Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Tưởng Nhớ Công Ơn Chư Tôn Đức Tiền Bối »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Tưởng Nhớ Công Ơn Chư Tôn Đức Tiền Bối

(Lượt xem: 7.375)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Tưởng Nhớ Công Ơn Chư Tôn Đức Tiền Bối

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ thời còn rất trẻ, tôi đã có cơ duyên tiếp cận với một nỗ lực hiện đại hóa Phật giáo: đó là một kỷ niệm với Thầy Thích Tâm Giác. Lúc đó, tôi là học trò trung học đệ nhất cấp. Vui theo bạn bè, tôi đã xin vào học võ ở Viện Nhu Đạo Quang Trung. Thế là mỗi buổi chiều, lại đạp xe đạp tới trường võ ở Tân Định. Thực sự học không lâu, khoảng 5 hay 6 tháng là nghỉ, vì mẹ không cho học võ Nhu Đạo nữa – bây giờ không nhớ chính xác vì sao, có thể vì có lúc tôi than là té đau quá, hay vì mẹ nghe chuyện bạn tôi té trật khớp.

Sau này nghiệm lại, mới thấy Thầy Thích Tâm Giác đang nỗ lực hiện đại hóa Phật giáo theo kiểu riêng của Thầy. Trường võ có nhiều vị tăng theo học. Đây là một nỗ lực rất tuyệt vời, khi khuyến khích và tạo cơ duyên cho chư tăng học võ. Thứ nhì, trước khi tập võ luôn luôn là ngồi thiền khoảng 5 phút. Tôi còn nhớ thời gian đó, trong khi võ sinh ngồi thiền, hình ảnh Thầy Thích Tâm Giác hay các võ sinh cao cấp đi giữa các hàng ngồi, kiểm soát, hướng dẫn. Sau này, đọc tiểu sử, mới biết thầy cũng kiêm việc tuyên úy.

Nhưng việc bắt buộc võ sinh, trong đó có các võ tăng, phải ngồi thiền… đó là một cuộc cách mạng lớn. Vì theo tôi nhớ trong những năm tôi còn rất nhỏ, Phật giáo quanh tôi, hay ít nhất, các chùa dọc theo đường Nguyễn Thông nối dài ở Quận 3, quanh nhà tôi vài cây số, quý thầy chủ yếu chỉ tụng kinh, không thấy dạy ngồi Thiền. Lúc đó, tôi có cơ duyên gần nhất là gặp một vị sư ở ngôi chùa nhỏ, nơi con hẻm dẫn vào xóm Chuồng Bò, một vị sư rất bình thường, rất mực hiền lành, không nói chuyện uyên bác gì, hàng ngày chỉ tụng kinh theo thời khóa.

Thực tế, Phật giáo Việt Nam trong một thế kỷ qua đã trải qua nhiều nỗ lực canh tân. Chữ thường gọi hồi thế kỷ trước là hiện đại hóa Phật giáo. Và trong tất cả những vị cao tăng nổi tiếng, lúc nào cũng có những thôi thúc để đổi mới Phật giáo, để thích ứng được với những dòng chảy của lịch sử, khoa học, và xã hội.

Các nỗ lực đó rất cần thiết vì các chùa Việt Nam từ thế kỷ 19 trở về trước, có thể gọi là “Phật giáo truyền thống” đa số mang nhiều tính cô lập, làng xã… Thời đó, không có xe cộ, đi đâu xa cách mấy, cũng chỉ có cách đi bộ, đi ghe. Thêm nữa, qua mấy đợt chiến tranh, thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, thời Tây Sơn tranh hùng với Gia Long, thời chống Pháp… nhiều vị sĩ phu thất thế, bị truy nã, mới tìm những kiểng chùa hoang vắng nương thân. Cho nên, tự động, nhiều chùa gắn liền với sinh hoạt làng xã, và có khi mang theo một phần quan điểm Nho gia. Đôi khi, quý thầy cũng linh động, chiều theo chúng sinh, thế là mở cửa cho một số phong tục xã hội chen vào, nhất là các dịp Tết, dịp lễ. Trong một chừng mực, điều đó là tốt. Nhưng quá một giới hạn, Phật giáo làng xã có thể không còn tinh tuyền nữa. May mắn, vẫn còn Phật giáo thành thị -- thí dụ, nổi bật là các chùa ở Huế, Bình Định, Sài Gòn, Bình Dương… -- thời nào cũng có cao tăng.

