Chim Việt Cành Nam            Trở Về   ]            [ Trang chủ ]               [ Tác giả ]

 

TẢN VĂN BASHÔ

Hồn haiku ḥa quyện vào văn xuôi và văn du kư

Nguyên tác: Ueda Makoto

Biên dịch và b́nh chú: Nguyễn Nam Trân

Dẫn nhập:

Bashô là một thiên tài nhưng khi ông sinh ra, đă không mang theo chiếc đũa thần biết chỉ đá thành vàng. Thành công đạt được đều theo một quá tŕnh lao động trí thức bền bỉ cho dù cuộc đời ông ngắn ngủi. Như cây cọ của Picasso, ngọn bút của nhà thơ trải qua nhiều thời kỳ. Trong lănh vực tản văn cũng như thi ca, Bashô đều có thái độ sáng tạo qua học tập. V́ thế người đời sau càng tôn kính và yêu mến ông.

Bài viết dưới đây phỏng dịch chương thứ ba tác phẩm “Matsuo Bashô, The Master Haiku Poet” (1970) của giáo sư Ueda Makoto, đề cập đến vai tṛ của thể loại văn xuôi bao gồm haibun (bài văn 俳文, short poetic essay) và kikôbun (kỉ hành văn 紀行文, travel journal)[1] trong sự nghiệp Bashô. Tựa đề do người dịch đặt tạm. Chú thích (cước chú và vài đoạn dịch thêm xen vào để minh họa cho phần chính văn) cũng của Nguyễn Nam Trân dựa trên những tư liệu khác thấy trong thư mục và theo ư kiến riêng.

Matsuo Bashô đă đưa hồn thơ haiku vào trong tản văn 

Bashô là một tác gia tản văn (prose writer) thành công. Bất cứ ai muốn viết về lịch sử tản văn Nhật Bản không thể nào bỏ qua Bashô bởi v́ rơ ràng ông đă tạo ra một phong cách viết văn xuôi mới, từ đó được bao nhiêu thế hệ nhà văn lấy làm khuôn mẩu. Dù khi viết văn xuôi, Bashô luôn luôn để ư đến từng chi tiết cũng như lúc ông gieo một vần haiku hay renku (連句 liên cú). Ông c̣n dặn học tṛ của ḿnh đều phải làm như vậy. Một thời Bashô có ư định biên tập một tuyển tập văn xuôi gồm tác phẩm của ḿnh và chư đệ tử, tuy nhiên ông bắt buộc phải ngưng chương tŕnh giữa chừng v́ thấy không có bao nhiêu đạt được tiêu chuẩn yêu cầu. Việc đ̣i hỏi những qui định nghiêm khắc để đánh giá giá một tác phẩm văn xuôi th́ ở Nhật Bản, trước ông, hầu như không ai quan tâm. Tóm lại, ta thấy Bashô dường như xem văn xuôi và thơ như hai bộ phận bổ túc cho nhau, hai lối viết phục vụ một mục đích chung. Chắc chắn là một trong những yếu tố đă làm cho tản văn Bashô trở nên hấp dẫn là chất thơ của nó bởi v́ thi ca đă được đem vào trong đó. Trong tác phẩm như Ôku no hosomichi (奥の細道Đường ṃn miền Bắc)[2] th́ biên giới thông thường giữa thơ và văn xuôi hầu như đă bị xoá bỏ.

Sự nghiệp tản văn của Bashô xem như gồm trong 3 cụm tác phẩm: haibun, kikobun và hairon.

Haibun (俳文)có thể định nghĩa là văn xuôi của haiku (haiku prose) hay văn xuôi viết theo tinh thần haiku.Khi áp dụng vào trường hợp tác phẩm của Bashô th́ nó thường được hiểu là cách nói dùng để chỉ những đoạn văn ngắn có cùng nhăn quan hay chủ đề đă thấy trong các bài haiku. Nói về Kikôbun (văn du kư (紀行文) hay nhật kư lữ hành th́ đó là nội dung của năm tác phẩm mang tên: Nozarashi Kikô (野ざらし紀行Dọc đường mưa gió)[3], Kashima Kikô (鹿島紀行Chuyến viếng thăm đền Kashima)[4], Oi no kobumi (笈の小文Tráp đeo lưng cũ)[5], Sarashina Kikô (更科紀行Chuyến viếng thăm thôn Sarashina)[6] và Ôku no hosomichi (奥の細道Đường ṃn miền Bắc). Bên cạnh, có thể [7]chúng ta nên cộng thêm Saga Nikki (嵯峨日記Nhật kư Saga)[8] mà ông đă viết ra trong lúc dừng chân giữa một chuyến lữ hành. Nó mang nhiều sắc thái tương tự như những kikôbun. C̣n như phần Hairon (b́nh luận về haiku, 俳論) th́ chúng ta có thể t́m ra trong Kaiôi (貝ほおいTṛ chơi bốc vỏ ṣ) hay một số văn bản ít nổi tiếng hơn cũng như trong các tác phẩm mà chư đệ tử đă ghi chép lại từ những lời đàm thoại của Bashô. Những ghi chép này rất đáng để ư v́ nó đă bộc lộ cho chúng ta quan điểm của nhà thơ về vai tṛ của thi ca, thi pháp và thi nhân. Trong bài này, chúng ta sẽ triển khai hai cụm tác phẩm haibun và kikôbun, nhường hairon cho một dịp khác.

I)  Haibun hay haiku viết bằng văn xuôi:

Các học giả Nhật Bản thời nay vẫn c̣n tranh căi về con số chính xác các haibun mà Bashô đă viết ra bởi v́ một số chủ trương phải tính vào trong cụm tác phẩm đó cả những ghi chép ngắn ở trên đầu (short headnotes) nhiều bài haiku của ông. Riêng phần chúng tôi, xin phép được loại bỏ những ghi chú mào đề ấy và chỉ để ư đến những đoạn văn dài hơn và tồn tại một cách độc lập. Như thế th́ chỉ có khoảng 60 hay 70. Chúng lại c̣n có đặc điểm là khác xa nhau về độ dài: một bút kư như Am đời hư ảo Genjuuan no ki (幻住庵の記) [9] – dài nhất – có thể đếm tới 1.500 đơn vị chữ (Nhật), trong khi ở một chỗ khác - ngắn nhất – th́ chỉ mới vượt quá 100. Tuy vậy, chúng vẫn có nhiều nét chung. Rơ ràng hơn cả là hầu hết chúng đều kết thúc bằng một hay vài vần haiku. Nội dung bộ phận văn xuôi tiến dần đến bộ phận haiku đặt đằng sau chứng minh là có một cấu trúc chung giữa những yếu tố tương tự mang đặc tính của chủ đề. Những chủ đề ấy có thể đem sắp xếp vào một số tụ điểm (categories), song thật ra, vốn chẳng có nhiều.

Như chúng ta có thể chờ đợi từ một người vốn dành một quăng thời gian lớn trong đời ḿnh để đi đây đi đó, số lượng lớn haibun của Bashô có liên quan đến những địa điểm ông từng thăm viếng (tụ điểm haibun thứ nhất, NNT). Nói chung th́ trong các áng văn ấy, ông hầu như bắt đầu bằng cách tŕnh bày ngắn gọn về nơi chốn rồi tiếp tục đưa ra những suy nghĩ về chốn ấy, để kết thúc bằng một bài haiku. Chẳng hạn, trong haibun nói về Matsushima, một trong những thắng cảnh của Nhật Bản, nơi ông đă ghé qua khi làm chuyến lữ hành về miền Bắc, ông viết:

Matsushima tự hào là nơi danh thắng số một của Nhật Bản. Nhiều nhà thơ đă chú ư đến vẻ đẹp của chùm đảo này từ thuở xa xưa và đem hết cả tài hoa của ḿnh miêu tả nó.Vịnh Matsushima có đường bán kính khoảng ba dặm, gồm những ḥn đảo bềnh bồng,  muôn h́nh muôn vẻ, tựa như thiên nhiên đang muốn khoe cái khéo léo của bàn tay Con Tạo. Với những hàng thông đan nhau dày kín trên mỗi ḥn đảo, phong cảnh ấy có một cái đẹp tươi tắn không cách nào tả nổi.

Shima-jima ya
Chiji ni kudakete
Natsu no umi

Đảo đảo, trùng điệp đảo
Như biển của mùa hè
Vỡ bắn trăm ngàn mảnh.

Cho dù không thấy đề cập trực tiếp, chúng ta có thể tưởng tượng đến ánh sáng loang loáng của một mùa hè rực nắng trên Thái B́nh Dương xanh lam. Cái bao la của đại dương bị chắn ngang lại bằng bờ vịnh h́nh cánh cung và vô số những ḥn đảo nhỏ trải ra trên đó. Thế nhưng ngay cái khung chắn được đại dương bao la kia cũng có một tầm cỡ to lớn. Ở đây chúng ta h́nh dung được h́nh ảnh một nhà thơ đang đứng trước cái đẹp và cái vô hạn của thiên nhiên. Cuộc đối đầu đó đă được hiểu ngầm trong phần văn xuôi lẫn trong bài haiku theo sau. 

Một haibun được sắp chung vào chung một tụ điểm với nó nhưng chứa nhiều t́nh cảm cá nhân hơn là một bài viết ngắn nói về Rakushisha (Lạc Thị Xá)[10], làm ra khi Bashô đến trú ngụ vào năm 1691. 

Có kẻ tên gọi Kyorai, sống ở Kyôto nhưng sở hữu một túp lều giữa những lùm trúc ở vùng Hạ-Saga dưới chân núi Arashi[11] và không xa bờ sông Ôi. Đó là một nơi thích hợp cho người t́m cô đơn bởi v́ nó chính là địa điểm có thể đem sự lắng dịu đến cho tâm hồn. Kyorai, một gă lười lĩnh, anh ta đă để mặc lau sậy mọc cao bên cửa sổ, cành lá vài cây quả hồng tự do vươn lên mái. Nhân v́ mưa hè dột khắp nơi, sàn lát chiếu cũng như những cánh cửa kéo bằng giấy bồi đều toát ra một mùi ẩm mốc, và thật khó ḷng t́m  được một chỗ ngă lưng qua đêm. Nhưng đối với ta th́ dù sao cái âm u (shadiness) của chốn ấy đă trở thành bằng chứng cho ḷng hiếu khách của chủ nhân. 

Samidare ya
Shikishi hegitaru
Kabe no ato 

Mưa hè rơi dầm dề,
Tranh thơ ai gỡ đi
Dấu c̣n in trên vách.

Lạc thị xá (Rakushisha) đă tu sửa lại, nơi xưa Bashô ẩn cư[12]

Túp lều này, Lạc Thị Xá (Nhà những quả hồng rụng) được biết trước tiên như là nơi cư trú của một trà sư nổi tiếng. Mỹ học của trà đạo đặt trọng tâm vào cái bóng âm u (shade), trống trải (spareness) và không đối xứng (asymmetry), ngược lại với sáng sủa (brightness), đầy đặn (plenitude) và đối xứng (symmetry). Dĩ nhiên cái mà Bashô thiên trọng là vẻ đẹp của trà đạo và ông tỏ ra hoàn toàn hạnh phúc với cuộc sống lặng lẽ trong túp lều đó. Mảnh giấy đề thơ (shikishi 色紙 poetry card) giống như bức hoa tiên dày và vuông vắn người ta đặc biệt chế ra để ghi lại những vần thơ hay vẽ tranh, đôi khi đem đi tặng người quen biết làm quà. Bashô ngồi một ḿnh trong căn lều đơn côi, lắng nghe tiếng mưa hè đầu mùa, bất chợt nhận ra có vài vết h́nh vuông c̣n hằn lên những bức tường quanh ḿnh. Ông quả quyết rằng đó phải là vết tích những mảnh giấy đề thơ mà người chủ cũ của túp lều, vốn là khách yêu thơ, đă gỡ ra và mang đi khi dọn nhà. Do đó, tiếng mưa rơi ră rích và h́nh ảnh của những mảnh giấy đề thơ không c̣n ở trên tường nữa mới hiện ra trong tâm khảm nhà thơ.

Độ Nguyệt Kiều (Cầu Đưa Trăng Qua) ở Sagano, gần Lạc Thị Xá 

Đó là hai bài haibun mà Bashô đề cập đến nơi chốn. Thế nhưng tại sao ông lại bị lôi cuốn v́ những cảnh trí ? Lư do là mỗi cảnh trí đều có những đặc điểm khác nhau để chinh phục ông. Với Matsushima là cảnh quan thiên nhiên đẹp hùng vỹ c̣n cánh đồng Saga là vẻ b́nh dị đạm bạc. Cả hai đều lôi cuốn nhà thơ. Điều thú vị nằm ở chỗ là trong mỗi hoàn cảnh, ta đều thấy Bashô tỏ ra luôn luôn luyến tiếc quá khứ và những con người một thời nào đó đă đi qua hay từng sống ở nơi ấy. Ở Matsushima, Bashô nhớ về những văn nhân thuở xưa từng ca tụng vẻ đẹp của chùm đảo, c̣n ở Saga, ông trầm ngâm nghĩ về trà sư yêu thơ một thời sống trong cùng căn lều. Bashô đă đi viếng thăm nhiều nơi với kư ức hướng về bao nhiêu người từng sống ở đó và ông có cảm tưởng họ cùng chia sẻ một thái độ với ông khi đứng trước cuộc sống. Tuy ngày nay họ đă đi xa hay đă chết đi nhưng ông vẫn thấy họ đang hiện diện và đang phả vào trong không gian cái nguồn cảm hứng cho người du khách nhạy cảm Bashô.  

Không nói cũng hiểu là Bahô cũng c̣n thích thú được gặp gỡ những con người đang sống, nhất là khi họ chia sẻ với ông t́nh yêu thơ cũng như quan điểm thi ca. Những người này là trung tâm của tụ điểm haibun thứ hai. Những bài thuộc loại này cũng thường có chung một cấu trúc. Chủ yếu là chúng bắt đầu bằng cách giới thiệu ngắn gọn cá nhân nhân vật, giải nghĩa t́nh huống đă khiến cho người đó xuất hiện, thế rồi đi đến việc đưa ra những nét đặc thù đă nối kết người đó với tác giả. Chúng lại đều kết thúc bằng một bài haiku nói về nhân vật chính . Một ví dụ cụ thể có thể đem làm mẩu mực là đoạn văn ngắn nói về đệ tử Sora[13] (mà chúng ta sẽ đề cập trong chương 1, chương liên quan đến thân thế và hành trạng của Bashô, NNT). Ví dụ thứ hai cũng thành công là bài haibun mà Bashô viết về Ôchi Etsujin[14], một đệ tử khác, người đă tháp tùng ông trong những chuyến lữ hành thập niên 1680.    

Juuzô, dân ngụ cư vùng Owari, có biệt hiệu là Etsujin. Biệt hiệu này bắt nguồn từ tên nơi sinh quán của anh. Anh chịu đựng được cái náo động quay cuồng của nhịp đời đô thị nhưng chỉ v́ sinh kế. Mỗi lần làm việc xong hai hôm th́ anh lấy hai hôm để nghỉ ngơi; c̣n như khi lao động cực nhọc hết ba hôm lại dành ba hôm sau cho những ǵ làm ḿnh thích chí. Anh uống rượu rất hào và khi say, thường cao hứng ngâm những bài cổ ca[15]. Anh là bạn ta đấy. 

Futari mishi
Yuki wa kotoshi mo
Furikeru ka

Bâng khuâng ḷng tự hỏi
Tuyết hai ta từng ngắm
Năm nay biết có rơi ?
 

Những câu haibun trên ngắn gọn, cách viết lại giản dị nhưng ngầm chứa tất cả hơi ấm của một t́nh bạn đồng điệu giữa hai người. Trong bài haiku, Bashô tưởng nhớ đến một chuyến lữ hành vào mùa đông 1687 khi hai ông cùng đi dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương. Nhắc đến cảnh ngắm tuyết trong cuộc chu du đó, ư Bashô muốn nói lên cả sự đồng điệu vế quan điểm thi ca giữa ông và Etsujin, và chính đó là chất keo để gắn bó một cách vững chắc cơ sở t́nh bạn giữa hai người. 

Khái niệm của Bashô về nhà thơ haiku lư tưởng c̣n được phản ánh một cách rơ ràng hơn trong một bài haibun xếp cùng trong tụ điểm này. Bài đó được ông soạn ra vào mùa hè năm 1693, khi người đệ tử của ông là Morikawa Kyoroku[16] đang sửa soạn lên đường về phiên trấn nhà v́ công vụ. 

Kẻ đang trên đường trở về bản quán bằng con đường núi Kiso[17] tên là Morikawa Kyoroku. Từ thuở xa xưa, những người có tâm hồn thi sĩ đều không màng đến việc phải đeo tráp trên lưng, dận đôi hài cỏ, đội nón lá áo tơi chỉ đủ chở che sương nắng. Họ đều vui thỏa khi khép ḿnh vào kỷ luật, chịu đựng nỗi gian nan và như thế mới hiểu được đâu là chân lư của vạn vật. Nay Kyoroku ta là một người vơ sĩ đang phục vụ cho chủ quân và lănh địa. Anh đeo một thanh trường kiếm bên sườn, cưỡi con ngựa trạm. C̣n có thêm kẻ tùy tùng mang giáo dài và chú tiểu đồng cùng theo anh trên đường, vạt áo vải màu đen của họ phất phơ trong gió. Thế nhưng ta chắc chắn rằng những biểu hiện bên ngoài ấy không cho ta thấy con người đích thực của anh đâu. 

Shii[18] no hana no
Kokoro ni mo niyo
Kiso no tabi 

Khi vượt đường Kiso
Xin ḷng người hăy giống
Như những cánh hoa shii 

Uki hito no
Tabi ni mo narae
Kiso no hae 

Lũ ruồi đường Kiso
Bu theo như đánh bạn
Người lữ khách âu lo. 

Con đường Kiso nối kết vùng rừng núi đảo Honshuu rất hiểm trở và vắng vẻ. Lữ khách một ḿnh trên con đường đó lại càng cảm thấy đơn côi khi anh ta bước dưới tàng cây shii mang những chùm hoa bé tí, hay ngủ qua đêm ở quán trọ ven đường đầy ruồi nhặng bu theo. Bashô muốn nhắn cho đệ tử của ông rằng những t́nh huống như vậy có thể là cơ hội tốt để tôi luyện hồn thơ của ḿnh. V́ Kyoroku là một đệ tử mới nhập môn cho nên Bashô mới tỏ ra trực tiếp và thẳng thắn khi cho biết đâu là cuộc sống phải có của một nhà thơ đích thực. Giữa hai bài haiku bên cuối có tính cách dạy dỗ khác thường đó, Bashô đă bảo Kyoroku hăy chọn một nhưng người học tṛ này xin giữ lại cả hai.   

Bashô c̣n viết nhiều haibun về một số nhân vật đặc biệt và qua đó, ông không chỉ hiện ra với h́nh ảnh của một nhà thơ cô độc mà c̣n là một người bạn có t́nh cảm ấm áp, một ông thầy hiểu học tṛ ḿnh, một con người thân ái, đáng yêu. Dù sao cũng phải nói là ông khá kén học tṛ và bạn bè. Người được ông chọn nhất thiết phải có một hồn thơ đích thực. Người đó phải biết bắt gặp vẻ đẹp của thiên nhiên, nhạy cảm cả trước sự cô đơn cũng như những cái khôi hài của kiếp người, và nhất là biết lănh đạm thờ ơ với xa hoa vật chất. Bashô đặc biệt sung sướng nếu gặp được những con người như vậy và đó là một trong những lư do đă khiến ông thường xuyên cất bước lữ hành.  

Thế nhưng những bài haibun thể hiện được rơ ràng ư tưởng và t́nh cảm của Bashô là những bài được xếp vào tụ điểm thứ ba, liên quan đến những sự vật đặc biệt và sự kiện. Bắt nguồn từ những sự kiện có thực vừa xảy ra, chúng là những mảng thông tin về cuộc sống ngoại giới và nội tâm nhà thơ và đă được t́m thấy rải rác đó đây trong những trang nhật kư của ông. Tuy nhiên ta khó ḷng t́m thấy một định h́nh chung cho haibun thuộc tụ điểm này. Đôi khi chúng bắt đầu bằng phần miêu tả sự kiện liên hệ rồi tŕnh bày phản ứng của nhà thơ trước sự kiện đó và kết thúc bằng một bài haiku. Đôi khi chúng lại khởi đầu bằng một đoạn thuyết minh đại cương về thiên nhiên hay về cuộc sống, thế rồi đi tiếp bằng cách thảo luận về nếp sống của nhà thơ dưới ánh sáng của những lời thuyết minh ấy, để cuối cùng được kết thúc bằng một vần haiku. Chẳng hạn trường hợp bài haibun sau đây mà Bashô đă viết ra vào mùa thu 1690: 

Unchiku[19], một nhà tu sống ở vùng Kyôto, có lần vẽ một bức tranh giống như chân dung tự họa. Đó là tranh một thiền sư đang quay mặt đi về phía khác. Unchiku cho ta xem tranh và nhờ ta viết đôi ḍng đề từ cho nó. Ta bảo: “Thầy trên 60 tuổi, c̣n tôi đă xấp xỉ 50. Cả hai chúng ta đều sống trong một cuộc đời mộng ảo và bức tranh này cũng mô tả một con người đang sống trong thế giới mộng đó thôi” Thế rồi, qua mấy vần sau đây, ta mới ghi lại bên cạnh bức tranh câu chuyện về những người đang mơ ngủ đó: 

Kochira muke
Ware mo sabishiki
Aki no kure 

Quay mặt phía này đi,
V́ ḷng ta cũng nhuốm,
Nỗi sầu của chiều thu. 

