. (Chính ra h́nh ảnh tiếng chày đập áo phát xuất từ cổ thi Trung Quốc khi nói về người chinh phụ mùa thu nhớ chồng đồn thú nơi biên ải! NNT[12]). Thời xưa những nhà quí tộc Nhật Bản khi rời kinh đô về địa phương, thường thấy cảnh người đàn bà đập áo không phải bằng chày nhưng trên một ḥn đá tảng và nhân đó, nói về nỗi cô đơn của kẻ đang ở trên bước hành tŕnh. Thế nhưng, để nhại họ, Bashô đă viết: 

Haritate ya
Kata ni tsuchi
utsu
Karagoromo
(Hori 53, thu

Cái ông thầy châm cứu
Đâm mũi kim lên vai
Người mặc manh áo rách.
 

Trong Nhật ngữ, từ karagoromo (空ごろもmanh áo tầm thường hay sờn rách) của người lao động, đồng âm dị nghĩa với Karagoromo (唐衣、韓衣Đường y, Hàn y) là bộ quần áo đến từ nước ngoài mà các quan lại trong triều đ́nh ở đại lục thường mặc[13].Từ đó, h́nh ảnh đẹp đẽ của nhà quí tộc ngắm nghía người con gái miền quê đang đập (utsu) và giũ tấm áo đẹp (Karakoromo) như tan biến, chỉ c̣n lại h́nh ảnh của ông thầy châm cứu trong một căn nhà xập xệ đang chăm sóc một anh nông dân nào đó mà trên người chỉ có manh áo đáng bỏ đi.    

Bài haiku dưới đây lấy điển tích từ Ise Monogatari (Truyện Ise), theo đó, một ông quan trong triều Heian (chàng Don Juan Nhật Bản, vương tử Ariwara no Narihira, 825-880,  NNT) nuôi mối t́nh kín đáo với một công nương. Để đến nhà nàng và không muốn cho ai hay, ông ta đợi đến đêm mới leo qua bức tường đổ để vào gặp người yêu. Truyện một nhà quí tộc lén đến thăm người yêu đang gặp cảnh gia thế suy vi đáng lư ra lăng mạn biết chừng nào.Thế nhưng Bashô đă đem chuyện đó mà bỡn cợt:  

Neko no tsuma
Hetsui no kuzure yori
Kayoi keri
(Hori 69, xuân

Chị mèo cái kia đang,
Trèo qua gian bếp sập,
Để đến thăm anh chồng.
 

(Kayoikon通い婚 là h́nh thức hôn nhân thời xưa, đàn ông ban đêm đến nhà vợ, sáng mai lại về nhà ḿnh. NNT). Ở đây, cái hài hước nằm ở chỗ trong thế giới loài mèo th́ con cái đi t́m (kayoi) con đực. 

Bashô thường đem đề tài cổ điển ra làm tṛ cười nhưng ông cũng có những bài haiku đầy tính hài hước và không cần phải đụng chạm đến những đề tài đó. Sau đây là một ví dụ. Bài thơ này ông đă làm ra trong một chuyến đi về miền tây thăm gia đ́nh vào năm 1676, trên đường, ông thấy cảnh núi Fuji, giữa hè mà mỏm c̣n phủ tuyết[14]. Đến quê nhà, ông được một người quen mời về nhà chơi. Hôm ấy trời nóng bức. Ông mới lấy quạt ra quạt mát cho chủ nhà và không quên kèm theo mấy vần: 

Fuji no kaze ya
Ôgi
ni nosete
Edo miyage
(Hori 63, hạ

Ngọn gió mát Phú Sĩ,
C̣n đọng trên lá quạt,
Là quà khách Edo.
 

Đây là một vần thơ hài hước kiểu nhanh trí không hơn không kém. Thế nhưng cách ví dụ này không phải vay mượn điển cố xa xưa. Rơ ràng là nó đơn sơ, nhẹ nhàng và đột xuất. 

Núi Fuji nằm giữa đường từ Edo về quê hương Iga của nhà thơ 

Cũng là một bài thơ t́nh ư nhẹ nhàng và có nhiều tính đột xuất là một bài làm trong một đêm đi chơi trăng. Người ta tưởng tượng thi sĩ và chúng bạn đang ở trên một chiếc thuyền chờ trăng rằm tháng 8 (khoảng 22 hay 23 tháng 9 dương lịch). Để dùng vào dịp này, họ có mang theo ít rượu sake và một chén son lớn đă rửa trong một cái bồn. T́nh cờ, trăng rằm ló dạng trên mặt biển, Bashô bèn tức hứng: 

Sôkai no
Nami sake-kusashi

Kyô no tsuki

(Hori 105, thu

Ḱa trên mặt biển xanh,
Sóng cũng nồng men rượu.
Giống vầng trăng đêm nay.
 

Đặc điểm của bài haiku này nằm ở lối so sánh của nó: Cái chén son uống rượu được đem so sánh với vầng trăng mới mọc, c̣n mặt biển với bồn nước dùng để tráng chén cho sạch (theo phong cách Nhật, trong ṿng thân t́nh, một chén có thể cho nhiều người dùng, NNT). Nếu trong những bài thơ đầu tay, Bashô thường dựa vào h́nh thức chơi chữ th́ ở đây, sự so sánh dựa vào tính cách đồng âm dị nghĩa của ngôn từ thấy như không c̣n cần thiết nữa. 

Bashô cũng đă dùng thủ pháp so sánh đột ngột [15]ở trên, không phải chỉ với dụng ư đùa cợt nhưng c̣n để tạo nên một không khí đặc biệt đầy chất thơ. Cũng là một bài thơ nói về tiết trung thu: 

Ki wo kirite
Motokuchi miru ya

Kyô no tsuki

(Hori 81, thu

Vừa đốn xong thân cây,
Nh́n vết chém trên gốc
Giống vầng trăng đêm nay. 

Ở đây, đem so sánh vết chém trên gốc gây với con trăng đầy, quả là đột ngột và hài hước. Thế nhưng hai h́nh ảnh ấy chồng lên nhau c̣n tạo nên một bầu không khí nên thơ độc đáo, kết hợp bởi vầng trăng đầy vừa mới ló dạng nơi chân trời và vết cắt tṛn ở gốc cây hăy c̣n ướt sương và thoảng thơm mùi nhựa. Cái tṛn đầy, cái tươi mới của hai h́nh ảnh như ngầm nói lên sự bí mật mà thiên nhiên cất giấu. 

Cùng với năm tháng, thơ Bashô trở thành nghiêm trang hơn. Ông tự giải thoát ḿnh khỏi khuynh hướng hài hước, cơ trí của thi phái Danrin. Một số bài thơ viết vào trước thời điểm năm 1680 không lâu đă, nói lên một cách hùng hồn sự chuyển ḿnh trong phong cách. Ví dụ như một bài tả nhện:  

Kumo nan to
Ne wo nani to naku

Aki no kaze

(Hori 114, thu

Nhện ơi cho biết với,
Nhện đă thốt lời ǵ?
Trước
trận gió mùa thu
 

Tính hài hước nằm trong hai câu đầu khi nhà thơ viết như văn nói và đến từ một chuyện không ai đặt ra bao giờ là con nhện có biết nói, biết hót, biết rúc, biết ngâm ... như các động vật và côn trùng khác hay không? Thế nhưng mùa thu đă làm cho tác giả đâm ra thương cảm với nỗi cô đơn của một con nhện lẻ loi, không hề lên tiếng than thở mà chỉ âm thầm một ḿnh giăng tơ[16]. Nó gợi cho ta h́nh ảnh một nhà thơ đơn độc, đứng lặng lẽ trước trận gió thu, đợi chờ một người có thể đến mà có thể không đến. Một bài haiku khác cùng thời cũng có ư hài hước nhưng cùng lúc, nói lên t́nh cảm cô độc sâu sắc của tác giả: 

Gu anzuru ni
Meido no kaku ya

Aki no kure

(Hori 119, thu

Nghĩ dại chăng vẫn thấy,
Chốn âm cung tịch mịch,
Chẳng khác chiều thu này.
 

Gu anzuru ni nghĩa là “theo ư kiến ngu muội của tôi”, một lối nói khiêm tốn thường thấy trong cổ văn Trung Quốc. Meido (minh đồ 冥途) là cơi âm trong ngôn ngữ nhà Phật. Dù cảm thấy bài thơ bắt đầu một cách hài hước, độc giả cũng phải gh́m lấy nụ cười khi đọc đến câu thứ ba để cảm thông với nỗi buồn sâu sắc của tác giả trước cảnh chiều thu. 

Trong những bài thơ Bashô viết trong giai đoạn này, người ta thấy hầu như không c̣n dấu tích của sự hài hước.Chẳng hạn bài haiku nhan đề Vầng trăng đêm 13 tháng 9: 

Yoru hisokani
Mushi wa gekka no

Kuri
wo ugatsu
(Hori 117, thu) 

Trong đêm dài, lặng lẽ,
Con sâu dưới ánh trăng,
Nhấm dần xuyên
hạt dẻ[17]
. 

Sự kết hợp giữa ánh trăng, con sâu và hạt dẻ xem ra có vẻ lạ lùng, thế nhưng ở Nhật, trăng đêm 13 tháng 9 thường được gọi là trăng hạt dẻ (kuri-meigetsu). Kuri c̣n là kigo (quí ngữ) của mùa thu. Cho dù bài thơ không gieo đề tài như thế để có thể nắm bắt nội dung đi nữa th́ độc giả vẫn thấy đó là một h́nh ảnh đẹp nói lên sự quạnh quẽ, tĩnh lặng của một đêm thu trong cánh rừng dưới ánh trăng. Bashô dường như yêu thích thủ pháp này nên ông đă khai triển nó thật nhiều và đă đi đến chỗ làm ra một số bài mà trong đó, không c̣n thấy đâu bóng dáng của yếu tố hài hước. Chẳng hạn: 

Izuku shigure
Kasa wo te ni sagete
Kaeru sô
(Hori 122, đông

Mưa rào rơi đâu nhỉ?
Mà nhà sư về chùa
Dù cầm tay buông thỏng. 

Bài thơ hầu như chỉ tả cảnh mùa đông, có thể tưởng tượng trên bầu trời đầy mây đen, mặt đất th́ cây cỏ xơ xác khô cằn. Mưa rào (shigure) như chúng ta biết, có thể đổ xuống bất cứ lúc nào, chỗ này mưa, chỗ khác tạnh. Thế nhưng lại có một nhà sư trong bộ áo nâu ṣng bước trở về một ngôi chùa nhỏ trên một ngọn đồi xa (H́nh ảnh Qui tăng[18] hay nhà sư về chùa trong cổ thi Trung Quốc, Hori). Chiếc dù trong tay ông để buông thỏng nhưng hăy c̣n ướt nước của trận mưa rào nơi ông vừa thăm viếng. 

Ngoài giọng điệu nghiêm trang của chúng, hai bài haiku sau cùng cho ta thấy về mặt h́nh thức, chúng không giống như những bài trước. Bài thơ về hạt dẻ gồm có 19 âm tiết (6-7-6), bài thơ về cái dù cũng 19 âm tiết nhưng dàn trải khác nhau (6-8-5), nói chung, chúng đều đi ra ngoài mô h́nh cổ điển 17 âm tiết ( 5-7-5). Ngoài ra về mặt chính tả, nó cũng không theo qui ước cũ. Nó có vẻ gần gũi với cổ điển Trung Quốc hơn. Bài thơ về cái dù có phong vị Đường Tống. H́nh như Bashô ngại ngùng với cách chơi chữ và cơ trí đến từ thi ca cung đ́nh Nhật Bản, đă thử nghiệm một phong cách trang nghiêm, ít giả tạo hơn mà ông t́m thấy trong thơ cổ điển Trung Quốc.  

Một trong những thí nghiệm thành công nhất của Bashô có lẽ là bài thơ con quạ, mà Bashô xem như đă đạt được phong cách của ḿnh: 

Kareeda ni
Karasu no tomarikeri

Aki no kure

(Horie 118, thu)
 

Chiếc quạ về đậu lại,
Trên cành cây khô trụi,

Chiều thu, ôi, chiều thu!
[19] 

Một lần nữa, bài thơ này xem ra rất gần gũi với thi ca và hội họa Trung Quốc. H́nh thức của nó cũng tự do hơn. Trong bản thử nghiệm, Bashô dùng đến 20 âm tiết (5-10-5), bản quyết định ông mới giữ lại 19 (5-9-5). Bài haiku này có thể coi như đạt hơn hai bài đi trước v́ nó không có dụng tâm gây nên sự đột ngột không ngờ cũng như không vẽ ra phong cảnh. Nó chỉ tŕnh bày một cảnh vật mà chúng ta có thể thấy ở bất cứ nơi đâu. Nó làm cho người đọc thấy cái không khí tiêu sơ của buổi chiều thu ấy không có ǵ áp đặt đối với ḿnh. Ta c̣n có thể nói là bài thơ con quạ có tính khách quan và phi chủ thể. Trong khi bài thơ nói về cái dù đưa ra câu hỏi “Mưa rào rơi đâu nhỉ?” th́ có sự hiện diện của nhà thơ (người đặt câu hỏi, NNT), chứ nơi đây ông ta hoàn toàn vắng bóng. Bài thơ con quạ đă được các nhà nghiên cứu về sau ca tụng không ngớt v́ nó cho thấy sự quan trọng của tính khách quan trong haiku. Thế nhưng điều không thể chối căi được là bài ấy có thể xem như một cái mốc quan trọng trong sự phát triển thơ haiku của Bashô. 