Nói như thế không có nghĩa gì xấu với Phật giáo làng quê. Bởi vì ẩn sâu trong tôi, tới 70% là Phật giáo làng quê -- tuy rằng nơi tôi ở là Sài Gòn, nhưng miệt Nguyễn Thông nối dài đi sâu vào, nhìn quanh thời đó vẫn là các bụi tre, là các ao rau muống, các chuồng ngựa của mấy bác chạy xe thổ mộ hằng ngày -- và ẩn sâu trong tim những cậu bé như tôi thời đó là hình ảnh vị sư ở ngôi chùa nhỏ gần nhà thời thơ ấu của mình, là nụ cười hiền lành của thầy, là âm vang tụng kinh hằng ngày của thầy, là những thời lạy sám hối, niệm Phật, tụng Kinh Pháp Hoa hằng đêm. Chính Phật giáo làng quê đã gắn liền Phật giáo với dân tộc, và tôi nghiệm ra rằng quý ngài giữ giới, dạy giáo lý Vô Thường, Vô Ngã, Khổ, Không hằng ngày là đủ, tụng một bài Tâm Kinh Bát Nhã đêm ngày là đủ. Còn chuyện xin xăm trong dịp Tết Nguyên Đán cũng chỉ vì trong thâm tâm Phật tử trong xóm cũng muốn có dịp vui, nên quý thầy linh động tùy thuận thôi. Dù vậy, dòng chảy lịch sử vẫn thôi thúc nhu cầu canh tân, cũng là trong một nỗ lực chống Pháp.



CANH TÂN PHẬT GIÁO

Cuộc chấn hưng lớn nhất trong lịch sử PGVN là từ ngài Tâm Minh Lê Đình Thám. Được quý hòa thượng trao nhiệm vụ canh tân và sẵn mang tâm nguyện hướng dẫn giới trẻ học Phật, ngài Tâm Minh lập ra nhiều đoàn thể hướng dẫn thanh thiếu niên, và danh xưng đoàn thể còn giữ tới bây giờ là Gia đình Phật tử Việt Nam. Hình như trên thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam là có đoàn thể Gia Đình Phật Tử.

Đó là một bước nhảy vọt rất lớn để canh tân Phật giáo. Bản thân ngài Tâm Minh Lê Đình Thám cũng để lại nhiều kinh sách chú giải. Tôi vẫn thích hoài không thôi cuốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm do ngài Tâm Minh dịch và chú giải.

Từ những năm trong thế kỷ 20 trở đi, đã có thêm nhiều chuyển biến mới trong Phật giáo. Nơi đây, chỉ kể về những gì tôi biết -- trong cương vị nhà báo, có cơ duyên đọc nhiều, tiếp cận nhiều để viết tin, và phỏng vấn nhiều – về các khuynh hướng Phật giáo khác hơn Phật giáo truyền thống ở VN.

Một cuộc cách mạng lớn là Đạo Phật Khất Sĩ, do tổ sư Minh Đăng Quang khai sơn. Hãy hình dung rằng, quý thầy mỗi sáng "đầu trần, chân đất" ôm chiếc bình bát đi hóa duyên, đến trưa (giờ Ngọ) tìm nơi vắng vẻ thọ thực với thực phẩm được cúng, và buổi chiều đi thuyết giảng đạo tại các nơi đông dân cư... Bản thân tôi có cơ duyên biết Ngài Giác Nhiên, được nghe Ngài thuyết pháp chen lẫn những câu ca dao Nam bộ… Đó là những gì rất là mới, tuy là trở về nếp sống truyền thống xưa của Đức Phật, nhưng là đưa Đạo Phật rời các bức tường nhà chùa để gắn liền với đời sống người dân Nam Bộ. Pháp tu là tổng hợp Bắc Tông và Nam Tông.

