Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn »» Phân tích vị thuốc Thường Bất Khinh (Ngô Khắc Tài) »»

Bài viết, tiểu luận, truyện ngắn
»» Phân tích vị thuốc Thường Bất Khinh (Ngô Khắc Tài)

(Lượt xem: 7.280)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Phân tích vị thuốc Thường Bất Khinh (Ngô Khắc Tài)

Font chữ:

So sánh giữa hai giai đoạn, lúc xã hội khép cửa hạn chế chùa chiền, nhiều sư thầy bao nhiêu năm tu hành phải chở tượng Phật, chuông mỏ trở về nhà tu chui. Rồi có thầy hoàn tục. Xã hội ngày nay hiểu biết hơn, giống như con ngựa được mở miếng vải che hai bên mắt tự do nhìn xung quanh. Đời sống cũng xung túc lên. Vui sao chùa chiền, tịnh xá, am thất mọc lên như nấm sao mưa, chùa nào cũng thênh thang (thậm chí nhiều nơi như An Giang chẳng hạn, có nhiều ngôi chùa bỏ hoang nhưng không có sư, lại đi lo xây dựng chùa mới). Về kinh sách, băng thuyết pháp như là lén lút lưu giữ cất giấu còn được số ít dè dặt truyền tay nhau. Ngược lại ngày nay kinh sách được in ra tràn lan, có kiểm duyệt mà như không có kiểm duyệt mua rất dễ dàng. Bước vô nhà sách giống đi lạc vô khu rừng, trăm hoa đua nở. Bên cạnh sách cổ, sách dịch của mấy vị hòa thượng tên tuổi. Các tác giả ngài H, ngài K, ngài O. Người đã nghe danh từ lâu. Cho đến các thầy, các cư sĩ mới nổi lên gần đây. Điều đặc biệt chân lý chỉ có một như ngón tay chỉ mặt trăng nhưng ai cũng nói ngón tay mình là chân lý…


VỊ THUỐC THƯỜNG BẤT KHINH

Chính khi chân trời trở nên u ám nhất và khi lý trí con người bị đập bể tan tành thì niềm tin lại bừng lên sáng chói và cứu rỗi chúng ta. - Mahatma Gandhi.

I. Về một căn bệnh thời đại:

- So sánh giữa hai giai đoạn, lúc xã hội khép cửa hạn chế chùa chiền, nhiều sư thầy bao nhiêu năm tu hành phải chở tượng Phật, chuông mỏ trở về nhà tu chui. Rồi có thầy hoàn tục. Xã hội ngày nay hiểu biết hơn, giống như con ngựa được mở miếng vải che hai bên mắt tự do nhìn xung quanh. Đời sống cũng xung túc lên. Vui sao chùa chiền, tịnh xá, am thất mọc lên như nấm sao mưa, chùa nào cũng thênh thang (thậm chí nhiều nơi như An Giang chẳng hạn, có nhiều ngôi chùa bỏ hoang nhưng không có sư, lại đi lo xây dựng chùa mới). Về kinh sách, băng thuyết pháp như là lén lút lưu giữ cất dấu còn được số ít dè dặt truyền tay nhau. Ngược lại ngày nay kinh sách được in ra tràn lan, có kiểm duyệt mà như không có kiểm duyệt mua rất dễ dàng. Bước vô nhà sách giống đi lạc vô khu rừng, trăm hoa đua nở. Bên cạnh sách cổ, sách dịch của mấy vị hòa thượng tên tuổi. Các tác giả ngài H, ngài K, ngài O. Người đã nghe danh từ lâu. Cho đến các thầy, các cư sĩ mới nổi lên gần đây. Điều đặc biệt chân lý chỉ có một như ngón tay chỉ mặt trăng nhưng ai cũng nói ngón tay mình là chân lý. Thiền vụt mở ra đến hơn trăm loại, cái gì cũng được gọi là thiền nhưng bản chất của nó là gì rất khó định nghĩa. Người nói muốn đạt tới thiền phải cắt đứt bỏ hết tư tưởng. Người khác rất đơn giản chỉ cần luôn nở nụ cười với xung quanh. Hay là cử chỉ thân mật với ai đó cũng gọi là thiền. Đức Phật thấu suốt việc thịnh suy lẽ vô thường, trước hay sao Phật vẫn yên lặng (chúng ta hãy đứng trước tượng Phật quan sát, hình như thấy đức Từ phụ như đang mỉm cười). Riêng với thời đại chúng ta thấy gì, ở đây có điều muốn trao đổi. Có phải con người chẳng hề đơn giản với tham, sân, si, biện (hộ) nghi (hoặc) thành (kiến) thủ (chấp) là bảy thứ chướng ngại dẫn đến tính cách rồi thành ra cái gọi là - số - phận - con người. Trong bảy chướng ngại tham, sân, si hay được nói đến vì nó lớn, dễ thấy, dễ trừ. Biện, nghi, kiến, thủ, xem như nhỏ không chú ý nên khó trừ. Giống như sửa chữa chiếc thuyền, chỉ lo vá mấy lỗ thủng lớn, thường bỏ sót những chỗ con hà đục ván mấy lỗ nho nhỏ. Do đó thuyền ra khơi mang theo những nho nhỏ như vậy để rồi không đến bờ, gặp sóng gió to thuyền trôi nổi không chịu đựng được.