Nhà sư Unchiku (1630-1703) tương truyền là một nghệ sĩ và là thầy dạy thư pháp cho Bashô. Cái hay của bài haibun này là nó đă cho ta thấy nền tảng t́nh bạn giữa hai người cũng như của nhiều người khác nữa. Thi nhân đă thấy mọi người đều cô đơn, không nơi nương tựa trong cuộc đời mộng ảo này. Bằng một cách nghịch lư, ông đă xem chính sự cô đơn đó mới là mối giây thắt chặt ông với tha nhân. Riêng bài haiku có một chút bỡn cợt nhưng không dấu nổi niềm cô đơn sâu lắng thấy trong thơ.    

Nội dung bài haibun tiếp theo đây cũng tàng ẩn thái độ của Bashô về cuộc đời. Nó được viết vào mùa thu 1692, khi người ta đem những cây chuối đem vào trồng trong vườn Am Bashô vừa mới được cất lại lần thứ hai (Bashôan III): 

Một người đáng cho ta nể là kẻ không để điều chi làm vướng bận tâm hồn. Đáng khen thay những ai không mang chút chi tài nghệ và kiến thức của người đời. Dường như kẻ lang thang không nhà cũng giống y như thế. Sống dược một cuộc đời như vậy thực ra cần phải có ư chí sắt đá, một sức mạnh tinh thần vững chăi không thể nào t́m thấy nơi kẻ như cánh bồ câu yếu ớt[20]. Có một lúc, như bị cuốn vào một cơn băo lốc, ta bỏ nhà ra đi và rong ruỗi trên miền Bắc với một chiếc nón lá rách tả tơi. Ba năm sau ta lại quay bờ đông con sông Edo, buồn bă nh́n ḍng nước tách ra đôi đường[21] trong một ngày thu. Ta đă đổ giọt lệ hoài niệm cho những khóm hoàng cúc cũ[22]. Thế rồi học tṛ ta là các anh Sanpuu và Kifuu đă có ḷng tốt dựng lại cho ta một túp lều mới, từ đó c̣n  thêm bao nhiêu là đồ vật bày biện thanh nhă đến từ sự giúp đỡ của Sora và Taisui[23], hai người này vốn yêu chuộng vẻ đẹp đơn sơ. Lều quay mặt về hướng nam nên có thể chịu đựng gió bấc mùa đông và cái nắng ngày hè. Cạnh bờ ao lại dựng hàng dậu tre, hết sức tiện lợi cho ai muốn ngắm trăng.Thật vậy, cứ mỗi buổi chiều ta đều lo lắng không biết có mây hay mưa ǵ không, cho dù khi trăng hăy c̣n mới thượng tuần. Mọi người đem đến cho ta bao nhiêu thứ đồ dùng để giúp ta sống được cuộc sống thoải mái ở đây: bồ th́ đầy gạo và b́nh không bao giờ vơi rượu. Mặc dù túp lều đă khuất sâu vào sau những lùm trúc và rặng cây, họ c̣n mang đến trồng thêm mấy bụi chuối để cảnh trăng lên thêm phần thi vị. Lá chuối đă dài gần hai thước (ta) và có thể đem phủ gọn một chiếc đàn koto hay làm túi xách mang đàn biwa[24]. Trong gió, những tàu chuối phất phơ như đuôi chim phượng và trong cơn mưa chúng bị tướt ra khác nào những tai rồng xanh. Những tàu lá non c̣n đang cuộn mỗi ngày một trưởng thành giống như sự học vấn theo thuyết của Hoành Cừ tiên sinh; và đến khi đủ sức để tỏa ra rồi th́ ta có cảm tưởng chúng đang đợi nét bút của thánh tăng Hạo Nhiên vậy. Nhưng dù sao, khác với hai vị đó, ta chẳng thu lượm được một điều ǵ có ích từ những cây chuối ấy. Ta chỉ khoan khoái nh́n bóng râm mát của chúng và yêu những tàu là chuối v́ chúng dễ bị gió mưa làm cho tơi tả.  

Bashô-ba wo
Hashira ni kaken
Io no tsuki 

Những tàu lá chuối xanh
Vắt ngang qua cột lều
Khi ta ngắm trăng thanh.
 

Hoành Cừ tiên sinh ở đây ám chỉ Trương Tái[25], nho gia tân Khổng giáo đời Tống, người từng viết một bài thơ những mong tri thức của ḿnh ngày càng phát triển nhanh như  những đọt chuối non. C̣n thánh tăng Hạo Nhiên, cũng được biết dưới tên Hoài Tố[26], là bậc đại sư về thư đạo đời Đường; khi ông hăy c̣n trẻ và nghèo, thường lấy lá chuối làm  giấy để luyện thư pháp. Cả hai người đều là những tài năng mà Bashô trọng vọng. Thế nhưng Bashô cảm thấy ḿnh không thể nào theo gót họ v́ kiến thức tân Khổng giáo cũng như thư pháp đều là những “tri thức thế tục” và “tài năng thế tục” làm tổn hại đến tâm hồn.Mục đích tối hậu của Bashô là làm sao để được giải phóng khỏi tất cả, dù nghệ thuật hay triết học. Dù vậy, ông chỉ khiêm tốn bày tỏ rằng ḿnh khó ḷng đạt được yêu cầu trên và ông tỏ ra quá tốt bụng để từ khước tấm ḷng thơm thảo của một số đệ tử giàu có vẫn muốn cho thầy ḿnh có một cuộc sống đầy tiện nghi. V́ lẽ đó, ông đă vui vẻ chấp nhận đứng trong thế giới của người thế tục trong khi vẫn giữ được những lư tưởng cao hơn họ. Bằng một văn phong tiêu biểu của haibun, đoạn văn xuôi trên đây đă mô tả được lối sống của Bashô lúc cuối đời. Bài haiku đặt dưới cùng tỏ ra đầy ư nghĩa nếu ta hiểu nó theo lối đó.  

Bài haibun dài nhất của Bashô là Am đời hư ảo (Genjuu an no ki) [27] cũng có h́nh thức một bài văn trần t́nh. Đó là một haibun đẹp nhất mọi thời. Nó đă tŕnh bày được kỹ thuật haibun của Bashô lúc cực thịnh. Ông đă viết đi viết lại nhiều lần, mỗi lần lại suy nghĩ và kén câu chọn chữ so với bản thảo có trước. Có lúc ông c̣n nhờ Kyorai[28] và người anh của ông này ráng làm thế nào cho nó hay hơn. Như tựa đề đă cho thấy, đây là bài haibun ông viết về chỗ trú ngụ của ông vào mùa hè 1690 tên là am Genjuu (Huyễn Trú) bên bờ hồ Biwa. Bản thảo cuối cùng xem như hoàn thành vào mùa thu trước khi ông rời nơi ẩn cư trong núi ấy. 

Bút kư này có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc. Nó bắt đầu bằng những ḍng giới thiệu ngắn gọn về nơi chốn. Câu đầu tiên định vị trí cái am ở lưng chừng đường lên núi, nấp sâu sau đám cây rừng. Nó cũng cho ta biết là có một ngôi chùa cũ từ thời xa xưa và một ngôi đền Thần đạo hăy c̣n đứng vững ở gần khu vực của am. Những thông tin đó nhấn mạnh t́nh cảm lẻ loi của người đi ở ẩn đối với xă hội bên ngoài. Trong những ḍng kế tiếp, tác giả giải thích tại sao cái am mang tên như thế: nó bắt nguồn từ người đă từng trú ngụ ở đó, vị tăng Genjuu (Huyễn Trú). Dĩ nhiên nhà tu hành ấy đă mất từ lâu.   

Sau khi nói về bản chất cô độc lẻ loi của nơi chốn, Bashô tiếp đến tập trung bàn về bản thân ḿnh. Ông tự ví ḿnh như một con sâu nằm trong tổ kén nhưng đă đánh mất cái  bọc, như một con ốc sên đă rời cái vỏ ốc. Ông bảo ḿnh là kẻ không nhà và cho biết đă từng làm những cuộc lữ hành trên khắp nước, mới đây vừa rong ruổi suốt miền Bắc đầy gian nguy. Nay th́ ông đặt chân đến bên bờ hồ Biwa và trú tại am này từ mùa hè 1690. Trong phần cuối cùng của haibun, ông thú thực rất bằng ḷng với chỗ cư ngụ mới. 

Phần thứ ba và cũng là phần chính của bút kư miêu tả cuộc sống của Bashô ở am Huyễn Trú, chứng minh tại sao ông thích cuộc sống ấy. Trước tiên, tác giả giải thích rằng ông yêu vẻ đẹp của thiên nhiên với những lùm hoa đỗ quyên, hoa tử đằng, tiếng chim tử quy, chim quà quạ. Hai là ông được tự do ngắm phong cảnh cho đến thỏa măn, ví dụ như cảnh hồ Biwa và những nếp núi xa gần. Khu vực ấy lại đầy dẫy di tích lịch sử và gợi lên được bao nhiêu là tứ thơ trong tâm hồn của người ngắm cảnh đa sầu đa cảm. Trong khi thưởng thức những cảnh vật ấy từ xa, ḷng ông nhớ về kỷ ức về một thời xa vắng. Ba là ông luôn luôn được sống tự do, lười biếng một cách liên tục và thỏa thuê. Được giải phóng khỏi những câu thúc của xă hội, ông có thể đánh một giấc trưa khi mí mắt trĩu, nấu được một bữa cơm khi cảm thấy bụng đói. Ban ngày, ông có thể ghé tai nghe nông dân kể chuyện ruộng đồng, ban đêm một ḿnh lững thững ngắm trăng, để tâm hồn ch́m đắm trong suy nghĩ vẩn vơ.   

Sau khi đă tŕnh bày về cuộc sống hiện tại của ḿnh như thế rồi, Bashô chuyển sang phần nói về những t́nh cảm nội tâm. Phần thứ tư và cũng là phần chót của bút kư là phần nội tỉnh (introspection) nơi Bashô đào sâu vào tâm hồn ḿnh: 

Dù những lư do như thế nhưng không có nghĩa là ta quyến luyến sự cô đơn và chỉ muốn vào núi ẩn cư một lần cho trót. Đúng hơn ta là kẻ bệnh năo đă rời xa xă hội sau khi mệt mỏi v́ phải sống giữa chốn xô bồ. Khi nh́n lại những tháng năm không thỏa măn, ta mới nhớ rằng có lần ḿnh đă muốn sao cho có được một chức vị trong chốn quan trường mà hưởng lộc điền, lúc lại lo âu không biết có nên tự khép vào giữa bốn bức tường tu viện hay chăng. Rốt cuộc, ta tiếp tục cuộc sống lang thang không mục đích như mây bay gió cuốn nhưng đồng thời khổ công t́m cách bắt lấy cái đẹp của lá hoa chim chóc. Thật ra, điều đó đă trở thành ư nghĩa cuộc sống của ta; và nhân v́ không có tài cán đặc biệt nào khác, đành bám vào những hàng thơ mỏng manh này. Tấm ḷng ta đối với thi ca chẳng khác chi Bạch Cư Dị hay Đỗ Phủ[29], những người v́ tận tụy làm thơ nên gầy yếu hom hem. Nói thế chứ ta nào dám so đo với hai thi hào Trung Quốc về mặt hiểu biết cũng như tài năng. Chẳng qua cứ nghĩ trên đời này mọi nơi mọi chốn đều là là một chỗ trú chân hư ảo. Viết đến đây, ta đă cắt ngang ḍng suy tưởng và bỏ đi đánh một giấc. 

Mazu tanomu
Shii no ki mo ari
Natsu-kodachi
 

Trước tiên chỉ xin sao,
Nhà thêm bóng cây shii,
Giữa bụi lùm mùa hạ
 

Đoạn văn này là tiểu đoạn chủ yếu của bài bút kư Am đời hư ảo (Genjuu-an no ki), một khi đem kết hợp với ba đoạn trước, ư nghĩa của nó càng thêm rơ. Phần đầu là đoạn Bashô đề cập về tăng Genjuu (Huyễn Trú), nhà sư đă dựng am, nay ông lại đặt ḿnh vào địa vị người thừa kế chính thống. Thế rồi ông mô tả cuộc sống lang thang vô định bằng một giọng điệu hơi khinh thị (sâu kén, ốc sên) nên bây giờ cần phải biện minh. Phần thứ ba ông đề cập đến niềm vui được sống ở am Huyễn Trú, nay giải thích nó từ đâu đến. Thời trẻ, ḷng ông từng dao động trước nhiều khả năng, từ khuynh hướng xuất sĩ có màu sắc vật chất hay xuất gia có màu sắc tinh thần. Từ những khả năng ấy, ông đă chọn lựa cái mà ông phải chọn: cuốc sống của một cánh chim bay vút vào không gian vô tận để ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên. Dĩ nhiên đôi khi cánh chim ấy cũng phải dừng lại nghỉ ngơi, chẳng hạn trong tàng lá của một cây shii cao sừng sửng, cho dù chỉ trong giây phút ngắn ngủi. Bài haiku cuối cùng mang đặc tính mơ hồ rất Bashô: không hiểu nó nói về một con chim đang đậu trên cành cây shii, về người khách ngụ cư trong am Huyễn Trú hay về tất cả loài người vốn đang sống trong một chỗ nghỉ ngơi tạm bợ giữa ḍng thời gian chuyển dịch không ngừng?  

Để kết thúc cuộc thảo luận về haibun của Bashô, chúng ta phải trở lời câu hỏi: đâu là sự khác nhau giữa một bút kư haibun và bút kư thông thường? Một câu trả lời thường hiện ra ngay trong trí là haibun - tuy không bắt buộc - thường được kết thúc bằng một haiku. Nó như ngầm bảo haibun là h́nh thức văn xuôi hoàn hảo để bổ túc cho haiku. Như đă từng nói, haibun có nghĩa là haiku tản văn, là văn xuôi viết theo tinh thần của haiku.Tất cả những phẩm chất của haiku được thấy trong haibun qua những bộ phận văn xuôi tương ứng. 

Lại nữa, haibun giống haiku ở chỗ ngắn gọn, cô đọng. Haibun rất ngắn, có khi chỉ cỡ 150 hay 250 chữ. Chính nhờ sự ngắn gọn đó mà người viết bắt buộc phải cô đọng câu văn đến mức tối đa để tránh những chữ thừa thải, và trên thực tế, nhiều khi bỏ qua những chữ đáng lư ra cần thiết trong ngữ pháp thông thường. Dù khi dịch sang tiếng Anh, ta không nhận ra điều đó nhưng trong nguyên bản, động từ của thuật từ (predicate verb) trong câu lại không được nhắc tới khiến cho người đọc phải tự t́m kiếm mà điền vào. Một yếu tố văn thể khác là việc cố ư dùng một cách mờ mờ ảo ảo những h́nh thái từ bất biến (particles forms)[30] và động từ (verb forms) ở những chỗ mà đúng ra khi dịch sang tiếng Anh, người ta sẽ phải dùng tiếp-tục-từ “and” (và). Chính v́ có rất nhiều haiku đă sắp cạnh bên nhau hai sự vật hoàn toàn xa lạ mà không cho biết về mối tương quan giữa chúng, haibun cũng “kết hợp” hai câu văn được móc nối vào nhau bằng một chữ “và” mơ hồ, bắt người đọc phải tự giải nghĩa. Đôi khi ngày cả chữ “và” này cũng bị bỏ qua luôn và hai câu văn cứ như được treo bên nhau nhưng không có giây nối nào rơ rệt. Người đọc phải “nhảy phóc qua” (leap) từ một câu này sang câu nọ bằng trí tưởng tượng của ḿnh. Hăy lấy ví dụ câu văn bài haibun nói về Etsujin.”Anh uống rượu rất ta hào và khi anh say, thường ngâm những bài cổ ca. Anh là bạn ta”. Chữ “và” trong câu đầu có ư nghĩa hơi mơ hồ. Nhưng hăy c̣n có một bước “nhảy phóc qua” quan trọng hơn giữa hai câu trên. Giữa chúng không có chữ nối kết. “Anh là bạn ta” trở thành một kết luận có hiệu quả rất mạnh. Dĩ nhiên, sự thiếu vắng chữ kết nối giữa hai chữ, hai câu hay hai đoạn th́ lại càng dễ lộ diện hơn trong văn bản Nhật ngữ; tiếng Nhật là một ngôn ngữ gắn chặt với những từ kết nối (tiếp-tục-từ).  

Điều này cũng có thể được thấy trong mối tương quan giữa bộ phận haibun và bài haiku theo sau nó. Bashô chẳng bao giờ giải thích về những bài haiku đó, ông chỉ đơn thuần đặt nó ở cuối haibun của ḿnh, thường không dùng một chữ nào để kết nối chúng. Người đọc do đó phải tự ḿnh nắm bắt ư nghĩa của đoạn văn xuôi và sau đó của bài haiku rồi mới có thể đi t́m những ư nghĩa ẩn dấu bên trong cả hai. Hơn nữa, khi kết thúc bằng một bài haiku như vậy, người đọc có cảm tưởng có một cái ǵ không trọn vẹn. Việc ấy cũng đă từng thấy nơi haiku khi người ta quan sát cấu trúc của một số lớn haiku: hàng thứ ba không có động từ và bị cắt đứt khỏi hai vế trên về mặt ngữ pháp. Những bài haiku như vậy đă bắt buộc người đọc động năo, bận rộn với việc bổ túc ư nghĩa cho cái hàng thứ ba kia. Cũng vậy, một haibun kèm thêm haiku thường mở rộng trí tưởng tượng của ta sau khi đọc xong. Điều đó khiến nhà thơ, đặc biệt trong lănh vực haiku thường bỏ dở lửng lơ, tránh việc kết thúc như trường hợp văn xuôi. 

Một đặc điểm khác nữa của haibun là nó rất tùy thuộc vào ảnh tượng. Dĩ nhiên, văn xuôi Nhật Bản trong mọi thể loại vốn đă nặng về ảnh tượng hơn lư luận rồi, thế nhưng haibun của Bashô c̣n đưa khuynh hướng này đến chỗ cùng cực. Những chữ có tính cách trừu tượng, tổng quát và khái niệm đă nhường chỗ cho h́nh ảnh cụ thể nh́n thấy được. Bashô đă dùng chữ “chim câu cánh yếu” thay v́ “con người nhu nhược”, nói đến việc “nắm bắt được vẻ đẹp của lá hoa chim chóc” ta v́ bảo ḿnh “làm thơ”, hoặc “ta lại quay bờ đông con sông Edo, buồn bă nh́n ḍng nước tách ra đôi đường trong một ngày thu. Ta đă đổ giọt lệ hoài niệm cho những khóm hoàng cúc cũ” thay v́ bảo “ta về giữa Edo vào một ngày mùa thu”. Lợi ích của việc dùng ngôn ngữ có tính cách trang trí như vậy dĩ nhiên là hiệu ứng cảm xúc (emotional effects) của nó. Một câu văn mang đầy h́nh ảnh thường mở rộng biên giới trí tưởng tượng của người đọc bởi v́ nó không được tri thức hóa. Câu văn của Bashô, đặc biệt trong các tác phẩm càng về sau, đều ngắn gọn và giàu h́nh ảnh, với một số tối thiểu tiếp tục từ. 

Chúng ta đoán được ngay là có hai loại h́nh ảnh: h́nh ảnh thiên nhiênh́nh ảnh cổ điển. H́nh ảnh thiên nhiên là lá, hoa, chim chóc và những loài cầm thú mà Bashô quen thuộc và ông đă dùng chúng như phương tiện để biểu hiện những xúc cảm của ông. Biệt hiệu Bashô tự thể là một h́nh ảnh gây ấn tượng đến từ thiên nhiên. C̣n như những h́nh ảnh cổ điển th́ chúng tạo ra hiệu ứng liên tưởng (associative effects). Độc giả phải đọc bài văn dưới ánh sáng những tác phẩm cổ điển Trung Hoa và Nhật Bản. H́nh ảnh “con chim câu cánh yếu” dẫn dắt họ về tác phẩm của Đạo gia, trong đó, một con chim bồ câu ngu dốt đă chê cười chim phượng hoàng, c̣n h́nh ảnh người “nhỏ lệ tiếc thương những khóm hoàng cúc cũ” khiến họ trầm tư về một bài thơ thu của thi hào Đỗ Phủ. 

Tự nhiên là haibun của Bashô sử dụng nhiều chữ Hán và nhân v́ Hán tự là một văn tự biểu ư nên rất gợi h́nh. Văn tự Nhật Bản chỉ là những tín hiệu biểu âm thường bị bỏ qua hay bị thay thế bằng chữ Hán trong haibun của ông ngay cả ở những chỗ đáng lư nó phải được dùng. Thế nhưng việc sử dụng chữ Hán thường xuyên lại giúp cho câu văn được gọn ghẽ, bởi v́ một âm Hán đă có thể thay thế hai, ba âm Nhật hay nhiều hơn. Điều này giúp cho haibun ngắn lại, dẫu chỉ là vẻ bên ngoài. 