Một chuyển biến mới là Ngài Hộ Tông đưa truyền thống Phật giáo Theravada (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy, hay Phật giáo Nam tông) vào Việt Nam. Trong khi Phật giáo truyền thống chủ yếu dựa vào Kinh điển Hán tạng, Phật giáo Nam tông chủ yếu dựa vào Kinh Tạng Pali.

Nhưng nổi tiếng khắp toàn cầu là Thầy Nhất Hạnh, với pháp môn Làng Mai. Nhiều tác phẩm tiếng Anh của Thầy thuộc hàng bán chạy trên thế giới, dịch ra hàng chục ngôn ngữ. Ảnh hưởng của Thầy Nhất Hạnh, có lẽ chỉ sau ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Một phong trào tuyệt vời trong nước là từ Thầy Thanh Từ, khi Thầy nỗ lực hồi phục Thiền phái Trúc Lâm. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Thầy Thanh Từ ở hải ngoại không nhiều.

Một nỗ lực chấn hưng khác là Thầy Từ Thông, khi Thầy kêu gọi trên YouTube rằng các chùa VN nên bỏ hẳn tụng kinh, hãy Văn Tư Tu thôi. Lời kêu gọi này thiệt sự là tuyệt vời, lúc đó tôi đã đọc rất nhiều sách của quý Thầy Phật giáo Tây Tạng, và đều thấy nhấn mạnh là phải tập trung vào Tư, phải suy nghĩ, phải lý luận, phải nghiền ngẫm, phải vặn cho chữ nghĩa tan hết thành bụi. Hãy hình dung các sư bỏ tụng kinh, để chỉ nghiền ngẫm ý kinh, đó sẽ là cách mạng. Thực tế, có lẽ, tụng kinh nên giảm nửa phần, để nửa phần cho nghiền ngẫm ý kinh.

Một chuyển biến rất mới nữa, là một số tông phái Phật giáo Tây Tạng truyền vào Việt Nam. Bản thân tôi có cơ duyên học Thiền Tổ Sư từ Chùa Tây Tạng Bình Dương, và rồi thấy Thiền Đại Thủ Ấn của PG Tây Tạng và Thiền Tông Trung Hoa chỉ là một. Gần đây, được biết có một số tông phái PG Tây Tạng truyền vào Miền Bắc VN, có khuynh hướng Mật Tông.

Khi Phật giáo VN ra hải ngoại, đã hiển lộ nhiều ảnh hưởng mới.

Thiền sư Duy Lực (1923-2000), sinh ở Trung quốc nhưng vào VN từ thời niên thiếu, học Thiền theo truyền thống của Hư Vân Hòa Thượng. Ngài Duy Lực sinh tiền đã mở nhiều Thiền thất trong và ngoài Việt Nam, đã dịch và chú giải nhiều kinh sách quan trọng đối với Thiền Tông. Các tác phẩm của Ngài Duy Lực đều khó đọc, nhưng cực kỳ quan trọng với học nhân Thiền Tông.

Thiền sư Thích Ân Giáo Roshi là một trong những học trò người Mỹ đầu tiên của HT Thích Thiên Ân. Ngài Thích Ân Giáo hiện truyền dạy Thiền tổng hợp theo 2 truyền thống: Lâm Tế, từ ảnh hưởng của Thầy Thiên Ân; và truyền thống Soto (Tào Động) của Nhật Bản, từ Thiền sư Soyu Matsuoka Roshi.

Một truyền thống mới ở Quận Cam là Thiền Viện Sùng Nghiêm – nơi 2 Ni sư Chân Thiền và Chân Diệu sáng lập và dạy Thiền theo phương pháp của Thiền sư Philip Kapleau (1912-2004), tổng hợp cả 2 tông phái lớn ở Nhật Bản là Soto (Tào Động) và Rinzai (Lâm Tế).

Hầu hết các truyền thống mới đều nhấn mạnh về thiền tập, hơn là tụng kinh. Tuy là dị biệt, nhưng không mang tính đối kháng. Tất cả sẽ chỉ là một vị giải thoát, khi giữ chặt các pháp ấn: Vô thường, Vô ngã, Khổ, Không.