Ít người ngờ và thấy biện, nghi, kiến, thủ những điều lặt vặt ấy đưa người đến chỗ tự mãn, tự phụ, kiêu ngạo, không tin ai. Về phần bên B, thay vì rộng lượng bao dung ai chẳng có sơ sót, lầm lẫn nhưng cũng vì biện, nghi, kiến, thủ nên cũng không phục, thay vì hóa giải nó lại trở thành oan trái kéo dài. Nhiều người như vậy nên xã hội luôn xáo trộn, kỳ thị, phe đảng… chẳng mấy lúc được thanh thản. Rất khó lòng liệt kê hết những tệ nạn sinh ra từ biện, nghi, kiến, thủ. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của thế giới, chiến tranh xảy ra do lòng tham và nguyên do nữa là ở đâu, chắc chúng ta đã biết (chẳng hạn như cuộc chiến của Hồi Giáo). Trở lại với vấn đề của đạo Phật. Một thời cho người vẻ bề ngoài nguội lạnh, nhưng trong tro tàn có ủ lửa. Có thiện, có tin ba ngôi tam bảo Phật, Pháp Tăng. Ngược lại người ngày nay thiện thì có nhưng tin thì sao với ba ngôi tam bảo. Chùa chiền mọc lên mở rộng đón mọi người nhưng biết có tu hay không … hay đó là hình thức bên ngoài Dường như còn nói với đức Phật - Bạch Thế Tôn, nhiệm vụ Thế Tôn đã xong xin hãy ngồi yên đó. Đã đành xưa kia Thế Tôn có dạy cuộc đời vô thường chớ nên phô trương nhưng nếu không phô trương thì chẳng có ai lui gót tới thiền môn. Hình như chạy theo số lượng không chú trọng đến chất lượng. Trong số đông người đi chùa lại có người vì tin chùa giàu nghèo vì cũng có Phật mới đi chớ không tin ở thầy. Và cũng khá đông trog\ng lý lịch ghi là theo đạo Phật nhưng chẳng bao giờ đi chùa do hoang mang, chẳng những nghi ngờ thầy mà nghi Phật xuất hiện mọi nơi nhưng không phải Phật nơi nào cũng có mặt luôn. Như vậy, ta có thể mạnh dạn nói thật điều này. Bên ngoài xum xuê vạn tượng, có phải bên trong do biện, nghi, kiến, thủ ngầm đẩy người xa nhau, càng nặng thêm khi thị trường kinh sách, băng giảng được tự do. Thay vì đi tìm đến đạo đức người cần phải có thầy hướng dẫn theo dõi từ thấp lên cao. Không thầy đố mày làm nên. Người không cần tự mua kinh sách về tìm hiểu, tự tu độc giác không cần trao đổi hỏi han ai. Đạo Phật có ưu điểm tự do dân chủ hơn các tôn giáo khác, thầy giảng sao cũng được người nghe được gì tùy theo căn cơ nhưng đây cũng là huyệt điểm gót chân Asin. Không có thầy hướng dẫn tự mua kinh sách về đọc tiếp thu nhiều quan điểm nói ngược, nói xuôi nên không ít kẻ bị tẩu hỏa nhập ma. Miệng nói huyên thuyên đạo pháp mà không biết mình đang nói gì, nói mà không hành. Còn không thì trở nên cao ngạo thay vì nhìn vô chân tâm mình lại hướng ra xem thường xung quanh, phê phán chỉ trích người khác.