Tượng Bashô, người lữ khách vĩnh viễn 

 

C)    Thời kỳ thứ ba: Đi t́m cho ḿnh một sắc thái riêng (1681-85): 

Cái am Bashô đầu tiên được dựng nên vào năm 1680 và nhà thơ đă đến trú ngụ ở đó từ mùa đông. Kể từ lúc này cho khi ông viết Dọc đường mưa gió (Nozarashi no kikô, 野ざらし紀行, 1685, c̣n gọi là Ghi chép xương trắng dọc đường[20]). Đối với ông, nó đánh dấu một cuộc hành tŕnh về miền Tây rất có ư nghĩa v́ là giai đoạn chuyển tiếp khi ông làm lung lay cấu trúc thi ca có sẵn để hướng về một sắc thái riêng biệt cho thơ ḿnh. Như chúng ta có thể h́nh dung, ông dă thí nghiệm nhiều bút pháp khác nhau, phần lớn bắt nguồn từ trong những bài thơ ông làm ra lúc trước.Có lẽ chúng ta có thể chia thơ làm trong giai đoạn chuyển tiếp này ra làm 3 loại: 

1)      Những bài lấy cảm hứng hay đồng hoá thơ cổ điển Trung Quốc mà đỉnh cao của nó là Hạt dẻ rỗng (Minashiguri 虚栗, 1683)[21];

2)      Những bài áp dụng kỹ thuật đối chiếu đột ngột (từ hai h́nh ảnh vốn được coi như không liên quan ǵ với nhau), và từ đó ông đă có vài giai tác.

3)      Những bài miêu tả một cách khách quan sự vật. Đôi bài trong Dọc đường mưa gió chứng minh được bút pháp này. 

Chúng ta hăy thử t́m hiểu bút pháp thấy trong từng thể loại 1, 2 và 3. 

Thể loại 1: 

Những bài thơ chịu ảnh hưởng của thi pháp Trung Hoa cho ta nhận ra chúng có cùng đặc trưng thấy trong những bài thơ các giai đoạn trước của Bashô nghĩa là không bị câu thúc bởi số âm tiết và hay sử dụng chính tả kiểu Trung Quốc để tạo nên một không khí cô quạnh và trang trọng (ví dụ dùng từ sôkai hay thương hải 滄海 thay cho aoi umibara青い海原 để nói lên cái rộng lớn của biển cả, NNT). Một điều khác nữa là Bashô đă lấy những kinh nghiệm cá nhân để viết ra những bài thơ như thế. Một thí dụ phù hợp của bút pháp này là bài thơ sau đây, làm ra ngay khi Bashô dọn về am Bashô ở khu Fukagawa (Edo): 

Ro no koe nami wo utte
Harawata
kôru
Yo ya namida
(Hori 124, đông

Tiếng chèo ai khuấy nước,    
Băng giá cả ḷng ta,
Đêm khuya đầm giọt lệ.

H́nh thức của nó là 22 âm tiết (10-7-5)[22]. “Tiếng mái chèo khua đến lạnh ḷng” là h́nh ảnh thấy trong thi ca Trung Quốc (ro no koe = lỗ thanh櫓声)). Câu thơ cực tả sự cô đơn này đến từ Đường thi và trong lời giải thích về bài haiku nói trên, Bashô cho biết ông đă vay mượn Đỗ Phủ. Ngoài ra lời ấy c̣n cho biết là Bashô muốn hiện thực hoá cái lạnh mùa đông ở Edo mà ông cảm thấy trong căn lều khiêm tốn, chỗ ở gần bên bờ sông. Nó làm ông lạnh cóng cả ruột gan. Những yếu tố của vần thơ Trung Quốc được dùng để bày tỏ mục đích duy nhất của ông nghĩa là nói lên cảm xúc của ḿnh. 

Yếu tố Trung Hoa c̣n thấy rơ ràng hơn trong bài thơ sau đây, chép ở thi tập Hạt dẻ rỗng (Minashiguri). Bài thơ viết cũng về một mùa đông. Trong lời chú, Bashô cho biết ông phải đi mua nước và trữ nó v́ vùng đó không có nước ngọt tinh khiết: 

Kôri nigaku
Enso ga nodo wo
Uruoseri
(Hori 141, đông

Nước váng băng đắng ngái,
Cũng đủ để chuột nước,
Nhấp nháp cho thông cổ. 

Câu nói Yển thử ẩm hà bất quá măn phúc (Con chuột nước uống tí nước sông cũng đủ no ḷng) nằm trong trứ tác của Trang tử. Ư nghĩa của câu chuyện thầy Trang đưa ra là để nhấn mạnh quan niệm người ta có thể sống hạnh phúc nếu bằng ḷng với những ǵ ḿnh có. Thế nhưng điều đó không biểu lộ ra trong bài thơ Bashô. Haiku ông làm ra chẳng có mục đích dạy đời như thầy Trang. Nơi đây, nhà thơ chỉ mượn h́nh ảnh con chuột uống nước sông của Trang tử mà thôi. Một đêm đông lạnh lẽo nào đó, Bashô cảm thấy khát và vào bếp uống nước nhưng nước trữ trong nhà đă lên váng băng và có vị đăng đắng. Ông đă bẻ một miếng băng nhấp nháp cho mát cổ. Cái vị đắng mát ấy khi đi qua cổ họng đă làm Bashô liên tuởng đến con chuột nước của Trang tử.  

Thể loại 2: 

Thế nhưng trong thể loại thứ 2 người ta mới thấy những bài thơ đẹp nhất của Bashô. Nhà thơ đă dùng trí tưởng tượng của ḿnh để đem so sánh hai sự vật vốn dĩ không có mối liên quan nào giữa nó. Chúng ta vừa mới nói về đầu nguồn của thể loại này qua bài thơ ông đối chiếu khoanh tṛn của gốc cây bị đốn với vầng trăng. Sự kết hợp hay đặt chồng hai yếu tố khác biệt ấy lên nhau có thể gây nên ngạc nhiên và tiếp theo đó là cảm giác thích thú nơi người đọc. Một ví dụ về nó là bài thơ sau đây trong Dọc đường mưa gió (Nozarashi kikô): 

Akebono ya
Shirauo
shiroki
Koto isshun
(Hori 198, đông

Trong tia nắng hừng đông
ngân ngư vụt trắng,
Một tấc màu sáng bạc. 

(Shirauo, bạch ngư hay ngân ngư là một loại cá thân trong suốt, c̣n gọi là cá băng (icefish), dài chừng 3,3 cm, NNT). Nó sống ở các vùng hồ Nhật Bản. Tuy là thân trong suốt không thể nh́n thấy nhưng khi ra khỏi nước th́ có màu trắng bạc. Nhà thơ lữ hành của chúng ta vào một buổi hừng đông đă bắt gặp quang cảnh đó khi ông ra bờ hồ và chứng kiến những người chài lưới suốt cá vào lưới. Trong số đó có những con ngân ngư đang dăy dụa và màu trắng bạc của chúng ánh lên trong buổi hừng đông đang dần dần trải rộng ra như vô tận trên mặt hồ. Đó là một h́nh ảnh trong sáng và rơ nét. Cái đẹp của bài thơ này nằm trong sự đối chiếu độc đáo giữa tia nắng le lói của buổi hừng đông và ánh sáng bạc trên thân cá ngân ngư.  

Nếu như bài thơ trên thể hiện được một cái đẹp tế nhị và độc đáo th́ bài haiku sau đây, tuy cùng một bút pháp kết hợp hai h́nh ảnh xa lạ với nhau lại gây ra một không khí dữ dội. Lúc đó, Bashô đang đi viếng đền thần Ise (Ise Jinguu), một đại thần cung vốn nằm sâu trong rừng cây tuyết tùng (Japanese cedars): 

Misoka tsuki nashi
Chitose no sugi wo
Daku arashi
(Hori 178, thu

Đêm ba mươi không trăng,
Mỗi cơn giông vần vũ,
Trên rừng tùng muôn tuổi.
 

Màn đêm của ngày 30 tháng âm lịch không trăng, những rặng tuyết tùng = sugi (杉)với ṿm lá nhọn h́nh khối của chúng tua tủa trên nền trời đen đặc và cơn băo lớn đang giận dữ gào thét trên đầu như một trận thần phong, tất cả vẽ cho cho ta một cảnh tượng hoang dă, thô bạo trước khi con người có mặt. Đó là thế giới linh thiêng chỉ có chư thần Shintô cư ngụ.  

Tuy giọng văn có khác nhưng cùng được viết với một bút pháp là bài haiku sau đây. Nó  cũng được làm vào chuyện lữ hành về miền Tây năm 1684. Trong dịp này, có lần Bashô dừng chân ở một quán nước bên đường để ăn trưa: 

Tsutsuji ikete
Sono kage ni hidara
Saku onna
(Hori 237, xuân

Tsutsuji chưng ngắm,
Ngồi ở dưới bóng hoa
Một chị xẻ khô cá,

Hoa tsutsuji (hoa đỗ quyên)

Hoa tsutsuji (hoa đỗ quyên, azaleas) là loại hoa mọc dại ở miền Tây Nhật Bản mà người lữ khách có thể nh́n thấy chúng ở hai bên vệ đường trong suốt chuyến đi. Ở đây, những chùm hoa hồng thắm ấy đă được chủ nhân quán nước đem về chưng đơn sơ trong một cái chậu gỗ đặt bên góc quán và dưới bóng nó, có người đàn bà đang ngồi xẻ cá khô (hidara = dryed codfish, cá tuyết khô), một loại cá thu nhưng thịt trắng, rẻ tiền, để làm cơm cho khách. Hoa tsutsuji và cá khô hidara là hai h́nh ảnh chẳng ăn nhập ǵ với nhau nhưng khi được kết hợp lại, nó tạo ra một bầu không khí b́nh dị, khiêm tốn và cũ kỹ. Nếu người đọc muốn h́nh dung h́nh ảnh người đàn bà xẻ cá khô th́ có lẽ phải tưởng tượng ra một phụ nữ đă trên ba mươi, có chồng con, hai bàn tay chai sạn v́ công việc nhà, nhưng vẫn c̣n giữ đôi nét khả ái của thời thanh xuân.  

Trong 3 bài thơ vừa kể, Bashô đă đặt chồng lên nhau 2 hay 3 h́nh ảnh (thị giác). Thế nhưng trong hai bài dưới đây th́ ông lại kết hợp những cảm xúc giác quan khác (thị giác, khứu giác, xúc giác), và như thế, đă tạo ra một bầu không khí mới: 

Ran no ka ya
Chô no tsubasa ni
Takimonosu
(Hori 180, thu

Làn hương của hoa lan,
Thở mùi thơm nồng nàn,
Ướp vào trong cánh bướm. 

Thơ Bashô thường có màu th́ ở đây lại thêm hương để đi cùng với nó. Phong vị bài thơ càng trở nên sâu đậm qua cách diễn đạt có thể thấy trong sách vở chữ Hán; ran (lan), ka (hương), chô (điệp). (Hori cho rằng bài thơ c̣m hàm ư chuyện bướm hoa giữa càng nàng du nữ và khách làng chơi, NNT). Tiêu biểu hơn nữa về sự cộng cảm giữa các giác quan là bài thơ sau: 

Kogarashi ya
Take ni kakurete
Shizumarinu
(Hori 975, đông

Cơn gió bấc mùa đông
Ẩn khuất trong lùm trúc.
Không gian một thoáng im.
 

Ở đây, động tác (xúc giác) và cảnh vật (thị giác) được đặt bên nhau và tạo ra một sự hài ḥa mỏng manh giữa hai giác quan. Nếu mùi hương nồng nàn của hoa lan được đem ra kết hợp với đôi cánh sặc sỡ của con bướm th́ trận gió bấc thô bạo kia có thể đem ra sánh đôi với những cây tre khô mảnh và cḥm lá nhọn sắc. 

Biết kết hợp đặc tính nhiều giác quan như thế sẽ đưa đến một sự cộng cảm (synesthesia) lớn hơn. Đó chính là trường hợp bài haiku sau đây mà Bashô đă viết vào cùng một thời: 

Umi kurete
Kamo
no koe
Honokani shiroshi
(Hori 209, đông

Mặt biển chiều giục tối,
Bỗng tiếng vịt trời kêu,
Làm lóe lên ánh trắng.
 