ƯU TIÊN NÊN LÀ GIỚI

Có một câu hỏi nên suy nghĩ: tại sao trong rất nhiều thế kỷ, tại các nước theo PG Bắc Tông, Thiền Tông không hưng thịnh được, và có lẽ đã thất truyền ở nhiều nơi, nhưng Phật giáo vẫn lưu truyền và vẫn có ảnh hưởng lớn trong xã hội?

Một câu hỏi tương tự cũng nên nêu ra: tại sao pháp Thiền Vipassana ở các nước theo PG Nam Tông dị biệt nhau, và cũng đã thất truyền nhiều thế kỷ (theo nhiều sử gia, Vipassana mất truyền khoảng 2,000 năm), nhưng Phật giáo vẫn lưu truyền và vẫn có ảnh hưởng lớn trong xã hội?

Có lẽ, sức mạnh gìn giữ Phật giáo ưu tiên phải là giới. Nghĩa là, chặng đầu trong ba giai đoạn Đức Phật đã dạy: Giới, Định, Huệ.

Nếu không có giới, là tòa nhà Phật giáo sụp đổ. Nếu không có giới, quý thầy dù có giỏi thế nào đi nữa, cũng chỉ là thông minh thế gian, không thể nào đạt tới trí huệ xuất thế gian.

Hãy thử suy nghĩ về dòng chảy Phật giáo truyền thống Việt Nam, khi chư tôn đức tiền bối truyền dạy Phật pháp từ Miền Bắc vào Miền Trung, và rồi truyền tới các tỉnh xa ở Miền Nam. Thời xa xưa, sách vở khó khăn, in ấn hiếm, chữ Hán và chữ Hán-Nôm lại khó học, Phật pháp dạy cho sĩ phu trí thức và dạy cho dân quê hẳn là khác nhau. Do vậy, quý ngài tiền bối có thể đã cô đọng Phật giáo thành một số bài giảng ngắn.

Có lẽ bài học đầu tiên là Tin Sâu Nhân Quả. Lúc đó, mới tới giới luật. Nếu không tin nhân quả, sẽ không có Phật giáo. Quý ngài tiền bối còn dùng phương tiện, soạn các tiểu thuyết thơ ca (thí dụ, truyện thơ Nôm Phật học phổ biến ở Nam Bộ có nhan đề “Hứa Sử Truyện Văn” thời thế kỷ 18) để dạy lý nhân quả, khuyến thiện, phần lớn là khuyên Niệm Phật, phần ít là dạy lý Thiền Tông.

Có thể suy đoán rằng, chư tôn đức tiền bối đã giữ giới, đã dạy Phật tử tin nhân quả, dạy tin Tam Bảo, dạy quy y thọ giới, dạy tu Bát quan trai, dạy tụng đọc kinh điển, vân vân… Thế là Phật giáo sẽ vẫn lưu truyền, tuy là có thể sẽ không hưng thịnh nổi, cho tới khi xuất hiện bậc cao tăng.

Tại sao giữ giới là quan trọng nhất, đối với người học Phật?

Nhiều thập niên trước, tôi hỏi bổn sư là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu, rằng ngũ giới nhiều quá, con làm sao giữ nghiêm ngặt được. Thầy nói, con chỉ cần giữ một giới thôi, đó là bình đẳng giới. Sau này tôi nghiệm ra rằng, giữ giới bình đẳng là thấy tham sân si tức khắc là giới định huệ, thấy phiền não tức khắc là Niết Bàn. Hễ tâm khởi lên bất kỳ hiện tướng nào, đều sẽ thấy ngay thực tướng nó là rỗng rang vô tướng, và lúc đó là mặt trời trí huệ tự hiện ra.

Hãy hình dung rằng các vị sư ở miền quê Nam Bộ thời thế kỷ 18 hay 19, có thể chỉ thuộc một số kinh nhật tụng, nhưng quý ngài giữ giới nghiêm ngặt. Quý ngài sẽ là hạt nhân để Phật tử trong làng xã quy tụ tới, làm phước điền, được dạy ăn chay, giữ giới, và học kinh theo giảng dạy riêng của từng vị Thầy.