Những ai quan tâm đến tiền đồ Phật giáo chắc cũng thấy được, so với ngày trước người ngày nay trình độ được nâng cao nhưng bản ngã trái lại nặng nề hơn. Câu hỏi này chắc chúng ta tự tìm lấy câu trả lời, Phật từ xưa cũng có nhắc nhở.

II. Từ lời Phật dạy:

Với con mắt thấu suốt các cõi, Phật đã nhìn thấy mọi việc rõ ràng. Phật là bậc thầy về tâm lý, nên với căn bệnh nói trên ngài đã đưa ra nhiều phương thuốc chữa trị. Trước hết Phật dạy bốn phép nương tựa gọi là Tứ y cứ. Gồm có - y pháp bất y nhân - y nghĩa bất y ngữ - y kinh liễu nghĩa, bất y kinh liễu nghĩa - y trí bất y thức. Đạo pháp được truyền nhiều đời, truyền qua nhiều thầy dạy, chắc chắn nó không tránh khỏi sai lầm, thiếu sót. Nhờ có bốn phép nương tựa người biết hướng đôi mắt mình về đâu. Nó là thước đo quan trọng phẩm chất của người tu nhưng hình như ít ai chú ý đến thước đo này. Quý thầy dường như mãi lo những gì trừu tượng cũng quên lãng phân tích thấu đáo cặn kẻ tứ y cứ rất là thiết thực với cuộc đời. Trong kinh còn có ghi lại một chuyện. Một hôm Phật du hành tới thành phố Kesaputa. Nhiều người nghe tin kéo tới thăm Phật rồi thưa “Bạch Đức Thế Tôn, có nhiều Bà la môn, nhiều ẩn sĩ cũng đến đây. Họ thuyết giảng lung tung rồi bài xích kẻ khác. Chúng con hoài nghi hoang mang không biết ai nói sai, ai nói đúng sự thật”. Đại loại như thế. Lúc ấy đức Phật hiền từ đưa ra lời khuyên. “Phải đấy các con, rất đáng là hoài nghi. Các con đừng bị lôi cuốn trước lời nói, hay nghe lời kể lại, lời đồn. Hay bị uy quyền của kinh điển dẫn dắt. Hay những gì có vẻ đáng tin ai đó nói ta mới là thầy của các con. Nhưng chính con con phải tự biết cái gì sai, xấu để xa lánh. Bất cứ ai nói gì hể nó thiện, nó tốt thì hãy nghe và chấp nhận”. Như vậy chúng ta thấy Phật rất là công bình, Phật không tự xưng mình là hay rồi phê phán, chỉ trích kẻ khác. Phật đã giả tỏa cho ta nỗi hoang mang hoài nghi, nó tuy không phải là cái tội nhưng nó dẫn người tới chỗ vô minh ngã chấp. Nếu không vứt bỏ thì không thể đi xa. Đi xa mà vẫn không va chạm tới kẻ khác. Thật là độc đáo trong lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng thế giới.