Cuối cùng ta có thể đề cập đến việc tác giả phải đặt một khoảng cách giữa ḿnh với haibun. Không có một bài haibun tràn trề t́nh cảm hay có sức thuyết phục luận lư lại có thể xem như là haibun hay. Người viết phải thụt lùi trước chủ thể đối tượng, b́nh tĩnh quan sát cảm xúc của ḿnh và ghi chép nó một cách hờ hững. Trong đoạn haibun cuối của Am đời hư ảo (Genjuu-an no ki), xem ra Bashô có đưa cảm xúc cá nhân vào, thế nhưng, trong câu cuối, ông vội rút ra ngay và bảo: “Viết đến đây, ta đă cắt ngang ḍng suy tưởng và bỏ đi đánh một giấc”. Hai bài haibun nói về Etsujin và Kyorai sau sẽ đem biếu họ nhưng Bashô khi nói về hai người chỉ dùng ngôi thứ ba thay v́ ngôi thứ hai để có một cái nh́n khách quan hơn về mối liên lạc giữa ông với họ. Nhiều khi nhờ giữ khoảng cách mà tác giả tạo được một chút hài hước. Nhất định là khi Bashô gọi người trong bức tranh và bảo hăy quay mặt về phía ḿnh là ông có ư đùa bỡn. Ông cũng thơ thới khi nói về cái khó khăn không t́m ra một chỗ trong Nhà quả hồng rụng  (Rakushisha) để qua đêm. Hay như khi ông ví những tàu lá chuối như đuôi phượng tai rồng. Chắc chắn là những biểu hiện hài hước đó không phải là không có liên quan đến khái niệm karumi (nhẹ lâng, lightness) trong haiku Bashô. Ở đây, chúng ta có thể trở lại điểm khởi hành của ḿnh: xác nhận haibun là bộ phận trong văn xuôi tương ứng với haiku

II) Kikôbun (紀行文, travel journal) hay nhật kư ghi lại cuộc sống của một tâm hồn lăng tử: 

Nhật kư (日記nikki, journal) của Bashô rất giống haibun. Chúng đều là văn chương sự du hành (紀行文kikôbun, du kư, travel journal) trừ một tác phẩm ngoại lệ[31]. Chúng chứa đựng những đoạn văn ông nói nơi chốn đă thăm viếng, người ḿnh gặp và sự kiện đă xảy ra cho ḿnh, theo một lối hành văn và phong cách giống như haibun. Đôi khi có những đoạn hầu như tương tự về bút pháp và chủ đề như haibun làm người ta nghĩ rằng nó chỉ là một phiên bản khác của haibun. Bài haibun về thắng cảnh Matsushima chẳng hạn dường như là bản nháp cho đoạn văn lữ hành viết về Matsushima trong Đường ṃn miền Bắc (Oku no hosomichi) và tiểu đoạn cuối cùng của Am đời hư ảo (Genjuu-an no ki) có thể được xem như là bản đă sửa chữa công phu của một phân đoạn trong lời khai từ của thi tập Tráp đeo lưng cũ (Oi no kobumi). C̣n nói đến bút pháp văn xuôi th́ không thể nào phân biệt được một haibun với một nikki. Về mặt này, ta có thể xem như nhật kư của Basho chính là - hay ít nhất- một bài haibun.  

Tuy thế, nikki (ở đây ám chỉ du kư, NNT) vẫn khác một haibun thông thường ở một phương diện rơ ràng và quan trọng: nikki thường dài hơn và có nhiều phân đoạn mà mỗi phân đoạn như thế tự thể là một haibun. Những phân đoạn tương tự haibun này đều có chủ đề, giọng văn và tâm trạng của riêng nó, được gộp chung làm một theo cách thức để tŕnh bày một lời b́nh luận duy nhất về những phức tạp cuộc đời. Trên phương diện này, mối liên quan giữa nikki và haibun có thể so sánh với tương quan giữa haiku và renku (liên cú).Cũng thể như khi ta thích thú thưởng thức sự biến hóa trong tâm trạng những câu thơ (của các tác giả khác nhau, NNT) đă h́nh thành renku, ta cảm thấy thư thái khi tham dự vào những biến chuyển tâm t́nh của người lữ khách lúc theo chân anh từ nơi này qua nơi khác trong nhật kư lữ hành của anh. Và nhân v́ renku nương theo một tiến tŕnh nhất quán (coherent progression) qua những câu thơ kết nối nó lại, trong nikki cũng có một khuynh hướng chiếm ưu thế kết hợp được một số chủ đề và giọng văn để có thể chi phối toàn bộ các bộ phận của nó. Phải như thế mới được bởi v́ với vai tṛ đối tượng được đánh giá như một tác phẩm văn chương, nikki không thể chỉ ghi lại một chuỗi ngày tháng (sequence of dates) mà phải đem lại những thành quả (consequences) lớn hơn thế nữa.  

1) Dọc đường mưa gió (Nozarashi Kikô, 野ざらし紀行, 1684-1685): 

Bút kư (nhật kư có tính cách văn chương) đầu tiên của Bashô là Dọc đường mưa gió (Nozarashi Kikô) đă được viết ra trong lúc ông làm một cuộc lữ hành dài về miền Tây vào khoảng năm 1684-85. Nó đă đưa ông đi trên hơn mười hai tỉnh nằm giữa Edo và Kyôto.Về phương diện văn học mà nói, bút kư này hăy c̣n nhiều chỗ bất toàn cho ta thấy Bashô lúc đó c̣n thiếu kinh nghiệm viết nhật kư. Văn xuôi của ông lúc đó chưa có cái phong phú vả thanh nhă trong những bút kư về sau cho dù những bài haiku rải rác đó đây trong những đoạn văn haibun, ở một tŕnh độ nào đó, đă chứng tỏ Bashô từ sớm đă có kinh nghiệm trong lănh vực thi ca. Ngoài ra, lúc ấy bộ phận văn xuôi và bộ phận thơ chưa có một sự ḥa điệu và quân b́nh. Thường thường phần văn xuôi chỉ có phận sự làm lời chú thích đầu bài (headnotes) cho vần haiku theo sau; ta đặc biệt nhận ra điều đó ở nửa sau của Dọc đường mưa gió, khi mà những chú thích đầu bài ấy chỉ c̣n cụt lủn trong một, hai hàng. Nếu nh́n toàn thể th́ bút kư này quả là yếu kém về sự thăng bằng giữa hai bộ phận. 

Dù sao Dọc đường mưa gió rơ ràng vẫn có một chủ đề chiếm ưu thế trong nội dung và tỏ ra là một chuỗi sự kiện nhất quán nằm bên dưới cái bề mặt lủng củng của nó. Chủ đề có thể được đặt ra ra “t́m về giải thoát”. Làm sao để cho con người mà số phận bắt liên tục có những xâu xé nội tâm có thể đạt đến sự b́nh an trong tâm hồn? Đây là mục đích chính mà Bashô nhắm tới khi cất bước lữ hành. Ông đả bày tỏ rơ ràng trong đoạn văn mào đầu tác phẩm: 

Người thời xa xưa, khi làm một chuyến lữ hành dài, không mấy khi phải mang theo lương thực[32], thế mà nghe kể lại rằng họ đă t́m ra được sự giải thoát cho tâm hồn một cách hoàn toàn khi đứng dưới ánh trăng thanh. Dựa trên cây gậy đi đường của những lữ khách ấy[33], ta đă bỏ lại đằng sau túp lều hoang phế của ḿnh cất bên bờ sông vào tháng tám năm Jôkyô nguyên niên[34] khi gió thu áo ào nổi dậy, luồn trong đó bao nhiêu là rét mướt.  

Nozarashi wo
Kokoro ni kaze no
Shimu mi kana 

Xương trắng phơi ngoài nội
Ám ảnh măi trong hồn
Gió lạnh buốt thân côi.
 

Bashô càng ngày càng thấu hiểu nỗi khổ cuộc đời, mong t́m thấy một “tâm cảnh được giải thoát hoàn toàn” bằng bất cứ phương tiện nào. Một giải pháp được cổ nhân đề nghị là hăy làm những chuyến lữ hành: lên đường với bao nhiêu rủi ro bất trắc đang đón chờ, kể cả cái chết. Bashô quyết định chọn giải pháp này và ông biết rằng để thực hiện nó, ông có thể mất mạng. Ông tưởng tượng trong đầu h́nh ảnh của đầu lâu, hài cốt dầu dăi giữa đồng hoang và bị tuyết mưa vùi dập. Biết thế rồi, ông vẫn mạo hiểm. Nếu như  những bài haiku lúc đó của ông có đôi chút màu sắc tự hào chỉ v́ ông cần một thứ hùng tâm giả tạo mà chúng ta đều cần đến, khi phải đối đầu với cái chết. Bashô chưa sẵn sàng chết, và chính v́ vậy, ông phải cường điệu là ḿnh hoàn toàn có quyết tâm trong tư thế trực diện với cái chết. 

Hơn thế, chúng ta đều biết là những cuộc lữ hành vào thế kỷ thứ 17 ở Nhật Bản nguy hiểm hơn vào thời nay nhiều.Thực sự là vừa mới lên đường, ông đă chứng kiến cảnh con người phải đối đầu với chết chóc. Trong đoạn văn thường được trích dẫn từ Dọc đường mưa gió, ông viết: 

Trên con đường dọc theo bờ sông Fuji[35], chúng tôi bắt gặp một đứa trẻ bị bỏ rơi. Em bé mới lên hai và đang khóc lóc thảm thiết. H́nh như cha mẹ của em thấy rằng những đợt sóng của đời phù thế không thể nào ḱm hăm được, nó giống như ḍng lũ dữ dội của con sông này. Phải chăng đó là lư do họ đă vứt bỏ em ở đây cho đến khi đời của em tan biến như một giọt sương mai. Em bé giống như một chùm hoa hagi dại, có thể một sớm một chiều ngả nghiêng v́ trận băo mùa thu. Tôi nhường lại cho em ít lương thực lấy từ túi áo và gieo những vần sau đây khi rời khỏi nơi đó: 

Saru wo kiku hito
Sutego
[36] ni aki no
Kaze ika ni 

Nhà thơ sầu vượn hú[37],
Nghĩ ǵ trẻ bỏ rơi?
Khi gió mùa thu nổi.  

Làm sao chuyện này có thể xảy ra được? Có phải em đă bị cha mẹ bỏ bê hất hủi? Không đâu, cha chẳng hất hủi em, mẹ chẳng bỏ bê em đâu! Đó là định mệnh Ông Trời sắp đặt mà thôi. Em chẳng c̣n cách chi khác ngoài việc than van cho số kiếp bất hạnh của ḿnh.

 Trong khoảnh khắc này, Bashô giải quyết vấn đề bằng cách dựa vào thuyết định mệnh. Cuộc đời này vốn có quá lắm sự tàn nhẫn, và đôi khi con người có thể mất mạng v́ một lư do phi nhân và phi lư. Thế nhưng đó là số Trời đă định và chúng ta không thể làm cách nào hơn là nhẫn nhục tuân theo. Khi hiểu cái sự thật là cuối cùng có ngày ḿnh cũng phải đầu hàng số mệnh, có lẽ Bashô hết sức xuống tinh thần. Giọng văn vô cùng thương xót và ảnh tượng đầy t́nh cảm ở đây dường như gợi cho ta thấy có một sự cố gắng trong ư thức muốn đè nén cái phần bên trong nội tâm ông đang muốn chống trả lại thuyết định mệnh. Bài haiku này có 19 âm tiết thay v́ 17 như thông thường, b́ểu lộ cảm xúc của ông như đang tràn bờ.    

Ở một chỗ khác ông đă để nỗi ḷng bức bách và không sao giải quyết của ḿnh tuôn trào thực sự. Việc này sau có ghi vào nhật kư. Đó là khi ông trở về sinh quán để được thấy một lọn tóc của người mẹ già nay đă mất (trong thời gian ông vắng nhà, NNT). Như đă tŕnh bày, Bashô hạ bút viết bài haiku sau đây: 

Te ni toraba
Kien namida zo atsushi
Aki no shimo 

Cầm lấy giữa ḷng tay,
Tan theo lệ nóng bỏng,

Là một giải sương thu
[38].
 

Lại thêm một bài thơ với thể 5-9-5 bất thường vốn gợi cho ta thấy một sự tuôn trào t́nh cảm không ḱm hăm nổi. Thế nhưng bài haiku này hàm chứa một yếu tố mà ta không thấy trong hai bài dẫn ra trước đó, nó đă giúp cho ta hiểu Bashô đang trên đường t́m ra giải pháp. Ảnh tượng chính là sương thu. Trong đầu Bashô, ông đă chuyển hóa lọn tóc mẹ già thành một giải sương thu, và khi làm như thế, ông có thể dấu được nỗi buồn cá nhân vào trong một nỗi buồn phổ quát rộng lớn hơn. Nhờ đó, ông có thể nh́n thấy nổi buồn ḿnh từ một tư thế khách quan, và v́ vậy, trầm tĩnh. Khi so sánh lọn tóc bạc với sương thu là đă xem nó như một phần của thiên nhiên vốn chuyển đổi không ngừng. 

Có những sự kiện khác đă được ghi chép lại trong Dọc đường mưa gió, chứng minh một cách cụ thể sự trưởng thành dần dà của Bashô. Một trong những sự kiện đó đă xảy ra  trong đoạn đầu của cuộc hành tŕnh và đưa đến việc sáng tác bài haiku sau đây: 

Michinobe no
Mukuge wa uma ni
Kuwarekeri 

Nở thắm bên bờ đường,
Mukuge hồng ngát,
Bị ngựa ta ngoặm mất.
 

Bài thơ hăy c̣n hơi lửng lơ nhưng qua đó, ta có thể ngờ rằng nhà thơ đă có một mức độ t́nh cảm tương thân nào đó đối với đóa mukage (mộc cẩn) hồng ngát (tương thân giữa con người và thiên nhiên, NNT). Tuy vậy, một sự kiện khác chứng minh rơ rệt hơn bản chất sự trưởng thành của Bashô được ghi ở khoảng giữa du kư. Khi ấy, Bashô đang viếng thăm một ngôi chùa Thiền gần Nara, nơi ông thấy có một cây tùng cổ: 

Sô asagao
Iku shinikaeru
Nori no matsu 

Sư và hoa triêu nhan
Đến rồi đi, bao đời,
Dưới bóng tùng chính pháp.
 

Bài haiku này hơi có ư dạy dỗ, khó thể cho là thơ hay. Thực t́nh, phải xem nó như một bài ca tán mỹ (hymn) có tính cách tôn giáo.Một lần nữa, Bashô đă để trào ḷng của ông bị lôi cuốn nên không thể đẻ ra thơ hay. Sơ hở hết sức lớn này chứng tỏ ông quá hối hả đi t́m một giải pháp cho thơ ḿnh. 

Phần thứ hai Dọc đường mưa gió bắt đầu hé lộ một số thành quả của việc t́m kiếm sự b́nh an trong tâm hồn của Bashô. Ông không c̣n đặt bút viết những câu văn oai hùng, to tát nữa, và cũng không có cái giọng quá ư thương cảm. Ông trở nên b́nh tĩnh hơn và có thể lấy một khoảng cách để tự ngắm ḿnh từ xa.Thực vậy, ông có thể xét lại lập trường quá khoa trương của ḿnh khi đặt bút viết mấy hàng sau: 

Đến Ôgaki, ta trú lại ở nhà Bokuin[39]. Ta hồi tưởng lại ám ảnh về đầu lâu và xương trắng bị mưa vùi gió dập khi ta vừa khởi hành từ vùng b́nh nguyên Musashi[40]. 

Shimi mo senu
Tabine no hate yo
Aki no kure 

Vẫn thấy ḿnh chưa chết,
Sau bao đêm bờ bụi.
Cô lữ giữa chiều thu.
 

Chúng ta có thể tưởng tượng Bashô như đă mỉm cười khi trao bài haiku cho Bokuin đêm đó. Sự khách quan hóa bản thân và một chút hài hước nhẹ nhàng ở đây cũng lại được nhận ra trong một bài haiku khác nằm ở vài đoạn bên dưới: 

Kyôku[41]
Kogarashi no
Mi wa Chikusai ni
Nitaru kana 

Cuồng cú (Thơ ngông)
Ai đi trong gió băo
Giống thầy lang Chikusai
Lữ khách chắc là ta.
 

Chikusai là một nhân vật rất được yêu chuộng trong tiểu thuyết b́nh dân đương thời. Ông thầy lang vườn này sống đời phiêu du qua nhiều tỉnh và trên đường đă viết những bài thơ hài hước. Bashô thích thú khi tự ví với Chikusai. Ông bắt đầu biết thưởng thức cuộc đời ngao du kể từ đây. 

Cũng dễ dàng đi đến kết luận là Dọc đường mưa gió đă không kết thúc cùng một lối như nó đă bắt đầu. Du kư chấm dứt bằng đoạn văn sau đây: 

Vào khoảng cuối tháng tư, ta trở về mái lều cũ để lấy lại sức sau những nhọc nhằn của cuộc hành tŕnh. 

Natsugoromo
Imada shirami wo
Toritsukukazu 

Trong áo mát mùa hè
Hăy c̣n vài chú rận,
Ta c̣n chưa tóm được.
 

Bashô đă dành 9 tháng trường để làm cuộc lữ hành. Trong thời gian đó, ông thu thập được nhiều kinh nghiệm khác nhau trên một b́nh diện khá rộng nhưng trong đó có một số ông không kham nổi. Nhọc nhằn đă hằn trên thân thể ông như vết cắn những con rận để lại trên da thịt người, và khi trở lại nhà rồi, ông mới có thể nhận ra. Những ǵ ông phải làm là hồi tưởng lại từng sự kiện, từng lớp lang của chuyến đi và b́nh tĩnh thể nghiệm chúng thêm một lần nữa trước khi xa ĺa chúng bằng cách đặt tất cả lên mặt giấy. Đây có thể là một việc làm đem được sự tươi mát và phong phú đến cho tâm hồn, vực  Bashô dậy từ t́nh trạng sức ṃn lực kiệt. Bài haiku kết thúc bút kư đă tŕnh bày một h́nh ảnh song đôi rất đạt: người lữ khách mệt mỏi săn lùng dăm ba chú rận sau một chuyến đi dài, nhà thơ hồi tưởng trong tĩnh lặng những cảm xúc đến từ một số kinh nghiệm mới. Giọng văn quá cảm thương trong đoạn văn bắt đầu du kư không c̣n thấy ở đoạn kết thúc. Thay vào đó là một thoáng hài hước: nỗi nhọc nhằn của cuộc hành tŕnh xuất hiện dưới h́nh thù những chú rận.Trong truyền thống văn chương Nhật Bản, con rận (shirami) không nhất thiết là một con vật đáng ghét; chúng ta sẽ có dịp thấy trong phần kết thúc của Trăng Hạ (Natsu no tsuki 夏の月)[42], nó được xem như là bạn đồng hành để mua vui của người ở ẩn yêu cuộc sống nhàn tản và đơn chiếc.  

2) Chuyến viếng thăm đền Kashima (Kashima Kikô, 鹿島紀行, 1687): 

Nhật kư (du hành) thứ hai của Bashô là Chuyến viếng thăm đền Kashima [43] (Kashima Kikô) th́ ngắn hơn nhiều. Ngay cả cuộc hành tŕnh cũng ngắn, bởi v́ từ Edo đến Kashima đường chỉ có 50 dặm và Bashô thực hiện chuyến đi nội trong vài hôm. Không những độ dài nhưng ngay cả cấu trúc nó cũng khác với Dọc đường mưa gió bởi v́ trong đó chỉ có phần trước bằng văn xuôi dành để giới thiệu và mô tả nơi chốn, phần sau bao gồm những bài haiku Bashô và những người bạn khác viết ở Kashima hay vùng kề bên. Như thế, cấu trúc của bút kư này giống như một haibun thông thường v́ được tạo bằng phần văn xuôi ngắn nối tiếp bằng một hay nhiều bài haiku.. 

Lư do chuyến viếng thăm Kashima có tính cách thẫm mỹ. Bashô đến đó để ngắm cảnh vật thiên nhiên và qua đó, ḥa điệu ḷng với những nhà thơ trong quá khứ. Chuyến đi chơi t́m sự sáng khoái này có mục đích chính là xem thăm trăng ngày mùa ở Kashima và cảnh sắc vùng ven hồ[44]. Bashô đă viết ngay trang đầu bút kư:  

Ta đă quyết chí đi thăm trăng ngày mùa ở Kashima vào mùa thu năm nay sau khi hồi tưởng với ḷng mến mộ chuyến đi tương tự mà một nhà thơ tiền bối từng làm.  

Bắt đầu, Bashô đă đi qua một số vùng phong cảnh hữu t́nh. Như khi đến Kumagai, ông được ngắm ngọn Tsukuba dựng lên sừng sửng giữa giải b́nh nguyên rộng và nhớ lại một bài thơ xưa nói về nó. Ở làng chài Fusa, trong óc ông hiện lên h́nh ảnh nhà thơ du hành Trung Quốc đă viết về mùi cá thoảng đến cả căn pḥng người ấy ngủ. Và khi đến địa điểm đích của cuộc hành tŕnh, Bashô vô cùng cảm động trước vẻ đẹp của phong cảnh cho dù thời tiết hôm ấy không mấy tốt. Trong đoạn bài về khí hậu, ông hạ bút: 

Mưa rào bắt đầu từ buổi chiều, rơi càng lúc càng nhặt. Trăng chắc khó thể hé ra vào tối nay. Ta nghe rằng vị trụ tŕ trước đây của chùa Konpon đang sống ẩn cư dưới chân đồi cho nên t́m đến nơi ông cư trú và xin trọ qua đêm. Như một thi hào Trung Quốc[45] từng t́m được sự tĩnh tâm sâu lắng trong một ngôi chùa, ta cảm thấy ḿnh cũng đă đạt đến sự thanh thản của tâm hồn vào một lúc nào đó trong đêm. Khi ánh b́nh minh bắt đầu le lói, ta bèn đánh thức nhà sư, những người chung quanh cũng lục tục dậy. Có ánh trăng đêm, có cả tiếng mưa rơi, vẻ đẹp của cảnh trí này choáng ngợp hồn ta làm ta không thốt được nên lời. Ta cảm thấy buồn khi nghĩ rằng ḿnh đă phải vượt đường dài đến đây ngắm trăng mà không sao gieo được một vần thơ thật giá trị. Thế nhưng ta lại nhớ một bậc nữ sĩ nổi tiếng[46] từng bảo, có lần bà đă không tài nào viết ra được một bài thơ hay về tiếng chim cuốc và cứ phải để nỗi bất an về nhà tay trắng ấy trĩu nặng trong ḷng. Ta nghĩ bà đáng là người bạn đồng hành đồng điệu của ta trong buổi chiều hôm đó.    

