Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Trái tim thiền tập »» Trái quýt cuối cùng »»

Trái tim thiền tập
»» Trái quýt cuối cùng

(Lượt xem: 3.239)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Trái tim thiền tập - Trái quýt cuối cùng

Font chữ:

Một trong những lời hướng dẫn thiền tập đầu tiên mà ngài Munindra dạy tôi là phải có mặt với mỗi hơi thở, như nó là hơi thở đầu tiên và là hơi thở cuối cùng. Tôi phải thực tập y như vậy đối với mỗi bước chân, mỗi âm thanh, mỗi mùi vị. Phương pháp này đã giúp tôi có được một sự chú tâm trọn vẹn và trực tiếp với mỗi giây phút của sự thực tập. Những khía cạnh nhỏ, những mảnh vỡ của con người tôi được gom góp lại. Tôi không còn muốn so sánh giờ phút hiện tại này với những gì đã xảy ra trong quá khứ, vì quá khứ nằm ở đâu khi hơi thở này là hơi thở đầu tiên? Và nếu đây là hơi thở cuối cùng, chắc chắn tôi sẽ không chần chờ gì mà không chú tâm hết vào nó, vì đâu có gì nữa ở tương lai? Tôi cũng không dám phán xét kinh nghiệm trong hiện tại, vì không còn một quá khứ hoặc tương lai nào để so sánh. Đó là một phương pháp thực tập rất mầu nhiệm, và cũng là một đường lối kỳ diệu để sống và chết nữa.

Nếu chúng ta không biết sống trong chánh niệm, ta sẽ đi tìm kiếm những sự thỏa mãn từ bên ngoài, nắm bắt những kinh nghiệm nhất thời. Ta sẽ dễ bị rơi vào hố sâu của những sự kích thích qua sắc dục. Chúng có thể đem lại cho ta một cảm giác trọn vẹn, nhưng đó là một sự trọn vẹn giả dối, được xây dựng bởi những hiện tượng thoáng qua và nằm ở bên ngoài.

Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang làm một việc gì đó thật đơn giản. Một việc mà bạn đã làm qua rất nhiều lần, và nó không đem lại một thích thú gì mới. Ví dụ như ăn một trái quýt chẳng hạn. Nếu bạn ăn một trái quýt mà không chú tâm gì nhiều đến hình dáng của nó, cảm xúc của nó, mùi vị của nó, thì có lẽ kinh nghiệm ăn quýt chẳng có gì là đặc biệt hết. Vì không có gì là đặc biệt nên bạn có thể nghĩ rằng chắc có điều gì sai trật với trái quýt của mình, hoặc cho rằng mình cũng đâu thích ăn quýt bao giờ đâu! Rồi bạn lại nghĩ: “Phải chi mình được ăn một trái chuối thì thích biết mấy.” Nhưng dầu bạn có ăn chuối đi nữa mà không có chánh niệm, bạn cũng sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Rồi thay vì ý thức được nguyên nhân là vì ta không biết tiếp xúc với kinh nghiệm của mình, ta lại có thể nghĩ: “Cuộc sống của tôi nó tầm phào và chán chường lắm. Làm sao mà quýt hay chuối có thể đem lại hạnh phúc được! Tôi cần một cái gì mới lạ kìa. Tôi phải đi tìm một thứ gì khác thường như trái hồng đào chẳng hạn.” Rồi bạn bỏ công sức đi tìm kiếm và có được một trái hồng đào. Nhưng khi bạn ăn xong trái hồng đào lạ hiếm ấy, cũng như những trái quýt, trái chuối tầm thường kia, nó chỉ để lại cho bạn một cảm giác trống vắng, bất mãn.

Chúng ta ít khi nào nghĩ rằng, phẩm chất của chánh niệm lại đóng một vai trò quan trọng trong cảm giác bất mãn ấy của mình. Nhưng thật vậy, chỉ khi nào ta có một ý thức sáng tỏ, chánh niệm, ta mới có thể tìm thấy sự thỏa mãn trong cuộc sống. Chánh niệm là chìa khóa mở cửa bước vào sự sống. Khi ta tiếp xúc được sâu sắc với kinh nghiệm của mình, ta sẽ thấy rằng thế giới ý niệm của ta thật ra tràn đầy những cảm xúc kỳ diệu, như là ta mới kinh nghiệm được mỗi sự vật lần đầu tiên trong cuộc đời mình vậy.

Có chánh niệm về một cảm thọ vui thích không có nghĩa là ta để bị dính mắc vào nó. Sự dính mắc không bao giờ làm cho một cảm thọ vui thú nào được vui thú hơn. Ngược lại, nó còn khiến niềm vui bị suy giảm đi, vì chúng ta cứ phải lo sợ nó thay đổi hoặc mất đi. Nếu ta có chánh niệm về hạnh phúc mình đang có, ta sẽ không cần phải đi tìm giây phút kế tiếp làm gì. Và ta cũng không bỏ lỡ hạnh phúc này để chờ đợi một cái gì hay ho hơn, thích thú hơn, nghĩ rằng: “Cái này cũng chưa phải là tốt lắm, phải chi nó là...” Chánh niệm cho phép ta tiếp xúc được với bất cứ hạnh phúc nào đang có mặt.

Thật ra, ta cũng không biết chắc rằng hơi thở này có phải là hơi thở cuối không, hoặc là ta đang ăn trái quýt cuối cùng của đời mình, hay là nghe tiếng chim hót một lần chót. Với một ý thức sáng tỏ - xem mỗi kinh nghiệm của ta như một kinh nghiệm cuối - ta sẽ thức dậy từ một thế giới nửa mê nửa tỉnh, bước vào một hạnh phúc vô tận và vững bền, mà chính nó cũng là hoa trái của chánh niệm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 40 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Gió Bấc


Sống đẹp giữa dòng đời


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.162.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...