Hãy hình dung một vị Thầy (bất kể học lực tới đâu, bất kể quê mùa hay thành thị) giữ giới chăm chăm, sáng trưa chiều tối đều quan sát tâm mình vì muốn giữ đúng giới pháp… Không cần kinh sách nào cao siêu, khi nhà sư đó quan sát tâm để giữ đúng giới pháp, như thế tự động là Thiền, và do vậy tự động giới sẽ sinh ra định và huệ.

Và do vậy, nhờ chư tôn đức tăng ni giữ giới nghiêm túc, bất kể Thiền Tông thất truyền nhiều thế kỷ, và bất kể Thiền Vipassana thất truyền gần 2,000 năm, Phật giáo vẫn duy trì phần nào sức mạnh trong các nước PG Bắc Tông và PG Nam Tông. Cho tới khi hồi phục Thiền Tông ở các nước PG Bắc Tông, và hồi phục Vipassana ở các nước PG Nam Tông, các truyền thống Phật giáo mới thấy lại sức mạnh toàn phần.



CHẤN HƯNG ĐỂ ĐỐI KHÁNG THỰC DÂN

Một điểm ghi nhận: nhu cầu chấn hưng Phật giáo từ cuối thế kỷ 19 đã cùng lúc xảy ở nhiều quốc gia thuộc địa, như Miến Điện, Thái Lan, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam… bởi vì, lúc đó phải chấn hưng Phật giáo để đối kháng thực dân.

Bây giờ nói riêng về truyền thống Theravada, xuất xứ từ Thượng Tọa Bộ, chúng ta thường gọi là Phật giáo Nguyên thủy, hay Phật giáo Nam tông. Pháp môn thường dạy ngày nay là Vipassana, còn gọi là Thiền Minh Sát, hay Minh Sát Tuệ. Phương pháp Vipassana đã biến mất cả gần 2,000 năm, và tới khi thực dân vào, quý cao tăng mới tỉnh thức và tìm lại phương pháp Vipassana, vừa để tu học, truyền dạy, vừa để làm vũ khí đối kháng. Trong suốt gần 2,000 năm mất dấu, chư tăng Miến Điện, Thái Lan, Sri Lana chủ yếu là giữ giới, học kinh. Tới khi mỗi quốc gia chấn hưng Phật giáo lại, pháp Vipassana ở mỗi nước vẫn có khác nhau. (Nên mở ngoặc, thực sự, nói theo truyền thống Tây Tạng hay Trung Hoa, Phật giáo không bao giờ mất truyền khi chưa tới thời mạt pháp, vì lúc nào cũng có các bậc cao tăng ẩn sâu trong núi rừng, và có thể truyền dạy mỗi thế hệ vài vị.)

Như trường hợp Miến Điện, cuốn sách đầu tiên về thiền Vipassana hoàn tất vào năm 1754, do ngài Medawi soạn theo ngôn ngữ A Tỳ Đạt Ma. (1)

Trường hợp Sri Lanka (tức Tích Lan) cũng tương tự. Lúc đó, Phật giáo ở Sri Lanka kể như gần biến mất, ngài Dharmapala nhận thấy trong các năm 1880, hình như không có ai ở Sri Lanka biết cách thiền tập. Một tiểu sử của ngài Dharmapala viết rằng “thiền pháp đã bị bỏ lơ và rồi bỏ quên.” Ngài đã mở nhiều Phật học viện khắp Sri Lanka theo mô hình trường đạo Tin Lành, và đã đi khắp Sri Lanka “nhưng không gặp một ai, dù tu sĩ hay cư sĩ, có thể dạy ngài về thiền tập.” Do vậy, Dharmapala tự nghĩ ra phương pháp, tập và dạy thiền Vipassana, dựa vào Kinh Niệm Xứ và bộ Luận Thanh Tịnh Đạo. (2)

Thái Lan cũng tương tự. Ngài Mongkut lập ra phong trào tự viện gọi là Dhammayuttika, nhấn mạnh giữ giới. Nhưng tới ngài Ajahn Mun Bhuridatta (sinh năm 1870) mới phát triển pháp Vipassana Thái Lan. Vị thầy chính của ngài Bhuridatta là ngài Ajahn Sao Kantasilo dạy pháp thiền chủ yếu niệm Phật bằng chữ “Buddho.” (3)

Thực tế nhìn về tác dụng toàn cầu hóa, khi tất cả các quốc gia Phật giáo, từ Nam Tông tới Bắc Tông phải tìm phương pháp thích nghi để đối kháng với các áp lực từ thực dân, Phật pháp trở nên vững mạnh hơn, đào sâu vào kinh điển hơn, và tìm những pháp phù hợp với người dân bình thường hơn.