Mục đích thẩm mỹ mà Bashô nhắc ở đầu du kư đă được đẩy đến cùng cực ở phần cuối nảy. Vẻ đẹp vô hạn của thiên nhiên vượt quá khả năng hữu hạn của người nghệ sĩ. Thế nhưng ông không chút ngả ḷng v́ chuyện này,bởi nói cho cùng, ông chỉ là một người tham gia, một nhân chứng. Có thể ông không bắt lấy được cảnh vật bằng ngôn ngữ hay màu sắc nhưng ông có thể thu hết nó vào trong tâm hồn. Thi ca đâu chỉ là một h́nh thức diễn đạt, nó c̣n là một phương pháp tôi luyện tinh thần nữa. Thật là có ư nghĩa khi ông đă chọn ngắm trăng ngày mùa với một thiền sư. Bởi v́ tinh hoa sâu thẳm nhất của Thiền Tông không thể diễn đạt bằng lời nói, thành ra Bashô đă nhận thức rằng vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên th́ khó có bút nào tả nổi. 

Phần kế tiếp của đoạn văn xuôi gồm có 8 bài haiku mà Bashô là tác giả, 6 của hai bạn đồng hành, 1 tanka do nhà sư qui ẩn và 3 câu đầu của một renku Bashô tham dự. Đặc điểm trong 8 bài haiku của Bashô lần này là các ưu điểm như tính khách quan, phi cá nhân: giọng văn nồng nhiệt đi đến thương cảm quá đà trong Dọc đường mưa gió không c̣n bóng dáng nữa và nhà thơ, thay v́ đưa t́nh cảm ḿnh vào trong thơ, đă tŕnh bày cảnh sắc thiên nhiên mà ông nh́n ngắm một cách b́nh tĩnh. Ví dụ: 

Tsuki hayashi
Kozue wa ame wo
Mochinagara 

Khi vầng trăng trôi nhanh,
Những ngọn cây như muốn,
Gh́m lấy trận mưa cho. 

Shizu no ko ya
Ine surikakete
Tsuki wo miru
 

Bé con nhà nông nghèo,
Bỗng dừng tay tuốt lúa,
Ngẩng đầu nḥm ông trăng. 

Imo no ha ya
Tsuki matsu sato no
Yakebatake
 

Những ngọn lá khoai lang,
Trên nương khô v́ hạn

Thôn xóm đợi chờ trăng
[47].
 

Những bài hài cú này đều có liên quan đến trăng ngày mùa, đă nắm bắt vẻ đẹp của thiên nhiên qua nhiều h́nh dạng biểu hiện của nó. Nhà thơ chỉ là người chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, một kẻ thụ động nhưng nhạy cảm.Vầng trăng đêm băo băng băng qua cánh rừng sủng nước, vầng trăng xưa cũ chiếu trên đầu đứa bé con nhà nông, hay vầng trăng trong tưởng tượng trên nương rẫy hạn hán - Bashô đều thưởng thức được cả ba. Những bài haiku này đă bổ sung cho chủ trương mà ông đă tŕnh bày trong phần văn xuôi.  

3) Tráp đeo lưng cũ ( Oi no kobumi, 笈の小文, 1687)[48]: 

Tráp đeo lưng cũ là tập du kư thứ ba của Bashô, ghi chép phần đầu chuyến lữ hành dài về miền Tây của ông vào năm 1687-88. Nó dài hơn hai du kư trước, đi theo bước chân của Bashô từ khi ông rời ngôi nhà bên bờ sông ở Edo, dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương cho đến khi ông về tới cố hương Ueno Iga. Tiếp đó, nó tŕnh bày những cuộc du ngoạn ngắn của nhà thơ ở những nơi danh thắng trong khu vực như các ngọn núi Yoshino, Kôya, những băi biển Wakanoura, Suma và kinh đô cũ Nara. Cuối cùng nó chấm dứt với Akashi[49], cực tây của cuộc hành tŕnh. Để ghi lại kinh nghiệm của chuyến lữ hành, Tráp đeo lưng cũ đă có một cấu trúc giống như Dọc đường mưa gió. Nó h́nh thành từ một số lượng haibun ngắn và hầu hết đều được kết thúc bằng một bài haiku, tất cả theo một thứ tự thời gian. Về lối viết văn xuôi th́ du kư này gần gũi Chuyến viếng thăm đền Kashima nhưng với một ngôn ngữ tương đối thận trọng và những ảnh tượng khiêm tốn hơn.   

Dù sao Tráp đeo lưng cũ cũng có một cái ǵ khác rơ rệt với hai tập bút kư trước đó, thời mà Bashô c̣n đặt nặng hơn về nhân sinh quan. Nhưng bây giờ Bashô không c̣n ṃ mẩm đi t́m một lối sống thích hợp cho ḿnh nữa. Ông đă chọn lựa xong và biết hướng cuộc đời của ḿnh đúng theo lựa chọn đó. Điều này đă được nhận ra rơ ràng ngay phần khai từ. Trong phần ấy, ông cũng đă nói giống như đoạn cuối của Am đời hư ảo. Ông hồi tưởng lại sự do dự của ḿnh trong việc lựa chọn một hướng đi cho tương lai và tại sao cuối cùng ông đă chọn thi ca như nghề chính. Thế rồi, với một giọng văn dạy dỗ ít khi thấy ở các tác phẩm ban đầu, ông viết tiếp: 

Nếu có một cái ǵ đă thấm đượm cả vào bên trong tanka của Saigyô[50], renga của Sôgi[51], hội họa của Sesshuu[52] và trà đạo của Rikyuu[53] th́ đó là tâm hồn của người nghệ sĩ biết sống cùng thiên nhiên và làm bạn với bốn mùa. Mỗi vật họ nh́n hóa ra một đóa hoa, mỗi cái họ tưởng tượng biến thành một vầng trăng. Người không nh́n thấy được đóa hoa chẳng qua là một kẻ man rợ, c̣n người không nhận ra vầng trăng nào khác chi muông thú. Nên bỏ những kẻ vô văn hoá và cầm thú lại đằng sau. Hăy theo gót thiên nhiên và trở về với thiên nhiên. 

Thực chất th́ đây là phần nối tiếp và được lư thuyết hóa của chủ nghĩa duy mỹ đă thấy trong Chuyến viếng thăm đền Kashima. Nhận chân được vẻ đẹp của thiên nhiên không những là cách giúp con người dịu đi khổ năo nhưng nó c̣n là điều căn bản để phân biệt con người với loài cầm thú. Đó là cơ sở của văn minh. Tŕnh độ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên của một người là thước đo mức độ văn hóa của kẻ ấy. Nếu là một người nghệ sĩ th́ tŕnh độ đó ắt phải cao hơn. Chính bởi khi người nghệ sĩ cảm nhận được cái đẹp nơi thiên nhiên, anh ta sẽ có thể tiến gần Đấng Tạo Hóa. Chỗ đứng của Bashô là của một nhà mỹ học theo chủ nghĩa nguyên thủy (esthetic primitivist)[54] cho nên ông mới khẩn khoản: “Hăy trở về với thiên nhiên”. Có thể nói đây là đề tài cố lơi của Tráp đeo lưng cũ vậy. 

Vẫn c̣n hào hứng thuyết lư, Bashô trong những câu sau đă tŕnh bày rơ ràng hơn về nghệ thuật viết văn du kư:.

Thói quen viết văn du kư bắt nguồn từ hai ông Tsurayuki[55], Chômei[56] và ni sư Abutsu[57]. Họ đă giải bày những t́nh cảm thi ca trong những đoạn văn thật đẹp. Những người về sau cứ thế bắt chước nên không tiến bộ hơn các mô h́nh cũ. Bất tài vô tướng như ta th́ ḥng viết được ǵ đuổi kịp những tác phẩm danh tiếng của thời xưa.  

Ai ai cũng có thể ghi chép rằng ngày hôm ấy trời mưa buổi sáng và tạnh buổi chiều, cây tùng nọ được thấy ở chỗ nào, và ḍng sông kia chảy qua những địa phận nào. Thực vậy, chúng ta không thể nào viết một bút kư có giá trị trừ phi ta có một cái ǵ mới để nói, chẳng hạn những điều đă thấy trong văn Hoàng Sơn Cốc[58] hay Tô Đông Pha[59]. Ít nhất ta phải nói rằng những ǵ thấy được trong chuyến lữ hành hăy c̣n đọng lại trong kư ức của ta và những nỗi nhọc nhằn kinh qua hăy là đề tài nói chuyện cho đến bây giờ. Những ghi chép đó sẽ giúp ta t́m về với thiên nhiên. Khi đă chắc chắn như thế rồi, ta bèn thu thập và kết nối các đoạn văn ghi chép những giây phút đặc biệt đáng nhớ của cuộc lữ hành. Hy vọng rằng độc giả sẽ tha thứ khi thấy ta làm việc này. Nó không khác chi cái anh say đang nói xàm hay kẻ mớ ngủ lầu bầu một ḿnh.

Ki no Tsurayuki, tác giả Tosa Nikki 

Ngoài đặc điểm là giọng điệu khiêm cung (bề ngoài, NNT) của ông, ta c̣n thấy Bashô có vẻ hết sức tự tin vào công việc ḿnh làm. Ông đang mang đến một cái ǵ mới cho bút kư, một điều chưa hề thấy trong văn chương những tác giả nổi tiếng như Tsurayuki[60] và ni sư Abutsu[61]. Bởi v́ ông đă ghi chép cuộc lữ hành của một người cầm bút đang mong muốn một cách có ư thức được trở về với thiên nhiên, của một nhà thơ muốn theo chân thiên nhiên và làm bạn với bốn mùa. Bất cứ ai yêu thơ đều sẽ được một sự trợ giúp từ ông để t́m về thiên nhiên khi đọc bút kư này. C̣n như đối với những người khác th́ nó không đáng chi cả, nếu không là những lời ba láp ba xàm của người say hay tiếng lầu bầu của anh ngủ mớ. 

           

Kamo no Chomei, tác giả Hôjôki      Abutsuni, tác giả Izayoi Nikki

Phần cuối của Tráp đeo lưng cũ tuy chính yếu là miêu tả những biến cố xảy ra dọc đường nhưng đă phản chiếu ḷng tin của Bashô vào mỹ học theo chủ nghĩa nguyên thủy này. Có một vài đoạn cho ta thấy ông cố gắng tiếp cận Hóa Công bằng những phương pháp lồng sự tồn tại này vào trong một đối tượng trong thiên nhiên. Chẳng hạn như bài thơ ông viết khi viếng thăm Đại thần cung Ise: 

Nan no ki no
Hana to wa shirazu
Nioi kana 

Từ hoa cây nào nhỉ,
Đến tên c̣n chưa tường,
Thoảng lại một làn hương.
 

Làn hương thoáng nhẹ lan trong khu thánh địa và nhà thơ không thể bảo nó đến từ cây nào. Qú trước ngôi đền và thưởng thức làn hương ấy một ít lâu, ông như đưa hồn ḿnh vào một huyễn ảnh xuất phát từ thế giới bí ẩn của chư thần cổ đại. Cách đó không xa là một bài haiku khác cũng rất thú vị: 

Nao mitashi
Hana ni akeyuku
Kami no kao 

Giữa lùm hoa b́nh minh,
Điều ta những mong đợi,
Là lộ mặt ông thần.
 

Vị thần được thờ phượng trong đền trên núi Kazuraki gần Nara tương truyền có bộ mặt xấu xí khó coi.Thế nhưng nhà thơ đă muốn tiếp cận sức mạnh thiêng liêng này như một phương tiện hội nhập vào với thiên nhiên bởi v́ ông không nghĩ vị thần có thể xấu xí trong khi thế giới thiên nhiên bao bọc chung quanh đền thần lại đẹp đến như vậy. Ông suy rằng có thể tín ngưỡng trong dân gian đă có h́nh ảnh không chính xác về vị thần này và ông càng lúc càng nôn nóng biết cho được khuôn mặt thật của vị thần đó.  

Bài haiku sau đây đă được Bashô làm ra khi ông đi viếng di tích một ngôi đền ở Awa trong vùng Iga gợi cho ta thấy ông đă thực sự gặp được Đức Phật:.

Jôroku ni
Kagerô takashi
Ishi no ue 

Từ bên trên bệ đá,
Hơi nắng ấm bốc lên
Thân ngài cao trượng sáu.
 

Trong đoạn văn xuôi đi trước bài haiku, Bashô đă nói rơ rằng không có ǵ được xây dựng trên cái bệ đá bị mưa gió dập vùi này và h́nh ảnh của Đức Phật đă từ lâu biến mất.Cái mà nhà thơ thấy chỉ là hơi nắng ấm mùa xuân (kagerô) dâng lên như làn sóng, một biểu hiện của sức sống thiên nhiên. Thế nhưng khi nh́n chăm chăm vào nó, ông thấy hiện ra những làn hơi ấm mỏng ấy dần dà kết thành h́nh dạng của Đức Phật 

Dĩ nhiên, trong Tráp đeo lưng cũ có những đoạn haibun và những bài haiku đề cập đến một số chủ đề đặc thù khác. Thế nhưng không ai có thể phủ nhận là trong bút kư này, Bashô đă tỏ ra hạnh phúc hơn, tự tin hơn và không c̣n ưu tư nữa. Bút kư chứa đựng một số haiku có tính vui đùa hiếm thấy ở những tập khác. Ví dụ bài sau đây viết ở Nagoya sau một trận mưa tuyết: 

Iza yukan
Yukimi ni korobu
Tokoro made 

Hăy ra ngoài chơi nào,
Dạo đến khi trượt chân
Ngả lăn đùng giữa tuyết.
 

Một bài thơ khác viết vào dịp Tết Nguyên Đán, khi ông ngủ quá say nên dậy muộn, không tham dự được những nghi lễ cử hành vào lúc sáng mồng một: 

Futsuka ni mo
Nukari wa seji na
Hana no haru 

Bước qua ngày mồng hai,
Phải để tâm một chút,
Xuân đang độ hoa khai
. 

Đây không phải là những bài thơ nghiêm trang và Bashô không cố ư lập nghiêm. Dù vậy, ông cũng ghi nó vào trong bút kư, có lẽ v́ nó thể hiện được một cách trung thành tâm trạng vui vẻ của ông lúc đó.  

4) Chuyến viếng thăm thôn Sarashina (Sarashina Kikô, 更科紀行, 1687): 

Tiếp theo đây là Chuyến viếng thăm Sarashina, [62]bút kư thứ tư và ngắn nhất trong chùm bút kư của Bashô. Cũng như bút kư ngắn Chuyến viếng thăm đền Kashima trước đó, cấu trúc của bút kư này cũng tương tự như một haibun: phần đầu văn xuôi, phần sau là thơ. Giống như thế, mục đích của chuyến đi là xem trăng ngày mùa ở một nơi thôn dă cổ xưa và chủ đề của bút kư đặt trọng tâm vào đó. Bashô đă bắt đầu bút kư bằng câu:  “Ḷng ham muốn được đi ngắm trăng ngày mùa ở ngọn núi Obasute[63] gần thôn Sarashina càng ngày càng mạnh trong ta mỗi lần thấy trận gió thu nổi dậy....”. Sau đó, ông giới thiệu hai bạn đồng hành với ḿnh trong chuyến đi này: một người là Etsujin, thân hữu và cũng là học tṛ của ông, cùng với một người tùy tùng mà đệ tử là Kakei phái đi theo. Sau đó có một nhà sư dáng điệu khắc khổ cũng nhập đoàn. Bộ phận chính của nội dung bút kư mô tả sự gian hiểm của đoạn đường khó lường, lúc th́ dốc dựng đứng như thành, lúc th́ cheo leo bên bờ vực, lúc lại như lao đầu xuống những ḍng thác nước đổ xiết. Phần văn xuôi có một phân đoạn trong đó Bashô cho biết ḿnh đă rất hài ḷng khi ngắm được con trăng thu trong một quán trọ ở Sarashina. Phần c̣n lại là thơ, gồm có 13 bài haiku viết trong chuyến đi, 11 do chính Bashô và 2 của Etsujin.

Rừng thu bên sông

Chúng ta tự hỏi động cơ nào đă thúc đẩy Bashô viết bút kư ngắn này. Sau khi xong Dọc đường mưa gió, tập bút kư thuật lại chuyến lữ hành về miền Tây của ông đến tận Akashi [64]; từ đó ông ngừng viết tuy vẫn tiếp tục ngao du đây đó. Có thể Bashô cảm thấy ông không c̣n ǵ để nói thêm và nếu cứ viết nữa th́ ông sẽ rơi xuống hàng nhà văn viết nhật kư du hành thông thường chỉ biết mô phỏng Tsurayuki và ni sư Abutsu. Thế th́ tại sao bây giờ ông lại chọn viết Chuyến viếng thăm thôn Sarashina một khi đă ư thức tất cả về những điều nói trên? 

Câu trả lời phải là việc Bashô đang điều ǵ mới đáng thổ lộ, một điều ǵ đó mà ta không hề thấy trong Dọc đường mưa gió. Điều này đă được khơi gợi ra rơ rệt ở cuối phần văn xuôi của bút kư, trong đoạn mà hơi văn đạt đến cao điểm: 

Trong khi sự chú ư của ta bị những sự vật khác lôi cuốn, con trăng đă leo lên bên trên những rặng cây và tia sáng của nó bắt đầu len lỏi qua mảnh tường đổ.Tiếng khua của thanh gỗ chập vào nhau đuổi chim phá hoại hoa màu và tiếng những người thợ săn nai gọi bạn nghề nghe lúc xa lúc gần. Không khí gợi lên sự tư lự của mùa thu chưa bao giờ được cảm thấy như vậy. “Nào”, ta nói với những người bạn đồng hành, “giờ đây cho phép tôi đăi các bạn cùng ngắm trăng một chung rượu nhé!”. Mấy cái chén mà chủ quán đem ra là những dụng cụ uống rượu mà ta nhận xét có sức chứa nhiều gấp bội cái chung b́nh thường, lại c̣n trang trí bằng những mô h́nh sơn kim nhũ nhưng có hơi thô. Một người dân kinh đô có thể chê nó không tinh xảo và chẳng muốn đụng đến, thế nhưng ta lại bị ấn tượng mạnh về những cái chén đó. Ta thấy chúng như là những bảo vật vô giá trang điểm bằng kim cương lóng lánh[65]. Lư do có thể là v́ nơi chốn nữa. 

Sarashina, chốn này, khác hẳn với những nơi Bashô đă từng qua bởi v́ phong cảnh của nó hăy c̣n giữ được nét hoang dă, chưa ai khai khẩn. Nhà thơ t́m thấy ở đó một kích thích tươi mát, đến nổi ông khám phá được cả vẻ đẹp từ những vật dụng mà trước đây ông cho là quá thô lậu..

Bà Sugawara no Takasue no Musume, tác giả Sarashina Nikki, đi thăm chùa Ishiyama. 

Với châm ngôn “Hăy trở về với thiên nhiên!”, Bashô đă hết nơi này đến nơi khác nhưng bao giờ những cuộc du hành của ông cũng quanh quẩn chung quanh vùng đă có cuộc sống văn minh, không biết rằng ḿnh chưa hề “trở về” thực sự giữa ḷng thiên nhiên sâu thẳm. Có thể ông hơi hối hận về những câu chữ khoa trương viết lúc cao hứng khi tuyên bố mục đích của cuộc hành tŕnh về miền Tây trong Dọc đường mưa gió. Ông thấy không cần phải loại chúng ra v́ chúng đánh dấu được một giai đoạn trong sự trưởng thành của ông. Thế nhưng bằng cách nào ông cũng phải để lại đôi ḍng cho thấy ông đă vượt qua giai đoạn ấy. Ít nhất đó là phần nào lư do làm cho ông đặt bút viết Chuyến viếng thăm thôn Sarashina và chắc chắn nó là động cơ chính yếu đưa đẩy ông làm cuộc hành tŕnh dài về miền Bắc ít lâu sau. 

Tâm trạng này cũng được phản ánh ở một trong 11 bài haiku ông viết cho phần hai của Chuyến viếng thăm thôn Sarashina. Nó như sau: 

Kiso no tochi
Ukiyo no hito no
Miyake kana 

Hạt dẻ núi Kiso,
Muốn đem tặng cho người,
C̣n đắm trong phù thế.
 

Những hạt dẻ này không phải là loại thông thường. Nó chỉ được t́m thấy trong vùng núi sâu, ví dụ khu vực Kiso, nơi có thôn Sarashina. So với các loại hạt dẻ khác, hạt dẻ do cây tochi (horse chestnut)[66] không thơm ngon ǵ và chỉ ăn được khi đă nấu nướng. Rơ ràng hạt dẻ này tượng trưng cho thiên nhiên hoang dă, chưa từng được nh́n thấy một lần bởi những người phố thị đang măi mê ngụp lặn trong khoái lạc của đời phù thế. Qua mấy câu này, Bashô h́nh như c̣n có ẩn ư cho rằng những bài haiku tưởng chừng thiếu tính nghệ thuật và quá thô lậu ông viết trong dịp này lại chính là món quà quí hiếm mà ông muốn dành cho những ai chỉ quen với văn chương đô thị. Như thế, ông muốn đưa cái vẻ đẹp đáng yêu của sự hoang dă đến cho đại chúng độc giả. 