Một tiếng vịt trời kêu ngoài khơi xa khi buổi chiều sụp tối không thể diễn tả bằng một màu sắc nào hơn là màu trắng. Nó vẽ cho ta thấy màn đêm đang dần dần bao trùm lên trên mặt biển và nỗi cô độc của thi nhân một ngày tàn đông nơi lữ thứ đang đứng trên bờ nh́n đăm đăm vào không gian đen tối. Bài thơ này được nhiều người cho là đạt đến đỉnh cao nhất của phong cách Bashô (Có ǵ độc đáo hơn là đem màu trắng để diễn tả một tiếng chim trời, và ở thời điểm của Bashô nữa chứ, NNT) 

Thể loại 3: 

Thơ điển h́nh cho thể loại thứ ba là bài thơ nói về chiếc quạ đậu cành khô. Nó không hàm chứa những yếu tố Trung Quốc và cũng không kết hợp hay chồng chất những yếu tố cảm quan để so sánh chúng với nhau. Ngược lại, nó thật giản dị trong cách dàn dựng, trực chỉ trong cấu trúc, đều đặn trong khuôn khổ âm tiết và rơ ràng trong cách phát âm. Nhiều khi, ta thấy nó như quá b́nh thường để tự hỏi đâu là ư nghĩa đích thực mà tác giả muốn nêu lên. Sự thực là loại thơ này đă được cố ư làm cho giản dị và mơ hồ. Nó tŕnh bày một khung cảnh hoàn toàn không có sự can thiệp của tác giả v́ tác giả chủ tâm để cho độc giả tự ḿnh khám phá cũng như diễn dịch ư nghĩa của bài thơ. 

Một ví dụ khác về điều đó là bài thơ khá được truyền tụng sau đây. Tác giả chỉ chú thích trên đầu bài thơ có mấy chữ: “Trên lưng ngựa”: 

Michinobe no
Mukuge
uma ni
Kuwarekeri
(Hori 176, thu

Nở thắm bên bờ đường,
Mukuge
hồng ngát ,
Bỗng ngựa ta ngoặm mất
 

Những ǵ bài haiku trên miêu tả là một cảnh đơn sơ: đoá hoa xinh đẹp mọc bên lề đường bị con ngựa của nhà thơ ăn mất. Thế nhưng các nhà nghiên cứu thường diễn giải nó bằng nhiều lối.Vài người nghĩ rằng bài haiku này hàm chứa tư tưởng vô thường (cái đẹp có đó, mất đó, NNT) của Phật giáo. Kẻ khác lại bảo chẳng qua tác giả muốn đề cao đức giản dị, khiêm tốn, không muốn đập vào mắt ai (của đóa hoa, NNT). Nhóm thứ ba nhấn mạnh ở tính đột ngột, tức thời của hiện tượng (khuynh hướng shasei hay tả sinh, NNT). Nếu đọc chú thích của Bashô ở đầu bài th́ có thể thuyết thứ 3 này là gần gủi với ư tác giả hơn hết. Trước một việc bất chợt (ngựa ngoặm mất đoá hoa) như vậy, ông không tŕnh bày phản ứng của ḿnh mà như chỉ muốn nhắn mỗi độc giả nên tự ḿnh ngồi trên lưng ngựa ra nơi đồng quê để nh́n thấy chú ngựa của họ ăn những đoá hoa mukuge[23] đó. Rồi ông để cho độc giả nghĩ sao th́ nghĩ.

Hoa mukuge (mộc cẩn, thục qú)

Một bài haiku quen thuộc khác mà Bashô làm ra ít lâu sau đó, cũng lấy từ kinh nghiệm trong chuyến đi này: 

Yamaji kite
Nani yara yukashi

Sumiregusa

(Hori 235, xuân

Đi đến con đường núi,
Ḷng sao thấy vui vui,
Ḱa một cành lan tím.
 

Bài thơ hầu như nhẹ nhàng, tưng tững. Nó chỉ cho ta biết có một cành lan tím (sumire, violet, đồng thảo) nở dọc bên đường núi. Đúng là tác giả có bày tỏ cảm tưởng “có ǵ làm ta vui vui” nhưng ngừng ở đó chứ không giải thích tại sao. Một lần nữa, Bashô muốn chúng ta chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh với ông. Nhà thơ muốn độc giả hăy làm một chuyến lữ hành đơn độc, mệt mỏi trên con đường núi như vậy, để rồi bất chợt khám phá ra đóa lan tím đang nở bên đường. Cái đáng yêu của đóa hoa sẽ làm bừng sáng khoảng không gian ấy, nó có thể gợi nhớ một kỷ niệm thời trẻ hay hơi ấm của một thân thể của người đàn bà nào đó để tác giả thấy sự cô đơn tan biến, vui vui mà không hiểu tại sao. Niềm vui của Bashô chan chứa bên trong như vậy, nếu có thêm những lời giải thích th́ cũng là dư thừa. Cho nên ông chỉ bộc lộ một t́nh cảm chung chung (vui vui) để rồi tự độc giả chúng ta mỗi người chia sẻ kinh nghiệm của ông theo cách ḿnh[24]. 

Hoa lan tím (sumire, đồng thảo) 

Bài thơ sau đây tuy thuần miêu tả nhưng cũng nói lên cùng một không khí mơ hồ như thế:                      

Chô no tobu
Bakari nonaka no
Hikage kana
(Hori 241, xuân)
 

Ḱa cánh bướm lượn bay,
Một ḿnh. Trên đồng vắng,
Chút bóng râm dưới nắng.
 

Từ bài thơ này, người ta có thể giải thích rằng tác giả có ngụ ư dạy dỗ hay so sánh chi chăng? (Hori cho rằng có thể ông mượn ư ngụ ngôn Trang Chu mộng hồ điệp, NNT). Trên thực tế, dường như Bashô chỉ tả cảnh một con bướm đang đảo lượn (tạo được chút bóng râm giữa cánh đồng rực nắng, NNT) và chuyển nó ngay thành ra thơ trước khi có một dụng ư dạy dỗ hay có tính cách suy luận nào. Và như thế, nhà thơ mong đợi độc giả kinh nghiệm được quá tŕnh tiền luân lư và tiền tri thức như ông[25].  

Qua ngần ấy thí dụ, ta thấy từ từ Bashô đă mở rộng tầm nh́n bằng cách thử nghiệm những kỹ thuật khác nhau. Haiku của ông bắt đầu thoát ra một cách rơ ràng phạm vi sáng tác của thi nhân đương thời. Những người này hăy c̣n tuân theo những qui luật cổ điển. Làm sao Bashô đă đạt đến chỗ như thế là điều đáng cho ta mổ xẻ. Đó là v́ Bashô đă lấy cảm hứng từ chính kinh nghiệm cá nhân chứ không dựa vào các nguồn cổ điển của văn học Trung Hoa lẫn Nhật Bản. Ông bắt đầu từ một cảm xúc (emotion) hay một tiền cảm xúc (pre-emotion) đến từ kinh nghiệm sống. Để có thể sử dụng nó, ông phải bỏ qua những kỹ thuật chơi chữ, những tṛ nhanh trí, làm dáng và gây sốc bởi v́ chúng nó hoàn toàn xa lạ với cái gọi là tiền cảm xúc hay cảm xúc ban sơ. Với Bashô, haiku không làm ra để tiêu khiển nhưng là để truy nguyên cái ư nghĩa chân thực của cuộc đời. 

D)    Thời kỳ thứ tư: Diễn đạt được cái Sabi (Cô quạnh) qua thơ (1686-1691): 

Giai đoạn 1686-1691 là đỉnh cao của sự sáng tạo trong thi nghiệp Bashô. Ông đă cho ra đời Kashima kikô (Chuyến thăm viếng đền thần Kashima), Oi no kobumi (Ghi chép về tráp đeo lưng cũ), Sarashina kikô (Chuyến viếng thăm thôn Sarashina), Ôku no hosomichi (Đường ṃn miền Ôku), Saga nikki (Nhật kư Saga), Sarumino (Áo tơi cho khỉ). Lúc ấy, ông đă trở thành bậc danh sư haiku, thiện nghệ và thoải mái với nhiều thủ pháp sáng tác. Nhưng đặc biệt hơn nữa, đó là ông đă t́m ra một phong cách cho riêng ḿnh. Có thể ông hăy c̣n vay mượn từ văn chương Trung Quốc, c̣n t́m cách lập sự tương quan giữa hai sự vật khác biệt khi đặt chúng chồng lên nhau hay c̣n muốn tạo ra một ư nghĩa mơ hồ cho bài thơ... nhưng dù thế nào đi nữa, ông vẫn đem đến cho những đứa con tinh thần ấy một phong vị riêng. Nét độc đáo ấy là việc diễn đạt thành công cái chân tướng tịch liêu hay cô quạnh của sự vật (sabi = nhàn tịch). Rất nhiều bài thơ của Bashô trong giai đoạn này đă nói lên điều đó. Chúng ta phải nhớ rằng sabi có thể được thể hiện qua nhiều cách chứ không phải chỉ có một nhưng Bashô đều biết cách sử dụng tất cả. V́ vậy, tuy yếu tố sabi là chủ nhăn của thời kỳ này nhưng thơ Bashô vẫn bao trùm một phạm vi rất rộng răi cũng như trong các giai đoạn khác. 

Chữ sabi nguyên ủy đến từ tính từ sabishii, có nghĩa là cô đơn quạnh quẽ, thường dùng trong trường hợp một người đang trông chờ ai. Thế nhưng, Bashô đă sử dụng nó với một ư nghĩa đặc biệt. Sau đây, chúng ta hăy thưởng thức một bài thơ mà sabi là yếu tố quyết định của nó: 

Sabishisa ya
Kugi ni kaketaru

Kirigirisu

(Hori 702, thu

Tịch mịch quạnh hiu sao,
Trên tường một chú dế!

Bị đóng đinh treo cao.
 

Theo lời chú giải của một nhân vật có mặt lúc Bashô viết ra bài này, nhà thơ đang ở trong một túp lều bên bờ hồ Biwa vào khoảng năm 1691. Một đêm khó ngủ, ông đă nghe giữa khuya tiếng dế gáy đến từ một cái lồng dế đóng bằng đinh vào tường. Cái đ́u hiu quạnh quẽ thấy trong bài thơ này là tiếng kêu yếu ớt nhưng trong trẻo của chú dế sẽ ch́m dần trong bóng đen của đêm thu (Đêm thu vốn dài : thu dạ trường. Tuy không có chữ nào nói về dế gáy nhưng kirigirisu (con dế) tự thể là một tiếng nghỉ âm, NNT). Cái đ́u hiu đó cũng thấy trong một bài haiku khác làm ra hai năm trước đó: 

Sabishisa ya,
Iwa ni shimikomu

Semi
no koe
(Hori 513, hạ

Tịch mịch quạnh hiu sao,
Rền rĩ tiếng ve sầu.
Thấm cả vào thớ đá
 

Risshakuji (Lập Thạch Tự) chùa cổ ở vùng Yamagata

Bashô đến viếng một ngôi chùa (Lập Thạch Tự) xây trên một vùng núi đá hoang vu tĩnh lặng. Ông có cảm tưởng ngay tiếng ve kêu rền rĩ[26] giữa ngàn thông ngàn sồi đă thấm tận vào trong bờ đá rắn.  

Điều thích thú chúng ta nên biết là Bashô đă để lại hai bản thảo khác có chủ đề về dế và ve: 

Shizukasa ya
E kakaru kabe no
Kirigirisu 

Ôi lặng lẽ làm sao,
Trên bức tường treo tranh,
Bóng của một chú dế.
 

Shizukasa ya
Iwa ni shimizu
Semi no koe 

Ôi lặng lẽ làm sao,
Thấm cả vào bờ đá
Rền rĩ tiếng ve sầu. 

Không phải ngẫu nhiên mà cái buồn cô quạnh (sabishisa, loneliness) trong hai bài trước đă được tác giả sửa lại từ sự lặng lẽ (shizukasa, quietness) trong hai bài sau. Chính v́ Bashô xem khái niệm cô quạnh rất gần gũi với lặng lẽ. Trong cách dùng chữ của ông, cô quạnh không có nghĩa là t́nh cảnh cô đơn của một người đang ngóng đợi ai. Nó liên quan đến một bầu không khí đặc biệt được khơi dậy từ một khung cảnh hay thời điểm mà sự hiện diện của con người tỏ ra không cần thiết. Trong hai bài thơ này, chúng ta không thấy có bóng một người nào ngoài chú dế và bầy ve. Cái không khí “cô quạnh” hay “lặng lẽ” đă được tạo ra khi những sinh vật nhỏ nhoi ấy đóng nốt vai tṛ số phận cuộc đời chúng trong cái bao la của vũ trụ. Những sinh vật mong manh bé nhỏ sẽ ḥa tan vào trong cái sức mạnh vô hạn của đại tự nhiên như tiếng dế rúc nhạt nḥa dần vào bóng tối đêm thu, như tiếng ve sầu thấm ch́m vào thành đá. Cả hai thí dụ đều có liên quan đến nguồn gốc của khái niệm đơn quạnh hiu (cô quạnh) hay sabi nơi Bashô. Nhận thức được cái bèo bọt, phù du của mọi sinh vật là một điều khiến chúng ta không khỏi buồn bă. Thế nhưng khi biết rằng những con vật nhỏ bé kia cũng bị bắt buộc chịu đựng sự mong manh ấy và cũng phải đi cho hết đoạn đường số phận của ḿnh, ta bỗng nhiên khám phá một t́nh cảm thăng hoa, siêu thoát (sublimation). Tính cách đặc trưng của haiku Bashô là chuẩn bị cho chúng ta hướng đến cái t́nh cảm siêu thoát đó.   

