Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về việc không giết hại »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về việc không giết hại

(Lượt xem: 4.670)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về việc không giết hại

Font chữ:


Hỏi: Trâu bò cày ruộng, chó giữ nhà, tất nhiên nên thương chúng mà không giết thịt. Nhưng dê, lợn nếu không dùng ăn thịt thì thật vô dụng, nào có làm được gì khác?

Đáp: Chúng ta sở dĩ từ bỏ việc giết hại và cứu mạng chúng sinh, chỉ là vì muốn nuôi dưỡng tấm lòng trắc ẩn, từ bi thương xót muôn loài, đâu phải do nơi loài vật ấy hữu dụng hay vô dụng? Nếu nhân vì loài vật hữu dụng mà không giết thịt, chẳng qua chỉ là cách suy nghĩ ích kỷ mưu lợi cho riêng mình. Huống chi như các loài rắn độc, dơi, bò cạp, nhền nhện, bọ hung... hết thảy cũng đều vô dụng, xin hỏi vì sao chẳng ăn thịt chúng?

Hỏi: Các loài vật như gà, chó, trâu, dê... khi bị giết đều kêu gào sợ hãi, nên giết chúng đi cũng thật bất nhẫn. Nhưng các loài cá, tôm... dưới nước đều không hề kêu khóc hay rơi lệ, sao có thể ngăn cản không cho giết chúng?

Đáp: Hình thể có phân biệt lớn nhỏ nhưng bản tính muôn loài đều như nhau không khác. Ví như giết người, dù giết người hết sức to lớn như Phòng Phong Thị hay giết một đứa trẻ mới sinh còn nhỏ bé thì tội lỗi cũng như nhau. Nếu như cho rằng hình thể nhỏ bé có thể giết, thì con người vốn nhỏ hơn trâu bò, vậy giết trâu bò thật chẳng bằng quay sang giết người. Còn nói rằng không kêu la ắt không đau đớn, vậy thử hỏi như người câm lúc bị giết có đau đớn chăng?

Hỏi: Nếu tự mình cầm dao giết mổ, tất nhiên tổn hại đến tâm từ. Nhưng nếu mang con vật đến lò giết mổ, bảo người làm sẵn rồi mình chỉ mang về ăn, cũng không trái với ý nghĩa “người quân tử tránh xa bếp núc”, như vậy là đủ rồi.

Đáp: Nếu làm như vậy chẳng qua cũng giống như người bịt tai trộm chuông [để khỏi nghe thấy tiếng chuông rung] thôi. Nếu nhờ người khác thay mình giết hại, ấy là mang tội lỗi đổ sang cho người. Nếu nói theo cách này thì người bị phạt trượng oan ức chỉ nên oán hận người cầm trượng đánh mình mà không oán hận vị quan đã phạt oan. Nếu mang con vật đi chỗ khác giết hại có thể làm cho nó oán hận nơi ấy mà không oán hận mình, ắt người bị lưu đày oan uổng chỉ nên oán hận vùng đất mình bị đày đến mà không nên oán hận vị quan đã kết tội oan. Nhưng ví như có thể lừa dối được con vật bị giết, cũng làm sao có thể lừa dối được tự tâm mình?

Hỏi: [Nói về việc phóng sinh,] những con vật được thả ra rồi [về sau sẽ] bị người bắt lại, như vậy biết làm sao?

Đáp: Người đi bắt là tự họ bắt, người phóng sinh là tự mình phóng sinh. Cũng như người thầy thuốc trị bệnh, không thể đảm bảo rằng người bệnh trong tương lai sẽ không bị chết. Hoặc như năm mất mùa đói kém mang lương thực bố thí cho người, cũng không thể đảm bảo những ngày sau đó họ sẽ không bị đói. Lại như người thợ xây dựng ngôi nhà lớn, cũng không thể đảm bảo sẽ vĩnh viễn không hư hoại. Trong thế gian này, mọi việc đều vô thường bất định như thế, sao chỉ riêng nghi ngờ mỗi một việc phóng sinh? Tuy nhiên, người đời nay đang lúc chạy theo danh lợi thì hồ hởi hăng hái, không một chút đắn đo lo nghĩ, chỉ khi đối mặt với việc thiện nên làm thì rụt rè e sợ, trăm phương ngàn kế để tìm cho ra những điểm không nên làm việc ấy, thật chẳng trách gì không tạo thành một thế giới Ta-bà đầy khổ não thế này.

Hỏi: Con vật bị người ta bắt, ắt đã bị thương tích tổn hại, dù có mua lại mà thả ra cũng chưa chắc đã sống được, vậy tội gì phải uổng phí tiền bạc, công sức?

Đáp: Nếu con vật bị tổn thương, càng nên khởi tâm thương xót hơn nữa. Nếu nhờ ta mua lại phóng sinh mà nó được sống thì công đức ấy lớn lao không gì hơn được. Nếu không may chết đi, cũng giúp được cho nó có một cái chết an lành, chẳng hơn là phải chịu cái khổ cắt xẻ băm vằm, dầu sôi lửa bỏng hay sao? Ví như người tù bị giam trong ngục, ta đã biết rõ người ấy vô tội nên muốn cứu ra, lẽ nào lại vì thấy hình dung người ấy khô héo gầy còm mà đổi ý để mặc cho rơi vào chỗ chết hay sao?

Hỏi: [Tôi nghe rằng] việc làm thiện chủ yếu do nơi tâm. Nếu đã có tâm thiện thì cần gì phải răn ngừa chuyện giết hại vật mạng?

Đáp: Sao có thể nói như thế? Hạng người mà ông cho là “đã có tâm thiện” đó, chỉ vì muốn có miếng ngon trong miệng mình mà khiến cho loài vật phải chịu đựng đau đớn thống khổ ngập trời, để cuối cùng nuốt qua cổ họng rồi cũng biến thành phẩn dơ. Như vậy thì những kẻ tâm địa hung ác độc địa trong khắp thiên hạ cũng không tàn độc hơn thế. Thử hỏi cái gọi là “tâm thiện” đó ở đâu? Tôi chỉ e rằng trong khắp ba đường dữ chỉ toàn là những kẻ có “tâm thiện” như thế.

Hỏi: Nay tôi cho rằng không cần nói đến việc nên hay không nên [giết hại], cũng không nói đến việc giới sát hay không giới sát, chỉ cần giữ theo vô tâm mà làm là được.

Đáp: Nếu người có thể vô tâm mà giữ giới không giết hại, tất nhiên công đức ấy không nhỏ. Nhưng người vô tâm mà giết hại vật mạng, tội lỗi cũng không nhẹ. Như bọn giặc cướp bóc nhà người khác, bắn tên lạc trúng nhằm ông, ông có thể tha thứ cho sự vô tâm của bọn chúng được chăng?

Hỏi: Các loài chúng sinh số đông như cát sông Hằng, nay khả năng cứu vớt chỉ có hạn, làm sao có thể chu toàn?

Đáp: Trời cao có đức hiếu sinh mà không ưa sự giết hại. Cứu được một con vật cũng đã là hợp với lòng trời, huống hồ cứu được nhiều con vật? Thí như đối với một người nghèo, hầm vàng núi bạc tuy không thể có được, nhưng trước mắt giúp họ một đấu thóc cũng đã đủ để kéo dài mạng sống.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Tây Vực Ký

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 34.236.152.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (410 lượt xem) - Việt Nam (128 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...