Và không ai ngạc nhiên khi thấy chuyến lữ hành sau đó của ông hướng về miền Bắc, nơi thâm sâu và hoang dă nhất Nhật Bản. Thành quả của nó là tập bút kư Đường ṃn miền Bắc.   

5) Đường ṃn miền Bắc (Oku no hosomichi奥の細道, 1689): 

Đường ṃn” ở đây có nghĩa ẩn dụ (metaphorical) hơn là văn chương b́nh thường (literal) và “miền Bắc[67] sâu thẳm cũng vậy. Về bề mặt, đây là nhật kư đường trường dài nhất của Bashô, ghi lại những sự kiện xảy ra trên con đường ông đi vào năm 1689 về miền Bắc đảo Honshuu.Về mặt ẩn dụ th́ tập du kư này ghi chép cuộc du hành trong tâm thức của Bashô đi t́m cái đẹp tối thượng của thiên nhiên, sự t́m ṭi của một người đă lạc lối trong cơi phù thế của xă hội đương thời. Bút kư đă hầu như đi đến chỗ chung cục khi ông đến Ôgaki, nơi đây các người ngưỡng mộ bao quanh ông. Ông đă một lần nữa trở về cơi phù thế ở đấy cho nên ông không thấy việc viết tiếp bút kư ấy có ư nghĩa ǵ nữa. 

Như thế, Đường ṃn miền Bắc chỉ mô tả những con người và sự vật mà vẻ đẹp chẳng bao giờ làm vướng mắt của họ không đi ra ngoài phạm vi của thiên nhiên thô lậu, hoang sơ. Chẳng hạn đoạn văn sau đây được thấy ở đầu tập: 

Dưới bóng cây hạt dẻ cổ thụ gần khu phố nhà trạm, có một vị sư đang sống cuộc sống lánh đời. Dường như đời ông thật tĩnh lặng, chẳng khác chuyện một nhà thơ ở ẩn đi nhặt hạt dẻ trong núi thời xưa. Ta bèn viết lên trên giấy chữ “hạt dẻ” (lật ) theo văn tự Trung Quốc. Nó gồm hai phần, có nghĩa là “phía Tây” (tây 西) và “cái cây” (mộc). Có lần Bồ tát Gyôk i[68] đă liên tưởng cây hạt dẻ với cơi Tây Phương tịnh độ và ông dùng vật liệu cây ấy để chế ra gậy và cả kèo cột trong nhà ḿnh. 

Yo no hito no
Mitsukenu hana ya
Noki no kuri 

Có mấy ai trong đời
Chợt t́m ra vẻ đẹp
Chùm hoa dẻ bên hiên. 

Bài thơ này có thể giải thích hai lối: văn chương thông thường hoặc ẩn dụ. Chùm hoa dẻ rất bé và không có ǵ lôi cuốn, nó lại nở vào mùa mưa, cho nên có thể so sánh với cuộc đời của nhà tu đi ở ẩn này. “Đời” (yo) trong văn mạch ám chỉ cơi phù thế (ukiyo). Bài haiku này gợi ta nhớ đến bài thơ nói về hạt dẻ núi Kiso ở đoạn cuối cùng trong Chuyến viếng thăm thôn Shirashina

Trong một tiểu đoạn trước đó, Bashô đă tỏ lời ca ngợi một nhân vật đă giữ được khoảng cách với cơi phù thế. Ông ta chẳng phải là nhà sư; chỉ là một ông chủ nhà trọ sống b́nh thường giữa mọi người: 

Ngày thứ 13, chúng tôi dùng chân dưới chân núi Nikkô. Ông chủ quán nơi chúng tôi ở trọ tự giới thiệu : “Tên tôi là Hotoke (Phật) Monzaemon. Mọi người thương mà đặt biệt hiệu cho tôi như vậy v́ lúc nào tôi cũng cố gắng lương thiện trong mọi công việc. Vậy xin các ông cứ qua đêm ở đây và chớ có khách sáo”. Ông làm tôi nghĩ không hiểu ông là một vị Phật nào đă ḥa ḿnh vào đống bùn nhơ này để cứu giúp những kẻ hành hương đói khát như chúng tôi. Tôi nh́n ông chăm chú và nhận thấy ông chỉ là một con người chất phác, không thông minh lanh lợi như người đời. Khổng Tử có lần nhận xét rằng kẻ ngu phu với tấm ḷng đơn sơ mới dễ t́m về chân lư. Ḷng dạ ông chủ quán cũng trong trắng như thế khiến cho ông được mọi người đánh giá cao. 

Thay vào một cơi thiên nhiên với bản chất nguyên sơ hoang dă, ở đây là ông chủ quán cứ đeo đẳng cuộc đời lương thiện. Ông là một loại người khó t́m ra nơi thành thị xô bồ. Ông không khôn khéo, c̣n ngây thơ đằng khác khi ông kể cho khách nghe người ta gọi ông là “ông Phật” mà không e dè rằng thiên hạ sẽ cười ḿnh tự cao tự đại. Nghi ngờ điều này, Bashô đă xích lại gần ông để nh́n cho rơ và nhận được rằng chủ quán không phải là một vị Phật nhưng là một loại người có tấm ḷng đơn sơ trong trắng từng xuất hiện trước cả thời của Khổng giáo và Phật giáo. Bashô thấy nơi ông h́nh ảnh con người thái cổ chưa bị ác quỷ của nếp sống văn minh làm cho nhơ bẩn. 

Dĩ nhiên không phải ai ai Bashô gặp trên bước lữ hành cũng đều giống hai nhân vật nói trên. Một số người chưa tỉnh ngộ, c̣m bám mùi trần tục và đó là chuyện khó tránh. Thế nhưng có viết về họ cũng chẳng bỏ công v́ họ chẳng đem lại lợi ích ǵ cho chủ trưong của ông. Tốt hơn hết, bỏ mặc họ tất cả. Rơ ràng đó là điều Bashô đă làm. Theo Sora, bạn đồng hành với Bashô và là người đă viết một nhật kư song song cho chuyến đi với nhiều t́nh tiết cụ thể, th́ ở nhiều thị trấn, Bashô đă được các samurai cao cấp và thương nhân giàu có tổ chức chiêu đăi. Chẳng hạn khi đến Sakata, ông đă được các tay phú hào ở thành phố thương mại bên bờ biển Nhật Bản này hết ḷng cung phụng. Ở Murakami, một thị trấn kế cận Sakata, ông đă được một samurai chủ thành của địa phương mời đến và trao tặng một món tiền đáng kể. C̣n ở Kashiwazaki, một thành phố khác ven biển nữa, ông đă được mời qua đêm tại phủ đệ một tay phú hào nhưng v́ thấy bị đối xử thiếu cung kính nên đă bỏ đi, ngay trong lúc trời con đang mưa và người trong phủ hối hả chạy ra kéo giữ. Những con người và sự kiện như thế, nơi người viết du kư b́nh thường, nếu có nhật kư th́ đáng là những t́nh tiết cần phải ghi chép lại. Thế nhưng Bashô không mảy may nhắc tới. Bởi v́ Đường lên miền Bắc là một du kư văn học mà tác giả của nó đă tự do chọn lựa t́nh tiết cần giữ lại theo ư ḿnh.  

Không những Bashô tự ư bỏ qua một số tài liệu mà ông c̣n thay đổi một số sự kiện sao cho chúng ăn khớp với điều ḿnh muốn nói. Do đó mà ở một tŕnh độ nào đó, Đường lên miền Bắc là một tập du kư có tính hư cấu. Một lần nữa, nó có cùng lư do: Bashô muốn tŕnh bày chủ trương của ḿnh một cách có hiệu quả. Chẳng hạn qua đoạn văn sau đây tả lại những ǵ đă xảy ra cho Bashô khi họ rời Matsushima: 

Vào ngày 12, chúng tôi rời Hiraizumi. Từng biết có những thắng cảnh như cây tùng Aneha và chiếc cầu Odae ở gần đấy, chúng tôi đă mượn một con đường vắng vẻ chỉ có thợ săn và tiều phu lui tới. Thế nhưng chẳng bao lâu chúng tôi hoàn toàn bị mất hướng và lựa nhầm một con đường khác, nhờ đó lại t́nh cờ đến được một bến cảng tên gọi  Ishinomaki. Kinkazan[69], ḥn đảo mà thơ phú ngày xưa ca tụng nơi ấy hoa nở thành vàng hiện ra lờ mờ ở ngoài khơi. Trong ḷng vịnh là hàng trăm chiếc thuyền con đang neo, c̣n trên băi biển có nhiều ngôi nhà chụm đầu vào nhau, từ đó những đợt khỏi thổi cơm bay lên không ngớt. Không hề hy vọng đến được một thị trấn như thế này! Chúng tôi bèn đi kiếm chỗ trọ nhưng chẳng ai cho ở qua đêm. Cuối cùng đành phải ngủ lại trong một túp lều hoang phế. Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục cuộc hành tŕnh trên một tuyến đường ḿnh hoàn toàn xa lạ. Nh́n hướng con lạch Sode, cánh đồng Obuchi và đầm Mano đằng xa, chúng tôi đi dọc theo con đê dài ngút mắt. Sau đó chúng tôi đi vào vùng đất trũng bao la trong một khu vực thật vắng vẻ tiêu điều để cuối cùng nhận ra một nơi tên gọi Toima. Sau khi ngủ lại một tối ở đây, chúng tôi mới lên đường đi Hiraizumi. Ta nghĩ rằng đoàn ḿnh đă phải vượt đến trên ba mươi dặm[70]  

Đoạn văn nói trên miêu tả thành công t́nh cảm lẻ loi, không nơi nương tựa của hai người lữ khách nhầm đường, đă đi vào một khu vực lẫn khuất ḿnh hoàn toàn xa lạ.Nó cũng bi kịch hóa cái niềm vui khi cả hai đến được Ishinomaki và vùng lân cận, từng nổi tiếng trong thi phú.Tuy nhiên, trên thực tế h́nh như Bashô và Sora không hề lạc đường. Cây tùng Aneha và chiếc cầu Odae nằm ở phía tây Matsushima, c̣n Ishinomaki lại ở đằng đông. Không thể nghĩ được rằng hai người lữ khách đầy kinh nghiệm của chúng ta chưa biết điều đó, đến nổi đi về hướng Ishinomaki khi họ muốn viếng Aneha và Odae. Nhật kư của Sora cho thấy họ không hề lạc đường, và hiểu rằng họ đă có kế hoạch đi Ishinomaki từ trước. Thực sự cái tên Ishinomaki đă hiện ra nhiều lần trong một lộ tŕnh mà Sora soạn cho Bashô trước khi toàn bộ cuộc lữ hành bắt đầu. Hơn nữa, Bashô đă than phiền rằng: “Chúng tôi bèn đi kiếm chỗ trọ nhưng chẳng ai cho ngủ qua đêm” , một điều không đúng sự thật. Có người Bashô và Sora t́nh cờ gặp gỡ trên đường đă đưa họ đến một lữ quán (chứ không phải “túp lều hoang phế”) ở Ishinomaki; và họ đă được cung cấp đầy đủ tiện nghi. Câu kế tiếp “Ngày hôm sau chúng tôi tiếp tục cuộc hành tŕnh trên một tuyến đường ḿnh hoàn toàn xa lạ” cũng không đúng nốt v́ đă có hai cư dân Ishinomaki rất thạo đường mà Bashô và Sora vừa mới làm quen đă tháp tùng khi họ rời thị trấn. 

Có nhiều đoạn tương tự như thế trong Đường ṃn miền Bắc. Thử đưa ra dăm thí dụ. Chẳng hạn ở Iizuka, Bashô bị một chứng bệnh mạn tính tái phát và hầu như ngất xỉu, nhưng nhật kư của Sora, đặc biệt ghi lại chi tiết ngày hôm đó, lại không hề nhắc đến. Ở Matsushima, du kư của Bashô viết là ông choáng ngợp trước vẻ đẹp cảnh sắc đến độ không viết được câu nào, trên thực tế, như ta vừa nói tới bên trên, ông đă để lại một bài haiku. Ở Kisagata, du kư viết: “Hôm ấy trời trong xanh. Khi mặt trời ban mai tỏa sáng, chúng tôi lên thuyền ra ngoài biển”. Thế nhưng nhật kư của Sora lại chép hôm ấy mưa phùn suốt buổi sáng và họ chỉ lên thuyền sau bữa cơm chiều. Để biện hộ cho những điều tréo cẳng ngỗng như thế th́ có giải thích là kư ức của Bashô về những sự kiện xảy ra đă trở nên mù mờ khi ông ngồi viết du kư ấy. Đôi trường hợp điều này đă xảy ra nhưng những sửa đổi về các sự kiện mà Bashô đă làm, đồng loạt đă đi theo một hướng nhất định cho nên khó thể nói một cách đơn thuần là trí nhớ đă phản bội ông. Hầu như trong mỗi trường hợp tu sửa, ông đều có ư định mỹ hóa hay bi kịch hóa cái kinh nghiệm của một nhà văn trong cuộc hành tŕnh lẻ loi suốt miền Bắc đầy hiểm nghèo. Nhà văn như có vẻ nhắm vào việc đem đến cho chúng ta một kinh nghiệm tâm linh chứ không phải đơn thuần ghi lại những sự kiện xảy ra theo lối văn xuôi. Đó là điều chúng ta ngóng đợi nơi một bút kư văn học. Dù ở một tŕnh độ kém hơn về lượng, Bashô cũng đă từng làm như vậy trong những du kư trước đây của ông rồi. Ở điểm này, ông chẳng có chi độc đáo hơn người xưa. Nhật kư cung đ́nh Nhật Bản, bắt đầu với Tsurayuki, không ít th́ nhiều đă có tính hư cấu nằm bên trong. Một số h́nh như đă tuân theo tiền đề là việc mô tả kinh nghiệm nội tâm chứ không phải sự thực bên ngoài mới là quan trọng. 

Ngoài ra, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy đối với Bashô, đó là một cuộc khám phá vào không gian lẫn thời gian. Khi du hành trên miền Bắc hoang đă, ông đă t́m gặp những con người rắn rỏi, chân chất nhưng ông cũng đă du hành vào quá khứ để có những cuộc đàm thoại trong tưởng tượng với những nhân vật từng xuất hiện ở đấy. Trong một số đoạn của Đường ṃn miền Bắc, ông đă rút ngắn việc mô tả nơi chốn để có thể viết nhiều hơn về những biến cố xảy ra có liên hệ với chúng. Đây là đoạn văn mà Bashô đă đặt bút ghi khi ông ghé thăm đền thần đạo ở Kanazawa: 

Chúng tôi đến viếng đền Tada ở vùng này, nhân đó nh́n thấy mũ trụ của chiến tướng Sanemori [71] và tàn dư manh chiến bào ông mặc dưới lần áo giáp.Theo truyền thuyết, đó là những vật báu mà chủ quân thời trẻ của ông, đại tướng Yoshitomo, đă ban cho. Thực vậy, chúng không giống đồ dùng của một chiến binh b́nh thường. Hoa văn h́nh hoa cúc trên mũ trụ được nạm vàng từ bộ phận che trán đến bộ phận che hai tai, tô điểm thêm bằng một cái đầu rồng với hai chiếc sừng cong. Truyền thuyết về việc sau khi Sanemori bị giết chết, đại tướng phe địch Kiso (Minamoto no) Yoshinaka đă gửi phó tướng của ḿnh là Higuchi Jirô đến đền này để cúng dường một bài văn ai điếu và những di vật ấy, thấy như c̣n hiển hiện.     

Muzan ya na
Kabuto no shita no
Kirigirusu 

Ôi thảm thiết làm sao
Bên trong chiếc mũ trụ
Rả rích dế mùa thu.
 

Sanemori là một trang anh hùng thời trung cổ đă từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn chương Nhật Bản, kể cả có một bản tuồng Nô nói về ông. Khi ấy đă ngoài 70, ông nhuộm tóc bạc cho đen để có thể chiến đấu một trận cuối cùng giữa những chiến sĩ trẻ. Nh́n lại mũ trụ và chiến bào trưng bày ở đền thần, Bashô để trí tưởng tượng lùi về thế kỷ 12, một thế kỷ đầy chiến tranh và biến loạn mà người ta đ̣i hỏi hành động anh hùng cùng cực ở mỗi con người trung nghĩa. Sanemori là một trang vơ sĩ đă sống hào hùng và chết cũng hào hùng. Trong cung cách của ḿnh, Sanemori đă làm một cuộc hành tŕnh dọc theo “Đường ṃn miền Bắc” sâu thẳm. Câu đần của bài haiku Bashô “Ôi thảm thiết làm sao!” đă được trích ra từ ca từ của vở tuồng Nô nhan đề Sanemori, không những ám chỉ tiếng dế mùa thu kêu thê thảm mà c̣n đả động đến trận chiến cuối cùng của vị lăo tướng. Thật là bi thảm nhưng cũng cao thượng xiết bao khi viên tướng già nua đó đă đi hết đoạn đường định mệnh[72] của ḿnh với tất cả quyết tâm và can đảm. 

Những cuộc du hành nho nhỏ vào trong quá khứ như vậy đă xảy ra suốt trong chuyến đi dọc Đường ṃn miền Bắc. Trong đoạn ghé Yashima, một nơi nằm kề Nikkô, quá khứ được gợi ra trong câu chuyện một nàng công nương chịu ở lại chết cháy trong ngôi nhà để giữ ḷng trung trinh với chồng ḿnh. Phần nói về Hiraizumi, ông chỉ nhắc đến kư văng thời liệt oanh của nó vào thế kỷ thứ 12[73]. Ở Shiogoshi, một ngôi làng nằm ở phía tây Kanazawa, ông chẳng có một câu nào nói về cảnh vật mà chỉ bàn về một bài tanka mà pháp sư Saigyô đă để lại khi ông ghé ghe nơi đây vài thế kỷ trước đó. Đọc hết tất cả những đoạn này, ta có cảm tưởng như Bashô thích thú được gặp gỡ những hồn ma trong quá khứ, từng sống nơi đây từ xa xưa, y như việc gặp gỡ những người cùng thời đại với ḿnh. Trong ư nghĩa này, tác giả đă đóng vai tṛ của kẻ siêu độ cho các vong hồn (deuteragonist), có mặt trong những bản tuồng Nô. Người ấy thường xuất hiện dưới dạng thầy tăng vân du khơi gợi chuyện những hồn ma trong quá khứ tại các địa phương suốt bước đường ḿnh đi. Như vậy, Bashô không chỉ là du khách trong cái nghĩa địa lư của nó mà c̣n trong chiều hướng lịch sử nữa. Ông là một linh môi (cô đồng, medium) gọi hồn người chết và các biến cố đă qua lên gặp độc giả. Và dĩ nhiên, những h́nh ảnh họ nh́n thấy đều tập trung về một hướng: tất cả đều gợi ra vẻ đẹp và nỗi buồn của thiên nhiên nguyên sơ cũng như những người con người tiền cận đại ngoan cố sống theo cuộc sống của ḿnh. 

Nhân v́ ngôn ngữ tuồng Nô cần có nhiều chất thơ và tính gợi ư để giúp khán giả ảnh tượng hóa cuộc sống dưới đáy mồ, ngôn ngữ của Đường ṃn miền Bắc cũng giản dị minh bạch nhưng đầy ẩn dụ và gợi h́nh, giúp cho độc giả chia sẻ được với tác giả kinh nghiệm của ông, trên thực tế cũng như trong cảm xúc. Những đoạn văn của nó đầy dẫy h́nh ảnh đến từ giác quan (sensory images). Hầu hết các câu văn đều ngắn và sắc nét, ít khi thấy có một tiếp-tục-từ nào nằm giữa chúng. Đôi khi có hai hay hơn những câu hay đoạn câu được sắp cạnh bên nhau, giữa chúng chỉ mỗi một chữ “to” (và, and)) duy nhất là mối giây liên kết. Thường có một haiku xuất hiện ở giữa hay cuối đoạn văn xuôi, tuy chẳng được giải thích chi nhiều nhưng cái lô-gích t́nh cảm (emotional logic) giữa chúng th́ phải nói là trọn vẹn. Tóm lại, ngôn ngữ của du kư Đường ṃn miền Bắc có những phẩm chất tương đương với các bài haibun đẹp nhất của Bashô. Du kư này v́ vậy có thể được đánh giá như tập hợp của 50 bài haibun giá trị nhất

 

 Giới thiệu vài đoạn tiêu biểu của Đường ṃn miền Bắc

(phần dịch bổ túc do NNT để minh họa chính văn của Ueda)  

 

Mào đầu du kư (Jobun 序文) 

Ngày, tháng[74], muôn đời vẫn là khách qua đường[75]. Năm cũ ra đi, năm mới đến nhưng phận chúng có khác ǵ cái thân lữ khách. Đối với người lái đ̣ suốt đời mưu sinh trên sông nước hoặc người mă phu dắt hàm thiếc ngựa đến già, mỗi ngày đă là một chuyến đi, họ lấy cái cuộc đời vô định làm nơi thường trú đấy thôi. Xưa nay, những người chọn cuộc đời tao nhă như Lư Bạch, Đỗ Phủ, Saigyô (Tây Hành), Sôgi (Tông Kỳ)[76]... phần nhiều đều bỏ ḿnh trên bước đường du lịch. 