Không nói cũng hiểu là một bài haiku có thể diễn tả khái niệm sabi mà không phải dùng đến tính từ sabishii hay danh từ sabishisa. Thực thế, hai chữ ấy đă có thể được đóng khung sẵn trong trí tưởng tượng của độc giả. Những bài haiku sau đây của Bashô - viết vào khoảng 1686 đến 1691 - đều ngầm chứa khái niệm sabi. Đặc biệt, chúng tập trung vào sự ḥa nhập của cái ngắn hạn vào cái trường cửu, của cái biến đổi vào cái bất hoại, của cái nhỏ bé hữu hạn vào cái bao la vô hạn. Thế rồi từ đó sẽ làm toát ra một t́nh cảm cô quạnh nguyên sơ chia chung bởi mọi sinh vật trên thế gian này.  

Hototogisu
Kiete yuku kata ya
Shima hitotsu
(Hori 389, hạ

Tiếng con chim đỗ quyên,
Dần khuất phía xa mờ,
Một ḥn đảo đơn cô.
 

Horo horo to
Yamabuki
chiru ka
Taki no oto
(Hori 369, xuân

Âm thầm không tiếng vang,
Rơi bao cánh
chùm vàng,[27]
Bên bờ thác nước réo.
 

Fuyu-niwa ya
Tsuki mo ito naru
Mushi no gin
(Hori 588, đông

Vườn mùa đông lạnh giá,
Trăng mỏng thành sợi tơ,
Như tiếng trùng ră rích.
 

Koe sumite
Hokuto
[28]ni hibiku
Kinuta
kana
(Hori 464, thu

Tiếng trong thanh ngăn ngắt,
Vang động tới ngàn sao,
Phải chăng chày đập áo?
 

Furuike ya
Kawazu
[29]
tobikomi
Mizu no oto
(Hori 267, xuân

Từ bờ vũng ao xưa,
Một chú ếch nhảy bơm,

Để lại tiếng nước xao.

Ao xưa ếch nhảy bơm 

Những bài thơ này đều có phần nào mơ hồ bởi v́ tác giả không đặc biệt thông báo cho chúng ta cảm tưởng của ông khi đứng trước kinh nghiệm này. Nhất là trong bài thơ cuối (con ếch), ông đă làm tốn biết bao nhiêu giấy mực của các nhà chú giải từ mấy thế kỷ nay[30]. Tuy nhiên giữa 5 bài này, chúng có chung một đặc điểm là sự so sánh nội tại (internal comparison). Đó là sự so sánh giữa cái hữu hạn (finite) và cái vô hạn (infinite) qua thể nghiệm mà bài haiku đă đem đến. Cái mơ hồ ấy bắt đầu lộ diện khi người ta t́m cách giải thích thể nghiệm ấy bằng nhiều lối khác nhau. Chúng ta biết phải so sánh làm sao đây mối tương quan giữa cái ao cổ kính đă có tự ngh́n năm và thoáng nước gợn tan biến đi trong khoảnh khắc, giữa cḥm sao Bắc Đẩu thất tinh vĩnh cửu và một tiếng chày đập áo ngắn ngủi giữa đêm thu! Hoặc là giữa tiếng thác nước đổ ào ào bất tận bên cạnh dăm cánh hoa chùm vàng cuối mùa rơi lặng lẽ trong núi vắng! Không thiếu chi những lời giải thích nhưng tất cả đều đồng qui vào một điểm, đó là cảm giác “cô quạnh” họ đă t́m thấy. Và Bashô của chúng ta chỉ cần những nhà giải thích cảm thấy “cô quạnh” chứ ông không thiết tha t́m hiểu họ giải thích như thế nào.                      

Trong một số bài haiku của ông, Bashô chỉ dùng sự so sánh có mỗi phân nửa, để lửng lơ nửa kia không nhắc đến. Trong những bài thơ như vậy, cái hữu hạn, cái bao la, sức mạnh hay sự thờ ơ của vũ trụ mới được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Người đọc lúc đó có cảm tưởng ḿnh bị cuốn hút, đè bẹp hoặc tan biến. Sau đây là một số ví dụ: 

Araumi ya
Sado ni yokotau

Amanogawa

(Hori 534, thu

Trên biển gầm sóng dữ,
Giải Ngân Hà
bắc ngang,
Tận phía đảo Sado
[31].
 

Samidare wo
Atsumete hayashi
Mogami-gawa
(Hori 514, hạ

Tụ hết mưa mùa hạ,
Ḍng nước xiết làm sao,

Con sông Mogami
[32].
 

Atsukihi wo
Umi ni iretari
Mogami-gawa
(Hori 524, hạ

Cùng đem đổ ra biển,
Một ngày nóng
như thiêu,
Con sông Mogami.
[33]
 

Fukitobasu
Ishi wa Asama no

Nowaki
kana
(Hori 438, thu

Thổi phăng phăng sỏi đá,
Sườn núi Asama
[34],
Băo mùa thu
chăng là!
 

Kogarashi ni
Iwa fukitogaru
Sugima kana
(Hori 730, đông

Trụ được cơn băo lốc,
Thổi mạnh, là ghềnh đá

Len giữa đám tuyết tùng
[35],
 

Ishiyama no
Ishi yori shiroshi

Aki no kaze

(Hori 549, thu

Trên núi tên Núi Đá,[36]
Nhưng trắng hơn cả đá,
Là trận gió mùa thu.

 

Bài Araumi ya được chép lên bức tường một ngôi nhà ở thành phố Leiden (Hà Lan) 

Trong những bài thơ vừa kể, chúng ta không hề thấy sự hiện diện của con người, chỉ có vũ trụ nguyên sơ đă có từ thiên niên vạn đại. Bashô không cho biết ông đă đối phó thế nào với những hiện tượng thiên nhiên ấy. Ông để cho độc giả tự cảm thấy cái bao la rộng răi của giải Ngân Hà, cái sức nước chảy xiết của con sông Mogami cũng như cái mạnh mẽ của những trận cuồng phong mùa thu trên núi Asama. 

Tuy nhiên, không phải tất cả đều là phi cá nhân (impersonal). Ở một vài bài thơ khác, ông đă cho phép yếu tố con người xâm nhập. Lúc đó, con người phải đối đầu với cái sức mạnh của thiên nhiên vô t́nh.Nhiều bài viết về mùa đông, thời điểm mà thiên nhiên tỏ ra khắc nghiệt nhất:  

Kame waruru
Yoru no kôri no
Nezame kana
(Hori 273, đông

Băng rạn trong thạp nước,
Đêm khuya giá buốt này,
Ta nghe khi nằm thức. 

Fuyu no hi ya
Bajô ni kôru
Kageboshi
(Hori 321 , đông

Mặt trời ngày mùa đông,
Lạnh cóng người trên ngựa
Biến ta thành cái bóng.
 

Negi shiroku
Araitatetaru
Samusa kana
(Hori 723, đông

Chắc đống củ hành mới,
Vừa rửa xong trắng tinh,
Làm ta gây gây lạnh.
 

Ikameshiki
Oto ya arare no
Hinoki-gasa
(Hori 196, đông

Rào rạo đổ ậpxuống,
Ḱa là tiếng mưa đá,

Nón lá
[37] khách đi đường

.

Cảnh một cơn mưa giông thường gặp trong thơ Bashô 

Cái lạnh lẽo toát ra từ những bài thơ này không phải chỉ do khung cảnh mùa đông đă tạo ra. Nó đến từ vài đặc tính của vũ trụ chúng ta đang sống. Để tiếp cận được cái “cô quạnh”, con người có mặt trong những bài haiku này đă bất chợt sực tỉnh v́ sức mạnh siêu nhiên ẩn dấu của vũ trụ, nay bộc lộ ra trong thế giới loài người. Sức mạnh đó không hề đếm xỉa ǵ đến sự an nguy, hạnh phúc của những kẻ đang sống tại chỗ. Sự bừng tỉnh của họ đă làm cho họ cảm thấy là, trước thiên nhiên, ḿnh không đáng kể, chỉ có “cô quạnh” và “lạnh lẽo”. 

Như thế, hỏi có cách nào con người sẽ vượt qua hay chịu đựng nổi sự cô đơn buốt giá này chăng? Câu trả lời mà Bashô t́m được h́nh như đă xuất phát từ kinh nghiệm quan sát của ông nơi tảng đá, cành cây, ngọn cỏ, trong đó, ông thấy rằng mọi vật đều có khả năng tự bảo vệ. Đơn thuần là chúng chịu đựng được những hiện tượng đó, và như thế, giữ được thế thăng bằng. Chúng không hề muốn làm hơn những ǵ chúng là, không chút lệch lạc, chúng thuận theo số mệnh của ḿnh cho đến phút cuối. Những bài thơ dưới đây cho ta thấy Bashô đă ngả về chiều hướng ấy: 

Hatsuyuki ya
Suisen no ha no
Tawamu made
(Hori 275, đông

Những hạt tuyết đầu mùa,
Đáp xuống khóm thủy tiên,
Làm cành hoa lả ngọn.
 

Yasenagara
Warinaki kiku no
Tsubomi kana
(Hori 314, thu

Mấy khóm cúc gầy guộc,
Cũng cố sức đơm hoa,
Ḱa xem những nụ đầu.
 

Yoku mireba
Nazuna
hana saku
Kakine kana
(Hori 259, xuân

Nhướng mắt nh́n cho kỹ,
Hiện ra dưới hàng dậu.
Một đóa
nazuna[38]
 

Okiagaru
Kiku
honoka nari
Mizu no ato
(Hori 313, thu

Vừa mới nhô đầu lên,
Sau khi làn nước ngập
[39],
Cúc
đă nhẹ đưa hương. 

Ở đây chúng ta cảm thấy cái mong manh của những cuộc đời thảo mộc dưới những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Chúng chỉ biết chịu đựng cho dù chưa từng làm điều ǵ không phải cho ai cả. Chẳng những thế, chúng c̣n chấp nhận số phận của ḿnh không chút cay đắng, lặng lẽ hoàn thành nhiệm vụ đă định. 

Hơn thế, Bashô h́nh như tin tưởng rằng cây cỏ và đất đá đă biết đối phó với sự cô quạnh ấy bằng khả năng thông cảm giữa chúng với nhau. Dường như đối với nhà thơ, chúng là một bộ phận của sự sống trong vũ trụ. Điều đó đă được gợi ra trong những bài haiku sau đây: 

Hi no michi ya
Aoi
katamuku
Satsuki-ame
(Hori 624, hạ

Hoa hướng dương nghiêng theo,
Con đường mặt trời đi,
Trong làn mưa tháng hạ. 

Kane kiete
Hana
no ka wa tsuku
Yuube kana
(Hori 461, xuân

Chuông thu không lịm tắt,
Anh đào
nồng hương lên[40].
Chiều đă về đấy nhỉ?
 

Kareshiba ya
Yaya kagerô no
Ichinishun
(Hori 344, xuân) 

Bên trên đồng cỏ úa,
Hơi nắng lung linh
bốc,
Cao lên độ vài phân. 

Suisen ya
Shiroki shôji no
Tomo utsuri
(Hori 726,
đông)  

Những khóm hoa thủy tiên
Và cánh cửa giấy bồi,

Như in bóng lên nhau
[41].
 

Trong mỗi một bài thơ trên, ta thấy có một sự tương giao ngấm ngầm giữa hai sự vật: hoa cúc qú và vầng thái dương, tiếng chuông chiều và hương hoa anh đào, đồng cỏ và không khí nóng ấm của ngày xuân, những khóm thủy tiên trắng và cánh cửa giấy bồi cũng trắng. Kỹ thuật kết hợp hai sự vật không liên quan với nhau vốn nằm trong túi gấm kỹ thuật của Bashô được tái sinh ở đây để chứng minh mối tương quan tiềm ẩn ấy. 

Để vượt qua nỗi “cô quạnh” của ḿnh, con người phải học tập thiên nhiên. Họ phải biết cách thông cảm với đất đai cây cỏ. Họ có khả năng thực hiện được điều đó v́ chính trong bản thân, con người đă có sẵn một cái ǵ giống như vạn vật. Với tiền đề đó, Bashô đă viết ra những vần thơ sau đây để ca tụng những giây phút quí hiếm khi con người và thiên nhiên giao ḥa với nhau: 

Asacha nomu
Sô shizukanari

Kiku
no hana
(Hori 646, thu

Nhà sư nhấp tách trà,
Buổi sáng, trong tĩnh lặng,
Kề bên cḥm hoa
cúc[42]
. 

Kutabirete
Yado karu koro ya

Fuji
no hana
(Hori 383, xuân

Mệt mỏi cuộc lữ hành,
Đúng lúc t́m chỗ trọ,

Buông rủ hoa tử đằng!
[43]
 

Te wo uteba
Kodama ni akuru

Natsu no tsuki

(Hori 690, hạ

Tiếng vỗ bàn tay ta,
Như giục ngày rạng sáng,

Đưa vầng trăng hạ lên.
[44] 

Kagerô no
Waga kata ni tatsu
Kamiko kana
(Hori 467, xuân

Nắng xuân bốc lung linh,
Trên áo giấy đi đường,

Ta cảm thấy trên vai
[45].
 