Trong hơn 2,000 năm, có lẽ thiền tập chủ yếu lưu truyền ở một số tự viện nơi núi rừng, mỗi thế hệ vài vị… nhưng chính các trào lưu chấn hưng Phật giáo đã đưa thiền tập tới gần với người dân bình thường. Đặc biệt, thiền tập Phật giáo khi sang Mỹ và Châu Âu, được nhiều nhà giáo, nhà khoa học lọc hết các phần giáo lý, và chỉ giữ lại pháp chánh niệm (mindfulness) để làm lợi ích trực tiếp cho mọi người, không phân biệt gì về tuổi, về giới tính, về tôn giáo, về thành phần xã hội…

Đó là những gì kỳ lạ nhất của lịch sử, vì chính chủ nghĩa thực dân đã khởi lên phong trào Vipassana toàn cầu, như nhận định của Erik Braun qua bài phân tích “Meditation en masse: How Colonialism Sparked the Global Vipassana Movement” trên tạp chí Tricycle ấn bản Mùa Xuân 2014, trích dịch như sau:

“Tuy nhiên, việc lan tỏa thiền tập này không chính xác là phát triển tự thân. Nó tới đặc biệt là xuyên qua ảnh hưởng thực dân. (Thực tế, không có truyền thống thiền tập vipassana nào hiện nay có thể dò ra dấu tích lịch sử ngược về trước cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20).” (4)

Câu hỏi rằng, suốt 2,000 năm hầu như không tu thiền Vipassana, tại sao Phật giáo vẫn gắn bó với rất nhiều dân tộc? Hiển nhiên, đó là do chư tăng nghiêm túc giữ giới, học kinh. Hãy hình dung, nếu quý Thầy phá giới, Phật giáo có thể biến mất chỉ trong vòng vài thập niên. Nhưng khi quý thầy giữ giới và tụng đọc kinh điển, Phật giáo vẫn trường tồn suốt 2 thiên niên kỷ trong khi thiền tập “bị bỏ lơ và bị bỏ quên.” Do vậy, giới vẫn là ưu tiên. Với hàng cư sĩ cũng thế, giữ giới cũng nên là ưu tiên.

Nhìn lại, Phật giáo Việt Nam cũng đã tự chấn hưng qua nhiều thời kỳ, và may mắn đã có quý ngài như Tâm Minh Lê Đình Thám, Minh Đăng Quang, Sư Hộ Tông, Thích Tâm Giác, Thích Nhất Hạnh, Thích Thanh Từ, Thích Từ Thông, và nhiều vị thầy khác.

Riêng bản thân tôi mang ơn tất cả quý ngài đã chấn hưng Phật giáo. Tuy nhiên, tôi cũng mang ơn tất cả các chư tôn đức tăng ni khác, kể cả những thầy rất mực chất phác ở các nơi quê mùa, nơi rừng núi.



NHU CẦU CÚNG THẤT 49 NGÀY

Nơi đây, xin nói một phần Phật giáo truyền thống trong tôi. Nhiều bậc tôn đức khi canh tân, đã bỏ luôn phần cúng thất 49 ngày, vì cho rằng không có thân trung ấm. Khi đọc các nghiên cứu bằng tiếng Anh, tôi thấy rằng Đức Phật thực sự có dạy về thân trung ấm, tuy không nói về thời gian 49 ngày. Có nhiều chứng cớ trong kinh. Nơi đây xin dẫn trường hợp cụ thể, từ văn bản của Ngài Bodhi, Đức Phật dạy rằng có chúng sanh chết đi, vào trong thân trung ấm rồi cũng trải qua luật sinh trụ dị diệt riêng của thân vi tế này, và khi hết thân trung ấm là, có vị vào Ngũ Cư Tịnh Độ Thiên (Bất Lai), có vị vào Niết Bàn (A La Hán).