Chẳng biết từ dạo nào, khi ta nh́n đám mây trôi giạt theo làn gió mời mọc, bỗng chạnh ḷng viễn phương, nên bước chân đă quanh quẩn trên những băi biển xa xôi nơi cuối đất[77]. Mùa thu qua, ta mới về nghỉ thư giản ít lâu trong túp lều tróc mái[78] bên ḍng sông Sumida. Khi năm mới bắt đầu và lúc nh́n lên trời thấy sương lam đă chuyển mùa vào tiết sơ xuân, lần này ta muốn vượt cửa quan Shirakawa (Bạch Hà)[79] để nối dài bước chân đến vùng Michinoku (Lục Áo)[80]. Theo tiếng gọi của ông Thần Cám Dỗ (Sozorogami) để được nghe thấy thêm những điều mới mẻ, ḷng ta tưởng như điên loạn. Tưởng rằng cả vị Thần Đi Đường (Dôsojin) cũng chèo kéo ḿnh, ta càng không giữ nổi b́nh tĩnh. Ta mới vá chiếc xà cạp bó chân đi đường đă rách, thay quai nón lá cũ, châm cứu huyệt Tam Lư [81] vv... Trong khi sửa soạn mọi thứ cho chuyến hành tŕnh th́ h́nh ảnh mảnh trăng trên chùm đảo Matsushima đă bám chặt tâm trí mất rồi. Ta bèn nhường Am Bashô cho người khác và về trú tạm trong gia trang của Sampuu. Lúc ấy ta có làm được câu thơ sau : 

Kusa no to mo
Sumi kawasu yo zo
Hina no ie 

Dù là liếp nhà cỏ,
Cũng thay chủ đổi đời
[82],
Nay chim non
[83] đến ở 

Để kỷ niệm, ta dùng nó như một câu hokku (câu mở đầu) làm thành tám câu thơ tựa đề cho chùm renku (thơ nối vận) rồi dán nó lên cột cái am cũ.

Cánh đồng thu

 Cánh đồng Nasu (Nasuno, 那須野)

V́ có người quen sống ở một nơi tên Kurobane trên cánh đồng Nasu[84]nên ta mới từ Nikko băng qua đồng, theo lối tắt để t́m đến nơi. Trong khi nhắm một làng thôn xa xa phía trước để tiến bước th́ trời chợt đổ mưa và ngày cũng đă xế bóng. Ta bèn ngủ đỗ ở ngôi nhà một người nông phu, rồi khi vừa rựng sáng lại bắt đầu tiếp tục đi bộ giữa cánh đồng. Ở đấy lúc đó có một con ngựa đang được thả ăn. Ta bèn kể khổ với người đàn ông đang cắt cỏ và muốn xin mượn ngựa để đỡ mỏi chân. Tuy là kẻ làm ăn nơi ruộng rẫy, anh ta thực có t́nh người v́ mới nghe nhờ xong, anh đă bảo : « Ối, có chi nào ! Bây giờ tôi không thể bỏ việc mà đi chỉ đường, c̣n để bác là người lần đầu tới xứ này phải lạc lối tôi cũng mang tội, thôi th́ bác cứ lấy ngựa mà cưỡi, đến chỗ ngừng được lại trả nó về đây ». Thế rồi anh cho ta mượn ngựa. 

Có hai đứa trẻ chạy theo đuôi. Một em là gái trông rất kháu khỉnh, tên bé là Kasane. Đó là một cái tên ít ai đem đặt nhưng nghe cũng dễ thương. Sora bèn có bài thơ vịnh rằng : 

Kasane to wa
Yae nadeshiko
[85] no
Na narubeshi 

Tên em Kasane,
Phải hiểu : nhiều tầng cánh,

Như loài hoa nữ lang.  

Chẳng bao lâu, chúng tôi đă đặt chân đến chỗ có làng xóm, bèn giắt tiền mướn ngựa trên yên rồi trả ngựa lại.

Hoa nữ lang (Nadeshiko)

Cây liễu nhà sư vân du (Yugyôyanagi, 遊行柳)  

Dưới bóng cây liễu nhà sư vân du [86], pháp sư Saigyô đă vịnh bài thơ nổi tiếng sau đây: 

Michi no be ni
Shimizu nagaruru
Yanagikage
Shiba to tote koso
Tachidomari tsure 

Bên vệ đường đó,
Nước chảy trong sao.
Có bóng dương liễu,
Người ơi hăy hượm,
Dừng chân chút nào! 

Cây liễu nằm ven làng Ashino, nay vẫn thấy ở bên bờ ruộng. Chức quan thuộc Bộ Hộ họ Mỗ quản lănh khu vực [87] có lần cho biết ông mong ta thể nào cũng nên đến xem một lần khi có dịp. Ta thắc mắc không hiểu nó nằm ở nơi đâu và vẫn định bụng phải ngắm cho được th́ ai ngờ hôm nay, lại đang đứng tựa dưới bóng râm của cây liễu ấy:  

Ta ichimai
Uete tachisaru
Yanagi kana 

Cấy vừa xong thửa mạ,
Đă phải chịu rời xa,

Cây liễu ấy chăng là?
[88]

 

Liễu

 Cửa quan Shirakawa (Shirakawa no seki,白河の関 )

Trong tâm trạng bất an của cuộc lữ hành không v́ một cớ rơ rệt khiến ḷng bồn chồn, ta đă tiến gần đến cửa quan Shirakawa.Lúc ấy, ta mới cảm thấy lúc này mới thực sự là du lịch. Ngày xưa, tướng Taira no Kanemori[89] khi đến nơi ấy, đă vịnh một bài thơ bày tỏ ḷng cảm khái và nhờ người nhắn tin về kinh đô. Ta nghĩ đó là một điều không có chi thích đáng hơn. 

Cửa quan Shirakawa, một trong ba hùng quan của miền Đông, ai là tao nhân mặc khách đều quan tâm đến nó. Họ đă để lại biết bao nhiêu là thơ đề vịnh nói lên tâm t́nh của ḿnh. Hồi tưởng lại bài thơ của tăng Nôin[90] viết về tiếng gió thu, bài thơ của tướng Yorimasa[91] vịnh lá đỏ, ta ngẫng đầu nh́n những ngọn cây xanh hiện ra trước mắt. Cũng mang màu trắng của hoa “u”[92](hoa măo) trong cổ ca, những cánh hoa gai nở chen vào chúng làm ta cảm thấy ḿnh như đang như bước đi giữa tuyết. Ngày xưa quan đại phu Takeda Yukimasa[93] đến cửa quan này, v́ muốn tỏ ḷng thành kính với bài thơ của Nôin, đă sửa lại áo măo chỉnh tề rồi mới dám đi qua. Đó là sự tích đă được Fujiwara no Kiyosuke[94] ghi lại trong tác phẩm Fukuro Sôshi. Sora bèn có thơ: 

U no hana wo
Kazashi ni seki no
Haregi kana
 

Điểm một vùng hoa u,
Cửa quan như làm dáng,
Mặc áo hội toàn trắng. 

Tiểu quốc Hiraizumi (Hiraizumi,平泉) 

Vinh hoa của ba đời ḍng họ Fujiwara[95] chỉ là một quăng thời gian ngắn như giấc mộng. Ngày nay khu vực Hiraizumi trở thành hoang phế, dấu tích của đại môn thành phủ ngày xưa chỉ c̣n cách ta mỗi một dặm. Phủ đệ nơi Fujiwara Hidehira từng ở nay trở thành ruộng nương, c̣n lưu lại chăng là Kinkeizan (Kim Kê Sơn) nghe là ngọn đồi ông cho đắp nên.  

Trước tên ta lên Takadachi ( phủ thành trên cao)[96] nơi Yoshitsune[97] từng cư ngụ, nh́n xuống thấy ḍng Kitakami đang chảy. Sông này bắt nguồn từ vùng Nanpu và là một con sông lớn. C̣n sông Koromogawa th́ chảy quanh phủ thành Izumi, nơi xưa là nơi Izumi no Saburô Tadahira (em trai Yasuhira) đă sống. Dưới chân thành ấy, ḍng Koromo hợp lưu với ḍng Kitakami.Dấu phủ cũ của Yasuhira th́ ở bên kia bờ Koromo, ngăn cách với Kita no seki (cửa quan phía Bắc), được dựng ra như muốn bảo vệ chặt chẽ lối ra phía nam của nó, pḥng kẻ man di (Ezo) xâm nhập.  

Dù vậy, Yoshitsune với những nghĩa binh kiêu dũng do ông tuyển mộ đă bị vây trong thành Takadachi này. Chiến đấu một cách anh hùng đấy nhưng rồi công danh của họ cũng tiêu tan như một giấc mơ ngắn ngủi. Bây giờ dấu tích đó đă bị vùi trong đám cỏ mùa hạ mọc tràn lan. “Quốc phá sơn hà tại. Thành xuân thảo mộc thâm”, Bồi hồi nhớ lại câu thơ Lăo Đỗ, ta bèn cởi nón, ngồi xuống nghỉ chân, và cứ thế, nhỏ giọt lệ ngậm ngùi việc xưa. 

Natsukusa ya
Tsuwamonodomo no ga
Yume no ato 

Lớp cỏ dày mùa hạ,
Đă chôn vùi tất cả
Giấc mộng đoàn quân xưa.

 

Hồn ma của Tướng Yoshitsune trong vở Nô nhan đề Yashima

Chùa Rikushaku (Rikushakuji, 立石寺) 

Trong vùng Yamagata có một ngôi chùa núi tên Rikushakuji (Lập Thạch Tự). H́nh như do ngài Jikaku daishi (Từ Giác đại sư)[98] khai sơn, là chốn thanh u không đâu sánh được. Theo lời khuyên của mọi người, ta không thăm đầm Obana nữa mà đi ngược về phía trên, nhắm hướng chùa Rikushaku. Đoạn đường dài độ bảy ri (lư). V́ hăy c̣n thời giờ trước khi mặt trời khuất bóng, giữ chỗ ở nhà trọ trong xóm dưới chân núi xong, ta leo lên thăm tăng đường trên đỉnh. 

Địa h́nh nơi đó có những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau, qua nhiều năm tháng, cây cối mọc um tùm. Đất và đá đă bị rêu bao phủ, những ngôi chùa con xây trên nền đá đều đóng cửa im ĺm. Đi ṿng theo mặt ghềnh, nói đúng hơn là ḅ trên đá, ta tới được Phật điện để tham bái. Cảnh sắc chung quanh vô cùng đẹp đẽ và thanh tĩnh làm ta không khỏi ngạc nhiên. Lạ thay, mọi thứ vướng bận ḷng ta đều như rủ sạch.  

Shizukasa ya
Iwa ni shimiiru
[99]
Semi no koe 

Tịch mịch quạnh hiu sao,
Rền rĩ tiếng ve sầu.
Thấm mất vào thớ đá

 Đầm Kisagata (Kisagata, 臓潟) 

Cho đến nay, ta từng được du ngoạn biết bao nhiêu nơi sơn thanh thủy tú nhưng bây giờ phong cảnh đầm Kisagata lại thôi thúc ḷng ḿnh muốn lên đường.Từ cảng Sakata tiến về phía bắc chỉ có 10 ri (lư), khi ta đến một nơi tên Shiogoshi[100], ngày đă ngả bóng chiều, gió triều mặn bắn tung cát lên và mưa rơi mù mịt, che khuất cả ngọn núi Chôkaisan (Điểu Hải Sơn). Như cho tay ṃ mẫm trong bóng tối, ta thử h́nh dung cảnh sắc đẹp đẽ hiện đang vùi trong cơn mưa và phỏng đoán khi mưa tạnh nó sẽ ra thế nào. Vừa hồi tưởng đến những câu thơ trong bài Tây Hồ [101]của Tô Đông Pha, ta lom khom chui vào căn lều thấp lè tè của một người đánh cá, chờ cho mưa tạnh. 

Ngày hôm sau trời bất chợt hửng nắng, vầng dương lại ló dạng, ta mới lên thuyền ở Kisagata. Trước tiên neo thuyền ghé lên đảo Nôin, thăm vết tích chốn xưa pháp sư đă 3 năm sống đời ẩn dật, thế rồi qua bờ bên kia, leo lên đất liền, nơi có cây anh đào già mà pháp sư Saigyô cũng từng ngâm vịnh: 

Kisagata no sakura wa
Nami ni uzumorete
Hana no ue
Kogu ama no tsuribune 

Những đóa anh đào,
Kisagata
Vùi trong sóng nước,
Thuyền ai câu cá,
Chèo lướt trên hoa. 

Bây giờ cây anh đào già ấy hăy c̣n đó như thể lưu lại kỷ niệm của pháp sư. Bên bờ nước có một ngôi lăng, người ta bảo đó là mộ Hoàng Hậu Jinguu (Thần Công)[102]. Lại biết thêm tên ngôi chùa ở đó là Kanmanchuji (Can Măn Châu Tự)[103]. 

Cuốn rèm lên và ngồi xuống bồ đoàn để ngắm , th́ phong cảnh cả một vùng Kisagata đă ngập đầy đôi mắt. Phía nam, ngọn Chôkaisan như thể đứng chống trời, bóng của nó in xuống ḍng nước nơi cửa sông, phía tây là một cửa quan hiểm trở chắn ngang tầm mắt, phía đông có xây một con đê nối với tuyến đường đi Akita, phiá bắc đối mặt với biển. Nơi sóng từ trùng khơi đánh vào cửa sông mang tên Shiogoshi. Cửa sông rộng độ một ri (lư), hao hao như ở Matsushima vậy. Khác chăng là ta cảm thấy cảnh vật Matsushima dường như sáng sủa tươi cười, trong khi Kisagata th́ lại đắm ch́m trong tư lự . Có thể nói thêm là cô quạnh bi ai. Không khỏi liên tưởng đến một trang mỹ nhân đang có nỗi thương tâm! 

Kisagata ya
Ame ni Saishi ga

Nebu no hana
[104] 

Đầm Kisagata
Hoa hợp hoan mưa trĩu,

Nặng mặt sầu Tây Thi
[105].
 

Tượng cao tăng và nhà thơ lớn Saigyô 

Đường về Echigo (Echigo no michi, 越後路 ) 

Chưa cạn hết tâm t́nh với những người bạn ở Sakata, ta hăy c̣n luyến tiếc, nhưng tháng ngày chồng chất, đành phải rời chân. Lại cất bước lữ hành, nhắm hướng bầu trời mây giăng của miền Hokuriku đi tới. Cứ nghĩ đến quăng đường trước mặt c̣n xa mà ḷng nằng nặng. Nghe nói đến được thị trấn Kanazawa xứ Kaga phải 130 ri (lư) nữa cơ. Vượt cửa quan Nezu là đạp được chân lên đất Echigo, sau đó th́ đến cửa quan Ichiburi trong xứ Etchuu.Trong suốt 9 hôm hành tŕnh, v́ nóng bức và mưa nhiều, sức lực ta không mấy khá nên ngả bệnh, không sao thong thả cầm lấy bút viết nhật kư đi đường. 

Fumizuki ya
Muika mo tsune no
Yo ni wa nizu 

Tháng bảy tháng mưa Ngâu,
Cái đêm hôm mùng sáu,

Sao cũng khác đêm thường
[106]. 

Araumi ya
Sado ni yokotau
Amanogawa 

Bên biển gầm sóng dữ,
Giải Ngân Hà bắc ngang,

Đến tận đảo Sado
[107] 

Băi Iro no hama (Iro no hama, 種の浜

Ngày 16 tháng 8, trời quang đảng, cho nên ta định đi nhặt masuo, loại ốc con từng được pháp sư Saigyô nhắc đến trong một bài waka xưa, nên mới lấy thuyền ra băi Iro. Băi này cách Tsuruga độ 7 ri (lư) bằng đường biển, thuyền nhờ gió thuận, chẳng bao lâu đă đến nơi.Trên băi Iro chỉ có mấy túp lều ọp ẹp của ngư phủ nằm bên cạnh một mái chùa Pháp Hoa Tông tịch mịch. Đến bên chùa đó, nhấp ngụm trà, hâm bầu rượu, nhưng phong cảnh cô liêu của cả một vùng thấm đậm vào người làm ta se sắt con tim.   

Sabishisa ya
Suma ni kachitaru
Hama no aki 

Ở đây buồn cô quạnh,
C̣n hơn ở Suma
[108]
Khi thu về băi vắng.  

Nami no ma ya
Kogai ni majiru
Hagi no hana 

Giữa một vùng sóng biếc,
Chen vào cùng ṣ ốc
[109],
Là những cánh hagi.                     

(Hết phần minh họa do NNT) 

Phương pháp “nhảy phóc qua” (leap) dùng trong haibun dường như đă được khai triển để trở thành một cấu trúc thống nhất cho toàn bộ du kư. Trên bề mặt, cấu trúc thống nhất được Đường ṃn miền Bắc là sự thống nhất theo thứ tự thời gian: những phân đoạn mô tả nơi chốn và nhân vật đă được sắp xếp theo một trật tự tùy từng bước chân gặp gỡ của Bashô. Thế nhưng, như chúng ta từng thấy, ông tự cho phép ḿnh hết sức thoải mái trong sự chọn lựa những người và những nơi ông muốn đề cập tới. Trong khi tiêu chuẩn cơ bản là chủ trương muốn đề cập, nhà thơ h́nh như cũng không bỏ qua những yếu tố của cấu trúc. Lúc chọn lựa tư liệu, ông đă nghiên cứu tính chất của từng phân đoạn và cố gắng sao cho chúng được hài ḥa trong sự kế tục và bổ túc cho nhau. Kết quả là, giữa hai phân đoạn bên ngoài dường như liên tục v́ thứ tự thời gian của nó, bên trong đă trải qua một bước “nhảy phóc”. 

Chỉ đơn cử một hai thí dụ. Trong phần đầu của du kư, phân đoạn nói về Yashima đă được nối tiếp bằng phân đoạn nói về Nikkô. Đoạn đầu đề cập tới một nàng công nương trong truyền thuyết đă chịu cho lửa thiêu để tỏ ḷng trung trinh với chồng ḿnh; phân đoạn sau nói về ông chủ quán có cái tên hiệu là “Ông Phật” ca ngợi tính trung trực của ông. Dù không thấy Bashô có lấy một lời giải thích, khi đọc nó, ta thấy ông đă vô t́nh làm một bước “nhảy phóc qua” để nối đoạn này với đoạn kia. Cũng vậy, những đoạn nói về Hiraizumi tŕnh bày cảnh nhà thơ đứng giữa một vùng hoang tàn đổ nát và chạnh nhớ quá sứ vàng son của mảnh đất này, đă theo sau một phân đoạn mô tả ông đă một ḿnh thất thểu đi qua những cánh rừng để cuối cùng thấy trước mặt ḿnh hiện ra bến cảng trù phú tên gọi Ishinomaki. Phân đoạn nói về Kanazawa kể lại chuyện Kosugi Isshô (1653-1688), một người trẻ tuổi có tấm ḷng với thi ca đă ĺa bỏ cơi đời vào mùa đông rồi; nó đă được đặt đằng trước phân đoạn nói về chiến tướng Sanemori, người samurai già nua đă can đảm sống theo giới luật của tập đoàn vơ sĩ thời trung cổ và bị giết chết trong tư thế xứng đáng như một viên tướng trẻ.   

Vài học giả Nhật Bản b́nh luận rằng Đường ṃn miền Bắc có cấu trúc của một renku (liên cú). Nếu xét bằng những thí dụ vừa kể, chúng ta thấy nhận xét của họ có phần nào xác đáng.Cũng như hai câu thơ trong một bài renku gắn bó được với nhau một dạng thi ca độc đáo, hai phân đoạn trong du kư mỗi bên tác động đến bên kia và tạo nên  được một chủ đề hay một bầu không khí đặc thù của chúng - chủ đề và không khí đó sẽ c̣n biến thiên một chút khi có phân đoạn thứ ba tiếp nối vào.   

Bashô và đệ tử tháp tùng ông trên bước viễn du 

Năm mươi bài haibun dài ngắn không tương xứng làm thành Đường ṃn miền Bắc đă được xây dựng bằng một cách tưởng lỏng lẻo nhưng trên thực chất, chúng có một cấu trúc gắn bó rơ rệt. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là nó thiếu tính đa dạng (variety). Cũng như các thành viên-tác giả (co-authors) của renku cố t́nh kết hợp với nhau những chủ đề trong phạm vi rộng lớn như thiên nhiên, đời sống đô thị, t́nh yêu, tôn giáo, lữ hành v.v... trong du kư của ông, Bashô cũng, khi th́ tả lại phong cảnh cảnh đẹp của bờ biển vùng Đông Bắc, khi th́ quay sang bàn về đến những nhân vật đáng lưu ư mà ông gặp, khi th́ bày tỏ ḷng tôn kính với thần linh được thờ phượng nơi những vùng ông đi qua. Đôi khi, ông c̣n nhận ra ngay rằng đàn bà và trẻ em của vùng Đông Bắc đă đem đến cho phong cảnh toàn bộ u ám của vùng này một số sắc màu sáng sủa. Đó là phân đoạn đạt được hiệu quả lớn nhất đặt ở cuối du kư: sau một ngày ṃn chân trên bờ biển Bắc, nhà thơ đă gặp hai nàng con gái hát rong trong lữ quán ông ghé trọ: 

Hitotsuya ni
Yuujo mo netari
Hagi to tsuki 

Qua đêm ḿnh chung nhà,
Cùng cô gái hát rong,
Như trăng, hoa hagi. 