Bashô cảm thấy sự hiện diện của những đoá hoa cúc đă đem đến một sự tĩnh lặng đặc biệt cho nhà sư đang nhấp tách trà buổi sáng trong thiền pḥng. C̣n người lữ khách kia, ông t́m thấy có cái ǵ kết hợp giữa tâm trạng mệt mỏi điếm cỏ cầu sương của ḿnh với chùm hoa tử đằng màu màu tím nhạt đang buông rủ. Người đàn ông tưởng như khi vỗ tay, anh ta đă được thiên nhiên đáp trả: ngày rạng sáng và con trăng muộn mọc lên. Người bộ hành trong manh áo giấy cảm thấy mọi vật chung quanh ḿnh đều như vật vờ trước hơi nắng đầu xuân. Những bài thơ trên, dù là thơ nói đến người lữ khách mệt mỏi, không cho thấy một t́nh cảm “cô quạnh” nào.

Bashô và đệ tử tháp tùng trên bước viễn du 

Trong những thoáng chốc hiếm có khi Bashô chứng kiến được nguồn hạnh phúc là nhờ sự tương giao của con người và thiên nhiên, ông đă viết được những vần thơ nhẹ lâng, pha đôi chút hóm hỉnh nữa. Đây là một khoảnh khắc đó: 

Hitotsuya ni
Yuujo mo netari

Hagi
to tsuki
(Hori 532, thu

Qua đêm, ḿnh chung nhà,
Cùng cô gái hát rong,
Như trăng, hoa hagi.
 

Hoa hagi[46] (萩)trong khoe sắc trong khu vườn và con trăng thu sáng tỏ trên bầu trời tuy cách xa nhau ngàn dặm nhưng vẫn t́m đến với nhau như đôi bạn đồng hành. Nh́n chúng, Bashô không khỏi liên tưởng đến sợi dây liên lạc giữa thi nhân trên bước lăng du trong manh áo bạc màu và người con gái ăn sương (du nữ 遊女 = con hát rong)[47] xinh đẹp diêm dúa. Nhà thơ (trăng) đi t́m nguồn cảm hứng nghệ thuật, cô con gái (hoa hagi) đi hát rong kiếm miếng cơm manh áo (là hai nghệ sĩ nhưng mục đích khác nhau, NNT). Sự t́nh cờ đă đưa đẩy họ đến ngủ đỗ một đêm trong quán trọ bên đường. 

Hoa hagi c̣n là chủ đề của một bài thơ khác trong cùng một thể loại: 

Nurete yuku
Hito mo okashi ya
Ame no
hagi
(Hori 542, thu

Khách bộ hành ướt át,
Trông đáng yêu như thể,

Hoa hagi
trong mưa.
 

Bài thơ tạo nên một tương quan giữa khách bộ hành ướt lướt thướt và những khóm hoa hagi có một vẻ đẹp riêng dưới cơn mưa. Khi tương quan đó được lập lên rồi th́ người ta thấy một người b́nh thường cũng có những điểm đáng yêu. (Từ okashi rất khó dịch: buồn cười, đáng yêu, dễ thương, Ueda dùng chữ beautiful nghĩa là xinh đẹp, NNT). Mưa rơi trên mọi vật, không trừ ai, và giúp ta phát hiện ra điều đó. Hai bài thơ về hoa hagi bên trên cho thấy cái hóm hỉnh của Bashô khi ông kết hợp nhà thơ thoát tục và cô con hát trần tục cũng như người bộ hành ướt át với hoa hagi trong mưa. 

Cái hóm hĩnh, khôi hài c̣n được thể hiện trong 3 bài haiku dưới đây. Bài thơ đầu, thi sĩ đă viết ra trong một đêm đi ngắm đom đóm bay bên bờ sông: 

Hotaru-mi ya,
Sendô yôte
Obotsukana
(Hori 627, hạ

Đêm đi ngắm đom đóm,
Chú lái đ̣ quá say,
Khách lo thuyền cḥng chành.
 

Giữa con thuyền chao đảo trên ḍng sông đen như mực và ánh chớp le lói của những con đom đóm, có một sự tương quan có thể biện minh lên tâm trạng bất an của tác giả, người ngồi trong thuyền. C̣n như bài thơ dưới đây, nó đă được làm vào một ngày mùa đông mà những tia chớp nhoáng báo hiệu tuyết sắp sửa rơi: 

Yuki wo matsu
Jôgo no kao ya
Inabikari
(Hori 729, đông

Trông chờ mưa tuyết đến,
Ánh chớp soi rơ mặt,
Những anh chàng hào rượu.
 

Jôgo (thượng hộ =上戸), những cao thủ trong làng rượu và chắc hẳn cũng là những người yêu thơ. Họ đang chờ tuyết rơi xuống để tổ chức một cuộc thi vịnh tuyết và cũng để ngắm tuyết. Lúc đó rượu sẽ được đem ra mời.Sự mong muốn của họ càng lúc càng cao và đạt tới đỉnh khi những tia chớp báo tin tuyết sắp sửa rơi. Riêng bài thứ ba trong chùm thơ này khác với hai bài nói trên, không đề cập đến rượu: 

Kogarashi ya
Hôbare itamu
Hito no kao
(Hori 665, đông

Trận băo lốc mùa đông,
Hai bên má sưng phồng.
Mặt người đàn ông nọ.
 

Bài thơ này được Bashô làm ra khi lập được mối tương quan giữa cơn băo lốc giá buốt của mùa đông với người đàn ông má sưng phồng (hôbare) v́ chứng bệnh nào đó (quai bị chăng? NNT), một điều không có ǵ đáng gọi là khôi hài cả. Thế nhưng mà cách chồng úp lên nhau hai sự vật, lối tŕnh bày khách quan về nó, cái gương mặt sưng húp kia... tất cả những yếu tố đó đă cùng nhau thuyết phục người đọc nở được một nụ cười (có hơi ác, NNT). 

Yếu tố khôi hài không phải là cái mới trong thơ Bashô, ông đă sử dụng nó khi hăy c̣n là một thi sĩ nghiệp dư. Thế nhưng bản chất của sự khôi hài đă hoàn toàn thay đổi. Trước kia khôi hài được thể hiện bằng những tṛ chơi chữ, cơ trí hay cách giải thích nghịch ngợm những điển cố trong sách vở. Sau đó Bashô đă sử dụng kỹ thuật so sánh bất ngờ hai sự vật không liên hệ, nhưng lúc đó ông chỉ dùng nó với mục đích gây cú sốc cho độc giả. C̣n như trong những bài thơ về sau như vừa nêu ra th́ sự tin tưởng vào khả năng tương giao giữa vạn vật và quan niệm cho rằng con người cũng như muôn vật đều là sản phẩm của thiên nhiên, mới là những yếu tố cơ bản tạo nên sự khôi hài của thơ ông. Thái độ mới này dẫn đến khái niệm “nhẹ lâng” (karumi = lightness) (không khiên cưỡng, cứ thuận theo ḍng đời, NNT). Trên thực tế, một số haiku mà Bashô xác nhận đă sử dụng kỹ thuật karumi đă được viết ra vào thời điểm này.Chúng có nhiều điểm tương đồng với những bài thơ nhắc đến bên trên. Mùa xuân năm 1690, ông đă hạ bút: 

Ki no moto ni
Shiru mo namasu mo

Sakura
kana
(Hori 602, xuân

Bên dưới những tàng cây,
Trên canh, rau, cá giấm,
Lả tả cánh anh đào.
 

Bài thơ tả một bữa ăn ngoài trời của người đi thưởng hoa anh đào (hanami). Những cánh hoa anh đào rơi lả tả lên người họ, lên cả rượu và thức ăn đủ loại đang được bày biện dưới tàng cây. Khung cảnh ấy muốn như cho ta thấy thiên nhiên dịu dàng khoan dung đă bao che mọi vật trong ḷng của nó, kể cả con người (và những thức ăn trần tục của họ, NNT). Do đó mọi người hăy để cho thiên nhiên choàng ấp, che chở cho ḿnh. Theo Bashô, ấy chính là phương pháp để họ có thể thoát ra được sự “cô quạnh” (sabi) đang bủa vây. 

E)   Thời kỳ thứ năm: Từ thiên nhiên về thế giới con người ( 1692-1694) 

Trong ba năm cuối cùng cuộc đời nhà thơ, người ta thấy Bashô di chuyển từ thế giới của thiên nhiên về thế giới của con người. Trên thực tế, ông đă quay lại Edo vào mùa đông 1691 và bắt đầu sống gần gũi với mọi người hơn. Tuy là một bậc đại sư tiếng tăm, ông buộc phải chung đụng những nhà thơ nghiệp dư, kể cả những người không biết làm thơ. Ngoài ra, lúc ấy ông c̣n phải chăm sóc một số thân nhân nữa. Những năm ẩn cư an nhàn ở Huyễn Trú Am[48] và Lạc Thị Xá nay trở thành xa vời. Sự cảm thông với thiên nhiên ngày xưa ở hai nơi đó từng giúp ông giải quyết vấn đề “cô quạnh” nay không có nghĩa ǵ trước cái ồn ào náo nhiệt của đời sống đô thị. Nguyên tắc “cô quạnh” (sabi) mà ông đă bao năm cất công t́m kiếm mới đạt được bị coi như không có tính cách phổ quát.  

Lạc thị xá (Rakushisha) gần Kyôto, nơi xưa Bashô ẩn cư[49] 

Cho nên không ai ngạc nhiên khi thấy những vần haiku mà Bashô làm ra trong giai đoạn cuối đời này nhuộm màu uất ức, cay đắng và cả tuyệt vọng đến mức không ngờ.  

Chúng ta đă đọc được sự mĩa mai cay đắng: 

Toshidoshi ya
Saru ni kisetaru
Saru no men
(Hori 775, xuân

Năm tháng nối nhau qua,
Trên khuôn mặt khỉ kia,

Mang thêm mặt nạ khỉ.
[50]
 

Chúng ta thấy thêm Bashô từng đóng cửa tạ khách bằng những bài haiku: 

Asagao[51] ya
Hiru wa jô orosu
Mon no kaki
(Hori 795, thu

Mở lúc triêu nhan nở,
Trưa đến ta cài then,
Trên hàng dậu cổng nhà.
 

Hoa triêu nhan (asagao) 

Bashô muốn được người ta để một ḿnh, chỉ lấy hoa kia làm bạn. Thế nhưng (càng ngày càng u uất, NNT), ngay cả nét đẹp thơ ngây vô tội của hoa cũng không đủ để an ủi ông: 

Asagao ya
Kore mo mata waga
Tomo narazu
(Hori 796, thu

Ngay những đóa triêu nhan,
Giờ đây cũng không đủ,
Bầu bạn với ta đâu.
 

Bài thơ nói lên một nỗi tuyệt vọng chạm đến ngưỡng hư vô. 

Tuy nhiên 3 vần haiku nổi tiếng sau đây và làm trong giai đoạn đó mới thực sự diễn tả sự cô quạnh của nhà thơ. Nó không phải là cái cô quạnh khiến con người t́m về giữa ḷng thiên nhiên nhưng là cái cô quạnh chỉ đào sâu thêm t́nh cảm tha hóa (alienation). Bài đầu tiên, làm ra lúc ông đóng cửa tạ khách: 

Mono ieba
Kuchibiru samushi

Aki no kaze

(Hori 966, thu

Có nói điều chi nữa
Th́ bờ môi cũng lạnh

Trong trận
gió mùa thu[52] 

Nội dung bài thơ tŕnh bày sự uất ức v́ sự thiếu cảm thông giữa người với người. Có thể là Bashô đă nói chuyện ǵ với ai đó nhưng họ không hiểu ông hoặc đă hiểu lầm ông. Ông nhớ lại điều đó khi đi một ḿnh trên con đường có gió thu giá lạnh và tiếc rằng ḿnh đă phải mở miệng nói ra để làm chi. Bài haiku thứ hai cũng chứa chất sự cô quạnh của ông: 

Kono michi ya
Yuku hito nashi ni

Aki no kure

(Hori 902, thu

Sao trên con đường này,
Chẳng bóng người lai văng,

Chiều thu
, ôi, chiều thu!
 

“Con đường” trong bài thơ có ư nghĩa thi ca và mang tính cách tượng trưng. Oái oăm là Bashô đă làm ra nó vào lúc ông đạt được đỉnh cao của danh vọng, chung quanh không thiếu ǵ đệ tử và người hâm mộ. C̣n như bài thứ ba sau đây là bài thơ ông viết khoảng hai tuần trước khi mất:   

Aki fukaki
Tonari wa nani wo
Suru hito zo
(Hori 907, thu

Mùa thu đă vào sâu,
Không hiểu nhà hàng xóm,
Kiếm sống, biết làm sao?
 