Chẳng có một vị giáo chủ nào như đức Phật khi Phật dạy thêm “cũng cần xét đoán ngay cả Như Lai để hoàn toàn tin chắc giá trị của một vị thầy mà mình đang theo. Lời khuyên của đức Phật có thể coi đó là thông điệp của đạo. Hoàn toàn tự do để tìm con đường giải thoát đồng thời cũng dân chủ không bài xích người khác quan điểm. Đạo Phật hoàn toàn không có việc mới chuộng cũ vong, không có việc gặp sư phụ mới thấy sướng quá trở qua chê sư phụ ở núi cũ quê mùa”.


III. Đến vị thuốc Thường bất khinh

Những lời đức Phật khuyên không phải đệ tử bên dưới hiểu hết, chấm dứt thành kiến nghi ngờ. Nếu xét kỹ đây không có tội lỗi gì lớn chẳng qua do ngã chấp đeo bám vào thành kiến. Tâm, thân, ý không được thanh tịnh là vì vậy. Đức Phật rất tinh tế nhìn biểu hiện bên ngoài nhận ra ta từ sâu thẩm bên trong. Để minh họa, liên hệ thực tế với những gì đã dạy Phật thuật lại chuyện Thường bất khinh. Hình ảnh của Bồ Tát Thường bất khinh tạo cho người cảm xúc mãnh liệt và nghe gần gũi với cuộc sống bất cứ thời đại nào. Thường bất khinh có nghĩa là không dám xem thường. Theo câu chuyện kể sau khi Như Lai nhập diệt lần đầu tiên, vẫn còn trong thời tượng Pháp. Nhưng thật rùng mình lúc đó vẫn có nhiều vị Tỳ Kheo mạn thượng, thế lực lại rất lớn. Không tu mà cho mình tu, không chứng ngộ cho là chứng ngộ, không giữ đạo hạnh giới luật, lôi kéo tín đồ nhẹ dạ, chia rẽ nội bộ. Nhưng có một vị Tỳ Kheo khi gặp những người ấy, vẫn chấp tay tán thán “Tôi không dám khinh thường các vị, tất cả rồi ai cũng sẽ thành Phật. Các vị cũng sẽ thành Phật”. Nghe những lời tán thán ấy, do tâm bất tịnh, lại làm việc xui quấy nhiều kẻ đâm ra nhột nhạt, không biết đây có phải là lời nói thật, nên họ nổi giận “Ông là ai, làm sao biết ta sẽ thành Phật. Ta không cần lời nói hư vọng”. Qua bao năm vị Bồ Tát cứ như vậy chẳng những bị thiên hạ chưởi mắng, còn bị đánh bằng gậy, bị ném đá xua đuổi, Bồ Tát vẫn một mực. Gặp ai khoác áo tu hành cũng đều tán thán “Rồi đây ai cũng sẽ thành Phật”. Vì cứ nói mãi như vậy nên những kẻ kiêu mạng đặt cho Bồ Tát biệt hiệu Thường bất khinh: Ngài là vị Bồ Tát đặc biệt trong Hội Pháp Hoa và làm pháp hội sáng ngời lên pháp hoa diệu diệu thâm thâm. Ai có đọc kinh này chắc là cũng hiểu Bồ Tát Thường Bất Khinh nhờ có mấy đức tính - đức tin - nhẫn nhục, chân thật không khinh, do đó Bồ Tát nỗi lên qua bốn mặt. Tín, Trí, Hạnh, Quả. Tín là niềm tin vào pháp vào con người. Trí chân thật để hiểu mình và hết thẩy chúng sinh đều có sẵn Phật tín. Niềm tin và trí huệ dẫn tới hạnh nguyện dù bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ gặp ai cũng nói điều thiện, điều tốt lành, ca ngợi “Tôi luôn tôn trọng quý vị không dám xem thường. Tại sao. Tại vì tất cả, rồi quý vị ai cũng sẽ thành Phật”. Vào quả chính đức Phật thích ca mâu ni là Bồ Tát Thường bất khinh của ngày xưa và ngài còn được gặp nhiều vị Phật nữa. Từ trong kinh điển chúng ta liên tưởng đến thực tại.