Câu hỏi Bashô đă thực sự dùng thủ pháp renku hay không thật không đáng đặt ra ở đây. Đường ṃn miền Bắc đă có sự thống nhất trong tính đa dạng và tính đa dạng trong sự thống nhất, những phẩm chất làm cho nó có cái danh bất tử là một trong những du kư tinh tươm nhất của Nhật Bản. 

Sau chuyến lữ hành ghi lại trong Đường ṃn miền Bắc, Bashô đến trú chân tại nhà của một số bạn bè và đệ tử chung quanh Kyôto, Nara và hồ Biwa. Một trong những bến dừng chân hài ḷng nhất của ông là một nếp tranh ở vùng Saga mang tên Ngôi nhà quả hồng rụng, mà Kyorai đă dành cho thầy ḿnh. Trong Nhật kư Saga, ông ghi lại cuộc sống 15 hôm ở đây.  

6- Nhật kư Saga (Saga Nikki, 嵯峨日記, 1691): 

Khó ḷng xếp loại Nhật kư Saga như một du kư thông thường mô tả cuộc lữ hành của tác giả nơi này đến nơi khác, ngày này qua ngày khác. Nếu như trong những nhật kư (du kư) trước của ông, thứ tự thời gian được ghi lại lơi là th́ nay, mỗi đoạn đều có để lại ngày tháng tỉ mỉ bên trên, điều kiện một tập nhật kư thông thường phải có. 

Về những phương diện khác, Nhật kư Saga cũng khác với những nhật kư (5 du kư) vừa kể của Bashô. Bắt đầu với nhận xét: rơ ràng tác giả là một lữ khách và đây là tập nhật kư của một lữ khách dù người ấy đang ở nguyên một chỗ. Thực ra, Bashô có làm hai chuyến đi ngắn trong 15 hôm ở Saga để viếng một ngôi chùa và ngôi mộ của một bà hoàng phi cũng như ngắm phong cảnh mùa hè từ trên thuyền ở vùng bên nơi ông ở. Tập nhật kư cũng ghi lại cái mà ta có thể gọi là những cuộc du hành trong tưởng tượng: một buổi sáng, Bashô trầm tư về cuộc đời của Saigyô và ngâm nga một vài câu thơ của vị danh tăng, hay một đêm, ông đă nằm mơ thấy Tokoku[110], người học tṛ yêu vừa chết năm trước. Ngoài ra ta c̣n biết rằng tin tức bên ngoài cũng thường xuyên đến nơi ông ở qua những lá thư hay những nhân chứng: một đệ tử từ Edo cho biết anh ta vừa viếng Am Bashô, một đệ tử khác đến thăm thầy và kể cho ông nghe chuyến du ngoạn xem hoa anh đào trên núi Yoshino. Theo những ǵ ghi trong nhật kư, hầu như mỗi ngày Bashô đều có khách: Kyorai, Sora, vợ chồng Bonchô[111], một samurai hay một nhà sư Phật giáo đă liên tiếp đến thăm ông. Nó cũng có hiệu quả như một chuyến lữ hành mà Bashô đă làm để đi gặp người này người nọ. Trong trường hợp này, ở Saga, th́ những người khác nhau ấy lại đến t́m ông.  

Điều quan trọng hơn cả trong Nhật kư Saga là nó giống các du kư của ông về mặt đề tài. Chủ đề của nó đă được gợi ra trong phần đầu của nhật kư, bắt đầu ghi chép kể từ ngày 18 tháng tư năm ấy. Sau một khúc ngắn để tŕnh bày túp lều, nơi ăn chốn ở của ḿnh, đoạn văn dẫn đến một kết thúc: “Ta quên đi sự nghèo túng của ḿnh và sung sướng hưởng một cuộc sống chây lười, thư thái nơi đây”. Nội dung của nhật kư chẳng qua để khẳng định tuyên bố này, nó tŕnh bày một cuộc đời chây lười nhưng thư thái có nghĩa là làm sao. Tất cả những sự kiện xảy ra dưới mái lều là những đoạn đời khác nhau của cuộc sống đó. Tác giả đă tỏ ra hạnh phúc cùng cực khi đứng ở bên ngoài túp lều và những bài haiku kiểu như:

Chim cuốc

Te wo uteba
Kodama ni akuru
Natsu no tsuki 

Tiếng vỗ bàn tay ta,
Như giục ngày rạng sáng,
Đưa vầng trăng hạ lên. 

Ông tỏ ra lắng dịu và nghiêm trang hơn khi, vào giữa đêm khuya, ngắm bụi tre bên cạnh nhà và soạn ra vần haiku: 

Hototogisu
Ôtakeyabu wo
Moru tsukiyo 

Tiếng cuốc đâu vọng tới,
Qua những lùm trúc rậm,
Len lỏi ánh trăng thanh.
 

Trong một tiết mục đáng lư là bi đát, sầu thảm, ông vẫn không thiếu hài hước, như khi viếng mộ của bà hoàng phi, người đă tự sát vào thế kỷ 12: 

Uki fushi ya
Take no ko to naru
Hito no hate 

Định mệnh đáng buồn thay,
Khi con người nằm xuống,
Chỉ thành một gốc măng!
.   

Ngôi mộ của hoàng phi nằm trong lùm tre, nơi đây mọc ra nhiều gốc măng. Ư tưởng xem sự sống tiếp nối bằng cái chết là điều không ai thoát được, nơi đây đă được nối kết với h́nh ảnh những gốc măng, quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nhà thơ đă đạt đến sự b́nh yên thanh thản cho dù khi tạo nên h́nh ảnh ấy, ông đă ngắm ngôi mộ của hoàng phi đáng yêu với tất cả niềm thương cảm cho số phận hẩm hiu của bà. Sự b́nh yên thanh thản ấy là cơ sở của tất cả những tiết mục nằm trong nhật kư nói về cuộc sống trong túp lều đó. 

Khi tác giả có chủ đích viết như thế trong đầu rồi, Nhật kư Saga trở thành một tác phẩm văn học với một chủ đề riêng biệt, không c̣n là kư sự góp nhặt những ǵ đă xảy ra trong một ngôi nhà hay trong một quăng thời gian nào đó nữa. Thực vậy, Bashô tỏ ra ông đă chọn lựa sự kiện nào cần phải ghi chép và tập trung vào những sự kiện mang đến hiệu quả lớn nhất cho việc tŕnh bày chủ đề ḿnh đặt ra. Ông cũng đă cố gắng duy tŕ tính nhất trí của cấu trúc: phần đầu được viết với một giọng văn xuôi h́nh thức và thoải mái; phần giữa bao trùm lên mọi thứ đề tài với một thể văn tự do, có cả văn xuôi lẫn thơ ḥa quyện vào nhau; phần chót tóm tắt nội dung với một giọng văn trầm tĩnh hơn. Đại khái th́ tất cả như đi theo cấu trúc chính của một renku thông thường. Thế nhưng, dường như tập nhật kư Bashô để lại cho chúng ta không phải dưới h́nh thức cuối cùng của nó. Người ta tự hỏi một là Bashô chưa có dịp sửa lại một lần chót hoặc bản thảo định h́nh đă bị thất lạc. Nhưng dù lư do là thế nào đi nữa, ta cũng thấy là Nhật kư Saga có đôi chút bất cập như thiếu phong phú trong nội dung, chưa đủ thanh lịch trong văn phong và cần có thêm tinh tế trong bút pháp. Đó là chưa nói đến việc thiếu một sự quân b́nh ảo diệu. Tất cả những yếu tố đó từng được pha trộn vừa vặn đẹp để làm nên Đường ṃn miền Bắc.   

Bệnh viện Đại học Chiba
Tạm xong ngày 18/05/2014

Nguyễn Nam Trân

Cập nhật ngày 24/05/2014

Tư liệu tham khảo

 

1)      Ueda, Makoto, Bashô, The Master Haiku Poet Matsuo, 1970, Kodansha International Tokyo - New York - London, Paperback Edition in 1980.

2)      Hori, Nobuo, Zuchinban Bashô Zenku, 2004, Shôgakukukan, Tokyo.

3)      Akatsuka Tadashi và 49 biên tập viên, Nihon koten bungaku meichô no sôkaisetsu (B́nh giảng chung về những trứ tác văn học cổ điển nổi tiếng) Nhà xuất bản Jiyuu kokuminsha, Tokyo.


[1] C̣n được biết dưới tên haikai kikô (bài hài kỷ hành , 俳諧紀行).

[2] Việc dịch tên các tác phẩm là tùy thuộc vào ư kiến mỗi người, chỉ có nội dung tác phẩm là đáng kể. Đây chỉ là cách dịch của người viết.Ví dụ nơi đây Ueda đă dùng tựa tiếng Anh The narrow road to the Deep North, từ mượn của một nhà nghiên cứu khác, Yuasa Nobuyuki..

[3] The Records of a Weather’s Exposed Skeleton (tựa đề tiếng Anh dùng bởi Yusa Nobuyuki, Ueda Makoto ...).

[4] A Visit to the Kashima Shrine (như trên)

[5] The Records of a Travel-Worn Satchel (như trên).

[6] A Visit to Sarashina Village (như trên)

[7] The Seashell Game (như trên)

[8] The Saga Diary (như trên)

[9] An Essay on the Unreal Dwelling (như trên)

[10] The House of Fallen Persimmons (như trên)

[11] Saga nay nằm gần trung tâm thành phố Kyôto. Là một thắng cảnh được du khách bốn phương yêu chuộng với Dogetsukyo (Độ Nguyệt Kiều) thơ mộng bắt qua ḍng Hotsugawa, chi lưu của sông Ôi, và những con đường thanh vắng dưới ṿm trúc.

[12] Ngôi nhà mang tên “Nhà quả hồng rụng”, ở Sagano gần Kyôto của Kyorai, học tṛ của Bashô. Kyorai mời ông đến ở vào năm 1691. Nơi đây nhà thơ đă viết tác phẩm Saga nikki (Nhật kư Saga).

[13] Sora 曽良(1649-1710), tên thật là Iwanami Masataka 岩波正字, tác gi haikai và cũng là nhà thần đạo học thời Edo trung kỳ, đệ tử của Bashô. từng đồng hành với ông trong chuyến đi lên miền Oku năm 1689.

[14] Etsujin 越人(1656-1735?), tên thật là Ochi Juuzô 越智十蔵, tác gi haiku thời edo trung kỳ, đệ tử gần gủi của Bashô nhưng cuối đời, thơ nhuốm màu cổ kính. Thường tranh luận về thi pháp với các bạn đồng môn như Shiko支考, Rosen露川. Biệt hiệu là Etsujin (Việt Nhân) v́ sinh quán ông là vùng Hokuetsu (Bắc Việt 北越) gần Niigata bây giờ. Niigata và vùng phụ cận đặc biệt lắm tuyết, được gọi là Yukiguni.

[15] Người Nhật gọi thơ quốc âm là ca hay cú. Thi ám chỉ thơ chữ Hán.

[16] C̣n đọc Kyoriku 許六 (1656-1715), tên thật là Morikawa Hakuchuu 森川百仲 tác gia haiku thời Edo trung kỳ, đệ tử của Bashô. Ông vốn là một phiên sĩ (samurai) phiên Hikone (tỉnh Shiga bây giờ). Ông nhập môn muộn (1692) lúc đă 36 tuổi nhưng là một người đă nối được di chí của thầy ḿnh trong việc đào tạo nhân tài ở địa phương. Tiếc là buổi văn niên v́ có thái độ cố chấp nên trường phái không phát triển được nữa.

[17] Kisoji 木曾路(Mộc Tăng lộ) c̣n lại là Nakasendô 中山道 (Trung sơn đạo) là tuyến đường nằm trong vùng núi non ở miền trung đảo Honshuu. Nó vốn đă có tự thời Vạn Diệp nhưng chỉ được tu sửa, lập nhà trạm cho lữ khách vào dưới thời Edo mà thôi.

[18] Tên tiếng Anh: Pasania, chinquapin. Chuy (shii) là một loại cây cao dùng vào kiến trúc, chế tạo vật dụng trong nhà. Thường mọc ở các vùng núi non ven biển. Tháng năm, tháng sáu, ra hoa nhỏ, thành chùm và nồng mùi hương. Quả có thể ăn.

[19] Nhân vật không rơ lai lịch hành trạng.

[20] Mượn ư Trang Tử. Con chim câu cánh yếu cười chim phượng hoàng. Ư nói người tầm thường th́ sao hiểu được đại chí của một nhân vật lỗi lạc.

[21] Ông về ngụ ở Am Bashô mới, cạnh nơi ḍng sông Hakozaki tách ra khỏi sông Sumida.

[22] Đến từ thơ thu của Đỗ Phủ 杜甫(712-770): Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm (Một chiếc thuyền con t́nh cũ buộc, Hai phen cúc nở, lệ xưa đầy). Hai câu này cũng đă gợi hứng cho Nguyễn Khuyến: Mấy chùm trước giậu, hoa năm ngoái, Một tiếng trên không, ngỗng nước nào.

[23] Các tṛ Sanpuu và Sora th́ chúng ta đă biết nhưng ít ai rơ về Kifuu và Taisui dầu họ cũng đă từng xướng họa với Bashô, nhất là trong lănh vực renku (liên cú).

[24] Đoạn văn này có hơi hướng của tác gia thời trung cổ Kamo no Chômei 鴨長明 trong Hôjôki方丈記 (Phương Trượng Kư) khi ông tả lại cuộc sống ẩn cư của ḿnh trong vùng rừng núi Hino. (NNT)..

[25] Trương Tái 張載 (1020-1077) nho gia thời Bắc Tống, tự là Tử Hậu, người trấn Hoành Cừ 横渠 tỉnh Thiểm Tây. Ông chơi thân với Nhị Tŕnh (anh em Tŕnh Di và Tŕnh Hiệu) và là một trong những người khai sáng ra Tống Học. Tác phẩm c̣n để lại có Dịch Thuyết, Chính Mông, Trương Tử Toàn Thư.

[26] Hoài Tố 懐素, có hai thuyết về năm sinh năm mất : 725-sau 785 hay 737- sau799, bậc đại sư về thư pháp đời Đường, tự là Tàng Chân 蔵真, họ Tiền , là một tăng sĩ. Có tác phẩm “Thảo thư thiên tự văn 草書千字文”. Liên hệ với cái tên Hạo Nhiên 浩然 như thế nào th́ người viết chưa rơ (NNT).

[27] Ki nghĩa là văn bút kư 筆記. Ueda cho biết có một bản gọi là Genjuuan no Fu (幻住庵の賦 Huyễn Trú Am phú) và cũng được viết với một văn phong tinh tế và hoàn hảo. Phú th́ có nhiều chất thơ hơn kư. Thế nhưng các học giả Nhật Bản ngày nay hầu như cho rằng đó là một bài bút kư (essay) thay v́ một áng thơ (poem). Bài phú đă được đăng trước đó trong thi tập Áo tơi cho khỉ (Sarumino 猿蓑) nhưng không phải là bản được viết cuối cùng.

[28] Kyorai 去来(1651-1704) tức Khứ Lai, tên thật là Mukai Kyorai 向井去来, đệ tử gần gủi của Bashô và là một nhà thơ haiku lớn thời Edo trung kỳ. Sinh trong một gia đ́nh thầy thuốc. Đă cùng đồng môn biên tập nhiều tác phẩm của thầy, đặc biệt để lại Ghi chép của Kyorai (Kyorai shô去来抄), trong đó ông thu thập những lời phát biểu cụ thể của thầy đánh giá các bài haiku và nó đă trở thành tác phẩm cơ sở để t́m hiểu lư luận thơ Bashô.

[29] Theo các thi thoại, Bạch Cự Dị và Đỗ Phủ đều v́ quá chăm làm thơ mà thân xác mệt mỏi hom hem.

[30] Các phó từ (adverb), tiếp tục từ (conjunction), tiền trí từ (preposition) vv...Có thể Ueda muốn nói tới những tiếp tục từ như ya, những tiền trí từ như wo..và những tiếp vĩ ngữ khi chia động từ như te, keri, tari,  ruru...những tán thán từ như kana..những trợ từ cường điệu như zo (NNT).

[31] Ueda muốn nói đến Saga Nikki, lư do sẽ được giải thích trong những trang sau.

[32] Có thể Bashô muốn nói đến những cuộc “khất thực hành cước” của du tăng thời xưa (NNT).

[33] Ư nói theo gương hay được sự hỗ trợ tinh thần từ hành động của họ.

[34] Năm đầu tiên niên hiệu Trinh Hưởng (1684-88).

[35] Fujikawa 富士川, con sông phát nguyên từ rặng Akaishi (nơi cao nhất 3198 m), hợp lưu với sông Fuefuki chảy qua địa phận hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, không xa núi Fuji. Cùng với Mogami (tỉnh Yamagata) và Kumagawa (tỉnh Kumamoto) là 3 sông nước xiết (tam đại cấp lưu) của Nhật Bản.

[36] Thời Edo, đói kém xảy ra liên miên, thêm sưu cao thuế nặng, cha mẹ nhiều khi phải “đem con bỏ chợ” (hiện tượng sutego 捨て子、棄児) để bớt miệng ăn trong nhà. Xem thêm Giáo tŕnh lịch sử Nhật Bản của NNT, đoạn nói về xă hội thời Edo (tư liệu mạng)

[37] Saru có thể hiểu là khỉ (viên, ) hay vượn (hầu, ) nhưng trong văn chương cổ, thường dùng với nghĩa sau. Ueda dịch là monkeys nhưng ư ở đây cho thấy Bashô đă lấy cảm hứng từ điển cố Trung Quốc (Thính viên thực hạ tam thanh lệ, Thu hứng của Đỗ Phủ). Tương truyền, vượn cái đi t́m con bị thợ săn bắn chết, hú thảm thiết rồi đứt ruột mà chết.

[38] Sương mùa thu đồng nghĩa với tóc bạcmối sầu. Lư Bạch có bài ngũ ngôn tứ tuyệt trong chùm thơ Thu Phố Ca 秋浦歌: Bạch phát tam thiên trượng. Duyên sầu tự cá trường. Bất tri minh kính lư. Hà xứ đáo thu sương (NNT).

[39] Tani Bokuin 谷木因(1646-1725), chủ nhân giàu có sinh trong một gia đ́nh sống bằng nghề chở hàng đường biển ở Ôgaki 大垣 (tỉnh Gifu). Bạn cũ của Bashô.Có lẻ cả hai đă quen biết nhau từ thập niên 1660 khi cùng lên Edo học haikai.

[40] B́nh nguyên Musashi là tên cũ của Edo và ngoại vi, nay là Tôkyô và các vùng phụ cận.

[41] Cuồng cú 狂句là câu thơ vô tâm (ư nói không cần dè dặt) trong renga hay câu phóng cuồng trong haikai. Tuy tất cả đều có tính hài hước nhưng cần phân biệt nó với với Kyôka (Cuồng ca) và Senryuu (Xuyên liễu). Cuồng ca 狂歌 là một thể thơ bỡn cợt vốn có từ đời Vạn Diệp, là loại thơ được xếp vào mục Gishôka (Hí tiếu ca 戯笑歌) trong Man.yôshuu vả Haikaika (Bài hài ca 俳諧歌) trong Kokin Wakashuu. Thời trung đại, nó đă dấy lên như một ḍng thơ diễu cợt chống lại Waka chính thống. Thịnh hành một lúc vào thời Edo sơ kỳ và trung kỳ.C̣n như Senryuu 川柳mang tên người phát triển nó (Karai Senryuu, 柄井川柳) th́ có tính cách bông lơn và phúng thích xă hội bằng cơ trí, dựa vào chơi chữ, được phổ biến trong đại chúng từ sau niên hiệu Bunka Bunsei (1804-1830).

[42] Ư Ueda muốn nhắc đến bài renku (liên cú) 36 vận đă đăng trong Saramino (Áo tơi cho khỉ). Bashô đă liên ngâm với các cao đồ của ông như Kyorai và Bonchô vào năm 1690 ở Kyôto, lúc ông đang nghỉ mệt sau chuyến lữ hành dài trên miền Bắc. Được xem như là một renku thành công nhờ tài năng của 3 nhà thơ lăo luyện.

[43] Đền thần đạo thờ các vơ tướng ở vùng Kashima, tỉnh Ibaraki, đông bắc Tôkyô và Chiba.

[44] Chắc Ueda muốn nói phong cảnh hồ Kasumigaura 霞ケ浦, hồ thiên nhiên lớn thứ 2 Nhật Bản, chu vi rộng đến 120 km và không xa Kashima, một thành phố cảng. Du khách đến Nhật có thể thấy từ trên phi cơ trước khi đáp xuống sân bay Narita.

[45] Ám chỉ Đỗ Phủ 杜甫trong đêm ngũ đỗ ở chùa Phượng Tiên gần Long Môn. Nghe tiếng chuông sớm khi sắp thức dậy, ông cảm thấy nó như đưa được người ta vào cơi tĩnh tâm sâu lắng.

[46] Bashô muốn nói đến tâm trạng của bà Sei Shônagon 清少納言 ( 996-1025?) thấy chép trong một đoạn của tùy bút Makura no Sôshi 枕草子(Pillow Book, Ghi nhanh bên gối)

[47] Trăng ngày mùa (harvest moon)? (NNT)

[48] Cấp (Oi ) là cái tráp đeo trên lưng (oi = 負い) của nhà sư hành cước đựng Phật cụ, áo quần áo, giấy mực và bát đũa. Bốn góc có chân đứng để dựng xuống và nắp bên trên mở ra đóng vào.Tuy nhiên âm oi 老い c̣n có nghĩa là cũ kỹ nên phải dịch là Tráp đeo lưng cũ. Kobumi 小文là thếp giấy khổ nhỏ như tờ thư dùng để ghi chép.