Một lần nữa, Bashô than thở cho sự “cô quạnh” của người đời. Nhà hàng xóm cạnh cửa ông mà họ chẳng biết ǵ về nhau, cuộc sống của hai bên hoàn toàn xa lạ. Thử hỏi nếu một con người không hiểu anh hàng xóm của ḿnh sinh sống cách nào th́ sao có thể đi khám phá nội tâm của những người khác được? 

Thờ ơ, lănh đạm hay khốc liệt không chỉ thấy ở thế giới con người. Nó c̣n thấy ở trong thiên nhiên. Một số haiku cuối cùng của Bashô đă chứng minh thiên nhiên rơ ràng là không có một chút ǵ b́nh an, đáng yêu và ấm áp. Vẫn có một sự tương giao ở đấy nhưng đó là giữa sự xấu xí, bệnh hoạn và tàn bạo. Chẳng hạn: 

Samidare ya
Kaiko wazurau
Kuwa no hata
(Hori 848, hạ

Trận mưa hè đổ xuống,
Những con tằm mắc bệnh,

Nằm giữa cánh đồng dâu
[53]

Có một sự ḥa điệu nào đó giữa màu xám xịt của bầu trời khi những trận mưa hè đổ tới và màu trắng thân thể của lũ tằm mắc bệnh bị nhà nông nuôi chúng bỏ mặc giữa cánh đồng dâu. Ngược lại, phải nói cái không khí này có vẻ dị thường so với những haiku trước kia của Bashô. Dưới đây lại là một bài khác cũng làm cho ta cảm thấy nôn nao khó ở. 

Namagusashi
Konagi
[54] no ue
Hae
[55] no wata
(Hori 797, thu

Bốc lên mùi tanh nồng,
Mùi gan ruột cá vữa,
Trên đám sậy bờ nước. 

Có thể nói bài thơ đă thành công khi muốn tạo nên một bầu không khí buồn nôn của một ngày hè nóng bức và ẩm ướt khi kết hợp được cái độ mỏng của lá sậy mọc um tùm với mùi tanh nồng của ruột gan cá người ta vứt đi. Kỹ thuật vẫn là kỹ thuật quen thuộc của Bashô nhưng ở đây, ông đă dùng nó để gây cho ta một cảm xúc khó chịu. Thẳng thừng hơn nữa là bài thơ tiếp đây khi nói đến cái xấu xí và thô bạo:  

Ikinagara
Hitotsu ni kôru

Namako
[56] kana
(Hori 822, đông

C̣n sống nhăn ra đó,
Đă đông thành một đống,

Ḱa những con đĩa biển.
[57]
 

Cái lạnh buốt thấy trong bài thơ này càng dễ gây xúc động cho người đọc hơn khi những con đĩa biển trơn nhớt, dễ vuột kia vẫn là đề tài thường dùng để khôi hài trong văn chương Nhật. 

Chúng ta đă tập trung t́m hiểu những bài thơ lúc cuối đời, chúng phản ánh nỗi tuyệt vọng trong những tháng ngày xế bóng. Tuy nhiên Bashô cũng đă t́m cách vượt qua nổi tuyệt vọng và xua đuổi ám ảnh về cái chết. Như chúng ta có thể tưởng tượng ra, những cố gắng đó đă hướng ông đến khái niệm “nhẹ lâng” (karumi, lightness) tức là sự chấp nhận mọi vật như nó là. Ông đă hiểu ḿnh không thể thoát ra được cơi người v́ ḿnh cũng chỉ là một con người. Chỉ c̣n có cách chịu đựng những điều bất toàn trong bản chất con người và cười tha thứ chúng. Thái độ đó đă được bày tỏ qua bài haiku rất đáng lưu ư như sau: 

Nusubito ni
Ôta yo mo ari

Toshi no kure

(Hori 826, đông

Cũng có đêm kẻ trộm,
Đến viếng cả nhà ta,

Lúc năm cùng tháng tận
.  

Thi nhân khi đó hồi tưởng lại sự việc một năm đă trôi qua và không cay đắng đối với kẻ trộm đă đến viếng nhà ḿnh. Họa chăng, ông chỉ nở một nụ cười tha thứ, như chữ “viếng” đă cho ta thấy. Ta có cảm tưởng Bashô lúc đó đi đến chỗ chấp nhận một thế giới con người mà trộm cướp cũng là một thành phần. Một bài haiku khác cũng mô tả cùng tâm trạng: 

Niwa hakite
Yuki
wo wasururu
Hahaki kana
(Hori 768, đông

Đi khắp vườn để quét,
Lại quên khuấy có tuyết,
Chổi ơi là cái chổi!
 

Theo lời giải thích đầu bài thơ, nhân vật trong đó cầm cái chổi để quét tuyết cho sạch vườn là một thiền sư Trung Quốc nổi danh[58]. Trong khi mục đích là đi quét tuyết, ông ta đă quên cả tuyết. Có lẽ đây là điểm quan trọng mà Bashô muốn đạt tới: ḿnh phải quên đi sự nhơ nhớp trong khi vẫn sống giữa cái cảnh nhơ nhớp ấy.  

Hàn Sơn quét tuyết (tranh của Soga Shôhaku, 1730-1881) 

Như thế ta hiểu tại sao Bashô làm nhiều bài thơ nói về con người vào lúc cuối đời. Thay v́ trốn măi vào thiên nhiên, ông chấp nhận ở lại với thế giới con người. Nếu có lúc ông tuyệt vọng th́ cũng có lúc ông nh́n thực trạng của thế giới ấy với một nụ cười. Sau đây là một bài haiku nói lên phút giây hạnh phúc ấy: 

Ika-uri no
Koe magirawashi
Hototogisu
(Hori 919, hạ

Anh hàng cá mực rao,
Nghe không sao phân biệt,
Với tiếng đỗ quyên kêu. 

Nhà thơ sống giữa đô thị ồn ào, có biết bao nhiêu người bán dạo rao hàng. Đang muốn lắng tai nghe tiếng chim cuốc đầu mùa thanh tao đầy thi vị th́ cái đập vào tai ông là tiếng rao hàng rong của anh chàng bán cá mực trần tục kia. Ông không c̣n phân biệt được bên nào là bên nào. Tuy nhiên, Bashô không bực tức, nó chỉ làm ông buồn cười. Dưới đây lại là một khoảnh khắc khác khi Bashô chấp nhận sự không đồng nhất của thế giới con người: 

Mononofu no
Daikon
nigaki
Hanashi kana
(Hori 816, đông

Mấy ông nhà vơ họp,
Chuyện văn cũng cay nồng,

Như vị củ cải sống.
[59] 

Bashô vốn đă quen phong cách b́nh dân của người đô thị trong cách chuyện tṛ nên khi có dịp nhập vào đám samurai, giai cấp cầm quyền, đă nhận ra lời đối thoại của họ dù là trong cuộc tụ họp b́nh thường vẫn phản ánh giáo dục tân Khổng giáo họ được thừa hưởng nên rạch ṛi và nghiêm trang. Thế nhưng Bashô không muốn làm mặt lạ với họ. Thái độ đó chỉ làm ông thú vị nên đă đem so sánh với vị cay nồng của daikon (củ cải trắng). 

Bashô lại càng để ư đến sinh hoạt của người dân thường. Nó giúp cho ông viết được những bài haiku hầu như gói ghém cả một câu chuyện: 

Susuhaki [60]wa
Ono ga tana suru
Daiku kana
(Hori 824, đông

Lễ quét nhà cuối năm,
Có anh chàng thợ mộc,
Dựng chạn gỗ nhà ḿnh.
 

Người đi làm thường không muốn công việc của ḿnh dính dáng vào công việc nhà. Nhà là nơi họ có thể thoải mái nghỉ ngơi sau khi lao động mệt nhọc. Cũng như anh thợ làm vườn ít khi chăm sóc mảnh vườn nhà hay anh bếp ra tay nấu nướng sửa soạn bữa cơm gia đ́nh. Người thợ mộc có thể xây cất một ngôi nhà nhưng ít khi để ư đến việc dựng cho vợ ḿnh một cái chạn gỗ để đồ vặt trên tường. Nhưng hôm ấy là ngày 13 tháng chạp, theo truyền thống Nhật Bản là Lẽ Tẩy Uế (Susuhaki, cũng là dịp dọn dẹp nhà cửa để mừng năm mới), anh ta mới lấy một ngày nghỉ để giúp vợ thu dọn. Rốt cuộc, có lẽ hơi nhăn nhó một chút, anh cũng đă dựng xong cái chạn lên tường (điều mà vợ anh chờ đợi đă lâu). Khách qua đường nh́n thấy cảnh ấy, tất không khỏi mỉm cười. Trong bài thơ này, ta không c̣n thấy đâu h́nh ảnh một Bahô con người ẩn dật lánh đời. 

Điều đó không có nghĩa là Bahô hết chú ư đến thiên nhiên. Ngược lại, một số lớn haiku trong giai đoạn cuối này đều có chủ đề thiên nhiên. Tuy vậy, khó ḷng chối căi là nội dung của chúng vẫn có bóng dáng con người, trừ một số ít biểu lộ mối quan tâm của Bashô về một thế giới nguyên thủy chưa có vết chân người. Mặt khác, cái lạnh lẽo thấy trong những bài thơ nói về thiên nhiên trước đây (thiên nhiên dữ dội, tàn khốc, vô t́nh, NNT) nay đă được thay thế bằng cái hơi ấm do khái niệm “nhẹ lâng” (karumi, lightness) mang lại. Khi Bashô kết hợp hai sự vật xa lạ để kiến tạo nên một khung cảnh độc đáo và hài ḥa, lúc nào một trong hai sự vật đó cũng có liên hệ với thế giới con người, hay đúng hơn, với những con người tầm thường. Nhân đây, xin đơn cử hai bài haiku nói về hoa cúc: 

Kiku no hana
Saku ya ishiya no
Ishi no ai
(Hori 805, thu

Ḱa những khóm cúc dại,
Nở len giữa đống đá,
Nơi tiệm ông hàng đá
 

Kiku no ka ya
Niwa ni kiretaru
Kutsu no soko
(Hori 811, thu

Hoa cúc thoảng làn hương,
Thơm thơm khắp khu vườn,
Đế dép ai rách thủng.
 

Bài thơ thứ nhất tạo nên một sự liên kết kỳ lạ giữa những đóa hoa cúc xinh đẹp tươi tắn và những tảng đá chưa mài thô ráp lạnh lùng. Đây là thí dụ điễn h́nh về kỹ thuật kết nối trùng phức hai yếu tố trong thiên nhiên của Bashô. Bối cảnh của nó là một tiệm buôn đá (ishiya石屋)[61] gần một bến cảng sầm uất của Edo. Bài thơ thứ hai nói đến cảnh hoa cúc đưa hương trong khu vườn nhà ai nhưng trọng tâm của Bashô là cái đế dép rách thủng nghĩa là nếp sống an nhàn, không câu thúc của chủ nhân[62]. Hai bài thơ cùng có một điểm chung: cái đẹp t́m thấy được là khi thiên nhiên nới ṿng tay và ôm trọn được con người trong sinh hoạt thường ngày của họ.   

Trong chiều hướng đó, ta thấy thế giới thi ca của Bashô đă đạt đến một phạm vi hoạt động lớn nhất trong những năm cuối đời. Tất cà mọi thứ - từ con người cho đến thiên nhiên vạn vật - đều hàm chứa trong đó. Ông đă dám dùng những sự vật lạ lùng để thi vị hóa đề tài cho thơ ḿnh. Được biết đến hơn cả có lẽ là thí dụ sau đây: 

Uguisu ya
Mochi ni fun suru
En no saki
(Hori 742, xuân

Con chim oanh bay đến,
Dây phẩn lên bánh dày,

Bày ở cuối hàng hiên.
[63]
 

Đó là phong cảnh một ngày xuân thật đẹp. Nhà thơ chỉ lặng ngắm con chim oanh (tượng trưng cho sự trở về của mùa xuân, NNT) dây phẩn trên bánh mochi (bánh dày làm ra để ăn Tết) đang được đem phơi cho khô dưới hàng hiên dưới ánh nắng ấm. Ở một bài thơ khác, khi tả cảnh mùa thu, Bashô lại viết: 

Mikazuki ni
Chi wa oboro nari

Soba no hana

(Hori 754, thu

Dưới trăng liềm mờ ảo,
Mặt đất trắng một màu,
Cánh đồng hoa kiều mạch.
 

Đồng hoa kiều mạch (soba no hana) 

Dưới ánh con trăng mồng ba (mikazuki), mặt đất mờ mờ ảo ảo, lộ ra màu trắng bạt ngàn của cánh đồng hoa kiều mạch (soba, buckwheat). Khung cảnh này là một sự hài ḥa gợi nhớ phong cách những bài thơ nói về sự “cô quạnh” (sabi, loneliness) từ trước. Nếu có điểm khác nhau giữa chúng th́ đó là việc hoa kiều mạch vốn đầy dẫy khắp nơi và chẳng đẹp đẽ ǵ đặc biệt. Ḿ kiều mạch chỉ là món ăn xoàng trên mâm cơm một gia đ́nh Nhật b́nh thường. Một bài thơ thanh tao khác tiến gần được đến khái niệm “cô quạnh” là bài khá nổi tiếng sau đây: 

Kiku no ka ya
Nara ni wa furuki
Hotoke-tachi
(Hori 893, thu

Hoa cúc vẫn dâng hương,
Nara kinh đô cũ,
Chư Phật ngồi trầm tư.
 