If we understand the term antarāparinibbāyi literally, as it seems we should, it then means one who attains Nibbāna in the interval between two lives, perhaps while existing in a subtle body in the intermediate state. The upahaccaparinibbāyi then becomes one who attains Nibbāna "upon landing" or "striking ground" in the new existence, i.e., almost immediately after taking rebirth. (The Connected Discourses of the Buddha: A new Translation os the Samyutta Nikāya – By Bhikkhu Bodhi – page 1902, note 65.)

Đó là Kinh Tương Ưng, phần chú thích của Bhikkhu Bodhi, trang 1902, ghi chú 65:

“Nếu chúng ta hiểu chữ antaraparinibbayi sát nghĩa, mà lẽ ra chúng ta nên hiểu như thế, có nghĩa là một chúng sinh đạt đến Niết Bàn trong quãng thời gian chuyển đổi giữa hai kiếp sống, có lẽ đó là khi đang hiện hữu trong thân vi tế ở trạng thái trung ấm. [Trong khi đó] chữ upahaccaparinibbayi mang nghĩa là chúng sinh đạt Niết Bàn “khi đáp xuống” hay “khi chạm đất” trong một hiện thể mới, tức là, gần như tức khắc sau khi thọ thân sau.”

Đặc biệt, đối với Phật tử hải ngoại, cúng thất 49 ngày cực kỳ quan trọng, vì cũng là lúc mỗi 7 ngày, Phật tử về chùa nghe kinh, tưởng niệm người thân. Nên nhớ, trẻ em không có bao nhiêu cơ hội vào chùa, vì cứ phải ưu tiên học pháp thế gian. Nếu xóa bỏ truyền thống cúng thất 49 ngày, sẽ có rất nhiều em bé không bao giờ có cơ hội bước vào chùa.

Nói ngắn gọn, bài viết này để tưởng nhớ công ơn và để ngợi ca tất cả chư tôn đức tiền bối đã gìn giữ được, và chấn hưng được Phật giáo như ngày hôm nay. Nếu không có quý ngài ra sức giữ gìn Phật pháp, chưa hẳn chúng ta đã có cơ duyên học Phật như hôm nay.

Nguyên Giác
(Viết trong Mùa Lễ Tạ Ơn 2016)


GHI CHÚ:

(1) Couched in the language of abhidhamma, these are the very earliest ‘how-to’ vipassanā books we possess from Burma. Medawi’s earliest manual was completed in 1754. ( Link)

(2) In the 1880s, there is no evidence that anyone in Sri Lanka knew how to meditate. One biography of Dharmapala says flatly that “the practice had been neglected and then forgotten.” It’s possible that there were a few monks somewhere who still practiced vipassana, but there is no evidence for that. We do know that he travelled extensively in Sri Lanka, and “in spite of all his enquiries he never succeeded in finding even a single person, whether monk or layman, who could instruct him in… meditation practices.” Eventually, he decided to start meditating anyway. He based his practice on texts he had found, mainly the Satipatthana Sutta and Visuddhimagga. ( Link)

(3) Mongkut founded a monastic movement called Dhammayuttika, which emphasized strict adherence to vinaya (the code of conduct for monks). It was Ajahn Mun Bhuridatta, born in 1870, who developed the Thai vipassana method. Mun was a Dhammayuttika monk. I suspect it was Mongkut’s insistence on the importance of vipassana that led Mun to his discoveries, but I don’t have direct evidence of that. His main teacher was Ajahn Sao Kantasilo. Sao taught a meditation method that consisted simply of repeating the word “Buddho.” ( Link)

(4) The rise of this practice, however, was not strictly an indigenous development. It came into being specifically through colonial influence. (In fact, no current tradition of insight practice can reliably trace its history back further than the late 19th or early 20th century.) ( Link)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Phúc trình A/5630


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Thiếu Thất lục môn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.235.42.157 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...