[49] Những địa danh này đều là “gối” thơ (uta-makura) tức phong cảnh gợi nguồn thi hứng, từng thấy nhiều lần trong Manyôshuu (Vạn Diệp Tập) và những tác phẩm Waka kinh điển về sau.

[50] Saigyô 西行(1118-1190), thi tăng và nhà văn hóa lớn thời Heian hậu kỳ, nổi tiếng yêu thiên nhiên.

[51] Sôgi 宗祇(1421-1502), thầy dạy renga 連歌vào thời Muromachi. Để lại Minase sangin hyakuin 水瀬三吟百韻 (Một trăm câu ba người ngâm trước đền thờ Thái thượng hoàng Go -Toba ở Minase) một chuỗi thơ 3 người ngâm tả lại khung cảnh mùa thu. Ông là nhà thơ có tiếng là đi nhiều.

[52] Sesshuu 雪舟(1420-1506?), họa tăng thời Muromachi, một sự nghiệp hội họa phong phú. Có Sansuichôkan 山水長卷 (Sơn thủy trường quyển, 1486) nổi tiếng.

[53] Sen no Rikyuu 千利休 (1522-1591), trà sư thời Azuchi Momoyama. Được xem như ông tổ của wabicha侘茶, h́nh thức trà đạo đạm bạc, chọn sự u nhàn tĩnh mặc giữa thiên nhiên.

[54] Có thể hiểu là chủ thuyết xem cái đẹp lư tưởng chỉ ở trong trạng thái ban sơ của sự vật, ví dụ như cánh rừng nguyên sinh chưa có sự can thiệp của bàn tay con người.

[55] Ki no Tsurayuki 紀貫之 (868?-945?), học giả về Waka, một trong Tam thập lục ca tiên, sống vào thời Heian. Ông có Tosa Nikki 土佐日記 (Nhật kư Tosa, 934) viết trong cuộc đường lữ hành bằng thuyền từ nơi trấn nhậm (vùng Tosa) về kinh đô, trong đó đă thấy h́nh thức bút kư văn xuôi với một đoạn tản văn kết thúc bằng một bài thơ waka. H́nh thức này đồng thời cũng thấy trong truyện thơ Ise Monagatari 伊勢物語 (Truyện Ise, tiến bán thế kỷ thứ 10).

[56] Kamo no Chômei 鴨長明1155-1216, người thời Kamakura, nguyên là một chức quan giữ đền thần. Tác giả Hôjôki方丈記 (Phương Trượng Kư) nói về cuộc sống ở ẩn của ḿnh trong túp lều con giữa rừng núi. Vào thời Bashô, người ta tin ông c̣n là tác giả của tập du kư về miền Đông mang tên Tôkan Kikô (東関紀行).

[57] Đọc là Abutsuni 阿仏尼 (? – 1216), thi nhân nữ lưu thời Heian trung kỳ, trắc thất của nhà thơ Fujiwara no Tameie 藤原為家, sau xuống tóc làm ni. Có Izayoi Nikki 十六夜日記 (Nhật kư đêm trăng mười sáu) nổi tiếng nói về chuyến lữ hành từ Kyôto lên Kamakua, trong đó ngoài văn xuôi không thiếu ǵ thơ Waka..

[58] Sơn Cốc山谷 là biệt hiệu của thi nhân và thư pháp gia Hoàng Đ́nh Kiên 黄庭堅 (1045-1105) thời Bắc Tống, c̣n gọi là Hoàng Lỗ Trực. Ông rất gần gủi với Tô Thức, có văn phong mới mẻ và được xem như tổ của Giang Tây thi phái.

[59] Tô Đông Pha 蘇東坡(1036-1101) tức Tô Thức 蘇軾, đại văn hào thi hào thời Bắc Tống, có ảnh hưởng lớn trên văn hóa Nhật. Có thể Bashô muốn nhắc tới hai bài Xích Bích Phú 赤壁賦, áng danh văn của ông mô tả sự hùng tráng và trữ t́nh của thiên nhiên.

[60] Tosa Nikki của Tsurayuki chỉ nói về sóng gió, nguy hiểm đường trường và nỗi buồn mất con.

[61] Izayoi Nikki tập trung vào tâm cảnh của Abutsu khi bà lên Kamakura kiện tụng cho con.

[62] Sarashina Kikô 更科紀行, bút kư của Bashô ghi lại chuyến thăm thôn Sarashina 更科 (1688) vùng Shinshuu 信州 (nay là tỉnh Nagano) của Bashô viết vào khoảng năm 1688-89. Nó làm ta liên tưởng tới Sarashina Nikki 更級日記của bà Sugawara Takesue no Musume 菅原孝標の女 viết vào năm 1020 nhưng phần lớn bà chỉ nói nhiều về thế giới mộng hơn là hiện thực.

[63] Obasuteyama 姨捨山, ngọn núi cao khoảng 1252m ở tỉnh Nagano, nơi có truyền thuyết về anh con trai vùng Sarashina đem người mẹ không c̣n sức lao động bỏ trên núi cho gia đ́nh bớt miệng ăn nhưng sau v́ động t́nh mẫu tử lại cơng về. Nhờ kiến thức của mẹ già giải đáp được câu đố của nước lân bang, lảnh trọng thưởng của nhà vua, cho thấy người già không hhẳn là kẻ chỉ ăn hại.

[64] Akashi 明石tên eo biển gần Kobe, thắng cảnh và địa điểm giao thông quan trọng tự thời Vạn Diệp và là tên của một chương nổi tiếng trong Truyện Genji. 

[65] Có phải chăng điều nói ở đây đă ảnh hưởng tới cách nh́n của nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian Yanagi Muneyoshi 柳宗悦 (Liễu Tông Duyệt 1889-1961) khi ông cho rằng những vật dụng của người thợ gốm thủ công mới đáng nghiên cứu chứ không phải là những tác phẩm của các đại sư?

[66] Cây tochi (tochi no ki) 橡の木 cao khoảng 25m, có quả thuộc loại hạt dẻ, h́nh viên chùy với 3 khứa, vỏ màu nâu láng đẹp nhưng không ăn sống được mà phải nghiền thành bột, lấy hết chất chát, làm bánh hay nấu chè cháo. Cây maronnier ở vùng Địa Trung Hải cùng một họ với nó.

[67] Có thuyết cho là đường ṃn không phải là một con đường cổ nhân đi đă ṃn nhẵn, nó chỉ là con đường hẹp, tượng trưng cho những ư thơ tinh tế mới mẻ mà khi đi hút vào miền Bắc thâm u (chiều cực sâu của sự vật) người ta mới có thể bắt lấy được.(Theo ư tư liệu 3 trong Thư mục tham khảo)

[68] Gyôki 行基 (hay Hành Cơ 668-749), sống vào thời Nara, một trong những tăng sĩ Nhật Bản buổi đầu. Được kính trọng nhiều nhất v́ đă kêu gọi làm những công tác thổ mộc giúp đời như dựng chùa chiền, xây cầu, đắp đường và biết sống gần gủi với đại chúng b́nh dân. Ông cũng là người đi rất nhiều.

[69] Kinkazan 金華山, ḥn đảo ngoài khơi tỉnh Miyagi, diện tích 9km2, cao khoảng 445 m. Đă được nhắc đến trong một bài thơ khánh hạ của Ôtomo Yakamochi 大伴家持 (716?-785) thi nhân thời Vạn Diệp khi các bộ tộc miền Bắc đến dâng vàng cho Thiên hoàng. Bài thơ nói về “những đóa hoa bằng vàng” nở trên núi Michinoku 陸奥山 mà người ta tưởng lầm là Kinkazan.

[70] Nguyên văn của Ueda là twenty leagues mà mỗi league là 4,8km. Như vậy Bashô cho rằng đoàn của ḿnh đă đi hết 96km. C̣n đây, người dịch đặm từ ri(lư). Một lư khoảng 3,9km nên cũng xem như tương đương..

[71] Sanemori 実盛tên thực là Saitô Sanemori 斎藤実盛, samurai sống vào cuối đời Heian. Trước đầu quân cho họ Minamoto (Yoshitomo), sau theo tập đoàn Taira (Munemori).Khi cuộc xung đột Genpei giữa hai nhà Minamoto (Genji) và Taira (Heike) xảy ra, theo Taira no Koremori chống nhau với Minamoto (Kiso)  no Yoshinaka. Khi bị địch giết chết, cho đem rửa thủ cấp dưới ao, mới thấy đă nhuộm tóc cho đen để có thể chiến đấu giữa hàng ngủ các chiến sĩ trẻ. Truyện tích có ghi lại trong một chương của Heike Monogatari 平家物語.

[72] Người đời sau giải thích rằng định mệnh Sanemori thật éo le. Ông ra trận để chiến đấu hết ḷng v́ nhà Taira (trung) nhưng cũng mong bị địch giết để đền ơn cố chủ Minamoto (nghĩa). Mâu thuẫn này được xem như bi kịch Nhật Bản của những người bị giằng co giữa 2 giá trị.

[73] Hiraizumi 平泉là một vùng đất trù phú ở phía nam tỉnh Iwate, căn cứ địa độc lập của ḍng họ Ôshuu Fujiwara 奥州藤原. Minamoto Yoshitsune đă từng đào vong đến đấy để thoát sự báo thù của anh ḿnh, Shôgun Yoritomo, người khai sáng Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên ông đă trở thành cái cớ để Yoritomo cử binh và tiêu diệt thế lực hào tộc này. Nay Hiraizumi được công nhận là di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn. Có chùa Chuusonji 中尊寺 và điện Kôdô 光堂của nó, là những quốc bảo.

[74] Nguyên văn là nhật nguyệt, đáng lẽ phải dịch “mặt trời và mặt trăng” là những vật lưu động, như như thế th́ vướng chữ niên (năm) theo sau v́ nó chỉ là một khái niệm. Thơ Tào Tử Kiến đời Tam Quốc đă có câu: Nhật nguyệt bất hằng xứ. Nhân sinh hốt nhược ngụ.

[75] Có lẽ mưn ư của Lư Bạch, nhà thơ du hành ln Trung Quc, trong Xuân dạ yến đào lư viên tự (Bài tựa v vic đêm xuân bày tic vưn đào lư): Quang âm giả, bách đại chi quá khách.

[76] Xin để ư bốn nhân vật này đều chết trên đất khách (khách tử). Lư Bạch chết đuối v́ say rượu bên sông Thái Thạch trên đường về sau khi được ân xá tội lưu, Đỗ Phủ ốm chết trong một khoang thuyền cuối cuộc đời phóng lăng, Saigô chết trong một ngôi chùa ở Kawachi, Sôgi chết ở Hakone Yumoto, đều đang trên bước lữ hành. Tất cả không hề thấy lại cố hương.

[77] Ư nói hai cuộc du hành vừa qua đă được ghi lại trong Tráp đeo lưng cũ Chuyến viếng thăm thôn Sarashina.

[78] Phá ốc 破屋, tiếng khiêm xưng nói về căn nhà của ḿnh nhưng có phong vị thơ Đỗ Phủ như khi nhà thơ Trung Quốc trong thời gian ở Thành Đô trong đất Thục vịnh ngôi nhà bị gió làm tróc mái.

[79] Shirakawa no seki 白河の関, một trong 3 cửa quan vùng Michinoku, nay nằm ở thị trấn Shirakawa tỉnh Fukushima, nổi tiếng v́ bài waka của Pháp sư Nôin, 能因 , 988-1050, 1051?) nói về gió thu trên cửa quan, bắt đầu với câu: Miyako wo ba...

[80] Michinoku 陸奥tức “miền Bắc sâu thẳm” trong tâm thức Bashô, nhưng đơn vị hành chánh thời xưa (thế kỷ thứ 7) của nó gọi là Mutsu no kuni 陸奥の国 ngày nay bao gồm các tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate, Aomori và một phần của Akita. Đương thời được xem như là vùng cực bắc v́ lúc đó Hokkaidô c̣n là đất của người Ezo, chưa thuộc vào lănh thổ Nhật Bản. Vẻ đẹp thanh u của vùng này đă được các thi nhân đời Heian ca tụng, có vị vương hầu là Quan tả đại thần Minamoto no Tôru (822 - 895), con trai thiên hoàng Saga, đă mô phỏng cảnh vườn trong phủ đệ của ḿnh theo h́nh ảnh Michinoku.

[81] Tam Lư 三里 có ở tay và chân. Người ta cho rằng châm cứu các huyệt đạo này có thể trừ bá bệnh.

[82] Yo ở đây tuy viết tà (thay thế) nhưng âm yo c̣n có thể viết là (đời, thế hệ).

[83] Ám chỉ trong gia đ́nh người chủ mới đến ở có trẻ con.

[84] Nasuno tức Nasunogahara, 那須野が原, phía bắc tỉnh Tochigi, một vùng đồng bằng nằm ở hướng nam rặng Nasugatake.

[85] Kasane hay có nghĩa là nhiều tầng, chồng lên nhau. C̣n Yae 八重 cũng là nhiều tầng. Nadeshiko 撫子là tên gọi là hoa nữ lang 女郎花hay hoa kiết cánh 桔梗 (tiếng Anh: pink, bellflower, thoroughwort...), nói chung là một loại hoa đồng cỏ nội, tượng trưng cho vẻ đẹp thô sơ của thiên nhiên vào mùa thu. Trong thi ca, nadeshiko thường được hiểu bóng bẩy là con cưng 愛撫する子 nữa.

[86] Bài waka của danh tăng Saigyô 西行 (1118-1190), nhà thơ du hành và nhà văn hóa lớn của Nhật Bản sống vào thời Kamakura. Cũng là đề tài vở tuồng Nô của Kanze Nobumitsu 観世信光 (1435-1516) nói về cao tăng Ippen 一遍 (1239-1289), người được mệnh danh là Du hành thượng nhân 遊行上人, từng siêu độ linh hồn cho con tinh cây liễu già, nên cây liễu có tên là Du hành liễu.

[87] Bashô kín đáo muốn dấu tên nhân vật này nhưng đó là một tiểu lănh chúa lương 3.000 hộc thóc và là học tṛ của ông, biệt hiệu Tôsui 桃酔.

[88] Câu thơ súc tích, lắm lối giải thích. Tựu trung, có thể hiểu trong một khoảng thời gian đủ để những người nông dân (đă dẫn đường ông đến đấy?) cấy xong một khoanh ruộng, rồi ông đành theo họ cùng về, Bashô hơi tiếc không ở lâu hơn bên cạnh cây liễu nổi tiếng của hai vị tiền bối (Ippen, Saigyô) và bàng hoàng tự hỏi có phải chính cây liễu đó hay không?

[89] Taira no Kanemori 平兼盛 ( ? – 990), vũ tướng có tài thơ, được xem như một trong Tam thập lục ca tiên thời Heian, chức tổng trấn vùng Tsuruga.

[90] Tăng Nôin 能因( 988- ? ) (xem thêm chú bên trên) là nhà thơ waka đă làm cuộc lữ hành về miền Oku trước Bashô những bảy thế kỷ. Khi đi qua cửa quan Shirakawa, ông đă để lại bài thơ nói về thu phong được đời truyền tụng. 

[91] Vũ tướng Minamoto no Yorimasa 源頼政 (1104-1180), biệt hiệu Gensanmi 源三位, giỏi thơ waka (xem thêm chú bên trên), có lần xuống tóc qui y. Sau nhận lệnh hoàng tử Mochihito chống lại họ Taira, thất trận trên cầu Uji, phải tự sát.

[92] Hoa u (hoa măo) 卯の花, một loại hoa nhỏ màu trắng nở vào mùa hạ. Người Nhật thời cổ đă viết nhiều về nó nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là bài thơ của Nữ thiên hoàng Jitô 持統天皇về cảnh hoa ấy nở trắng ngọn núi thiêng Kaguyama 香具山 (bài thứ 2 trong Hyakunin Isshu 百人一首, có thể đọc bản dịch của NNT trên mạng).

[93] Nhân vật chưa rơ là ai nhưng là phải là một đại thần.

[94] Fujiwara no Kiyosuke 藤原清輔1104-1177, đại thần và nhà lư luận waka, đối địch với Fujiwara no Shunzei 藤原俊成. Tác giả tập thi thoại và ca luận Fukuro sôshi袋草紙 (1157)

[95] Ám chỉ hào tộc địa phưong Ôshuu Fujiwara 奥州藤原, xuất phát từ một người ḍng Bắc của cánh quyền thần Fujiwara lên Đông Bắc làm quan trấn thủ. Vào cuối thời Heian (thế kỳ 12), họ đă chiếm cứ vùng Mutsu, Dewa, độc lập với triều đ́nh. Đời đầu tiên là Kiyohira 清衡 truyền xuống Motohira 元衡, sau đó là Hidehira 秀衡 (thời toàn thịnh), đến đi thứ 4 là Yasuhira 泰衡 th́ bị Minamoto no Yoritomo mượn cớ họ chứa chấp Yoshitsune, em trai nhưng là cừu địch, đem quân lên tận diệt vào năm 1189.

[96] Tachi , c̣n đọc là Tate, là những ngôi thành nhỏ miền Đông Bắc, thường dựa vào g̣ núi và đối mặt với đầm lầy, sông ng̣i, để có địa h́nh tiện việc pḥng thủ, nhưng ở đây Takadachi là danh từ riêng, nơi Yoshitsune lánh nạn.

[97] Minamoto no Yoshitsune 源義経(1159-1189), vơ tướng tài ba đă giúp Yoritomo, anh ḿnh, diệt họ Taira, trả thù nhà và khai sáng Mạc phủ Kamakura. Sau v́ bị anh hiềm nghi, trở thành cừu địch, lên miền Bắc lẫn trốn, nương nhờ ḍng họ Fujiwara ở Hiraizumi. Bị con của người đồng minh cũ là Yasuhira công hăm, phải tự sát vào năm 1189. Một người anh hùng hẩm vận được người Nhật đến nay vẫn yêu quí.

[98] Jikaku daishi 慈覚大師, thụy hiệu của tăng Ennin 円仁 (Viên Nhân, 794-864), giáo tổ phái sơn môn tông Thiên Thai.

[99] Bản Ueda viết là shimikomu thay v́ shimiiru như bản được sử dụng ở đây. Tuy vậy nghĩa không khác bao nhiêu dù động từ komu mạnh hơn là iru.

[100] Shiogoshi 汐越 , một địa danh nơi người ta lấy nước triều làm muối.

[101] Đây là Tây Hồ bên Trung Quốc, có thập cảnh, ở Hàng Châu.

[102] Jinguu kôgyô 神功皇后 vị hoàng hậu vũ dũng thời cổ đại, có tính truyền thuyết, từng thay chồng cử binh đi đánh Tân La 新羅 (một nước trên bán đảoTriều Tiên).

[103] Kanman 干満 là nước triều ngập đầy, shuji 珠寺, chùa báu (châu = trân châu, châu ngọc)

[104] Hoa của một loại cây cao, gỗ có thể đem làm dụng cụ. Hoa màu hồng, quí ngữ (kigo) của mùa hạ. Cây này c̣n được gọi là nemu no ki 合歓の木 tiếng anh là silk tree (cây lụa), viết âm Hán là hợp hoan mộc.

[105] Tương truyền Tây Thi mặt càng u sầu càng thêm đẹp, những ai muốn bắt chước đều thất bại.

[106] Đêm Thất Tịch (mồng 7 tháng 7) Khiên Ngưu sẽ gặp được Chức Nữ. Đêm đợi chờ nôn nả trước đó phải khác những đêm thường là chuyện dĩ nhiên.

[107] Có thuyết cho rằng biển mùa hạ ở Sado không có sóng dữ. Sóng dữ ở đây chỉ nói bóng bẩy về thời thế. Và phải chăng thâm ư của Bashô là sự giao cảm của ông với những kẻ từng bị lưu đày trên đảo ấy và có tiếng tăm trong lịch sử như Thiên hoàng Juntoku, (1221) tăng Nichiren (1271), đại thần Hino Suketomo (1324), và soạn giả kịch Nô Zeami (1434).

[108] Suma 須磨 là một băi biển nổi tiếng như “gối thơ” (utamakura), gợi đến nỗi buồn của Hikaru Genji 光源氏(Truyện Genji, chương Suma) trong bước lưu đày của chàng ở đó.

[109] Người dịch có nghi vấn về masuo ますお (viết theo lối cổ là masuho ますほ) v́ chữ này lại có nghĩa khác là một loại thực vât, cây lau susuki (bạc). Xem Tsurezuregusa 徒然草 (“Buồn buồn phóng bút” của Yoshida Kenkô 吉田兼好, ở tiểu đoạn 188 nhan đề “Có người cha muốn con trở thành thầy pháp”, do NNT dịch có đăng trên mạng). Susuki ra hoa màu trắng bạc trong khi hagi cũng là một loại cỏ tranh (pampass grass) hoa đỏ. Hoặc giả Bashô dùng hai nghĩa một lúc. Xin được thỉnh giáo.

[110] Tsuboi Tokoku 坪井杜国 ( ? – 1690), nhà thơ haikai ( 俳諧 ) thời Edo, quê ở Nagoya. Có quan hệ rất thân thiết với Bashô.

[111] Nozawa Bonchô 野沢凡兆 1714, nhà thơ haikai ( 俳諧 ) thời Edo trung kỳ, quê ở Kaga, môn đệ của Bashô. Đă từng cộng tác với bạn đồng môn là Kyorai biên tập Áo tơi cho khỉ (Sarumino). Thơ ông gieo một ấn tượng tươi mát với một độ cách điệu cao. Vợ ông, biệt hiệu Ukô 羽紅cũng là một nhà thơ haikai.