Nara là kinh đô của Nhật Bản thời cổ (710-784), sau khi Phật giáo đă mang một nền văn hoá mới đến từ Trung Hoa và Ấn Độ đến nước này. Nay th́ Nara chỉ c̣n là một thành phố nhỏ dành cho khách du lịch mà Phật giáo đă bước qua thời toàn thịnh. Thế nhưng trong những ngôi chùa của Nara hăy c̣n những bức tượng Phật bằng gỗ bằng đồng ngồi trầm ngâm lặng lẽ từ bao thế kỷ. Cái thế giới ngày xưa mà chư Phật đă nh́n với cặp mắt từ bi, nếu nay vẫn c̣n đó, th́ chỉ được thể hiện qua mùi hương hoa cúc đang lan tỏa khắp thành phố Nara[64]. Ngữi được làn hương đó, ta có cảm tưởng như nh́n thấy những h́nh ảnh xưa cũ và thở bầu không khí của kinh đô tráng lệ một thời. Điều đáng chú ư là trong nguyên văn, tác giả không nói đến “những h́nh bóng Phật giáo” (Bukkyô no kage, Buddhist’s images) mà chỉ nói đến “những vị Phật” (Hotoke-tachi, Buddhas) để nhân cách hóa các bức tượng đó, xem như chư Phật vẫn c̣n sống trong thế giới loài người kể từ dạo ấy. 

Trong những năm cuối cuộc đời ḿnh, Bashô đă cố gắng sửa chữa khái niệm “cô quạnh” (sabi) nếu không nói là thay đổi nó. Xưa kia sabi uốn con người trở về với t́nh trạng nguyên thủy, ḥa nhập với thiên nhiên đất đá, ḥa tan vào đó cái tự ngă (ego) vốn là đầu mối của những dục vọng dằn vặt họ. Nay th́ Bashô thử sửa lại rằng con người có thể sống trong cơi nhân gian tục lụy mà vẫn t́m ra sự b́nh an cho tâm hồn. Giải pháp của ông là “nhẹ lâng” (karumi) nghĩa là thái độ của một con người sẵn sàng chấp nhận mọi sự xảy đến cho ḿnh. Tỷ như một nhà thơ ẩn cư nở được một nụ khi bị kẻ trộm viếng, hay là một thiền sư đi quét tuyết mà không nghĩ đến tuyết. Nhưng thử hỏi cố gắng đó của Bashô có đạt được mục đích hay không? Ông đă có thể vượt qua niềm thất vọng và yếm thế bàng bạc trong những tác phẩm trước đó của ông chưa? 

Chúng ta khó ḷng có được một câu trả lời chắc nịch.Tất cả những điều có thể làm được là thử đọc những bài thơ ông là lúc cuối đời để phân tích tâm trạng của nhà thơ tiềm ẩn trong đó. 

Shiragiku no
Me ni tatete miru
Chiri mo nashi
(Hori 905, thu

Một cành hoa cúc trắng,
Dù nhướng mắt nh́n kỹ,
Cũng không thấy bụi trần.
 

Đây là một bài thơ đáng yêu. Bashô đă nh́n thấy đoá cúc trắng này nơi nhà người bạn[65] vào một buổi họp mặt.Tuy nhiên, qua bài thơ, ta có cảm tưởng như đối với Bashô lúc đó, không có ai hiện diện ngoài màu trắng tinh khôi của đóa cúc. Nếu không có một tấm ḷng thanh thản hồn nhiên th́ tác giả khó có thể hạ vần như vậy. 

Buổi chiều hôm sau, Bashô lại gặp gỡ một nhóm nhà thơ, mỗi người phải tŕnh bày một bài haiku nói về chủ đề t́nh yêu[66]. Bài thơ của Bashô vịnh nhan đề “Đi chung đường với cậu bạn trẻ đẹp trai dưới trăng”: 

Tsuki sumu ya
Kitsune kowagaru
Chigo no tomo
(Hori 906, thu

Dưới trăng đêm trong vắt,
Tiễn chân cậu bạn trẻ,
Tuổi c̣n sợ chồn cáo.
 

Khung cảnh này chỉ có trong trí tưởng tượng của Bashô. Đó là một hôm trời đă vào khuya, một cậu chigo (稚児, catamite)[67] đang rảo bước trên con đường vắng dưới ánh trăng. Tuy trăng sáng nhưng rừng cây dày đặc và từ trong đó có tiếng chồn tru làm chú ta nép người vào ông (theo Hori, NNT). Khung cảnh th́ thật nên thơ nhưng hàm chứa những bí ẩn của thiên nhiên khiến chú bé thiếu kinh nghiệm đâm ra hoảng sợ. Bashô không thể nào xóa tan nỗi lo âu của chú bé nhưng ông nghĩ ḿnh vẫn có thể tiễn chú ta thêm một đoạn đường. 

Bia mộ của Bashô trong khuôn viên Gichuuji (Nghĩa Trọng Tự) ở Shiga 

Trong mười ba ngày cuối, Bashô c̣n có thêm hai bài haiku nữa. Bài trước có lẽ viết sau bài nói về chồn cáo một ít lâu, trong đó ông tự hỏi người hàng xóm của ḿnh lấy ǵ làm sinh kế. Nó hàm chứa nỗi buồn “cô quạnh” vô hạn của kiếp nhân sinh và sự bi quan về khả năng thông cảm giữa con người với nhau. Dĩ nhiên bài thơ thiếu sự trong sáng và dịu dàng mà ông đă có đối với đoá hoa cúc cũng như chú bé con. Thế rồi, bài sau và cũng là bài thơ cuối cùng, viết 4 ngày trước khi nhắm mắt: 

Tabi ni yande
Yume wa
kareno
Kakemeguru
(Hori 908, đông

Lữ thứ thân nằm bệnh,
Mộng hồn c̣n luẩn quẩn,
Trên cánh đồng hoang vu.
 

Bài thơ này đă mở ra một chiều hướng khác. Nó không c̣n giống bài thơ nói về cúc trắng hay nói về con đường trăng sáng nữa. Bashô đă hiểu cơi thế gian này chẳng là ǵ khác hơn những cánh đồng mùa đông cằn cỗi (kareno, withered moore) nhưng ông cố quanh quẩn đi t́m cho được một chỗ nghỉ ngơi. Cả “cô quạnh” (sabi) lẫn “nhẹ lâng” (karumi) đều không đủ đem đến cho thi nhân sự thanh thản hoàn toàn. Dù sao, ông vẫn bôn ba, đánh ṿng ṿng, không hề chịu ngừng trên bước đường đi t́m một phong cách, sáng tác những vần haiku đánh dấu cả thành công cũng như thất bại trong quá tŕnh t́m ṭi đó. 

Tạm xong ngày 8 tháng 4 năm 2014

Bệnh viện Đại học Chiba

Nguyễn Nam Trân

 

liệu tham khảo

1)      Ueda, Makoto, Bashô, The Master Haiku Poet Matsuo, 1970, Kodansha International Tokyo - New York - London, Paperback Edition in 1980.

2)      Hori, Nobuo, Zuchinban Bashô Zenku, 2004, Shôgakukukan, Tokyo.


[1] Theo Ueda, quá ít nếu đem so sánh với hai nhà thơ haiku tiêu biểu khác là Buson (3.000 bài) và Issa (20.000 bài). Ngoài ra, thơ chỉ có 17 âm tiết, có thiếu hay dôi ra th́ cũng một hai âm mà thôi.

[2] Thực vậy, tác giả Hori Nobuo (sđd) đă phân đoạn đời thơ Bashô làm 6 thời kỳ chứ không phải chỉ có 5. Những nhà nghiên cứu khác cũng có thể có kiến giải riêng. Theo Hori, sáu thời kỳ đó là: 1) Thời học tập tác phong thi phái Teimon ( từ lúc trên 10 tuổi đến 29 tuổi); 2) Thời lên Edo chịu ảnh hưởng thi phái Danrin (từ 29 đến 37 tuổi); 3) Thời kỳ về sống ở vùng Fukagawa, tạo nên một trường phái độc lập của ḿnh, chịu ảnh hưởng thuyết vô vi của Lăo Trang (từ 37 tuổi trở đi); 4) Thời kỳ đi sâu vào triết lư vô vi, cùng lúc nhuốm màu sắc duy thức và bản giác của Phật giáo, gắn bó với thiên nhiên và làm những bài thơ phá cách (những năm Trinh Hưởng: 1684-88); 5) Thời kỳ du hành miền Oku rồi phiêu bạt vùng Kansai (những năm đầu thời Nguyên Lộc: 1689 - 91). Công bố lư thuyết “bất dịch lưu hành luận”, nêu quan điểm “vật ngă nhất như”, chủ trương con người phải ḥa ḿnh vào đại tự nhiên, tập đại thành thi pháp Bashô; 6) Thời trở lại Edo (1692) cho đến lúc lâm chung ở Ôsaka (1694) ỏ tuổi 50, nỗ lực thuyết giảng về khái niệm karumi và không ngớt t́m ṭi những hướng mới cho thơ.

[3] Theo Ueda, có một bài thơ nói về năm Dậu mà người xưa gán cho Bashô, lúc ấy mới 13 tuổi, nhưng các nhà nghiên cứu ngày nay tỏ ra nghi ngờ về tính cách xác thực của nó.

[4] Đánh dấu xuất xứ và quí ngữ của bài thơ. Lấy từ sách đă dẫn của Hori Nobuo. Số thứ tự là số bài trong tập ấy.

[5] Để dịch 17 âm tiết (syllables) của haiku mà chúng tôi phải sử dụng 15 chữ (words) Việt, không khỏi có khuyết điểm là mizumashi (pha loăng, dịch dôi), làm mất đi yếu tính của haiku là sự cô đọng. Xin xem sự bất toàn này là một lựa chọn cá nhân.

[6] Bắt nguồn từ một đoạn trong Truyện Heike (Heike Monogatari).

[7] Trường phái lấy nhà thơ Matsunaga Teitoku (Tùng Vĩnh, Trinh Đức, 1571-1653) làm tổ. Đă mở màn cho phong trào haikai phổ cập trong quần chúng, vốn lấy sự chơi chữ làm trọng. Phong cách của Trinh Đức vẫn có tính truyền thống cho nên c̣n gọi là cổ phong. 

[8] Một tṛ chơi có từ thời Heian, c̣n có tên là Kai-awase, gồm 360 mảnh vỏ ṣ, chia làm hai bên tả hữu. Người chơi dựa trên h́nh thù, màu sắc, vẻ đẹp của chúng để tranh hơn thua. Có khi được trang trí bằng những bài thơ. Có thể Bashô ví von nó với Uta-awase (Hội b́nh thơ).

[9] Jinbê (Thậm binh vệ) có thể là tên một kép hát Kabuki hay những nhân vật công chúng mà kiểu bởi tóc và cách phục sức ảnh hưởng đến trào lưu xă hội thời Edo.

[10] Trường phái thơ haikai thời Edo mang cái tên Phật học (Chiên đàn lâm), thịnh hành từ năm 1673 đến 1684. Chuộng sử dụng văn nói và cái cười cơ trí (pun, wit), chống lại cổ phong của Teimon. Người chủ tŕ thi phái là Nishiyama Sôin (Tây Sơn, Tông Nhân, 1605-1682).

[11] Bashôan “Am cây chuối”, tên một ngôi nhà bỏ trống vùng Fukagawa trong xóm b́nh dân Edo. Matsuo Tôsei (Tùng Vĩ Đào Thanh) đă lấy nó làm bút hiệu (Bashô) cho ḿnh. Chủ nhân của ngôi nhà - một đệ tử của ông – là Sanpu (Sâm Phong) đă để cho thầy sử dụng . Bashô đă sống ở đó khi vừa đặt chân lên Edo. Bị hỏa hoạn thiêu hủy năm 1682 nhưng được dựng lại vào năm sau. Nay thuộc khu Kôtô (Giang đông), trung tâm Tôkyô.

[12] Ví dụ thơ Đỗ Phủ: Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

[13] Chữ châm (cây kim hari) trong haritate (thầy châm cứu針立て) và chữ châm (shin) trong châm cứu đều có âm gần với chữ châm (chin, đập áo). Utsuđả 打つvừa là đập, giă, vừa là chích kim. Chữ kara(空)và Kara (, , 韓)sử dụng theo thủ pháp iikake (言い掛け) nghĩa là nói lấp lửng, đa nghĩa)

[14] Điều này không c̣n đúng cho ngày nay nữa v́ sự biến đổi khí hậu.

[15] So sánh hai vật không liên quan ǵ đến nhau, làm người đọc không ngờ tới (surprising comparison). Ở đây là 2 cặp sóng đôi: chén rượu / vầng trăng, bồn nước / mặt biển.