Thời đại ngày nay chúng ta học tập gì qua hình ảnh Bồ Tát Thường bất khinh. Có phải thời đại của chúng ta đang mắc căn bệnh trầm kha như đã nói ở phần mở đầu. Một thời đại đầy xáo trộn chạy theo vật chất, nghèo giàu xa cách, tri thức cao ngạo ích kỹ tham lam. Khoa học kỹ thuật tìm đến từng nhà đầy đủ tiện nghi để rồi người như sống trong ốc đảo, nhà ai nấy biết chẳng ai đi lại. Đây là những tháng ngày con người mang đầy thành kiến nghi ngờ lẫn nhau. Chính chúng ta cũng có tham vọng làm thức tỉnh người khác ra khỏi sự mê muội bằng cách phê phán. Có thể người sẽ giật mình khi nghe những lời nói nghiêm khắc “Tại sao sống tham lam, ích kỷ, bộ không nghĩ đến cái chết, chẳng có gì tồn tại ở đời này.” Nhưng cách này chỉ hiệu quả với một số người thôi, giống như nhà tù mở ra tưởng để răn đe, cuối cùng nhà tù nào cũng đầy tội nhân. Qua Bồ Tát Thường Bất Khinh, hình ảnh ngài nó có vẻ nghịch lý chúng ta vẫn học ở ngài. Thay vì tham vọng ta học theo ngài sự vững chải niềm tin, chân thật, nhẫn nhục, bất khinh. Ta xui theo dòng tự nhiên, sự vận hành tâm lý bình thường của con người. Sự thân ái khen ngợi bao giờ cũng thích hợp hơn là chỉ trích (Nhất là với những người ít được ai khen). Trong y học người ta biết tới nhiều trường hợp một số mắc bệnh ung thư sau một thời gian trở lại khám bác sĩ ngạc nhiên thấy khối u tự nhiên biến mất. Hỏi ra mới biết thay vì buồn rầu người bệnh trái lại vui tươi quên mình, đi lo giúp đỡ những kẻ cùng hoàn cảnh. Ở ngành giáo dục cũng đã bắt đầu nhận ra, trong việc phát triển trẻ em sự khen ngợi có hiệu quả hơn là sự trừng phạt. Lời khen làm người có cảm giác hạnh phúc mở rộng tâm hồn. Tâm hồn người dù có đóng chặt cửa như thế nào sự gần gũi chân thật động viên rồi cũng sẽ mở rộng đón lấy Phật tính.

Mỗi năm có một mùa xuân về nhưng do cuộc đời đầy trái ngang buồn phiền, thành kiến, hành xử của ta nên mùa xuân gượng gạo không được vui. Nhưng nếu chúng ta quy y theo pháp hoa hạnh của Bồ Tát Thường Bất Khinh. Tâm thức thành kiến ta cởi bỏ hết nhẹ nhàng như đóa sen nở, người cùng nhau sống hòa điệu thế giời bất khinh. Có phải đây là vị thuốc chữa tâm bệnh cho chúng ta để rồi thay vì mỗi năm đón một lần xuân về, nay bốn mùa đều là mùa xuân vui không tàn phai.

Khúc Vĩ Thanh cho Thường bất khinh.

Nước mời trăng hiện diện?
Trăng gởi nước bóng mình?
Nước Trăng cùng “biểu diễn”!
Cho tình ai lênh đênh!



    « Xem chương trước «      « Sách này có 1411 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.236.18.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (129 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...