[16] Hori có liên tưởng đến một đoạn nói về côn trùng trong Makura no Sôshi của Sei Shônagon. Ca dao Việt Nam cũng có câu: Buồn trông con nhện giăng tơ. Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai. Thơ Huy Cận: Sợi buồn con nhện giăng mau.

[17] Theo Hori, có thể Bashô lấy hứng từ một câu thơ chữ Hán trong Wakan Ryôeishuu (Ḥa Hán lăng vịnh tập): Dạ vũ du xuyên thạch thượng đài (Mưa đêm như đi xuyên thấu làn rêu phủ trên đá).

[18] Chẳng hạn thơ Giả Đảo: Điểu túc tŕ biên thụ, Tăng xao nguyệt hạ môn, (NNT).

[19] Dịch giả nháy lại hai lần “Chiều thu” để nhấn mạnh tính cách tiêu sơ của h́nh ảnh “quạ đậu cành khô” (NNT).

[20] Nozarashi kikô (Dă sái kỷ hành) c̣n gọi là Kasshi Ginkô (Giáp Tư ngâm hành) nói về chuyến đi xuất phát từ Edo vào tháng 8 năm 1684, qua các tỉnh miền Tây (đến Nagoya, Kyoto), xem như tập văn kikô (kỷ hành văn, văn đi đường) đầu tiên của ông. Nozarashi vừa có nghĩa là mưa gió trên đồng vừa có nghĩa là đầu lâu (sarekôbe) bỏ lăn lóc ngoài trời. Ư nói sự khổ cực của người đi t́m nguồn thơ.

[21] Minashiguri (Hư lật, Hạt dẻ rỗng, 1683) gồm 2 tập với 431 bài hokku do Bashô và chư đệ tử (Kikaku, Ransetsu, Sanpuu, Sôdô...) viết ra. Đệ tử là Takarai Kikaku biên tập. Nó đánh dấu việc phát triển phong cách mới của thơ Bashô.

[22] Câu thượng ngũ tức câu đầu dài đến 10 chữ. Hori gọi cách viết đó là “phá điệu” chứng tỏ lúc về ẩn cư ớ Am Bashô, nhà thơ đă muốn đi ra ngoài đường lối 5/7/5.

[23] Mukuge (vô cùng hoa) cũng là quốc hoa của Hàn quốc. Hoa thân thảo, có nhiều màu, sớm nở tối tàn. Tiếng Hán viết là mộc cẩn (mokuge), có lẽ được nhập từ Trung Quốc. Anh Mỹ gọi là rose mallow hay rose of Sharon, được dịch ra tiếng Việt là thục qú.

[24] C̣n có lối giải thích thuần Hán học cho rằng hoa lan tượng trưng cho người quân tử và Bashô cảm thấy khi nh́n hoa lan trong núi sâu, ông đă gặp được người tri kỷ đang sống đời ẩn dật, “lan sinh hang tối, hương vương giả” (Lan sinh u cốc. Vương giả chi hương).

[25] Ngày nay, người ta vẫn nói “độc giả chứ không phải tác giả mới là người hoàn thành tác phẩm”.

[26] Loài ve chỉ sống mỗi mùa hè. Ve kêu rền rĩ là lúc chúng sắp chết. Trong bài thơ có ngụ ư ai oán. Nhật c̣n có thành ngữ semishigure (ve kêu như trời đổ mưa rào).

[27] Tiếng Anh là kerria, một loại tường vi màu vàng tươi.Hoa năm cánh. Quí ngữ của mùa xuân.

[28] Hokuto = sao Bắc Đẩu.

[29] Kawazu là một loại ếch (kaeru). Chính ra tên nó là kajikagaeru, đặc điểm là tay chân dài và bám được chặt, sống ở các vùng rừng suối.Từng thấy trong Manyôshuu. Đến đời Heian th́ người ta lẫn lộn cả hai nhưng trong thi ca th́ vẫn hay dùng kawazu thay v́ kaeru. 

[30] Ví dụ Hori không đặt trọng tâm vào con ếch nhưng vào cái ao xưa v́ cho rằng nó đă chứng kiến bao nhiêu cuộc thịnh suy. Con ếch chỉ là khoảnh khắc trong thời gian trường cửu.

[31] Sado là ḥn đảo trên biển Nhật Bản rộng 875km2, nh́n về phía bán đảo Triều Tiên, ngày xưa nơi những người đi đày hoặc những người phu mỏ (khai thác mỏ vàng, bạc) thường được đem ra đó. Sado tượng trưng cho sự đơn côi, bi thảm của con người.

[32] Mogami (Tối thượng xuyên) được xem như một trong 3 con sông nước xiết (tam đại cấp lưu) của Nhật. Samidare (ngũ nguyệt vũ) là mưa tháng 5 âm lịch, mưa dầm mủa hạ.

[33] Theo Hori, đó là cảm tưởng của nhà thơ khi ghé thành phố Sakata (ở tỉnh Yamagata, gần sông Mogami) vào một buổi chiều mát rượi.

[34] Núi Asama ở vùng Nagano nhiều sỏi đá và thưa cây (asama). Tác giả chơi chữ ở đây.

[35] Phong cảnh Bashô thực sự nh́n thấy ở Hôraiji (Phượng lai tự), ngôi chùa nổi tiếng vùng Mikawa (gần Nagoya bây giờ).

[36] Phong cảnh ở Tanadera (Na cốc tự) vốn dựng trên một vùng núi đá trắng ở tỉnh Ishikawa. Một trong những bài thơ nói về cảm giác màu trắng do thiên nhiên tạo ra (cá ngân ngư, tiếng vịt trời, trận gió thu).

[37] Kỳ thực Hinoki-gasa là nón làm bằng vỏ cây hinoki (Japanese cypress). Vỏ cây này cũng dùng để lợp nhà, che mưa gió.

[38] Môt loài hoa dại mọc bên vệ đường, một trong bảy thứ hoa tượng trưng cho mùa xuân. Màu trắng, h́nh trái tim hay phím đàn. Tiếng Anh là sherperd’s purse.

[39] Hori giải thích: sau khi Bashô khơi nước đục ở thảo am cho khô, hoa cúc trong vườn lại trồi đầu.

[40] Theo Hori, thông thường chuông chiều tắt th́ hương hoa tàn. Ở đây, Bashô tŕnh bày ngược lại.

[41] Theo Hori, Bashô ghi lại việc hoa bạch thủy tiên trồng tại Baijintei (Mai nhân đ́nh) ở Atta (Nagoya) và cánh cửa giấy bồi (shôji) đều cùng màu trắng thấy như lẫn vào nhau.

[42] Theo Hori, sau đọc kinh công phu buổi sáng, nhà sư thong thả nhấp ngụm trà. Trong cái tĩnh lặng ấy, như làm bạn, hoa cúc trong vườn đưa hương đến.

[43] Màu tím ngát của hoa tử đằng (wisteria, glycine) đánh thức ḷng hoài cựu và t́nh lữ thứ của Bashô.

[44] Theo Hori, đêm 23 rạng ngày 24 âm lịch, trăng mọc trễ. Người đợi trăng tin tưởng rằng nếu vỗ tay sẽ giục được ngày sáng ra và giúp trăng muộn mọc lên.

[45] Theo Hori, kamiko là áo giấy có trát chất chát từ quả thị (kakishibu = persimmon juice) vốn dùng để mặc vào mùa đông cho ấm. Nay th́ nắng xuân đă về, nhà thơ mới cảm thấy nóng trên vai.

[46] Tiếng Anh là bushclover (xa trục thảo) hay pampass grass, một loài cây thân thảo như lau, hoa thường có màu đỏ. Hoa hagi này tuy là một loại hoa đồng cỏ nội nhưng tự thời Vạn Diệp đă được thi nhân xem là biểu tượng cho mùa thu. Trăng thu cũng là trăng đẹp nhất trong năm nhưng giữa trăng và hoa, một ở trên cao, một ở dưới thấp như hai thân phận sang hèn khác nhau.

[47] Yuujo (du nữ) chính ra là những nàng ca kỹ, đi hết nơi này đến nơi khác và tŕnh diễn ở nhà trọ trên các tuyến đường. Giống như các cô đầu của ta. Dĩ nhiên họ là những cô gái vốn không chú trọng cho lắm đến trinh tiết. Tuy thế, đem dịch ra tiếng Anh một cách đơn thuần như các từ điển Nhật Anh thành“prostitute” th́ có lẽ sẽ làm mất đi cái chất thơ mộng của bài thơ và ...vu oan cho Bashô.

[48] Genjuuan “ Am đời hư ảo”, cạnh bờ hồ Biwa gần Kyôto. Nơi đây, trong cuộc sống ẩn cư, năm 1690, Bashô đă viết Genjuuan ki (Huyễn Trú Am kư), một tập tản văn.

[49] Ngôi nhà mang tên “Nhà quả hồng rụng”, ở Sagano gần Kyôto của Kyorai, học tṛ của Bashô. Kyorai mời ông đến ở vào năm 1691. Nơi đây nhà thơ đă viết tác phẩm Saga nikki (Nhật kư Saga).

[50] Theo Hori, ngày Tết Nguyên Đán, có tục đeo mặt nạ giả trang. Nhưng đă là khỉ rồi th́ có mang mặt nạ khỉ th́ ḿnh vẫn là khỉ. Ư nói năm mới bước qua năm cũ, tác giả cảm thấy bản thân chẳng có ǵ thay đổi.

[51] Một loài hoa thân thảo, giây leo (như b́m b́m). Truyền từ vùng nhiệt đới châu Á qua Trung Quốc vào Nhật, phổ biến vào thời Edo. Tên Hán là hoa khiên ngưu hay hoa triêu nhan (morning glory), có nghĩa hoa khoe sắc vào buổi sáng.

[52] Hori cho rằng Bashô lấy ư từ một câu Thôi Tử Ngọc trong Monzen (Văn Tuyển): “Vật ngôn nhân đoản, vật thuyết kỷ trường” (Chớ chê người dở. Chớ bảo ḿnh hay). 

[53] Hori cho rằng Bashô lấy ư từ Bạch thị văn tập của Bạch Lạc Thiên nhưng không cho thêm chi tiết.

[54] Thuộc loại mizuaoi (thủy qú), cây thân thảo, lá ngắn, mọc trong nước. Gọi là cỏ sậy th́ hơi khiên cưỡng nhưng chúng tôi chưa t́m ra được một chữ gợi h́nh hơn.Ueda dịch là waterweed.

[55] Hae(đừng lầm với hae là ruồi nhặng), c̣n đọc là haya hay oikawa, một loại cá nước ngọt thuộc họ chép (koi), dài khoảng 20 cm. Tiếng Anh dịch là dace (cá vược).

[56] Chỉ chung một số sinh vật sống dưới biển thuộc loại hải thử (sea cucumber), loại ăn được thường dùng trong các nhà bếp Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể là con đồn đột thường thấy ở bờ biển Việt Nam.

[57] Buổi sáng, những con đĩa biển đặt trong chậu trong nhà bếp đang c̣n sống nhưng đă đông cứng v́ trời lạnh.

[58] Theo Hori, thiền tăng Hàn Sơn đời Đường hầu như đă đạt đến tâm cảnh vô ngă, đi quét tuyết mà quên cả tuyết. Có nhiều bức tranh liên quan đến chủ đề này.

[59] Hori dẫn câu nói của nhà tư tưởng thời Minh mạt Hồng Tự Thành trong Saikontan (Thái Căn Đàm = Lời rau củ), quyển sách gối đầu giường của sĩ phu Nhật Bản: Trượng phu khiết thái căn (Kẻ trượng phu thường ăn rau củ).

[60] Susuhaki là “quét bồ hóng”.

[61] Họ là những nhà buôn đá và thi công trên đá, sẽ được dùng trang trí các vườn cảnh hay vào những mục đích khác. Đá được bày lộ thiên nên cúc dại mọc xen kẻ.

[62] Theo Hori, người đó là Sodô hay Yamaguchi Sodô (Sơn Khẩu Tố Đường, 1642-1716), chủ nhân Sodôtei (Tố Đường đ́nh), nhà thơ haiku và bạn thân của Bashô.

[63] Hori cho rằng đây cũng là một thí dụ điển h́nh của khái niệm karumi (tính cách vô tư lự của chim oanh và sự khoan dung của nhà thơ trước cảnh đó)..

[64] Hori nhấn mạnh là vào tiết Trùng Dương mà Nhật gọi là Kiku no sekku (mùng 9 tháng 9, Tết hoa cúc), Nara lại có một phong vị đặc biệt. Bashô đă đến nơi tham bái các tượng Phật vào dịp này.

[65] Theo Hori, đó là bà Sonome (Viên Nữ, 1664-1726) một nhà thơ haiku thời Edo và là đệ tử của Bashô. Ông viết bài thơ cúc trắng cũng để ca ngợi sự thanh khiết của nữ chủ nhân.

[66] Hori giải thích ấy là một nhóm bạn 7 người bàn về 7 h́nh thức ái t́nh (Nanakusa no koi).

[67] Nam nữ trẻ tuổi xinh xắn, được nuôi trong phủ đệ hoặc chùa chiền.Nhiều khi là đối tượng phục vụ cho những kẻ đống tính luyến ái.